5. Kết cấu khóa luận
2.2.1.2 Tranh chấp do phía người xuất khẩu vi phạm nghĩa vụ
a. Tranh chấp do người xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ không phù hợp với L/C
Thực tế là không phải tất cả các chứng từ được yêu cầu trong L/C đều do người xuất khẩu lập mà có nhiều chứng từ có sự tham gia của bên thứ 3 như: B/L, Giấy chứng nhận xuất xứ do Phòng thương mại cấp, Giấy chứng nhận chất lượng… Chính vì không kiểm soát được việc lập các chứng từ này của người xuất khẩu nên việc xuất trình bộ chứng từ không phù hợp của người thụ hưởng rất hay gặp trong thực tiễn. Theo khảo sát của Ủy ban ngân hàng ICC thì có 60-70% bộ chứng từ xuất trình lần đầu bị từ chối do có sai sót. Mặt khác, đôi khi do các ngân hàng không thống nhất trong cách hiểu thế nào là bộ chứng từ hợp lệ nên tranh chấp xảy ra khi ngân hàng phát hành hoặc người yêu cầu cho rằng chứng từ không hợp lệ và từ chối thanh toán còn người thụ hưởng hoặc ngân hàng chiết khấu…lại cho rằng nó hoàn toàn phù hợp. Cũng có thể tranh chấp xảy ra khi người xuất khẩu vì quá nôn nóng bán được hàng nên không kiểm tra kỹ các điều kiện của L/C mà chấp nhận cả những điều khoản khống chế của người nhập khẩu do đó không thể hoàn thành đầy đủ bộ chứng từ. Chẳng hạn khi người nhập khẩu yêu cầu trong L/C phải xuất trình giấy chứng nhận đã nhận hàng của người nhập khẩu thì mới được thanh toán, nếu người nhập khẩu không cung cấp chứng từ nhận hàng thì người xuất khẩu không thể lập đủ bộ chứng từ theo L/C và không nhận được tiền hàng. Tranh chấp phát sinh khi người xuất khẩu không thể thương lượng với người nhập khẩu cung cấp các chứng từ còn thiếu…và theo UCP 600 rủi ro khi đó hoàn toàn thuộc về người xuất khẩu.
Thời điểm ký kết hợp đồng thương mại, mở L/C và thời điểm thực hiện hợp đồng, thanh toán L/C thường có một thời gian trễ nhất định trong khi đó giá cả hàng hóa thì không ngừng thay đổi. Khi giá hàng hóa trên thị trường thế giới đang tăng thì các nhà xuất khẩu thường có ý muốn dừng hợp đồng đã ký trước đó với mức giá thấp để đem bán trên thị trường với mức giá cao hơn. Tranh chấp xảy ra khi người xuất khẩu đơn phương muốn hủy bỏ hợp đồng bằng cách viện dẫn vào các lý do vi phạm L/C. Ví dụ như khi người xuất khẩu kiện người nhập khẩu sửa đổi L/C không đúng hạn do căn cứ vào ngày phát bức điện thư tín dụng (SWIFT MT 700) ra khỏi máy của ngân hàng phát hành là ngày phát hành thư tín dụng – hiểu tương tự cho thời điểm phát hành thư tín dụng sửa đổi, nếu trong bức điện MT 707 sửa đổi L/C có ghi: “OUTPUT: “Date of Amendment: 10/09/2004) thì nghĩa là ngày sửa đổi L/C là ngày 10/09/2004 nhưng người xuất khẩu lại cho rằng ngày 13/09/2004 ngân hàng thông báo nhận được bức điện là ngày phát hành sửa đổi thư tín dụng và đơn phương từ bỏ hợp đồng. Thực tế trong UCP 600 chưa có câu trả lời thống nhất cho vấn đề thời điểm phát hành thư tín dụng bởi vì chưa có điều khoản nào định nghĩa phát hành thư tín dụng là gì. Đây cũng là một bất cập của UCP 600 cần được sửa đổi.
Như vậy, khi tranh chấp này xảy ra tùy theo tính chất của từng vụ việc mà rủi ro có thể thuộc về người nhập khẩu hay người xuất khẩu thậm chí cả ngân hàng do thực tế là có những vấn đề mà chính bản thân UCP 600 vẫn chưa giải quyết được.
c. Tranh chấp do người xuất khẩu làm giả bộ chứng từ:
Tranh chấp này thường xảy ra khi người xuất khẩu xuất trình chứng từ phù hợp với L/C nhưng lại là chứng từ giả mạo. Thực tế đã xảy ra trường hợp người nhập khẩu không nắm rõ được đối tác nên đã gặp phải công ty ma hoặc công ty lừa đảo. Khi chứng từ phù hợp với L/C ngân hàng vẫn phải thanh toán và không chịu trách nhiệm gì theo UCP 600 do thư tín dụng là cam kết chắc
chắn trả tiền của ngân hàng cho người xuất trình bộ chứng từ hợp lệ, ngân hàng được miễn trách về tính chân thực, nguồn gốc của bộ chứng từ, vì vậy lúc này người nhập khẩu chỉ còn cách chờ sự can thiệp của tòa án để xin lệnh đình chỉ thanh toán khi ngân hàng chưa thanh toán. Còn nếu ngân hàng đã thanh toán rồi thì phải nhờ đến tòa án của nước người xuất khẩu phối hợp cùng tòa án nước mình để giải quyết.