Mối quan hệ của UCP và luật quốc gia

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp áp dụng UCP 600 và ISBP 681 ICC tại việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 33 - 35)

5. Kết cấu khóa luận

1.2.4Mối quan hệ của UCP và luật quốc gia

Trường hợp xảy ra xung đột giữa luật quốc gia và UCP 600 thì việc lựa chon UCP hay luật quốc gia là tùy thuộc vào quy định của từng quốc gia. Ví dụ như tại Mỹ, điều 5 Bộ luật Thương mại thống nhất, sửa đổi năm 1995 (Uniform Commercial Code 1995 Revisison - UCC) điều chỉnh thư tín dụng tại hầu hết các bang, nhưng luật pháp Mỹ cũng quy định khi thư tín dụng dẫn chiếu tới UCP thì UCP sẽ thay thế Điều 5 UCC điều chỉnh thư tín dụng đó.

Ngược lại ở một số nước khác, khi xung đột pháp luật xảy ra, luật quốc gia sẽ chiếm ưu thế và phải được tuân thủ. Điển hình là Trung Quốc, pháp luật cho phép tòa án địa phương có thể ra lệnh tạm ngưng thanh toán L/C khi người mở L/C có khiếu nại nhằm chống gian lận trong giao dịch tín dụng chứng từ.

Tại Việt Nam, cũng như nhiều nước khác chưa có luật riêng trực tiếp điều chỉnh hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ nên đối với các trường hợp không có luật quốc gia điều chỉnh, pháp luật Việt Nam cho phép các bên tham gia được áp dụng tập quán quốc tế, kể cả luật nước ngoài.

 Quy định này thể hiện đầu tiên ở Khoản 4 Ðiều 759 Bộ luật Dân sự nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2005: “Áp dụng pháp luật dân sự Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, điều ước quốc tế, pháp luật nước ngoài và tập quán quốc tế… Trong trường hợp quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài không được Bộ luật này, các văn bản pháp luật khác của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc hợp đồng dân sự giữa các bên điều chỉnh thì áp dụng tập quán quốc tế, nếu việc áp dụng hoặc hậu quả của việc áp dụng không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.

Luật Thƣơng mại số 36/2005/QH11 cũng có quy định tại Điều 5 “Áp dụng điều ước quốc tế, pháp luật nước ngoài và tập quán thương mại quốc tế

1. Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định áp dụng pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế hoặc có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.

2. Các bên trong giao dịch thương mại có yếu tố nước ngoài được thoả thuận áp dụng pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế nếu pháp luật

nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế đó không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam”.

 Ngoài ra Điều 3 Luật Các tổ chức tín dụng số 20/2004/QH11 cũng có điều khoản cho phép áp dụng điều ước và tập quán quốc tế trong hoạt động ngân hàng: “ Các bên tham gia hoạt động ngân hàng có thể thỏa thuận áp dụng tập quán quốc tế, nếu tập quán đó không trái với pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.

 Nghị định 131/2005/NĐ-CP về quản lý ngoại hối Điều 3 (2) quy định: “Trong trường hợp pháp luật Việt Nam không cấm, các bên tham gia hoạt động ngoại hối với nước ngoài có thể thỏa thuận áp dụng tập quán quốc tế hoặc pháp luật nước ngoài, nếu không gây hậu quả làm thiệt hại đến lợi ích của Việt Nam”…

Các quy định trên đều tập trung vào 1 điểm là chỉ áp dụng tập quán quốc tế với điều kiện nó không trái với pháp luật Việt Nam nghĩa là trong trường hợp luật Việt Nam có sự khác biệt thậm chí đối lập với UCP thì luật Việt Nam sẽ chiếm ưu thế và phải được tuân thủ. Thực tế tại các ngân hàng thương mại cũng như các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam đều thống nhất sử dụng UCP 600 như một văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ. Như vậy khi lựa chọn áp dụng UCP 600, các bên tham gia phải chú ý tới mối quan hệ của UCP và luật quốc gia cùng tham gia điều chỉnh hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp áp dụng UCP 600 và ISBP 681 ICC tại việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 33 - 35)