Sự cần thiết ra đời của UCP600 và ISBP681

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp áp dụng UCP 600 và ISBP 681 ICC tại việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 27 - 29)

5. Kết cấu khóa luận

1.2.1.3 Sự cần thiết ra đời của UCP600 và ISBP681

 Về mặt lí luận:

Lịch sử hơn 70 năm qua của UCP đã cho thấy rằng không một bản sửa đổi nào toàn diện và có khả năng bao quát toàn bộ thực tiễn cả. TMQT ngày càng phát triển thì càng đòi hỏi các phương thức thanh toán đi kèm với nó cũng như các nguồn luật điều chỉnh phải hoàn thiện hơn. Chính vì vậy, việc UCP 600 và ISBP 681 ra đời là kết quả tất yếu để giảm thiểu hơn nữa những sai biệt và tạo điều kiện cho TMQT phát triển.

 Về mặt thực tiễn:

Thông thường cứ 10 năm UCP lại được sửa đổi một lần. Từ bản sửa đổi thứ năm UCP 500 đi kèm với nó là ISBP 645 năm 1993 thì tới tận tháng

5 năm 2003, Phòng Thương mại quốc tế (ICC) mới ủy quyền cho ủy ban Kỹ thuật và nghiệp vụ Ngân hàng (ICC Commission on Banking Technique and

Practice) bắt đầu xem xét lại UCP 500. Ngay khi công việc xem xét lại được tiến hành, thông qua một số kết quả điều tra toàn cầu, ủy ban Kỹ thuật và

Nghiệp vụ ngân hàng nhận thấy có tới khoảng 70% chứng từ xuất trình theo

tín dụng thư đã bị từ chối ở lần xuất trình đầu tiên vì có sai sót. Điều này rõ ràng có ảnh hưởng tiêu cực đến phương thức thanh toán tín dụng chứng từ,

vốn là một phương thức thanh toán quốc tế truyền thống và có nhiều ưu điểm, vì chi phí tăng lên do các trường hợp phải chịu phí chứng từ bất hợp lệ gia tăng (thông thường mỗi bộ chứng từ bất hợp lệ sẽ bị thu phí từ 50 - 100USD khi thanh toán) và quan trọng hơn là những sai sót chứng từ đó lại tỏ ra không

mấy rõ ràng.

Xét dưới góc độ của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thì UCP 500 được xem là một văn bản tương đối khó hiểu về mặt ngôn ngữ và phức tạp về quy trình. Do không hiểu về UCP 500 nên các doanh nghiệp hành động theo thói quen thương mại của mình, khi bộ chứng từ có sai biệt, tranh chấp xảy ra thì chi phí sửa chữa sai biệt và rủi ro cho các doanh nghiệp là rất lớn. Về phía các ngân hàng, khi tư vấn cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu về UCP 500 cũng gặp phải không ít khó khăn về sự mơ hồ trong các điều khoản. Đặc biệt khi tạo lập và kiểm tra bộ chứng từ thanh toán theo UCP 500. Ví dụ như tại các điều 7a và 13a có nêu trách nhiệm của ngân hàng thông báo là “ phải kiểm tra với sự cẩn thận thích đáng tính chân thật bề ngoài của thư tín dụng mà mình thông báo” trong khi không hề định nghĩa thế nào là một sự cẩn thận thích đáng.

Từ những bất cập đó đòi hỏi UCP 500 phải sửa đổi để đáp ứng được sự phát triển trong hoạt động ngân hàng, vận tải và bảo hiểm.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp áp dụng UCP 600 và ISBP 681 ICC tại việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)