Ảnh hƣởng của UCP600 và ISBP681 ICC tới hoạt động TTQT

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp áp dụng UCP 600 và ISBP 681 ICC tại việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 35 - 82)

5. Kết cấu khóa luận

1.3 Ảnh hƣởng của UCP600 và ISBP681 ICC tới hoạt động TTQT

TTQT bằng L/C

1.3.1 Ảnh hƣởng đến thƣơng mại quốc tế nói chung

- Ngăn ngừa nguy cơ giảm sút vai trò của tín dụng chứng từ trong thương mại quốc thế khi có nhiều ngân hàng coi đây là một công cụ thu phí sai biệt và từ chối thanh toán. Nhờ các quy đinh rõ ràng, tiêu chuẩn kiểm tra chứng từ linh

hoạt hơn, UCP 600 cùng với ISBP 681 đã làm giảm thiểu lượng chứng từ có sai biệt.

- UCP 600 đã tăng cường sử dụng các quy tắc, tập quán quốc tế khác nhau như ICC như UR 525, ISP 98, thông quan đó những vấn đề mà UCP chưa bao quát được sẽ được giải quyết cụ thể trong các tập quán trên.

- UCP 600 đưa ra nhũng quy định cụ thể liên quan đến L/C chuyển nhượng, phù hợp với hoạt động thương mại ba bên đang ngày càng phát triển tại các nước Châu Á

- UCP 600 có những thay đổi phù hợp với thực tiễn của ngành vận tải và bảo hiểm, không những được những người hoạt động trong lĩnh vực này hoan nghênh mà còn tạo điều kiện cho việc xuất trình bộ chứng từ của nhà xuất khẩu, việc tạo lập và kiể tra bộ chứng từ thanh toán của các ngân hàng.

- UCP 600 và ISBP 681 cũng đã đưa ra tiêu chuẩn kiểm tra chứng từ chặt chẽ nhằm chống lại hành động giả mạo bộ chứng từ thanh toán.

1.3.2 Ảnh hƣởng đến hoạt động của các ngân hàng thƣơng mại

- UCP 600 có hiệu lực từ ngày 01/07/2007 đòi hỏi các ngân hàng phải có bước chuẩn bị trước đó để có thể tự tin áp dụng UCP 600 trong giao dịch L/C thường ngày của mình, trong đó, hoạt đôngh đào tạo đóng một vai trò quan trọng. Vì vậy hầu hết các ngân hàng đều có mở nhứng lới đào tạo và bồi dưỡng cán bộ cập nhật UCP 600 và ISBP 681. Cho đến nay hầu hết các ngân hàng của Việt Nam đều đã áp dụng phiên bản mới của ICC trong hoạt động thanh toán của mình.

- Theo quy định của UCP 600, ngân hàng chỉ có 5 ngày làm việc ngân hàng để kiểm tra bộ chứng từ thanh toán thay vì quy định 7 ngày là việc trong UCP 500. Điều này cũng tạo ra thách thức cho các ngân hàng, đặc biệt trong trường hợp bất thường (ví dụ như các tình huống nảy sinh liên quan đến bộ chứng từ bất thường, có sai sót…) Trong những tình huống đó, ngân hàng sẽ chịu áp

lực về thời gian để đưa ra các quyết đinh của mình. Đồng thời để phù hợp với nhũng quy định nói trên của UCP 600, ngân hàng cũng phải thay đổi một số bước trong quy định thanh toán của mình.

- ISBP 681 ra đời thay thế cho ISBP 645 thực sự cũng tạo ra những thay đổi cơ bản trong quy trình nghiệp vụ thanh toán tại các ngân hàng thương mại. Vì ISPB 681 có một số thay đổi so với ISBP 645 như nên để áp dụng được thành công UCP 600 và ISBP 681 đòi hỏi các ngân hàng cần phải thay đổi, bổ sung, hoàn thiện quy trình nghiệp vụ của mình cho phù hợp với quy tắc và thông lệ quốc tế.

- Trách nhiệm của các ngân hàng theo UCP 600 được nâng cao,đặc biệt UCP 600 đặt ra yêu cầu cao hơn với ngân hàng thông báo. Theo UCP 600 ngân hàng thông báo không chi có trách nhiệm xác minh tính chân thức của thư tín dụng, mà phải phản ánh đúng thư tín dụng mà ngân hàng này đã nhận được (Điều 9b UCP 600)

- Với những quy định mới về thương lượng bộ chứng chỉ từ trả sau hoặc chấp nhận, các ngân hàng phát hành và ngân hàng xác nhận phải chụ rủi ro trong trường hợp bộ chứng từ đã được ngân hàng chỉ thị thương lượng thanh toán được các đinh là giả mạo. Điều này đòi hòi các ngân hàng cần phải có những biện pháp quản lý rủi ro nhằm bảo vệ chính mình.

1.3.3 Ảnh hƣởng đến hoạt động của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu

 Đối với doanh nghiệp xuất khẩu:

- UCP 600 và ISBP 681 giảm thiểu số lượng chứng từ của các nhà xuất khầu bị từ chối thanh toán nhờ: thứ nhất UCP 600 đặt ra những tiêu chuấn kiểm tra

chứng tù rõ ràng tạo cơ sở cho việc tạo lập chứng từ, bên cạnh đó ISBP 681 cũng có những quy đinh rõ ràng về chứng từ được lập tuân thủ UCP 600 và ISBP 681 tù đó giảm thiểu được những sai sót của bộ chứng từ khi lập theo

UCP 500 và ISBP 645. Thứ hai, các ngân hàng cũng kiểm tra chứng từ linh

hoạt hơn như quy định về địa chỉ của người hưởng lợi và người yêu cầu, dữ

liệu trong chứng từ không cần phải giống hệt như khi đọc lời văn trong tín dụng…

- ISBP 681 có những quy định rõ ràng, cụ thể hơn nhiều so với ISBP 645 về

chứng từ xuất trình dó đó sẽ giúp cho các doanh nghiệp xuất khẩu đòi tiền dễ dàng hơn (bộ chứng từ bị từ chối ít hơn).

- Do UCP 600 cung cấp nhiều sự lựa chọn cho nhà xuất khẩu, nhà xuất khẩu

có thể được tài trợ đối với L/C trả chậm chứ không phải chỉ đối với L/C chiết khấu nên người xuất khẩu giảm thiểu được rủi ro từ phía nhà nhập khẩu (rủi ro liên quan đến môi trường kinh tế, chính trị, địa lý của nước nhà nhập khẩu). - Nhà xuất khẩu nhanh chóng được thanh toán nếu bộ chứng từ xuất trình phù hợp do thời gian dành cho ngân hàng kiểm tra chứng từ rút xuống từ 7 ngày

còn 5 ngày làm việc ngân hàng. Nhờ đó, mà dòng tiền của người của người

xuất khẩu được cải thiện, cho phép người xuất khẩu trả tiền cho nhà cung cấp sớm hơn và đảm bảo về giá hàng, đồng thời cho phép thanh toán nhanh chóng

tái sản xuất, mở rộng kinh doanh.

 Đối với doanh nghiệp nhập khẩu:

- Nhà nhập khẩu cũng có thêm lựa chọn trong đơn đề nghị mở L/C khi muốn thay đổi, bổ sung hoặc xóa bỏ một điều khoản của UCP 600 nhằm phù hợp với đặc điểm giao dịch của mình. Điều này được quy định trong Điều 1 UCP 600 các quy tắc của UCP sẽ “ràng buộc tất cả các bên, trừ khi tín dụng loại trừ

hoặc sửa đổi một cách rõ ràng”.

- Nhà nhập khẩu cần phải tìm hiểu bạn hàng một cách kỹ càng do UCP 600 đặt ra yêu cầu cao hơn so với UCP 500 về phía nhà nhập khẩu và ngân hàng phát hành trong trường hợp chứng từ có giả mạo.

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG UCP 600 VÀ ISBP 681 TẠI VIỆT NAM.

2.1 Khái quát chung về tình hình TTQT tại Việt Nam 2.1.1 Tình hình TTQT tại các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam 2.1.1 Tình hình TTQT tại các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam

Hệ thống các tổ chức tín dụng của nước ta bao gồm ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại. Tính đến năm 2010 tại Việt Nam có 5 ngân hàng thương mại nhà nước (Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Ngân hàng Phát

triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long, Ngân hàng phát triển Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam); 39 ngân hàng thương mại cổ phần đô thị (An Bình (An Binh Commercial Joint Stock Bank- ABB), Dầu khí Toàn

Cầu (Global Petro Commercial Joint Stock Bank)…); 40 chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam (ANZ (Australia & New Zealand Banking Group) , Citybank (Mỹ)…); 5 ngân hàng Liên doanh (Indovina bank

limited…); 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài, 17 công ty tài chính và 13

công ty tài chính.

Tại các ngân hàng thương mại Việt Nam thì hoạt động TTQT là một

mảng hoạt động được tất cả các ngân hàng thương mại nhà nước cung cấp nổi

bật với 3 hình thức là L/C, chuyển tiền và nhờ thu. Năm 2009, đứng đầu thị

phần thanh toán xuất nhập khẩu vẫn là Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam –

VCB với doanh số xuất nhập khẩu 25,62 tỷ USD chiếm 20,4% tổng kim

ngạch xuất nhập khẩu cả nước trong đó doanh số xuất khẩu đạt 12,46 tỷ USD,

doanh số nhập khẩu là 13,15 tỷ USD3. Đứng thứ 2 là Ngân hàng Công thương

3

Việt Nam – Vietinbank với doanh số nhập khẩu là 7,6 tỷ USD, xuất khẩu là

4,5 tỷ USD tăng gần gấp đôi năm 2008 chỉ với 7,02 tỷ USD4.

Bảng 2: Doanh số và thị phần TTQT của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 2005 – 2008 5

Năm 2005 2006 2007 2008

Doanh số TTQT của cả nước

(triệu USD) 71670 81500 97132 113858

Doanh số TTQT của VCB

(triệu USD)

20426 22820 26323 32126

Thị phần TTQT VCB (%) 28,5% 28% 27,1% 24%

Từ các con số trên có thể nhận thấy doanh số nhập khẩu của các ngân hàng thường cao hơn doanh số xuất khẩu nhưng tổng kim ngạch vẫn tăng đều qua các năm, hứa hẹn sự tăng trưởng trong tương lai.

2.1.2 TTQT theo phƣơng thức tín dụng chứng từ

Thanh toán quốc tế vẫn luôn là thế mạnh của một số ngân hàng như Ngân hàng Ngoại thương, Công thương.. Trong đó, TTQT bằng phương thức

tín dụng chứng từ luôn dẫn đầu về tỷ trọng và giá trị

 Thanh toán hàng xuất

Khi mở cửa hội nhập với WTO, Nhà nước đã có nhiều thay đổi trong

chủ trương chính sách nhằm mở đường cho hoạt động xuất nhập khẩu phát

triển chính vì thế kéo theo sự phát triển của các phương thức thanh toán quốc

tế.

4

Nguồn: Báo cáo thường niên của Vietinbank 2009, 2008. 5

Bảng 3: Tình hình thanh toán L/C xuất khẩu tại các Ngân hàng Thương Mại Việt Nam6

Đơn vị: tỷ USD Năm Ngân hàng 2002 2003 2004 2005 Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng VCB 5 - 6.2 21.8% 7.5 22.4% 10 34% Agribank 0.9 - 1.2 33% 1.3 77% 2.3 83% Vietinbank 0.85 - 1.3 52.9% 1.65 26.9% 2 21%

Tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, phương thức tín

dụng chứng từ được áp dụng phổ biến vì tính ưu việt của nó, đảm bảo quyền

lợi cho người xuất khẩu được thanh toán an toàn nhất, bảo vệ quyền lợi cho cả hai bên xuất nhập khẩu. Tại Ngân hàng Công thương, trị giá thanh toán L/C

xuất khẩu đều tăng qua các năm tuy kim ngạch còn chưa cao, phần lớn khách hàng có nhu cầu thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ là các doanh

nghiệp nhà nước. Do tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu mà kim

ngạch thương mại của Việt Nam giảm sút dẫn tới sự sụt giảm doanh số xuất nhập khẩu tại các ngân hàng. Ví dụ tại Ngân hàng Công thương doanh số xuất

nhập khẩu qua các năm đều tăng cao từ 70- 80% nhưng lại có dấu hiệu chững lại từ năm 2008 tới 2009, doanh số xuất khẩu tăng 250 triệu USD, doanh số

nhập khẩu là 580 triệu USD.

6

Bảng 4: Doanh số thanh toán xuất nhập khẩu từ năm 2003 đến 2009 tại Ngân hàng Công thương 7

Đơn vị: triệu USD

Năm Doanh số nhập khẩu Doanh số xuất khẩu

2003 2053 1363 2004 2527 1907 2005 3212 2439 2006 3436 3354 2007 4324 3371 2008 7020 4250 2009 7600 4500

Doanh số thanh toán xuất khẩu qua Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam của các mặt hàng như dầu thô, gạo, thủy sản…cũng không ngùng gia tăng từ năm 2003 trở lại đây. Đây cũng là những mặt hàng xuất khẩu có thị phần khá lớn qua ngân hàng Ngoại Thương, dầu thô chiếm 57,2 %, gạo 56,3% và thủy sản 36,9% kim ngạch thanh toán xuất khẩu của cả nước.

Bảng 5: Doanh số thanh toán xuất khẩu theo những mặt hàng chủ yếu tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 8

Đơn vị: triệu USD

Mặt hàng 2003 2004 +/- Doanh số +/- Tỷ trọng Doanh số Tỷ trọng Doanh số Tỷ trọng Dầu thô 2159 38% 3150 42% 991 4% Thủy sản 819 14,4% 1275 175 456 2,6% Gạo 405 7,1% 615 8,2% 210 1,1% 7

Nguồn: Tổng hợp Báo cáo thường niên của Ngân hàng Công thương từ năm 2003 - 2009 8

 Thanh toán hàng nhập

Doanh số thanh toán hàng nhập cũng như hàng xuất đều có sự tăng trưởng qua các năm về số tuyệt đối nhưng lại giảm về số tương đối. Nguyên nhân là do năm 2004 bùng phát dịch cúm gà và năm 2008 là khủng hoảng tài chính toàn cầu đã làm cho hoạt động xuất nhập khẩu giảm đáng kể.

Bảng 6: Tình hình thanh toán L/C nhập khẩu qua các NHTM Việt Nam 9

Đơn vị: tỷ USD Năm Ngân hàng 2002 2003 2004 2005 Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng VCB 5,6 - 6,8 21,9% 9,4 39,3% 10,76 14% Agribank 0,9 - 1,2 33,3% 1,75 45,8% 3,5 99,9% Vietinbank 0,7 - 1,1 57,1% 1,4 27,2% 1,8 28,6% Doanh số thanh toán L/C nhập khẩu qua các Ngân hàng Ngoại thương và Công thương có sự tăng giảm không đều trong khi tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn lại có sự tăng đột biến vì năm 2005 ngân hàng này đã có nhiều chủ trương chính sách nhằm nâng cao hiệu quả TTQT bằng phương thức tín dụng chứng từ. Tuy nhiên theo Báo cáo thường niên của các ngân hàng thì vị trí thứ hai đang thuộc về Ngân hàng công thương phần nào thể hiện được mức độ cạnh tranh trong hoạt động TTQT bằng L/C tại Việt Nam.

2.2 Thực trạng tình hình sử dụng UCP 600 và ISBP 681 trong hoạt động TTQT bằng L/C tại Việt Nam

2.2.1 Các mâu thuẫn thƣờng phát sinh trong hoạt động TTQT bằng L/C

2.2.1.1 Tranh chấp do phía người nhập khẩu vi phạm nghĩa vụ

9

a. Tranh chấp do người nhập khẩu mở L/C không đúng quy định trong hợp đồng

Khi các bên thỏa thuận hình thức thanh toán bằng L/C thì trong điều khoản thanh toán của hợp đồng sẽ có các quy định cụ thể, chi tiết về các vấn đề liên quan đến thời hạn mở L/C, ngày hết hạn, các chứng từ cần xuất trình, thời hạn trả tiền, các ngân hàng tham gia và các yêu cầu khác của người yêu cầu. Các chi tiết này sẽ được ghi rõ trong Đơn yêu cầu phát hành L/C . Tuy nhiên, trong thực tế có nhiều trường hợp người nhập khẩu lại mở L/C với những điều khoản trái với quy định trong hợp đồng hoặc thêm vào các điều kiên không được thỏa thuận trong hợp đồng. Nếu người nhập khẩu đưa vào L/C các điều khoản trái với hợp đồng thì người nhập khẩu đã vi phạm hợp đồng và người xuất khẩu có quyền khiếu nại. Ví dụ như trong hợp đòng cho phép chuyển tải nhưng L/C lại quy định không được chuyển tải. Tranh chấp thường xảy ra khi người xuất khẩu nhận thấy L/C có những điều khoản không phù hợp với hợp đồng đã yêu cầu sửa đổi L/C nhưng người nhập khẩu không đồng ý, khi đó người nhập khẩu cố tình vi phạm nghĩa vụ hợp đồng và người xuất khẩu có quyền không giao hàng và khiếu nại. Nếu người nhập khẩu đưa vào L/C những điều kiện không có trong hợp đồng thì không coi đó là một sự vi phạm hợp đồng. Ví dụ hợp đồng yêu cầu xuất trình C/O nhưng L/C yêu cầu phải xuất trình C/O do Phòng thương mại quốc gia cấp.

Cả 2 trường hợp trên, nếu người xuất khẩu không yêu cầu sửa đổi L/C mà cứ giao hàng thì buộc phải tuân thủ L/C nếu không sẽ bị từ chối trả tiền và mất quyền khiếu nại về việc người nhập khẩu mở L/C không phù hợp. Ngoài ra, việc người xuất khẩu chấp nhận một L/C không phù hợp với hợp đồng không được coi là L/C này đã sửa đổi bổ sung hợp đồng vì tính độc lập của L/C với hợp đồng gốc, do đó rủi ro thuộc về người xuất khẩu.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp áp dụng UCP 600 và ISBP 681 ICC tại việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 35 - 82)