Nguyên nhân xuất phát từ người xuất khẩu và người nhập khẩu

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp áp dụng UCP 600 và ISBP 681 ICC tại việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 58 - 59)

5. Kết cấu khóa luận

2.2.2.3. Nguyên nhân xuất phát từ người xuất khẩu và người nhập khẩu

Về phía các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, nguyên nhân dẫn tới tranh chấp thường là do sai sót chứng từ trong hoạt động TTQT bằng L/C, cụ thể:

- Doanh nghiệp xuất - nhập khẩu thiếu hiểu biết về giao dịch bằng L/C cũng như các văn bản pháp luật quốc tế liên quan điều chỉnh về vấn đề thanh toán quốc tế và mua bán hàng hoá quốc tế như UCP, ISBP, Incortems….

- Trong doanh nghiệp xuất - nhập khẩu không có bộ phận chuyên trách và quy trình giao dịch bằng L/C hoặc có nhưng bộ phận này yếu, thiếu kinh nghiệm và hoạt động không hiệu quả.

- Trong quá trình soạn thảo L/C, doanh nghiệp xuất khẩu thường mắc phải sai sót khi lập bộ chứng từ như lỗi cẩu thả của nhân viên văn phòng, của văn thư về đánh máy, in vấn và được biết đến là “sai lầm 3 C” bao gồm các lỗi như: Lỗi không chính xác (not correct); lỗi không hoàn chỉnh (not complete); lỗi không nhất quán (not consistant).

+ Nguyên nhân từ người nhập khẩu chủ yếu trong các trường hợp sau

- Trong lúc ký hợp đồng người nhập khẩu sơ suất chấp nhận những điều kiện ko chặt chẽ, không có lợi cho mình nên bị người nhập khẩu lợi dụng sơ hở giao hàng kém phẩm chất khiến người nhập khẩu không muốn nhận hàng, yêu cầu ngân hàng tạm ngừng thanh toán.

- Người nhập khẩu khi thấy giá cả của mặt hàng mà mình nhập về giảm đột ngột nên không có thiện chí muốn nhận hàng đã cố tìm ra những sai sót của bộ chứng từ để từ chối thanh toán và sự bắt lỗi này đôi khi không hợp lý nên dẫn tới tranh chấp.

- Người nhập khẩu ngay từ đầu đã có ý lừa đảo, đã lập yêu cầu mở L/C rồi và đến khi ngân hàng đã phát điện lại tự động gửi thông báo sửa đổi L/C mà không cho ngân hàng phát hành biết, làm cho người thụ hưởng làm theo L/C sửa đổi nên không được ngân hàng phát hành thanh toán.

+ Nguyên nhân từ người xuất khẩu chủ yếu trong các trường hợp sau

- Do người xuất khẩu không kiểm tra kỹ L/C nên đã chấp nhận một L/C có những điều khoản bất lợi cho mình như điều khoản trái với thực tiễn hay hợp đồng, điều khoản bị người mua khống chế hoặc điều khoản mà mình không thực hiện được.

- Do người xuất khẩu lợi dụng đặc điểm của phương thức tín dụng chứng từ là các ngân hàng chỉ làm việc trên cơ sở chứng từ nên đã lập ra bộ chứng từ giả mạo nhưng hợp lệ, buộc các ngân hàng phải thanh toán trong khi đó lại không giao hàng hoặc giao hàng không đúng chất lượng quy định trong hợp đồng.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp áp dụng UCP 600 và ISBP 681 ICC tại việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 58 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)