Thực trạng áp dụng UCP600 và ISBP681 trong hoạt động TTQT

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp áp dụng UCP 600 và ISBP 681 ICC tại việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 60 - 64)

5. Kết cấu khóa luận

2.2.3.1 Thực trạng áp dụng UCP600 và ISBP681 trong hoạt động TTQT

Có thể thấy các tranh chấp phát sinh trong phương thức tín dụng chứng từ liên quan đến các bên rất đa dạng và khó tránh khỏi, điều quan trọng là rút ra được bài học kinh nghiệm để hạn chế và phòng ngừa tranh chấp xảy ra.

2.2.3 Thực trạng áp dụng UCP 600 và ISBP 681 để giải quyết các tranh chấp phát sinh trong hoạt động TTQT bằng L/C chấp phát sinh trong hoạt động TTQT bằng L/C

2.2.3.1 Thực trạng áp dụng UCP 600 và ISBP 681 trong hoạt động TTQT bằng L/C bằng L/C

Mặc dù UCP 600 chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2007 nhưng trước khi UCP 600 có hiệu lực, hầu hết các ngân hàng thương mại Việt Nam đều đã

chuẩn bị tinh thần làm quen và ứng dụng UCP ngay khi UCP 600 có hiệu lực. Ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế Việt Nam (VIBank) đã mở lớp đào tạo cán bộ cho về UCP mới, hướng dẫn quy trình nghiệp vụ theo bản sửa đổi lần thứ VI của ICC. Và thực tế là ngay sau khi UCP 600 có hiệu lực, VIBank đã thông báo với khách hàng của mình là VIBank chính thức áp dụng UCP 600 và phòng dịch vụ khách hàng của VIBank sẵn sàng tư vấn cho khách hành về bản UCP mới và những điểm doanh nghiệp cần lưu ý khi áp dụng UCP 600. Bên cạnh đó VIBank cũng tổ chức một buổi hội thảo giới thiệu bộ tập quán quốc tế mới (UCP 600) đến các doanh nghiệp. Trong cuộc hội thảo VIBank đã cố gắng giới thiệu một cách ngắn gọn, thật hàm súc và dễ hiểu nhất từ bộ tập quán mới đến các doanh nghiệp. Hội thảo của VIB có mặt hơn 200 doanh nghiệp là bạn hàng quen thuộc của VIBank diễn ra vào ngày 15/11/2007.

Sau khi UCP 600 bắt đầu có hiệu lực, Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội (Military Bank) cũng bắt đầu hướng khách hàng sử dụng UCP 600 thay cho UCP 500. Nhiều doanh nghiệp nhập khẩu ban đầu muốn sử dụng UCP 500 vì đã quen thuộc với bản điều lệ này, lại chưa có thời gian để tìm hiểu kĩ về UCP 600 chỉ thấy duy nhất điểm khác biệt là phải thanh toán sớm hơn cho nhà xuất khẩu, tuy nhiên sau khi các Thanh toán viên tư vấn đều dần dần chuyển sang UCP 600. Tính đến tháng 9 năm 2007 hầu như tất cả các thư tín dụng phát hành qua ngân hàng quân đội đều sử dụng UCP 600. Trong thời gian này ngân hàng Quân đội vẫn triển khai kế hoạch đào tạo của mình. Tính đến thời điểm tháng 9 năm 2007 ngân hàng Quân đội đã tổ chức được 3 khóa học cho Thanh toán viên tại Đại học Ngoại thương Hà Nội và Học viện Ngân hàng, tham gia khoảng 10 buổi hội thảo cùng các ngân hàng nước ngoài, tổ chức đào tạo cho Thanh toán viên và cán bộ quan hệ khách hàng về UCP 600 và ISBP 600, tổ chức nhiều hội thảo UCP 600 cho các doanh nghiệp Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng.

Cho đến thời điểm này khi mà UCP 600 và ISBP 681 đã chính thức có hiệu lực được hơn 2 năm, hầu hết các ngân hàng thương mại đều đã áp dụng bản quy tắc mới và các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cũng đã bắt đầu quen với bản quy tắc mà từ trước đến nay được coi là “khó hiểu” của ICC. Từ tình hình áp dụng UCP 600 và ISBP 681 của một số ngân hàng thương mại ở trên ta có thể đưa ra một vài đánh giá chung nhất như sau:

Ưu điểm:

Trước khi UCP 600 và ISBP 681 có hiệu lực các ngân hàng thương mại đã dành thời gian nghiên cứu, tìm hiểu, triển khai bồi dưỡng, trang bị kiến thức cho các cán bộ về bộ tập quán quốc tế mới (VIBank, MB…) đồng thời cũng giới thiệu tư vấn cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu hiểu và làm quen để khỏi bỡ ngỡ khi ngân hàng chính thức áp dụng vào hoạt động thanh toán.

Hiện nay hầu hết các ngân hàng thương mại Việt Nam đều đã nghiên cứu tìm hiểu và ứng dụng bộ tập quán quốc tế mới. Mặc dù bộ tập quán quốc tế mới vẫn còn một số điều khó hiểu và chưa quy định cụ thể, song các ngân hàng thương mại cũng đã biết cụ thể hóa trong quy trình nghiệp vụ của mình (UCP chỉ quy định thời gian kiểm tra bộ chứng từ cho mỗi ngân hàng là 5 ngày làm việc ngân hàng). Tuy nhiên các ngân hàng đã phân chia thời gian ấy cho phù hợp với quy trình nghiệp vụ thực tế của mình: 2 ngày để thanh toán viên kiểm tra, thời gian còn lại để Kiểm soát viên kiểm tra (quy định của Techcombank); 3 ngày cho thanh toán viên kiểm tra (Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).

Một điểm đáng khích lệ ở đây đó là mặc dù UCP 600 chưa có quy định cụ thể về ngày tiếp nhận chứng từ, song để tạo điều kiện thuận lợi cho các thanh toán viên trong quá trình điều tra, một số ngân hàng thương mại đã quy định về ngày tiếp nhận chứng từ (Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Kỹ Thương)

Mặc dù một số ngân hàng thương mại đã có sự chuẩn bị kĩ càng về nhân lực, nghiệp vụ phù hợp với những thay đổi của UCP. Tuy nhiên khi chính thức áp dụng UCP vẫn còn một số hạn chế như sau:

Do thời gian chuẩn bị bị hạn chế nên mặc dù đã có sự chuẩn bị trước song một số ngân hàng thương mại vẫn chưa kịp có những điều chỉnh quy trình nghiệp vụ của mình theo UCP mới (Ngân hàng Công thương Việt Nam - Vietinbank)

Mặc dù đã tổ chức và mở rất nhiều khóa đào tạo cho nhân viên về UCP 600 và ISBP 681, tuy nhiên chất lượng đào tạo còn chưa cao, các thanh toán viên vẫn chưa hoàn toàn nắm đước bộ tập quán mới để vận dụng nó vào quy trình nghiệp vụ hàng ngày của mình.

Bản thân UCP 600 và ISBP 681 vẫn còn có một số bất đồng, có thể kể đến ở đây là Điều 21 ISBP 681 và Điều 14 UCP 600. Theo Điều 14c của UCP 600 việc xuất trình nhiều hoặc một bản gốc các chứng từ vận tải theo Điều 19, 20, 21, 22, 23, 24 và 25, phải do người thụ hưởng hoặc người thay mặt thực hiện nhưng không được muộn hơn 21 ngày dương lịch sau ngày giao hàng quy định trong các quy tắc này, nhưng trong bất kỳ trường hợp nào cũng không được muộn hơn ngày hết hạn của tín dụng. Nhưng theo Điều 21 của ISBP 681 thì ta có thể hiểu là xuất trình sau 21 ngày dương lịch kể từ ngày giao hàng, nhưng không muộn hơn ngày hết hạn xuất trình. Do vậy, nếu các ngân hàng chỉ quy định chung chung rằng: Việc kiểm tra tuân thủ UCP 600 và ISBP 681 sẽ rất dễ xảy ra sai sót khi kiểm tra bộ chứng từ thanh toán vẫn còn sự không tương thích giữa UCP 600 và ISBP 681.

Những ngân hàng đã áp dụng UCP mới thì mới chỉ điều chỉnh được quy trình theo UCP 600 ở một số loại thư tín dụng: Tín dụng không hủy ngang, tín dụng không hủy ngang có xác nhận. Còn với một số loại thư tín dụng đặc biệt như: thư tín dụng chuyển nhượng, thư tín dụng giáp lưng… thì chưa cập nhật được những nội dung mới trong quy trình để phù hợp với UCP 600.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp áp dụng UCP 600 và ISBP 681 ICC tại việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 60 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)