1. KIẾN NGHỊ
Để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ, tôi xin đưa ra một số kiến nghị:
1.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Tham mưu Chính phủ phê duyệt Đề án đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục đáp ứng với yêu cầu đổi mới giáo dục.
- Ban hành các cơ chế, chế độ, chính sách phù hợp, kịp thời và đồng bộ theo hướng đảm bảo tương xứng giữa trách nhiệm và quyền lợi.
1.2. Đối với UBND tỉnh
- Chỉ đạo ngành giáo dục tiếp tục thực hiện “Chương trình quy hoạch phát triển giáo dục đào tạo tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2015-2020, tầm nhìn đến năm 2030”.
- Tăng thêm ngân sách cho công tác đào tạo bồi dưỡng đội ngũ giáo viên mầm non, tiểu học, trung học sơ sở, có chính sách hỗ trợ hiệu quả đối với đội ngũ giáo viên đào tạo bồi dưỡng sau đại học.
- Ban hành chủ trương, nghị quyết mang tính đột phá theo hướng ưu tiên đối với người có trình độ, năng lực; xây dựng chính sách thu hút nhân tài phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương.
1.3. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo
- Chủ động xây dựng kế hoạch nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên thuộc quản lý giai đoạn 2015-2020; chỉ đạo các trường bồi dưỡng nghiệp vụ thường xuyên, quy hoạch đội ngũ cán bộ nguồn. Thường xuyên kiểm tra, đánh giá và kịp thời điều chỉnh, bổ sung chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ.
- Phối hợp chặt chẽ với các cấp lãnh đạo Đảng và chính quyền địa phương trong công tác tuyển dụng, bố trí việc làm, kiểm tra, đánh giá, tuyển chọn, luân chuyển, quy hoạch đối với đội ngũ giáo viên.
- Phối hợp với các cơ sở giáo dục trong đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ bằng nhiều hình thức phù hợp, có hình thức khen thưởng và chế tài đối với công tác tự đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học của đội ngũ giáo viên các trường học trên địa bàn.
- Quản lý tốt công tác quản lý chất lượng cán bộ, giáo viên theo chương trình PMIS.
2. KẾT LUẬN
Nghiên cứu cơ sở lý luận về nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên thuộc Phòng GD&ĐT quản lý, khảo sát thực trạng đội ngũ giáo viên huyện Tam Dương tỉnh Vĩnh Phúc, tôi rút ra một số kết luận sau:
2.1. Giáo dục mầm non, tiểu học và trung học cơ sở có một vị trí và tầm quan trọng hết sức to lớn đối với ngành giáo dục nói riêng cũng như đối với nền kinh tế quốc dân nói chung, nhất là trong giai đoạn đất nước cần nguồn nhân lực chất lượng cao, phục vụ cho yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Giáo dục đang cần đội ngũ giáo viên có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có năng lực chuyên môn giỏi. Vì vậy, phát nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên là một trong những nhiệm vụ quan trọng cấp thiết.
2.2. Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên về thực chất là phát triển về cơ cấu, số lượng nhưng quan trọng là phát triển về chất lượng của đội ngũ, trong đó, bồi dưỡng phẩm chất đạo đức chính trị và các kỹ năng sư phạm giữ vị trí then chốt.
Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên cần căn cứ vào mục tiêu phát triển Giáo dục nói chung và mục tiêu giáo dục của huyện Tam Dương nói riêng; căn cứ vào thực trạng đội ngũ giáo viên của huyện để lập kế hoạch tham mưu tuyển dụng, bồi dưỡng, luân chuyển và quy hoạch.
2.3. Thực trạng đội ngũ giáo viên huyện Tam Dương qua khảo sát cho thấy đa số nhà giáo đều nhận thức đầy đủ và tương đối rõ ràng về tầm quan trọng của các phẩm chất đạo đức và kỹ năng sư phạm. Song, việc vận dụng vào thực tiễn công tác chỉ được đánh giá ở mức độ khá. Do đó, cần bồi dưỡng
các phẩm chất đạo đức và đặc biệt là bồi dưỡng các kỹ năng sư phạm để phẩm chất đạo đức được thể hiện trong công tác giảng dạy qua việc vận dụng đúng các tri thức và hoạt động giảng dạy.
2.4. Trên cơ sở lý luận và thực tiễn đã nêu ở phần B, tôi đề xuất 4 nhóm giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, đó là:
- Kế hoạch hóa nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên thuộc quản lý của Phòng GD&ĐT.
- Bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, chính trị cho đội ngũ nhà giáo. - Bồi dưỡng, rèn luyện các kỹ năng sư phạm cho đội ngũ giáo viên. - Xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh, thân thiện, tiện ích.
Các giải pháp này có quan hệ hữu cơ, bổ sung cho nhau nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên công lập huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc. Mỗi giải pháp được xác định rõ về mục đích, nội dung và cách thức thực hiện góp phần định hướng khi triển khai các giải pháp trong thực thực tiễn giáo dục của huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc.
Các giải pháp được thăm dò về tính cần thiết và tính khả thi trên đội ngũ nhà giáo cấp Phòng và cấp trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, kết quả thăm dò xác nhận các giải pháp đều cần thiết cho đội ngũ giáo viên và có thể vận dụng trong thực tế giáo dục của huyện Tam Dương tỉnh Vĩnh Phúc.
Các giải pháp nêu trên chưa phải là một hệ thống giải pháp đầy đủ nhưng là một số giải pháp cấp thiết trước mắt và là nền tảng cho việc thực hiện các giải pháp khác./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Bí thư, Chỉ thị 40/2004/CT–TW ngày 15/6/2004 của Ban Bí thư về “Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQLGD”.
2. Ban Bí thư, Kế hoạch số 87-KH/TU thực hiện chỉ thị 40-CT/TW của Ban bí thư Trung ương Đảng về nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.
3. Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc (2011), Văn kiện Đại hội
đại biểu Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XV.
4. Đặng Quốc Bảo (2002), Một số vấn đề về quản lí giáo dục, Trường CBQLGD&ĐT, Hà Nội.
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Quy định Chuẩn giáo viên trường trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học. Ban hành kèm theo Thông tư 29/2009/TT- BGDĐT, ngày 22/10/2009.
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Điều lệ Trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học. Ban hành kèm theo Thông tư số 12/12/TT-BGD ĐT, ngày 28/3/2011.
7. Chính phủ, Quyết định số 711/TTg ngày 13/6/2012, Phê duyệt
Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020.
8. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Nghị quyết Trung ương 2 Khóa VIII. Nxb, Chính trị quốc gia, Hà Nội.
9. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ IX, Nxb, Chính trị quốc gia, Hà Nội.
10. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn
lần thứ XI. Nxb, Chính trị quốc gia, Hà Nội.
11. Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết số 29/NQ-TW ngày
đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
12. Hồ Chí Minh (2000), Hồ Chí Minh toàn tập, T5, Nxb, Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
13. Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc (2012), Nghị quyết 04/NQ của
HĐND Tỉnh về phổ cập giáo dục Trung học.
14. Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc, Nghị quyết số 15/2007/NQ-
HĐND ngày 04 tháng 7 năm 2007 của Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc về việc ban hành một số cơ chế, chính sách phát triển giáo dục và đào tạo giai đoạn 2007-2010.
15. Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc, Nghị quyết số 9/2010/NQ-HĐND
ngày 22/7/2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc về việc chuyển đổi các cơ sở giáo dục mầm non bán công trên địa bàn tỉnh sang các cơ sở giáo dục mầm non công lập.
16. Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Trần Thị Bạch Mai (2009), Quản lý nguồn nhân lực. Khoa Sư phạm - Đại học Quốc gia Hà Nội.
17. Đinh Văn Mậu, Lê Sỹ Thiệp, Nguyễn Trịnh Kiểm (2012). Quản lý Nhà nước đối với ngành, lĩnh vực, Nxb, Khoa học và Kỹ thuật.
18. Nguyễn Ngọc Quang (1989), Những khái niệm cơ bản về lí luận giáo
dục, Trường CBQLGD&ĐT, Hà Nội.
19. Quốc hội Nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Luật Giáo dục
2005. Luật sữa đổi, bổ sung Luật giáo dục ngày 15/11/2009.
20. Từ điển Tiếng Việt, Nxb, Trung tâm Từ điển ngôn ngữ, Hà Nội. 21. Tỉnh ủy Vĩnh Phúc, Nghị quyết số 06/NQ-TU ngày 25 tháng 2 năm
2008 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc (Khoá XIV) về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đến năm 2015 định hướng đến năm 2020.
22. Tỉnh ủy Vĩnh Phúc, Chương trình hành động số 30-CTr/TU ngày
20/3/2014, về thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 (Khóa XI) về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục đào tạo.
23. Tỉnh ủy Vĩnh Phúc, Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 25/7/2011 về
chương trình phát triển giáo dục và đào tạo Vĩnh Phúc giai đoạn 2011-2015, một số định hướng đến năm 2020.
24. UBND tỉnh Vĩnh Phúc, Kế hoạch số 63/KH-UBND ngày 19/5/2014
về việc thực hiện Chương trình hành động số 30-CTr/TU của Tỉnh uỷ về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo.
25. UBND tỉnh Vĩnh Phúc, Kế hoạch số 4486/KH-UBND của UBND
Tỉnh về thực hiện phổ cập giáo dục trung học để triển khai thực hiện Nghị quyết 04/NQ của HĐND tỉnh.