Tranh chấp do phía người nhập khẩu vi phạm nghĩa vụ

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp áp dụng UCP 600 và ISBP 681 ICC tại việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 43 - 46)

5. Kết cấu khóa luận

2.2.1.1Tranh chấp do phía người nhập khẩu vi phạm nghĩa vụ

9

a. Tranh chấp do người nhập khẩu mở L/C không đúng quy định trong hợp đồng

Khi các bên thỏa thuận hình thức thanh toán bằng L/C thì trong điều khoản thanh toán của hợp đồng sẽ có các quy định cụ thể, chi tiết về các vấn đề liên quan đến thời hạn mở L/C, ngày hết hạn, các chứng từ cần xuất trình, thời hạn trả tiền, các ngân hàng tham gia và các yêu cầu khác của người yêu cầu. Các chi tiết này sẽ được ghi rõ trong Đơn yêu cầu phát hành L/C . Tuy nhiên, trong thực tế có nhiều trường hợp người nhập khẩu lại mở L/C với những điều khoản trái với quy định trong hợp đồng hoặc thêm vào các điều kiên không được thỏa thuận trong hợp đồng. Nếu người nhập khẩu đưa vào L/C các điều khoản trái với hợp đồng thì người nhập khẩu đã vi phạm hợp đồng và người xuất khẩu có quyền khiếu nại. Ví dụ như trong hợp đòng cho phép chuyển tải nhưng L/C lại quy định không được chuyển tải. Tranh chấp thường xảy ra khi người xuất khẩu nhận thấy L/C có những điều khoản không phù hợp với hợp đồng đã yêu cầu sửa đổi L/C nhưng người nhập khẩu không đồng ý, khi đó người nhập khẩu cố tình vi phạm nghĩa vụ hợp đồng và người xuất khẩu có quyền không giao hàng và khiếu nại. Nếu người nhập khẩu đưa vào L/C những điều kiện không có trong hợp đồng thì không coi đó là một sự vi phạm hợp đồng. Ví dụ hợp đồng yêu cầu xuất trình C/O nhưng L/C yêu cầu phải xuất trình C/O do Phòng thương mại quốc gia cấp.

Cả 2 trường hợp trên, nếu người xuất khẩu không yêu cầu sửa đổi L/C mà cứ giao hàng thì buộc phải tuân thủ L/C nếu không sẽ bị từ chối trả tiền và mất quyền khiếu nại về việc người nhập khẩu mở L/C không phù hợp. Ngoài ra, việc người xuất khẩu chấp nhận một L/C không phù hợp với hợp đồng không được coi là L/C này đã sửa đổi bổ sung hợp đồng vì tính độc lập của L/C với hợp đồng gốc, do đó rủi ro thuộc về người xuất khẩu.

Nguyên tắc độc lập trong phương thức tín dụng chứng từ là nghĩa vụ

thanh toán của ngân hàng phát hành đối với người thụ hưởng không phụ

thuộc vào các khiếu nại của người yêu cầu phát hành thư tín dụng phát sinh từ quan hệ của họ với ngân hàng phát hành hoặc người thụ hưởng mà phụ thuộc

vào khả năng xuất trình bộ chứng từ phù hợp với thư tín dụng của người thụ hưởng. Nhiều trường hợp người xuất khẩu giao hành thiếu hoặc kém chất lượng nhưng vẫn lập được bộ chứng từ hợp lệ thì ngân hàng phát hành vẫn phải có nghĩa vụ trả tiền theo Điều 5 UCP 600 10. Để đảm bảo quyền lợi cho mình, người nhập khẩu thường yêu cầu ngân hàng ngừng thanh toán cho người xuất khẩu và nếu ngân hàng làm theo thì rất dễ xảy ra tranh chấp vì người xuất khẩu có quyền khiếu nại ngân hàng đã vi phạm UCP 600 khi không thanh toán cho bộ chứng từ hợp lệ theo Điều 7 UCP 600 cam kết của ngân hàng phát hành là không thể hủy bỏ. Nhưng nếu vì quyền lợi của mình, người nhập khẩu làm đơn yêu cầu tòa án ra lệnh cho ngân hàng ngừng trả tiền hoặc kiện ngân hàng để ngăn cản việc trả tiền thì ngân hàng sẽ buộc phải chấp hành lệnh của tòa án do UCP là một văn bản pháp lý mang tính tùy ý áp

dụng dưới luật quốc gia và luật quốc tế.

c. Tranh chấp do người nhập khẩu không thanh toán

Một đặc điểm của phương thức tín dụng chứng từ là muốn được thanh toán người xuất khẩu không chỉ hoàn thành nghĩa vụ giao hàng mà còn phải lập được bộ chứng từ phù hợp với các điều khoản và điều kiện của thư tín

dụng, Chính vì vậy, khi thấy giá cả hàng hóa nhập về giảm đột ngột khiến

việc nhập hàng có nguy cơ bị lỗ, người nhập khẩu vì không muốn nhập hàng nên đã lợi dụng đặc điểm này của phương thức thanh toán L/C để từ chối thanh toán bộ chứng từ. Nếu việc bắt lỗi bộ chứng từ không đúng với quy

10

Điều 5 UCP 600: Các ngân hàng giao dịch bằng các chứng từ và không giao dịch bằng hàng hóa, dịch vụ hoặc các thực hiện khác mà các chứng từ có liên quan.

định của UCP 600 thì sẽ dẫn đến tranh chấp và người nhập khẩu sẽ phải gánh chịu thiệt hại lớn do vừa bị lỗ, vừa bị phạt chậm thanh toán…

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp áp dụng UCP 600 và ISBP 681 ICC tại việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 43 - 46)