Thực trạng giải quyết tranh chấp trong trong TTQT bằng L/C tạ

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp áp dụng UCP 600 và ISBP 681 ICC tại việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 64 - 66)

5. Kết cấu khóa luận

2.2.3.2Thực trạng giải quyết tranh chấp trong trong TTQT bằng L/C tạ

Việt Nam

Vấn đề tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh tế đối ngoại nói chung và ngoại thương nói riêng là không thể tránh khỏi. Xu hướng toàn cầu hóa nền kinh tế của mỗi quốc gia, sự phát triển nhanh, mạnh của công nghệ thông tin là những tác nhân vô cùng quan trọng ảnh hưởng tới từng khâu trong mỗi nghiệp vụ giao dịch thương mại quốc tế trong đó có thanh toán quốc tế. Có những nhân tố tác động tích cực giúp giảm thiểu rủi ro trong thanh toán quốc tế như việc thống nhất các nguồn luật áp dụng cho các phương thức thanh toán (UCP 600 cho phương thức tín dụng chứng từ; URC 522 ICC cho phương thức nhờ thu…); vấn đề chuẩn hóa dần bộ chứng từ trong các giao dịch thanh toán quốc tế… Tuy nhiên vẫn tồn tại mặt trái của nhân tố tích cực nói trên. Đó là, nhiều tranh chấp có thể phát sinh khi các bên hiểu sai nội dung các điều khoản của luật, vận dụng theo suy diễn chủ quan hoặc quá thiên về quyền lợi riêng của mình và vi phạm nghĩa vụ một cách vô lý.

Đa phần các tranh chấp xảy ra trong thanh toán bằng L/C được giải quyết thông qua hình thức thương lượng hoặc hòa giải. Một số khác được đưa ra Trung tâm Trọng tài xét xử, một số vụ được giải quyết tại trung tâm trọng tài quốc tế ở nước ngoài. So với giai đoạn trước đây (năm 1998-2001) số vụ kiện do Trung tâm thụ lý trong giai đoạn từ năm 1998-2001, Trung tâm Trọng tài Quốc tế đã thụ lý 74 vụ kiện, trong đó đã xét xử ra phán quyết 52 vụ, ra quyết định công nhận kết quả hòa giải 9 vụ, nguyên đơn rút đơn 13 vụ.

Theo VIAC hiện nay, tới 80% các vụ tranh chấp thương mại xảy ra là có yếu tố nước ngoài, trên 80% nội dung tranh chấp liên quan đến các điều khoản trong hợp đồng mua bán, còn lại là các lĩnh vực như xây dựng, công nghệ thông tin, phân phối, hợp tác kinh doanh.

Trị giá tranh chấp bình quân mỗi vụ việc là 216.809 USD/vụ. 5 quốc gia liên quan nhiều nhất đến các vụ tranh chấp thương mại với doanh nghiệp Việt Nam là Mỹ, Anh, Malaysia, Trung Quốc và Hàn Quốc

Từ các vụ tranh chấp đã và đang thụ lý có thể nhận thấy:

- Hầu hết các bên tranh chấp có yếu tố nước ngoài chiếm khoảng 90%, còn lại khoảng 10% là các tranh chấp giữa các doanh nghiệp Việt Nam. Thực trạng này chưa phản ánh đúng thực tế các giao dịch thương mại đang diễn ra hiện nay, trong đó nguyên nhân khách quan chủ yếu là do hệ thống pháp luật trọng tài thương mại tại Việt Nam hiện nay thiếu đồng bộ, thiếu khả thi.

- Đối tượng tranh chấp chủ yếu vẫn là các hợp đồng mua bán ngoại thương, hợp đồng dịch vụ (chiếm 90%).

- Nội dung tranh chấp phổ biến là không giao hàng, giao hàng chất lượng kém, giao hàng chậm, thiếu, tranh chấp về thanh toán, giám định.

CHƢƠNG 3: ĐỊNH HƢỚNG HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG TTQT BẰNG L/C VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ÁP DỤNG HIỆU QUẢ UCP 600

VÀ ISBP 681 TẠI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp áp dụng UCP 600 và ISBP 681 ICC tại việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 64 - 66)