MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 Chương I. Tổng quan về thị trường liên ngân hàng 2 1.1 Khái niệm 2 1.2 Đặc điểm 2 1.3 Chủ thể tham gia 2 1.3.1 Ngân hàng trung ương 2 1.3.2 Ngân hàng thương mại 3 1.3.3 Các định chế tài chính phi ngân hàng 3 1.3.4 Các định chế tài chính khác 3 1.4 Lãi suất liên ngân hàng 3 1.5 Hàng hóa 4 1.6 Công cụ 4 1.6.1 Thỏa thuận tiền gửi 4 1.6.2 Các giấy tờ có giá 5 1.6.3 Giao dịch chiết khấu, tái chiết khấu 5 1.6.4 Các nghiệp vụ giao dịch phái sinh tiền tệ 6 1.7 Nguyên tắc thực hiện giao dịch 6 1.8 Phương thức giao dịch 6 1.9 Vai trò 7 Chương II. Thực trạng thị trường liên ngân hàng tại Việt Nam 8 2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của TTLNH tại Việt Nam 8 2.1.1 Lịch sử hình thành TTLNH tại Việt Nam 8 2.1.2 Các GĐ hình thành và phát triển TTLNH tại Việt Nam 8 2.1.3 Các hoạt động nghiệp vụ chủ yếu trên TTLNH 10 2.2 Thực trạng của TTLNH tại Việt Nam từ năm 2008 đến 2011 13 2.2.1 Phân tích tổng quan 13 2.2.2 Đánh giá về thực trạng 15 Chương III. Các giải pháp phát triển TTLNH tại Việt Nam 21 3.1 Các giải pháp đối với cơ quan quản lý 21 3.2 Các giải pháp đối với các chủ thể tham gia thị trường 23 KẾT LUẬN 25 LỜI MỞ ĐẦU Thị trường liên ngân hàng là một thành phần cơ bản của thị trường tài chính–ngân hàng, thị trường là nơi diễn ra các giao dịch vốn ngắn hạn giữa các tổ chức tín dụng và định chế tài chính. Cùng với sự phát triển của hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam và quá trình hội nhập của ngành ngân hàng vào thị trường tài chính tiền tệ thế giới, Thị trường liên ngân hàng tại Việt Nam đã hình thành và ngày càng phát triển mạnh mẽ theo tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế. Trong quá trình hình thành và phát triển của mình, cũng giống như tất cả các chủ thể khác, Thị trường liên ngân hàng tại Việt Nam cũng phát sinh những vấn đề liên quan về chức năng, vai trò, cơ chế vận hành, phương thức hoạt động, các sản phẩm, chủ thể tham gia,…những vấn đề này cần phải được tìm hiểu và nghiên cứu cụ thể để nắm bắt được thực trạng nhằm có những giải pháp để thị trường vận hành ngày càng hoàn hảo hơn, đáp ứng nhu cầu phát triển của thị trường tiền tệ và hệ thống ngân hàng hiện đại. Đó cũng chính là lý do nhóm 10 – Lớp TCDN Đêm 1 K20 quyết định chọn đề tài “Thị trường liên ngân hàng ở Việt Nam – Thực trạng và giải pháp phát triển trong giai đoạn hiện nay” để nghiên cứu trong bài tiểu luận này. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG LIÊN NGÂN HÀNG 1.1 Khái niệm: Thị trường liên ngân hàng là một thành phần cơ bản của Thị trường tiền tệ, là nơi diễn ra các giao dịch vay mượn vốn ngắn hạn lẫn nhau giữa các NHTM và các định chế tài chính, là nơi điều tiết nguồn vốn từ ngân hàng thừa
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH
KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
Đề tài thuyết trình
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT
TRIỂN THỊ TRƯỜNG LIÊN NGÂN HÀNG TẠI
VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
Trang 2GVHD : PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn NHÓM : 10
LỚP : TCDN Đêm 1 – K20
TP.HCM, tháng 04.2012
Trang 3MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
Chương I Tổng quan về thị trường liên ngân hàng 2
1.1 Khái niệm 2
1.2 Đặc điểm 2
1.3 Chủ thể tham gia 2
1.3.1 Ngân hàng trung ương 2
1.3.2 Ngân hàng thương mại 3
1.3.3 Các định chế tài chính phi ngân hàng 3
1.3.4 Các định chế tài chính khác 3
1.4 Lãi suất liên ngân hàng 3
1.5 Hàng hóa 4
1.6 Công cụ 4
1.6.1 Thỏa thuận tiền gửi 4
1.6.2 Các giấy tờ có giá 5
1.6.3 Giao dịch chiết khấu, tái chiết khấu 5
1.6.4 Các nghiệp vụ giao dịch phái sinh tiền tệ 6
1.7 Nguyên tắc thực hiện giao dịch 6
1.8 Phương thức giao dịch 6
1.9 Vai trò 7
Chương II Thực trạng thị trường liên ngân hàng tại Việt Nam 8
2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của TTLNH tại Việt Nam 8
2.1.1 Lịch sử hình thành TTLNH tại Việt Nam 8
2.1.2 Các GĐ hình thành và phát triển TTLNH tại Việt Nam 8
2.1.3 Các hoạt động nghiệp vụ chủ yếu trên TTLNH 10
2.2 Thực trạng của TTLNH tại Việt Nam từ năm 2008 đến 2011 13
Trang 42.2.1 Phân tích tổng quan 13
2.2.2 Đánh giá về thực trạng 15
Chương III Các giải pháp phát triển TTLNH tại Việt Nam 21
3.1 Các giải pháp đối với cơ quan quản lý 21
3.2 Các giải pháp đối với các chủ thể tham gia thị trường 23
KẾT LUẬN 25
Trang 5LỜI MỞ ĐẦU
Thị trường liên ngân hàng là một thành phần cơ bản của thị trường tàichính–ngân hàng, thị trường là nơi diễn ra các giao dịch vốn ngắn hạn giữa các tổchức tín dụng và định chế tài chính Cùng với sự phát triển của hệ thống ngânhàng thương mại tại Việt Nam và quá trình hội nhập của ngành ngân hàng vàothị trường tài chính tiền tệ thế giới, Thị trường liên ngân hàng tại Việt Nam đãhình thành và ngày càng phát triển mạnh mẽ theo tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế.Trong quá trình hình thành và phát triển của mình, cũng giống như tất cả các chủthể khác, Thị trường liên ngân hàng tại Việt Nam cũng phát sinh những vấn đềliên quan về chức năng, vai trò, cơ chế vận hành, phương thức hoạt động, cácsản phẩm, chủ thể tham gia,…những vấn đề này cần phải được tìm hiểu vànghiên cứu cụ thể để nắm bắt được thực trạng nhằm có những giải pháp để thịtrường vận hành ngày càng hoàn hảo hơn, đáp ứng nhu cầu phát triển của thịtrường tiền tệ và hệ thống ngân hàng hiện đại Đó cũng chính là lý do nhóm 10 –
Lớp TCDN Đêm 1 K20 quyết định chọn đề tài “Thị trường liên ngân hàng ở Việt Nam – Thực trạng và giải pháp phát triển trong giai đoạn hiện nay” để
nghiên cứu trong bài tiểu luận này
Trang 6CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG LIÊN NGÂN HÀNG
1.1 Khái niệm:
Thị trường liên ngân hàng là một thành phần cơ bản của Thị trường tiền tệ, lànơi diễn ra các giao dịch vay mượn vốn ngắn hạn lẫn nhau giữa các NHTM vàcác định chế tài chính, là nơi điều tiết nguồn vốn từ ngân hàng thừa vốn sangngân hàng thiếu vốn thông qua các hợp đồng, xác nhận gửi nhận vốn hoặc hợpđồng cho vay vốn
1.2 Đặc điểm:
Thị trường liên ngân hàng là một thành phần của thị trường tiền tệ
Thị trường liên ngân hàng là thị trường bán sỉ nguồn vốn với các kỳ hạn khá đadạng và ngắn hạn như qua đêm, 1 tuần, 2 tuần, 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng và 12tháng Các giao dịch trên Thị trường liên ngân hàng hầu như thực hiện dướihình thức tín chấp và dựa trên cơ sở uy tín, xếp hạng tín dụng và định mức tínnhiệm của các NHTM Các giao dịch được thực hiện thông qua các công cụgiao dịch điện tử và xác nhận bằng hệ thống SWIFT
1.3 Chủ thể tham gia
Do tính chất đặc điểm của thị trường, Thị trường liên ngân hàng là nơi diễn
ra các giao dịch tiền tệ giữa các đối tượng sau đây:
1.3.1 Ngân hàng trung ương
Ngân hàng Trung ương tham gia Thị trường liên ngân hàng với vai trò người điềutiết, dẫn dắt và quản lý thị trường Việc Ngân hàng trung ương tham gia vào thị
Thị trường hối đoái (Forex Market)
Thị trường công cụ ngắn hạn (Short-term Loan Market)
Thị trường Liên ngân hàng
(Interbank Market)
Thị trường Tiền tệ (Money Market)
Trang 7trường sẽ giúp cho việc nắm rõ tình hình thực tế và có những quyết sách kịpthời nhằm quản lý và điều hành thị trường hoạt động một cách hiệu quả.
1.3.2 Ngân hàng thương mại
Đây là đối tượng tham gia đông đảo nhất trên thị trường Các NHTM tham giathị trường với vai trò là người mua và người bán vốn, hình thành nên cung cầunguồn vốn trên thị trường Tất cả các hoạt động trên thị trường của NHTMphải tuân theo các quy định có liên quan do NHNN ban hành
1.3.3 Các định chế tài chính phi ngân hàng
Các định chế tài chính phi ngân hàng như các công ty tài chính, công ty chothuê tài chính,…Đây cũng là đối tượng tham gia thị trường tương đối thườngxuyên Tuy nhiên, với một số hạn chế về chức năng hoạt động nghiệp vụ nên các
tổ chức này cũng có những hạn chế khi tham gia thị trường
1.3.4 Các định chế tài chính khác
Gồm có các Công ty chứng khoán, Công ty quản lý quỹ, Qũy đầu tư, Công tybảo hiểm, và các tổ chức tài chính khác được tham gia thị trường với một số điềukiện nhất định như quy mô vốn, tài sản, khả năng quản lý rủi ro, trình độ vàđội ngũ nhân viên,…các tổ chức này tham gia thị trường không thường xuyên
do tính chất và phạm vi hoạt động của các tổ chức này
1.4 Lãi suất liên ngân hàng
Lãi suất liên ngân hàng (interbank offered rate) chính là giá mua bán vốn trênThị trường liên ngân hàng, lãi suất liên ngân hàng là mức lãi suất tham chiếuhình thành trên cơ sở lãi suất của các giao dịch gửi và nhận vốn giữa các ngânhàng trên thị trường của từng khu vực, từng quốc qua
Tùy theo khu vực hay quốc gia mà ta có lãi suất liên ngân hàng của khu vực hayquốc gia đó Chẳng hạn lãi suất LIBOR là lãi suất liên ngân hàng trên thị trườngLuân Đôn, nó cũng đồng thời phản ánh mức lãi suất giao dịch của các loại tiền
tệ cơ bản tại khu vực Châu Âu; lãi suất SIBOR là lãi suất liên ngân hàng trênthị trường Singapore, nó cũng đồng thời phản ánh mức lãi suất giao dịch của cácloại tiền tệ cơ bản tại Khu vực Châu Á; lãi suất VNIBOR là lãi suất liên ngân
Trang 8hàng của Việt Nam, Tình hình biến động của lãi suất liên ngân hàng phảnánh cung cầu vốn trên thị trường và khả năng thanh khoản của thị trường.
1.5 Hàng hóa
Sản phẩm của Thị trường liên ngân hàng chính là nguồn vốn (tiền), hàng hóađược luân chuyển từ người có nhu cầu sang người có khả năng đáp ứng với mộtmức giá nhất định hình thành qua cung cầu về hàng hóa
1.6 Công cụ
1.6.1 Thỏa thuận tiền gửi (hay xác nhận hoặc hợp đồng tiền gửi)
Các chi tiết của một thỏa thuận tiền gửi như sau:
- Số tiền: là số lượng vốn mà hai bên thỏa thuận đồng ý gửi và nhận gửi lẫn nhau,
số tiền này được xác định trên nhu cầu và khả năng đáp ứng của các bên khitiến hành giao dịch
- Kỳ hạn giao dịch: là kỳ hạn được xác định do thỏa thuận giữa hai bên trên cơ sởnhu cầu và khả năng đáp ứng của mỗi bên
- Ngày giao dịch, ngày giá trị và ngày đáo hạn: Ngày giao dịch là ngày mà haibên tiến hành thỏa thuận giao dịch với nhau, ngày giá trị là ngày có hiệu lực củathỏa thuận và ngày đáo hạn là ngày hết hạn của kỳ hạn giao dịch tính từ ngàygiá trị
- Lãi suất và phương thức trả lãi: lãi suất được hình thành trên cơ sở thỏa thuậngiữa hai bên theo lãi suất thị trường và theo quy định của pháp luật Có hai loạilãi suất là lãi suất cố định hay lãi suất thả nổi Phương thức trả lãi bao gồm trảlãi vào ngày đáo hạn, trả lãi trước hay trả lãi định kỳ; phương thức trả lãi do haibên thỏa thuận thông thường lãi được trả vào cuối kỳ
- Cơ sở tính lãi: hai bên thỏa thuận xác định cơ sở tính lãi là một năm có baonhiêu ngày và tính lãi theo số ngày thực tế hay tính tròn tháng, thông thường cơ
sở tính lãi của các thỏa thuận tiền gửi là một năm có 360 ngày và tính trên sốngày thực tế giao dịch
- Chỉ dẫn thanh toán, là việc hai bên thỏa thuận và chỉ ra phương thức thanh toán
và tài khoản thanh toán cho thỏa thuận tiền gửi tại ngày giá trị của giao dịch vàngày đáo hạn giao dịch
Trang 9- Điều kiện đảm bảo giao dịch: tài sản đảm bảo cho các giao dịch trên thị trườngliên ngân hàng thường là các tài sản có tính thanh khoản cao như tài sản tàichính, các giấy tờ có giá.
- Các điều kiện khác, là các điều kiện do hai bên thỏa thuận trên cơ sở pháp luật
có liên quan quy định về phạt chậm trả, điều chỉnh lãi suất, lãi suất tham chiếukhi điều chỉnh,
1.6.2 Các giấy tờ có giá
1.6.2.1 Tín phiếu chính phủ, Tín phiếu ngân hàng Trung ương và Tín phiếu kho
bạc (Treasury bill)
Các NHTM và các định chế tài chính thường mua đi bán lại các Chứng chỉ tiền gửi,
kỳ phiếu, tín phiếu ngân hàng này nhằm mục đích kiếm lời do chênh lệch giá muabán hoặc hưởng lãi suất nếu xác định đầu tư giữ đến ngày đáo hạn Chứng chỉ tiềngửi, kỳ phiếu, tín phiếu ngân hàng có thể dưới hình thức ghi danh hoặc không ghidanh Lãi suất chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu thường là cố định
1.6.2.2 Chứng chỉ tiền gửi (Certificate of Deposits), Tín phiếu, kỳ phiếu
Các GTCG khác do Chính phủ, Ngân hàng trung ương hay các tổ chức tín dụngphát hành như Công trái, chứng chỉ nợ và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác CácGTCG này được các đối tượng tham gia Thị trường liên ngân hàng thỏa thuận mua
đi bán lại với những điều kiện cụ thể
1.6.3 Giao dịch chiết khấu, tái chiết khấu, cho vay cầm cố và cho vay tái cấp
vốn của NHNN đối với các NHTM
- Chiết khấu GTCG: lãi suất mua GTCG do NHNN quy định từng thời kỳ, có haihình thức chiết khấu GTCG là chiết khấu toàn bộ và chiết khấu có kỳ hạn,thông thường hiện nay NHNN chỉ thực hiện hình thức chiết khấu có kỳ hạn nênbản chất của nghiệp vụ này giống với nghiệp vụ cho vay cầm cố GCTG
- Tái chiết khấu GTCG: là việc NHNN mua lại các GTCG do các NHTM đãchiết khấu của khách hàng, các quy định và tính chất của nghiệp vụ này giốngnhư nghiệp vụ chiết khấu
Trang 10- Nghiệp vụ cho vay cầm cố: việc cho vay cầm cố GTCG chỉ nhằm mục đích bùđắp thiếu hụt thanh khoản trong ngắn hạn của NHTM, không được sử dụngnguồn vốn này để phát triển tín dụng tại NHTM
- Nghiệp vụ cho vay tái cấp vốn: mục đích của cho vay tái cấp vốn là bù đắpthiếu hụt tạm thời về nguồn vốn của NHTM, kỳ hạn và lãi suất cho vay tái cấpvốn do NHNN quy định tùy theo chính sách từng thời kỳ, các NHTM phải thựchiện tái cơ cấu lại nguồn vốn để đảm bảo khả năng thanh khoản, đảm bảo cânđối về nguồn vốn và sử dụng vốn
1.6.4 Các nghiệp vụ giao dịch phái sinh tiền tệ
- Các nghiệp vụ phái sinh trên thị trường tiền tệ bao gồm: hợp đồng tương lai vềlãi suất, hợp đồng hoán đổi và hợp đồng quyền chọn về lãi suất Đây là nghiệp
vụ do các NHTM và định chế tài chính cung cấp và bán trên Thị trường liênngân hàng cho những đối tác có nhu cầu trên cơ sở thỏa thuận chi tiết về các nộidung và điều kiện giao dịch
- Để cung cấp được dịch vụ phái sinh, các NHTM và định chế tài chính phảiđược Ngân hàng Trung ương cấp phép trên cơ sở thỏa mãn các điều kiện vềvốn, quy trình quản lý nghiệp vụ, quản lý rủi ro, khả năng và trình độ chuyênmôn của nhân viên nghiệp vụ; đồng thời phải tuân thủ các quy định của cơ quanquản lý chuyên ngành
1.7 Nguyên tắc thực hiện giao dịch
Các giao dịch trên Thị trường liên ngân hàng giữa các đối tác được thực hiện trênnguyên tắc tự do thỏa thuận về các nội dung và điều kiện giao dịch trên cơ sở tựnguyện, cùng có lợi và phù hợp với các quy định của pháp luật liên quan và các quyđịnh của NHNN
1.8 Phương thức giao dịch:
Các đối tác thực hiện giao dịch với nhau thông qua các công cụ giao dịch được hai bênđồng ý sử dụng Theo tính chất và thông lệ giao dịch của Thị trường liên ngân hànghiện nay, phương thức giao dịch chủ yếu giữa các đối tác là giao dịch qua các phươngtiện điện tử, ít phát sinh giao dịch trực tiếp, các công cụ giao dịch điện tử như hệ thống
Trang 11giao dịch điện tử kết nối toàn cầu, giao dịch qua điện thoại có ghi âm, qua các mànhình giao diện giao dịch trực tuyến, qua fax, qua màn hình chat,…
1.9 Vai trò
Thị trường liên ngân hàng là một thành phần cơ bản và quan trọng hình thành nên thị trường tiền tệ Vì vậy, với tính chất và đặc điểm của TTLNH, nó có những chức năng, vai trò như sau:
- Thứ nhất, Thị trường liên ngân hàng với vai trò là nơi điều tiết vốn giữa các
ngân hàng thương mại và định chế tài chính
- Thứ hai, Thị trường liên ngân hàng với vai trò tạo ra một công cụ kinh doanh
vốn hiệu quả cho các ngân hàng thương mại và định chế tài chính
- Thứ ba, Thị trường liên ngân hàng với vai trò phản ánh khả năng thanh khoản,
sức khỏe của các đối tượng tham gia thị trường
- Thứ tư, Thị trường liên ngân hàng là công cụ, là nơi để NHNN thực hiện chính
sách điều tiết và quản lý thị trường tiền tệ, đảm bảo cho thị trường tiền tệ vậnhành và hoạt động một cách lành mạnh và hiệu quả
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG LIÊN NGÂN HÀNG TẠI
VIỆT NAM 2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của thị trường liên ngân hàng tại Việt Nam 2.1.1 Lịch sử hình thành Thị trường liên ngân hàng tại Việt Nam.
- Thị trường liên ngân hàng có quá trình hình thành và phát triển cùng với quátrình hình thành và phát triển của hệ thống ngân hàng thương mại tại ViệtNam Cùng với sự ra đời của 2 bộ luật là Luật các tổ chức tín dụng và LuậtNgân hàng Nhà nước Việt Nam, hệ thống ngân hàng thương mại đã phát triểnđầy đủ, bao gồm các loại hình ngân hàng thuộc các thành phần sở hữu khácnhau, cụ thể là:
- Ngân hàng thương mại quốc doanh
- Ngân hàng thương mại cổ phần
- Ngân hàng liên doanh
- Chi nhánh ngân hàng nước ngoài
- Ngân hàng 100% vốn nước ngoài
Trang 12- Công ty tài chính và Công ty cho thuê tài chính
- Ngoài ra còn có Ngân hàng chính sách xã hội, Ngân hàng phát triển VN vàhàng trăm quỹ tín dụng nhân dân trung ương và địa phương
- Như vậy, sự hình thành và phát triển của hệ thống ngân hàng thương mại ViệtNam là cơ sở tất yếu, khách quan và cơ bản cho Thị trường liên ngân hàng ởViệt Nam hình thành và phát triển Ngay từ khi mới hình thành, mặc dù quy
mô giao dịch nhỏ và không thường xuyên nhưng Thị trường liên ngân hàng
đã đóng vai trò là nơi mua bán, trao đổi nguồn vốn giữa các ngân hàng nhằmmục đích cân bằng và điều hoà nguồn vốn, giữa ngân hàng thừa vốn và thiếuvốn, giúp sử dụng nguồn vốn có hiệu quả hơn
2.1.2 Các giai đoạn hình thành và phát triển của Thị trường liên ngân hàng
tại Việt Nam.
- Quá trình hình thành và phát triển của Thị trường liên ngân hàng tại Việt
Nam có thể chia ra các giai đoạn như sau:
2.1.2.1 Giai đoạn từ năm 1990 đến năm 1997:
- Đây là giai đoạn thị trường mới hình thành Thị trường liên ngân hàng trên cơ
sở hình thành hệ thống ngân hàng thương mại, chuyển từ hệ thống ngânhàng một cấp sang ngân hàng hai cấp, tách chức năng chức năng quản lý rakhỏi chức năng kinh doanh của ngân hàng Giai đoạn này là thời kỳ đánhdấu sự ra đời hàng loạt các ngân hàng TMCP C ác TC TD đ ược ph épthực hiện cho va y và vay l ẫn nhau trên Thị trường nội tệ liên ngânhàng từ năm 1993 Thị trường nội tệ liên ngân hàng được hình thành dướihình thức là một thị trường tập trung có tổ chức qua Ngân hàng Nhà nước(NHNN) và gắn liền với các trung tâm thanh toán bù trừ (Thành phố Hồ ChíMinh và Thành phố Hà Nội), số lượng thành viên tham gia và doanh số hoạtđộng rất hạn chế; trong đó, những thành viên là ngân hàng TMQD có khảnăng chi phối trên cả lĩnh vực huy động vốn và cho vay vốn do có lợi thế vềtài chính và uy tín; chưa hình thành các quy tắc và thông lệ giao dịch trênthị trường, quy mô và khối lượng giao dịch rất thấp và chưa thực sự có ýnghĩa đối với hoạt động của ngân hàng
Trang 132.1.2.2 Giai đoạn từ năm 1997 đến năm
2007:
- Từ năm 1997, hoạt động của Thị trường liên ngân hàng diễn ra theo hình thứccác ngân hàng trực tiếp vay mượn lẫn nhau không thực hiện thông quaNHNN Các Ngân hàng thỏa thuận phương thức giao dịch, thời hạn, lãi suấtcũng như điều kiện bảo đảm tiền vay dựa trên mức độ tín nhiệm
- Đây là giai đoạn thị trường có sự tham gia của các chi nhánh ngân hàngnước ngoài, các công ty tài chính và cho thuê tài chính, là giai đoạn thịtrường có sự phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ về quy mô, khối lượng giaodịch và các đối tượng tham gia Đây cũng là giai đoạn thị trường phát huy vaitrò, chức năng vốn có của nó Các giao dịch trên thị trường đã thật sự có ýnghĩa đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng Trong giai đoạn này, thịtrường hoạt động khá an toàn và hiệu quả, không có sự biến động gì lớn, cácthông lệ và quy tắc giao dịch trên thị trường được hình thành và duy trì, cácgiao dịch đều thực hiện thông qua hình thức tín chấp, với quy mô giao dịchban đầu chỉ vài ba tỷ đồng/giao dịch đã tăng lên hàng trăm tỷ đồng/giao dịch
và hàng ngày đều có hàng trăm giao dịch phát sinh trên thị trường giữa cácngân hàng với nhau Phần lớn các giao dịch liên ngân hàng được thực hiệndưới các hình thức tín chấp, bảo đảm bằng số dư tiền gửi đối ứng tại ngânhàng cho vay; các ngân hàng đã thực hiện quan hệ vay mượn chủ yếu dướihình thức gửi tiền lẫn nhau
2.1.2.3 Giai đoạn từ năm 2008 đến nay:
- Đây là giai đoạn phát triển khá đầy đủ của TTLNH cả về quy mô giao dịch,mức độ thường xuyên, sản phẩm giao dịch và đối tượng tham gia thị trườngnhưng đây cũng là giai đoạn TTLNH nói riêng và thị trường tài chính tiền tệ nóichung có nhiều biến cố, thăng trầm và rơi vào khủng hoảng với tính chấtnghiêm trọng và hệ thống, đây là giai đoạn bùng phát những bất cập và khiếmkhuyết của thị trường và cần phải có sự can thiệp của NHNN Giai đoạn này
có sự tham gia đầy đủ của tất cả các loại hình tổ chức tín dụng (quốc doanh,
cổ phần, công ty tài chính, cho thuê tài chính, chi nhánh ngân hàng nước
Trang 14ngoài, ngân hàng 100% vốn nước ngoài) Giai đoạn này cũng là giai đoạncác TCTD bắt đầu quan tâm nhiều hơn đến vấn đề quản lý rủi ro thị trường,rủi ro đối tác và rủi ro thanh khoản Hầu hết các chi nhánh ngân hàng nướcngoài đã rút khỏi thị trường theo yêu cầu của ngân hàng Mẹ hoặc co cụmgiao dịch trong hệ thống các chi nhánh ngân hàng nước ngoài và với một vàingân hàng TMCP lớn và quốc doanh.
2.1.3 Các hoạt động nghiệp vụ chủ yếu trên Thị trường liên ngân hàng tại
Việt Nam.
2.1.3.1 Nghiệp vụ gửi và nhận vốn giữa các TCTD (vay và cho vay).
- Nghiệp vụ gửi và nhận vốn (vay và cho vay) giữa các định chế tài chính chiếmđến 80 - 90% khối lượng giao dịch trên Thị trường liên ngân hàng tại ViệtNam Nghiệp vụ gửi nhận vốn nhằm đáp ứng nhu cầu đảm bảo thanh khoảnhàng ngày của các chủ thể tham gia, điều tiết và cân bằng nguồn vốn giữa ngânhàng thừa vốn và ngân hàng thiếu vốn ngắn hạn, giúp các ngân hàng sử dụng
có hiệu quả nguồn vốn huy động Hình thức giao dịch thông qua thỏa thuậngiữa các ngân hàng với nhau trên nguyên tắc tín nhiệm và tự nguyện về sốlượng gửi và nhận, kỳ hạn giao dịch, mức lãi suất và các điều kiện khác
Điều kiện giao dịch:
- Ngân hàng nhà nước hiện nay chưa có văn bản nào quy định các điều kiện cụthể để có thể tham gia giao dịch trên TTLNH đối với các định chế tài chính.Các định chế tài chính mặc nhiên được công nhận tham gia thị trường Do đó,
để ngăn ngừa và hạn chế rủi ro phát sinh, các ngân hàng và định chế tàichính thường tự mình đặt ra các quy định và tiêu chuẩn đối với đối tác giaodịch đồng thời thực hiện cấp hạn mức giao dịch cho từng đối tác cụ thể
Kỳ hạn giao dịch:
- Các kỳ hạn giao dịch trên TTLNH thông thường là các kỳ hạn ngắn (dưới 1năm) và khá đa dạng, phổ biến nhất là kỳ hạn từ 3 - 6 tháng trở xuống, cụthể các kỳ hạn giao dịch bao gồm: qua đêm (over night), 1, 2 tuần, 1 tháng,
2 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng, kỳ hạn giao dịch được xác định hoàn
Trang 15toàn dựa vào thỏa thuận giữa hai đối tác trên cơ sở nhu cầu vốn của một bên
và khả năng đáp ứng về nguồn vốn của bên còn lại
Khối lượng giao dịch:
- Khối lượng giao dịch là số lượng vốn mà hai bên thỏa thuận vay và cho vay(gửi hay nhận gửi) lẫn nhau, khối lượng giao dịch được thỏa thuận trên cơ
sở nhu cầu và khả năng đáp ứng của các bên
Lãi suất giao dịch:
- Lãi suất giao dịch chính là giá của nguồn vốn trên thị trường, lãi suất đượchình thành trên cơ sở thỏa thuận giữa hai bên, tùy theo tình hình cung cầuvốn trên thị trường trong khuôn khổ biên độ lãi suất cho phép của NHNN.Thực tế kể từ năm 2008 trở về trước, NHNN không quy định mức lãi suất trầngiao dịch trên thị trường liên hàng, các đối tác được toàn quyền thỏa thuận vềlãi suất trên cơ sở nhu cầu và lãi suất thị trường, sau cuộc khủng hoảng thanhkhoản nghiêm trọng của Thị trường liên ngân hàng giữa năm 2008, NHNNbắt đầu áp dụng dụng cơ chế lãi suất trần trong giao dịch tiền gửi liên ngânhàng, bằng 150% lãi suất cơ bản của NHNN
Các điều kiện đảm bảo giao dịch:
- Các định chế tài chính tự thỏa thuận với nhau về hình thức đảm bảo cho giaodịch tiền gửi trên TTLNH, có hai hình thức cơ bản là tín chấp và có đảm bảobằng tài sản Trong điều kiện thị trường bình thường, phần lớn các giao dịchtiền gửi trên TTLNH là dưới hình thức tín chấp
Phương thức thanh toán giao dịch:
- NHNN là cơ quan duy nhất cung ứng các dịch vụ thanh toán liên ngân hàng,gồm có các kênh thanh toán như thanh toán điện tử liên ngân hàng, thanhtoán bù trừ theo phiên, thanh toán bù trừ trực tiếp trong đó thanh toán điện tửliên ngân hàng được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay, nó đảm bảo tiện lợi,nhanh chóng, chính xác và an toàn
Các điều kiện khác:
- Các điều kiện giao dịch khác do hai bên thỏa thuận trên cơ sở phù hợp cácquy định hiện hành Các điều kiện giao dịch khác có thể là phương pháp
Trang 16tính lãi, trả lãi, hình thức đảm bảo giao dịch, hình thức xử lý tài sản đảmbảo, điều kiện tất toán trước hạn hợp đồng giao dịch,…
2.1.3.2 Nghiệp vụ mua bán các giấy tờ có giá.
- Khi các GTCG được các TCTD phát hành ra thị trường, nó sẽ được mua đibán lại giữa các TCTD tùy theo nhu cầu Ngoài ra, các TCTD cũng thực hiệnmua bán các GTCG do các TCTD và các tổ chức khác phát hành như chứngchỉ tiền gửi, sổ tiết kiệm, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu ngân hàng,thương phiếu, Việc mua bán có thể thực hiện ngay tại thời điểm phát hành
và từ nhà phát hành hoặc mua đi bán lại trên thị trường
Các GTCG hiện đang được các TCTD thực hiện giao dịch trên thị trường tiền tệ Việt Nam hiện nay là:
2.2.1 Phân tích tổng quan thực trạng tình hình Thị trường liên ngân hàng
Việt Nam từ năm 2008 đến 2011
2.2.1.1 Diễn biến tổng quan về thị trường năm
2008.
- Sau một thời gian dài tăng trưởng về tín dụng trong các năm 2005, 2006 và
2007, tốc độ tăng trưởng tín dụng bình quân của các ngân hàng trên 40%,nhất là các ngân hàng TMCP nhỏ tốc độ tăng tín dụng lên tới 60-70% Tín