MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 4 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ QUỐC TẾ 5 1.1. KHÁI NIỆM 5 1.2. BẢN CHẤT QUẢN TRỊ QUỐC TẾ 5 1.3. CHỨC NĂNG CỦA QUẢN TRỊ QUỐC TẾ 6 1.4. CÁC TỔ CHỨC THAM GIA QUẢN TRỊ QUỐC TẾ 6 1.5. CÁC ĐỊNH HƯỚNG ĐỐI VỚI QUẢN TRỊ QUỐC 7 CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG QUỐC TẾ 9 2.1 KHÁI QUÁT VỀ MÔI TRƯỜNG KINH DOANH QUỐC TẾ 9 2.2 CÁC YẾU TỐ CỦA MÔI TRƯỜNG KINH DOANH QUỐC TẾ 10 2.2.1 Yếu tố kinh tế 10 2.2.2 Yếu tố chính trị pháp luật 11 2.2.3 Yếu tố văn hóa – xã hội 15 2.2.4 Yếu tố công nghệ: 19 2.3 LỢI THẾ CẠNH TRANH CỦA CÁC QUỐC GIA 20 2.3.1 Khái niệm 20 2.3.2 Tầm quan trọng của lợi thế cạnh tranh quốc gia 20 CHƯƠNG 3: PHÁN ĐOÁN CÁC VẤN ĐỀ CHIẾN LƯỢC 22 3.1 KHÁI QUÁT VỀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ 22 3.1.1 Khái niệm về chiến lược kinh doanh quốc tế 22 3.1.2 Vai trò của chiến lược 22 3.2 CÁC PHƯƠNG PHÁP GIA NHẬP THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ 22 3.2.1 Xuất khẩu 22 3.2.2 Cấp phép (Licensing) 25 3.2.3 Nhượng quyền thương mại (Franchising) – một hình thức đặc biệt của cấp phép 29 3.2.4 Liên minh chiến lược 31 3.2.5 Mở các chi nhánh 34 3.3 CÁC CHIẾN LƯỢC CỦA TẬP ĐOÀN ĐA QUỐC GIA (MNC) 37 3.3.1 Triết lý chiến lược của MNC 37 3.3.2 Các chiến lược 38 CHƯƠNG 4: TỔ CHỨC KINH DOANH QUỐC TẾ 41 4.1. CÁC BỘ PHẬN CÓ CHỨC NĂNG TOÀN CẦU 41 4.2. CÁC BỘ PHẬN SẢN PHẨM TOÀN CẦU 41 4.3. BỘ PHẬN QUỐC TẾ 42 4.4. VÙNG ĐỊA LÝ 43 4.5. CẤU TRÚC MẠNG 44 4.6. MA TRẬN TOÀN CẦU 44 CHƯƠNG 5: THÍCH ỨNG SỰ KHÁC BIỆT VĂN HOÁ 46 5.1. LỰA CHỌN VÀ TUYỂN DỤNG 46 5.1.1 Lựa chọn: 46 5.1.2 Quy trình tuyển chọn: 48 5.2. ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN 49 5.3. VẤN ĐỀ HỒI HƯƠNG CHO CÁC CHUYÊN GIA 50 5.4. CÁC CHÍNH SÁCH 51 5.5. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC NHÂN SỰ QUỐC TẾ: 51 5.5.1. Đào tạo về ngôn ngữ: 51 5.5.2. Điều chỉnh về văn hóa: 52 5.5.3 Xem xét phí tổn về việc cử các chuyên gia biệt phái: 52 CHƯƠNG 6: TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI VÀ CÁC VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC 54 6.1 CÁC KHOẢN THANH TOÁN NGOÀI SỔ SÁCH 54 6.2 TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI QUỐC TẾ 55 TÀI LIỆU THAM KHẢO 57 DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 11 STT Họ Tên Chữ ký 01 Ngô Lê Việt Anh 02 Võ Tiến Bình 03 Nguyễn Ngọc Thiên Bảo 04 Nguyễn Đăng Duy 05 Hồ Thị Hồng Hạnh 06 Nguyễn Thị Thu Hiền 07 Lê Nguyễn Hải Long 08 Nguyễn Thị Thu Trang 09 Dương Thị Xuân Thảo 10 Trương Thị Hồng Yến LỜI MỞ ĐẦU Ngày nay với sự phát triển và hội nhập quốc tế, việc tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế là một xu thế bắt buộc, một yêu cầu khách quan thông qua hoạt động này các doanh nghiệp có cơ hội mở rộng được thị trường tiêu thụ, vì rõ ràng là thị trường nước ngoài lớn hơn nhiều so với thị trường trong nước, mở rộng được đầu tư, giảm thiểu được rủi ro trong kinh doanh (do chia nhỏ thị trường tiêu thụ), mở rộng chu kỳ sống của sản phẩm, tạo thêm thu nhập từ những kỹ thuật hiện có thông qua nhượng bản quyền (licensing) đặc quyền kinh tiêu ( franchising),và đặc biệt là tạo cơ hội để doanh nghiệp nâng cao vị thế của doanh nghiệp trên trường quốc tế. Tuy nhiên, trong quá trình tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế đòi hỏi các doanh nghiệp phải có những thay đổi để thích nghi với môi trường quốc tế. Để hiểu rõ hơn về việc hoạt động này, chúng ta nghiên cứu về chuyên đề: “Quản trị quốc tế”.
Trang 1MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ QUỐC TẾ 5
1.1 KHÁI NIỆM 5
1.2 BẢN CHẤT QUẢN TRỊ QUỐC TẾ 5
1.3 CHỨC NĂNG CỦA QUẢN TRỊ QUỐC TẾ 6
1.4 CÁC TỔ CHỨC THAM GIA QUẢN TRỊ QUỐC TẾ 6
1.5 CÁC ĐỊNH HƯỚNG ĐỐI VỚI QUẢN TRỊ QUỐC 7
CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG QUỐC TẾ 9
2.1 KHÁI QUÁT VỀ MÔI TRƯỜNG KINH DOANH QUỐC TẾ 9
2.2 CÁC YẾU TỐ CỦA MÔI TRƯỜNG KINH DOANH QUỐC TẾ 10
2.2.1 Yếu tố kinh tế 10
2.2.2 Yếu tố chính trị - pháp luật 11
2.2.3 Yếu tố văn hóa – xã hội 15
2.2.4 Yếu tố công nghệ: 19
2.3 LỢI THẾ CẠNH TRANH CỦA CÁC QUỐC GIA 20
2.3.1 Khái niệm 20
2.3.2 Tầm quan trọng của lợi thế cạnh tranh quốc gia 20
CHƯƠNG 3: PHÁN ĐOÁN CÁC VẤN ĐỀ CHIẾN LƯỢC 22
3.1 KHÁI QUÁT VỀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ 22
3.1.1 Khái niệm về chiến lược kinh doanh quốc tế 22
3.1.2 Vai trò của chiến lược 22
3.2 CÁC PHƯƠNG PHÁP GIA NHẬP THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ 22
3.2.1 Xuất khẩu 22
3.2.2 Cấp phép (Licensing) 25
3.2.3 Nhượng quyền thương mại (Franchising) – một hình thức đặc biệt của cấp phép 29
3.2.4 Liên minh chiến lược 31
3.2.5 Mở các chi nhánh 34
3.3 CÁC CHIẾN LƯỢC CỦA TẬP ĐOÀN ĐA QUỐC GIA (MNC) 37
3.3.1 Triết lý chiến lược của MNC 37
3.3.2 Các chiến lược 38
CHƯƠNG 4: TỔ CHỨC KINH DOANH QUỐC TẾ 41
Trang 24.1 CÁC BỘ PHẬN CÓ CHỨC NĂNG TOÀN CẦU 41
4.2 CÁC BỘ PHẬN SẢN PHẨM TOÀN CẦU 41
4.3 BỘ PHẬN QUỐC TẾ 42
4.4 VÙNG ĐỊA LÝ 43
4.5 CẤU TRÚC MẠNG 44
4.6 MA TRẬN TOÀN CẦU 44
CHƯƠNG 5: THÍCH ỨNG SỰ KHÁC BIỆT VĂN HOÁ 46
5.1 LỰA CHỌN VÀ TUYỂN DỤNG 46
5.1.1 Lựa chọn: 46
5.1.2 Quy trình tuyển chọn: 48
5.2 ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN 49
5.3 VẤN ĐỀ HỒI HƯƠNG CHO CÁC CHUYÊN GIA 50
5.4 CÁC CHÍNH SÁCH 51
5.5 CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC NHÂN SỰ QUỐC TẾ: 51
5.5.1 Đào tạo về ngôn ngữ: 51
5.5.2 Điều chỉnh về văn hóa: 52
5.5.3 Xem xét phí tổn về việc cử các chuyên gia biệt phái: 52
CHƯƠNG 6: TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI VÀ CÁC VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC 54
6.1 CÁC KHOẢN THANH TOÁN NGOÀI SỔ SÁCH 54
6.2 TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI QUỐC TẾ 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO 57
Trang 303 Nguyễn Ngọc Thiên Bảo
04 Nguyễn Đăng Duy
05 Hồ Thị Hồng Hạnh
06 Nguyễn Thị Thu Hiền
07 Lê Nguyễn Hải Long
08 Nguyễn Thị Thu Trang
09 Dương Thị Xuân Thảo
10 Trương Thị Hồng Yến
Trang 4LỜI MỞ ĐẦU
- -Ngày nay với sự phát triển và hội nhập quốc tế, việc tham gia vào hoạt độngthương mại quốc tế là một xu thế bắt buộc, một yêu cầu khách quan thông quahoạt động này các doanh nghiệp có cơ hội mở rộng được thị trường tiêu thụ, vì rõràng là thị trường nước ngoài lớn hơn nhiều so với thị trường trong nước, mởrộng được đầu tư, giảm thiểu được rủi ro trong kinh doanh (do chia nhỏ thịtrường tiêu thụ), mở rộng chu kỳ sống của sản phẩm, tạo thêm thu nhập từ những
kỹ thuật hiện có thông qua nhượng bản quyền (licensing) đặc quyền kinh tiêu
( franchising),và đặc biệt là tạo cơ hội để doanh nghiệp nâng cao vị thế của
doanh nghiệp trên trường quốc tế
Tuy nhiên, trong quá trình tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế đòi hỏi các doanh nghiệp phải có những thay đổi để thích nghi với môi trường quốc
tế Để hiểu rõ hơn về việc hoạt động này, chúng ta nghiên cứu về chuyên đề:
“Quản trị quốc tế”
Trang 5CHƯƠNG 1:
TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ QUỐC TẾ
1.1 KHÁI NIỆM
Hoạt động kinh doanh quốc tế: là các hoạt động liên quan đến lợi nhuận
vượt qua các biên giới quốc tế Nó bao gồm nguồn cung cấp từ các nước khácnhau, sản phẩm hoặc dịch vụ được bán đi cho khách hàng khắp nơi và dòngtiền được chuyển đi trên khắp thế giới
Quản trị quốc tế: là những hoạt động nhằm đạt được mục tiêu kinh doanh quốc
tế của doanh nghiệp thông qua nỗ lực của các thành viên trong doanh nghiệp
Quản trị kinh doanh quốc tế: là quá trình lập kế hoạch, tổ chức lãnh đạo
và kiểm soát những con người làm việc trong một tổ chức hoạt động trên phạm viquốc tế nhằm đạt được các mục tiêu của tổ chức
KDQT được tiến hành trên cơ sở quốc tế hoá các hoạt động kinh doanh.Khi quyết định tham gia vào KDQT thì một doanh nghiệp phải đối mặt vớinhiều thách thức Khi đó, các yếu tố nội tại của công ty phải đương đầu với cácyếu tố mới bên ngoài về văn hóa, chính trị, pháp luật, kinh tế và cạnh tranh Cácyếu tố nội tại của công ty là những nhân tố công ty có thể kiểm soát được Cácyếu tố này bao gồm:
- Xác định phương pháp và xây dựng kế hoạch sản xuất
- Tìm kiếm và phân bổ nguồn tài chính
- Chính sách phân bổ nguồn nhân lực, chương trình đào tạo và phát triểnnhân lực
- Xây dựng văn hóa tổ chức
- Đưa ra các quyết định marketing
- Đưa ra các chính sách đánh giá nhà quản trị và hoạt động của công ty
1.2 BẢN CHẤT QUẢN TRỊ QUỐC TẾ
QTQT là sự phối hợp các nguồn lực (con người, tiền vốn và nguồn lực vậtchất) sao cho chúng được sử dụng có hiệu quả nhất trong hoạt động kinh doanhquốc tế của doanh nghiệp
Trang 61.3 CHỨC NĂNG CỦA QUẢN TRỊ QUỐC TẾ
Quản trị kinh doanh quốc tế là hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soáttrong các tổ chức có tham gia vào hoạt động kinh tế quốc tế
1.3.1 Hoạch định:
Là một quá trình ấn định những mục tiêu, xây dựng và chọn lựa nhữnggiải pháp tốt nhất để thực hiện có hiệu quả những mục tiêu đó
Hoạch định vạch rõ con đường để đi tới mục tiêu
Hoạch định chỉ ra các giải pháp để đạt được mục tiêu
1.3.2 Tổ chức:
Là Chức năng quản trị liên quan đến hoạt động xây dựng và phát triển
cơ cấu (bộ máy) tổ chức để đảm nhận những hoạt động cần thiết, xác lập các mốiquan hệ về quyền hạn và trách nhiệm giữa các bộ phận, phân hệ đó
Nội dung của Chức năng tổ chức
Thiết kế, phát triển cơ cấu tổ chức
Xây dựng nguyên tắc thủ tục và qui trình làm việc
1.3.3 Lãnh đạo:
Có nhiều cách hiểu khác nhau về lãnh đạo:
Lãnh đạo là tìm cách ảnh hưởng đến người khác để đạt được các mục tiêucủa tổ chức
Lãnh đạo là chỉ dẫn điều khiển, ra lệnh và đi trước
Lãnh đạo là tác động đến người khác, truyền cảm hứng, khơi dậy lòngnhiệt quyết của họ đối với công việc, tổ chức và những người xung quanh
1.3.4 Kiểm soát:
Là quá trình đo lường kết quả thực tế và so sánh với những tiêu chuẩnnhằm phát hiện sự sai lệch và nguyên nhân sự sai lệch, đưa ra biện pháp điềuchỉnh kịp thời nhằm khắc phục sự sai lệch hoặc nguy cơ sai lệch, đảm bảo tổchức đạt được các mục tiêu và các kế hoạch vạch ra
Kiểm soát là chức năng của mọi nhà quản trị trong tổ chức
Kiểm soát là chức năng cuối cùng khép kín quá trình quản trị
1.4 CÁC TỔ CHỨC THAM GIA QUẢN TRỊ QUỐC TẾ
a Các doanh nghiệp nội địa ( A domestic budiness):
Trang 7Kinh doanh nội địa sử dụng chủ yếu tất cả các tài nguyên của mình và bántất cả sản phẩm, dịch vụ của mình trong phạm vi một nước duy nhất Nhiềudoanh nghiệp nhỏ hoạt động chủ yếu ở trong nước Tuy nhiên, một số ít (nếu cóthể) các doanh nghiệp nội địa lớn ngày nay đều tham gia vào hoạt động thế giới.
Các doanh nghiệp nhỏ đang ngày càng tham gia tích cực vào hoạt độngthương mại hay đầu tư quốc tế Chính sự đổi mới công nghệ đã gỡ bỏ nhiều trởngại thực tế đối với các hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp nhỏ
Trong khi các kênh phân phối truyền thông chỉ cho phép các doanh nghiệplớn thâm nhập vào các thị trường ở xa thì phân phối qua mạng điện tử là giảipháp ít tốn kém và có hiệu quả đối với nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ
Doanh nghiệp quốc tế chủ yếu đặt căn cứ tại một quốc gia duy nhất, nhưnglại chiếm một số thị phần có ý nghĩa về các tài nguyên hay doanh số của mình từcác quốc gia khác
b Các doanh nghiệp đa quốc gia (A multinational business):
Các công ty đa quốc gia có thị trường tiêu thụ khắp thế giới nơi công ty muanguyên liệu, vay tiền, chế tạo và bán các sản phẩm của mình
Một công ty lớn có các nhà máy phân bổ trên khắp thế giới cũng được gọi làcông ty quốc tế, hay còn gọi là tập đoàn đa quốc gia (MNC)- một công ty tiếnhành đầu tư trực tiếp (dưới hình thức các chi nhánh sản xuất hoặc marketing) ranước ngoài ở một vài hay nhiều quốc gia khác nhau, duy trì sự kiểm soát qua cácchính sách để đạt được các triển vọng, mục tiêu toàn cầu MNC là công ty có sởhữu hoặc kiểm soát các phương tiện sản xuất kinh doanh ở hải ngoại Với triểnvọng này các nhà quản trị cấp cao phân phối nguồn lực và các hoạt động phốihợp để đạt được lợi ích cao nhất của điều kiện kinh doanh
Như vậy mặc dù tất cả các công ty có liên quan đến một hay một vài khíacạnh nào đó của thương mại hay của đầu tư quốc tế đều được coi là công ty quốc
tế, nhưng chỉ có các công ty đầu tư trực tiếp ra nước ngoài mới được gọi là công
ty đa quốc gia.
Các nhà quản trị cao cấp thường có một trong bốn định hướng sau:
- Định hướng vị chủng: là định hướng mà các hoạt động điều hành của
công ty được thực hiện ở nơi đặt trụ sớ chính
Trang 8- Định hướng đa trung tâm: là cách thức mà các nhà quản lý cho rằng sẽ
tốt vì các tổ chức nhỏ đặt ở các địa phương (nước ngoài) sẽ được đào tạo bởi người bản xứ Đây là phương pháp tốt giúp tổ chức hiểu rõ được văn hóa, ngôn ngữ cũng như thị trường một cách tốt nhất Ví dụ như các chi nhánh của công ty được đặt tại các nơi trên thế giới sẽ hoạt động dưới sự hướng dẫn của địa phươngtheo sát với sự kiểm soát tài chính của công ty mẹ
- Định hướng vùng: là định hướng dựa vào sự tương đồng giữa các nước
trong một vùng và những vấn đề trong cùng một vùng sẽ được giải quyết bởi cá nhân trong vùng đó Điển hình, các trụ sở đại diện ở các vùng phối hợp các chi nhánh trong vùng lại với nhau, còn trụ sở chính thì quản lý tổng thể
- Định hướng toàn cầu: là định hướng cần thiết cho cả công ty mẹ lẫn
các chi nhánh dù là ở địa phương hay nước ngoài để giải quyết các vấn đề trên toàn cầu
Trang 9CHƯƠNG 2:
ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG QUỐC TẾ
2.1 KHÁI QUÁT VỀ MÔI TRƯỜNG KINH DOANH QUỐC TẾ
2.1.1 Khái niệm về môi trường kinh doanh quốc tế
Môi trường kinh doanh quốc tế là tổng thể các môi trường thành phần nhưmôi trường pháp luật, chính trị, kinh tế văn hóa, cạnh tranh , chúng tác động vàchi phối mạnh mẽ đối với các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, buộc cácdoanh nghiệp phải tự điều chỉnh các mục đích, hình thức và chức năng hoạt độngcủa mình cho thích ứng nhằm nắm bắt kịp thời các cơ hội kinh doanh và đạt hiệuquả cao trong kinh doanh
2.1.2 Phân loại môi trường kinh doanh quốc tế
Khi nghiên cứu môi trường ở trạng thái “tĩnh”, có thể chia môitrường kinh doanh thành phần thành môi trường địa lý, chính trị, pháp luật, kinh
tế, văn hoá, thể chế
Khi đứng trên góc độ chức năng hoạt động (tức là xem xét môitrường ở khía cạnh động) thì môi trường kinh doanh gồm môi trường thươngmại, tài chính - tiền tệ, đầu tư
Khi đứng trên góc độ điều kiện kinh doanh thì môi trường kinhdoanh phân chia thành môi trường trong nước, môi trường quốc tế
Việc quản trị kinh doanh quốc tế mở ra nhiều cơ hội lớn nhưng môitrường kinh doanh quốc tế là môi trường luôn luôn biến đổi, mang tính chất phứctạp và phụ thuộc vào nhiều yếu tố nên nó cũng đặt ra nhiều thách thức trong việchiểu biết các yếu tố môi trường rộng lớn hơn so với kinh doanh nội địa Trongphần này, chúng ta sẽ tìm hiểu các yếu tố tác động của môi trường quốc tế vàkhái niệm rộng hơn đó là các lợi thế cạnh tranh của các quốc gia
2.1.3 Sự cần thiết của việc nghiên cứu môi trường kinh doanh quốc tế
Trong những điều kiện của xu hướng quốc tế hoá, toàn cầu hoá và khuvực hoá nền kinh tế thế giới và nền kinh tế mỗi quốc gia, hoạt động kinh doanhquốc tế ngày càng được mở rộng và phát triển, để thích ứng với xu hướng này,các doanh nghiệp đang từng bước tăng dần khả năng hội nhập, thích ứng của
Trang 10mình với điều kiện mới của môi trường kinh doanh trong và ngoài nước nhằmtăng cơ hội, giảm thách thức, hạn chế rủi ro và gia tăng lợi nhuận.
Do đặc thù của môi trường kinh doanh quốc tế, đồng thời những thànhphần cơ bản của môi trường quốc tế tại mỗi nước có sự thay đổi tuỳ theo đặcđiểm riêng của mỗi quốc gia dẫn đến trách nhiệm của các nhà quản trị quốc tếphức tạp hơn nhiều so với trách nhiệm của các nhà quản trị trong nước
2.2 CÁC YẾU TỐ CỦA MÔI TRƯỜNG KINH DOANH QUỐC TẾ
2.2.1 Yếu tố kinh tế
Các quốc gia trên thế giới được phân chia thành ba nhóm dựa trên nền kinh
tế và mức độ phát triển công nghiệp:
Nhóm đầu tiên, được gọi là các nước phát triển, với nền kinh tế mạnh và tốc
độ phát triển công nghiệp cao, bao gồm Australia, New Zealand, Singapore,Canada, Hoa Kỳ, Tây Âu và Nhật Bản
Nhóm thứ hai là các nước kém phát triển (LDCs), bao gồm các quốc giatương đối nghèo với thu nhập bình quân đầu người thấp, công nghiệp nhỏ và có
tỷ lệ sinh cao
Các nước đang nổi lên như là các quốc gia xuất khẩu những hàng hóa sảnxuất chủ lực được gọi là các nước công nghiệp mới (NICs), bao gồm các quốcgia như Malaysia, Đài Loan và Hàn Quốc
Chúng ta có thể nghĩ rằng công ty đa quốc gia hoạt động trên toàn thế giới.Trên thực tế, khoảng 95% có trụ sở tại các nước phát triển với khoảng 75% đầu
tư nước ngoài được phân phối ở các nước phát triển Tuy nhiên, sự thịnh vượngngày càng tăng của nhiều nước kém phát triển (đặc biệt là nhóm NIC) có tiềmnăng lớn để mở rộng thị trường
Trong yếu tố kinh tế tác động đến việc quản trị quốc tế Chúng ta cần phântích làm rõ các yếu tố sau:
a Cơ sở hạ tầng
Quyết định tiến hành kinh doanh ở một lãnh thổ cũng phụ thuộc vào cơ sở
hạ tầng Cơ sở hạ tầng liên quan đến đường cao tốc, đường sắt, sân bay, cơ sở vật
Trang 11chất nước thải, nhà ở, cơ sở giáo dục, mạng thông tin liên lạc, các cơ sở vui chơigiải trí, và các tiện nghi kinh tế và xã hội khác là những dấu hiệu về sự phát triểnkinh tế ở vùng đó.
Do tầm quan trọng của việc phát triển hệ thống công nghệ thông tin, nên hạtầng truyền thông thông tin là quan trọng nhất Theo nghiên cứu ngân hàng pháttriển Châu Á, các nước trong khu vực cần đầu tư mạnh để nâng cấp cơ sở hạ tầngviễn thông Ngoài ra cũng cần thiết chi đầu tư cho việc vận chuyển trong khuvực, hệ thống nước và năng lượng Do đó, xây dựng cơ sở hạ tầng để hỗ trợ pháttriển kinh tế là rất tốn kém Nhưng nếu một quốc gia nào đó muốn kêu gọi cácnhà đầu tư đầu tư sang nước mình thì việc xây dựng cơ sở hạ tầng là thật sự cầnthiết
b Cán cân thanh toán và cán cân thương mại
Một nhân tố kinh tế khác là cán cân thanh toán của quốc gia, tài khoản ghichép hàng hóa và dịch vụ, vốn vay, vàng và các khoản mục khác đi vào và đi rakhỏi quốc gia đó Cán cân thương mại, tài khoản theo dõi giữa xuất khẩu và nhậpkhẩu của một quốc gia, là một yếu tố quan trọng quyết định cán cân thanh toánquốc gia đó Nếu một quốc gia có kim nghạch xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu tức
là quốc gia đó đã thặng dư được cán cân thương mại, điều này dẫn đến lượng dựtrữ ngoại hối ở quốc gia đó được dư thừa giúp cải thiện cán cân thanh toán
c Tỷ giá hối đoái
Nhắc đến môi trường kinh doanh quốc tế là nhắc đến tỷ giá hối đoái, là giátrị mà tại đó một đơn vị tiền tệ của một quốc gia có thể đổi được bao nhiêu tiềncủa quốc gia khác Bởi vì tỷ giá hối đoái ảnh hưởng đến giá cả hàng hoá từ cácnước khác nhau, nên việc thay đổi tỷ giá ảnh hưởng đến khả năng của một công
ty tham gia vào kinh doanh quốc tế
2.2.2 Yếu tố chính trị - pháp luật
Chính trị và luật pháp vốn dĩ là những yếu tố không thể tách rời hoạt độngkinh doanh Đó là những yếu tố thuộc kiến trúc thượng tầng xã hội, tạo lập nhữngkhuôn khổ chung cho các hoạt động kinh doanh diễn ra bình thường Nhưngngược lại trong kinh doanh, nếu nắm bắt được những yếu tố trên thì sự đảm bảocho thành công sẽ là rất lớn Đặc biệt trong hoạt động kinh doanh quốc tế, nơi mà
Trang 12môi trường pháp luật và chính trị đa dạng và phức tạp hơn rất nhiều thì việcnghiên cứu yếu tố chính trị và luật pháp là rất cần thiết.
a Rủi ro chính trị
Tất cả các công ty thực hiện kinh doanh vượt ra khỏi phạm vi một quốcgia đều phải đối mặt với rủi ro chính trị- cụ thể sự thay đổi về chính trị có ảnhhưởng xấu đến công việc kinh doanh Rủi ro chính trị ảnh hưởng đến nhiều nướckhác nhau theo nhiều cách khác nhau Nó có thể đe dọa đến thị trường xuất khẩu,điều kiện sản xuất hoặc gây khó khăn cho nhà đầu tư chuyển lợi nhuận về trongnước
- Sự lãnh đạo của chính trị yếu kém;
- Chính quyền bị thay đổi thường xuyên;
- Sự dính líu đến chính trị của các nhà lãnh đạo tôn giáo và quân đội;
- Hệ thống chính trị không ổn định;
- Những vụ xung đột về chủng tộc, tôn giáo và các dân tộc thiểu số;
- Sự liên kết kém chặt chẽ giữa các quốc gia
Rủi ro chính trị có thể được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau.Trước hết theo các doanh nghiệp, rủi ro chính trị được chia làm hai loại:
Rủi ro vĩ mô: đe dọa đến tất cả các doanh nghiệp không trừ một ngành
nào Rủi ro vĩ mô ảnh hưởng đến hầu hết các công ty – cả doanh nghiệp trong vàngoài nước
Rủi ro vi mô: tác động đến những công ty thuộc một ngành nào đó.
đến đầu tư của các công ty quốc tế Bạo lực làm suy yếu khả năng sản xuất vàphân phối sản phẩm, gây khó khăn cho việc nhận nguyên liệu và thiết bị gây cảntrở việc tuyển dụng những nhân công giỏi Xung đột nổ ra cũng đe dọa cả tài sản(văn phòng, nhà máy và thiết bị sản xuất) và cuộc sống của nhân công
sự thay đổi thông qua việc gây ra những cái chết và tàn phá tài sản một cách bất
Trang 13ngờ và không lường trước được Bắt cóc thường được sử dụng nhằm tài trợ tàichính cho các hoạt động khủng bố Các hãng kinh doanh nước ngoài lớn là mụctiêu chính bởi vì những người làm việc ở đây khá “nặng túi” và có thể trả nhữngkhoản chuộc khá hậu hĩnh
có thể là do nguyên nhân mất ổn định xã hội hoặc là do có sự tham gia của cácchính đảng mới
b Sự công hữu hóa
Đôi khi một số chính quyền chiếm đoạt tài sản của các công ty trên lãnh
thổ của họ Sự chiếm đoạt diễn ra dưới 3 hình thức: Tịch thu, xung công và quốc
hữu hóa.
Tịch thu: Là việc chuyển tài sản của công ty vào tay chính phủ mà không
có sự đền bù nào cả Thông thường không có cơ sở pháp lý yêu cầu đền bù hoặchoàn trả lại tài sản
Xung công: Là việc chuyển tài sản của tư nhân vào tay chính phủ nhưng
Quốc hữu hóa: Quốc hữu hóa phổ biến hơn xung công và tịch thu Trong
khi xung công áp dụng đối với một hoặc một số công ty nhỏ trong một ngành, thìquốc hữu hóa diễn ra đối với toàn bộ ngành Quốc hữu hóa là việc Chính phủđứng ra đảm nhiệm cả một ngành
Quốc hữu hóa cũng có sự khác nhau giữa các quốc gia Trong khi các chínhphủ Cuba, Bắc Triều Tiên kiểm soát mọi ngành, thì Mỹ và Canada chỉ kiếm1.1soát một số ngành Các nước khác như Pháp, Braxin, Mexico, Ban Lan và Ấn Độ
cố gắng làm cân bằng giữa sở hữu nhà nước và sở hữu tư nhân
c Các luật đặc thù / bản xứ
Trang 14Các nhà quản lý có thể phải xem xét đến những luật lệ và quy định ápdụng trong kinh doanh ở mỗi quốc gia Hơn nữa, pháp luật ở nhiều quốc gia rất
dễ thay đổi và luật mới ra đời tiếp tục tác động đến doanh nghiệp Để những ảnhhưởng của địa phương có lợi cho họ, các nhà quản lý đề nghị những định hướngthay đổi có ảnh hưởng tích cực tới họ
Các yêu cầu của địa phương có thể gây bất lợi sự tồn tại của các hãngtrong dài hạn Đặc biệt, họ có thể gây ra hai điểm bất lợi đối với các công ty hoạtđộng vượt ra ngoài phạm vi một quốc gia bất cứ lúc nào:
Thứ nhất, yêu cầu phải tuyển dụng những nhân công địa phương của họ
có thể làm cho các công ty này thiếu những người làm việc có đủ trình độ
Thứ hai, yêu cầu các công ty sử dụng toàn bộ hoặc một phần nguyên,nhiên vật liệu của địa phương dẫn đến chi phí sản xuất cao, chất lượng giảm súthoặc cả hai
Luật dựa trên nền tảng tôn giáo được gọi là luật thần quyền Có 3 luật thầnquyền nổi lên đó là Luật Đạo Hồi, đạo Hin-đu, luật Do Thái
Các hãng hoạt động ở những nước tồn tại luật thần quyền phải nhạy cảmvới niềm tin và văn hóa địa phương Họ nên đánh giá hết các hoạt động sản xuất,kinh doanh bao gồm những thông lệ và chính sách đầu tư để đảm bảo phù hợpvới không chỉ pháp luật mà còn tôn giáo và văn hóa địa phương
Các đạo luật nhằm chống các công ty ấn định giá cả, chiếm lĩnh thị trường
và tận dụng những lợi thế do độc quyền gọi là đạo luật chống độc quyền Nhữngđạo luật này cố gắng cung cấp cho khách hàng những sản phẩm đa dạng ở mứcgiá hợp lý
Các công ty bị chế tài bởi luật chống độc quyền cho rằng họ bị mất lợi thế
do phải chia sẻ thị phần với các đối thủ cạnh tranh trong nước Vì vậy, nhữnghãng hoạt động ở những nước có đạo luật chống độc quyền thường được miễnthuế trong một số giao dịch quốc tế Một số tiểu thương cho rằng họ có thể cóđiều kiện cạnh tranh tốt hơn đối với các công ty quốc tế lớn nếu không vi phạmluật chống độc quyền
Trang 15d Thuế quan
Chính phủ các nước dùng thu nhập từ thuế doanh thu cho nhiều mục đích.Tiền thuế được dùng để trả lương, xây dựng quân đội, điều hòa thu nhập từ ngườigiàu sang người nghèo Chính phủ cũng đánh thuế trực thu, còn gọi là thuế tiêudùng cho 2 mục đích:
- Nó giúp cho việc chi trả cho những hậu quả của việc tiêu dùng 1 sảnphẩm
- Làm cho hàng hóa nhập khẩu đắt hơn
Thuế tiêu dùng được đánh trên các hàng hóa như rượu và thuốc lá để điều trịnhững bệnh tật sinh ra từ những sản phẩm này Tương tự, thuế đánh trên xăngdầu để xây dựng và sữa chữa cầu cống và đường xá Thuế đánh trên những mặthàng nhập khẩu làm cho những hàng hóa địa phương có lợi thế hơn về mặt giá
cả Xét về tỷ lệ khác, các nước có tỷ lệ thuế suất khác nhau tính trên thu nhập
Ví dụ như máy ghi âm của người Nhật đã phải được kiểm tra từng cái mộtbởi Hải quan Pháp tại một cơ sở nhỏ ở Poities Điều này gây ra sự chậm trễ lớn
và làm cho việc nhập khẩu máy ghi âm vào nước Pháp bị trì trệ Kết quả là, cácnhà sản xuất Nhật Bản đã đồng ý động thái “ hạn ngạch xuất khẩu tự nguyện” đểhạn chế việc chuyển máy ghi âm sang Pháp
2.2.3 Yếu tố văn hóa – xã hội
a Khoảng cách quyền lực
Miêu tả mức độ của sự bất bình đẳng giữa con người ở các nghề nghiệpkhác nhau Trong nền văn hóa có khoảng cách quyền lực lớn, các nhà lãnh đạo
Trang 16và các nhà giám sát thích có sự thừa nhận đặc biệt và nhiều đặc quyền Trongnhững nền văn hóa có khoảng cách quyền lực ít, uy tín và các phần thưởng làcông bằng hơn cho các nhà chức trách và các nhân viên xếp thứ bậc trong côngty.
Đối với một số nền văn hóa, phấn đấu lên tầng lớp xã hội cao hơn là dễdàng, nhưng ngược lại, ở một số nền văn hóa khác, điều này rất khó khăn hoặcthậm chí là không thể Khoảng cách quyền lực thể hiện tính linh hoạt của xã hội,
là biểu hiện sự dễ dàng đối với các cá nhân có thể di chuyển lên hay xuống trongthứ bậc xã hội của một nền văn hóa hay không Đối với hầu hết dân tộc trên thếgiới ngày nay, một trong hai hệ thống quyết định tính linh hoạt của xã hội là : hệthống đẳng cấp xã hội và hệ thống giai cấp xã hội
Hệ thống đẳng cấp
Hệ thống đẳng cấp là một hệ thống về phân tầng xã hội, trong đó conngười được sinh ra ở một thứ bậc xã hội hay đẳng cấp xã hội, không có cơ hội dichuyển sang đẳng cấp khác
Nhiều cơ hội về việc làm và thăng tiến bị từ chối trong hệ thống, nhữngnghề nghiệp nhất định bị hạn chế đối với thành viên trong mỗi đẳng cấp Vì thế
có nhiều xung đột cá nhân là tất yếu, một thành viên ở đẳng cấp thấp không thểgiám sát một ai đó ở đẳng cấp cao hơn
Hệ thống giai cấp
Một hệ thống phân tầng xã hội trong đó khả năng cá nhân và hành động cánhân quyết định địa vị xã hội và tính linh hoạt của xã hội được gọi là hệ thốnggiai cấp Đây là hình thức thông dụng trong phân tầng xã hội trên thế giới ngàynay Ý thức về giai cấp của người dân trong một xã hội có ảnh hưởng mạnh mẽđến tính linh hoạt của xã hội đó Các nền văn hóa có ý thức phân tầng cao thường
ít linh hoạt hơn và nó phải trải qua mâu thuẫn giai cấp cao hơn
Ngược lại, ở mức ý thức giai cấp thấp hơn sẽ khuyến khích tính linh hoạt
xã hội và ít có mâu thuẫn Phần lớn các công dân Mỹ cùng chung niềm tin rằnglàm việc tích cực có thể cải thiện các tiêu chuẩn sống và địa vị xã hội của họ Họcho rằng các địa vị xã hội cao hơn gắn với thu nhập cao hơn và sung túc hơn, ítxem xét đến nguồn gốc gia đình Giàu có về mặt vật chất là quan trọng vì nó
Trang 17khẳng định hay cải thiện địa vị xã hội Khi mọi người cảm thấy vị trí xã hội caohơn trong tầm tay họ, họ sẽ có xu hướng bộc lộ sự hợp tác nhiều hơn ở nơi làmviệc.
b Định hướng khuyến khích thành tích
Là sự nhấn mạnh vào khả năng cạnh tranh; tính quyết đoán và sự thànhđạt về vật chất hay nhấn mạnh vào các giá trị như sự thụ động, hợp tác và cảmxúc Ở các nước định hướng thành tích như Nhật, Ý, Mexico nhân viên tin rằngcông việc sẽ đem đến sự nhận thức, tăng trưởng và thách thức Ở các nước địnhhướng khuyến khích như Netherland, Thụy Điển, Phần Lan họ chú trọng vàođiều kiện làm việc, an ninh, tình cảm và quyết định theo trực giác
Một nền văn hóa trong đó mỗi cá nhân có xu hướng chịu trách nhiệm cho
sự sung túc của anh ta hay cô ta được gọi là văn hóa định hướng theo cá nhân.Hình thức văn hóa này thường thấy ở Úc, Canada, Tây Ban Nha, Anh và Mỹ Sựchú trọng vào chủ nghĩa cá nhân dẫn đến mức độ thay đổi nơi làm việc cao Điềunày là một cân nhắc rất quan trọng
Trong nền văn hóa chủ nghĩa cá nhân, đôi khi khó phát triển một môitrường làm việc hợp tác hoặc “tinh thần đồng đội” giữa những người lao động.Con người đã quen sự thừa nhận cá nhân có hướng liên đới tới các trách nhiệm
cá nhân hơn là cho hoạt động rộng rãi của công ty Các công ty trong nền văn
Trang 18hóa định hướng theo cá nhân có thể thấy khó tin vào sự hợp tác giữa các bên Cácđối tác rất có thể sẽ rút lui khỏi sự hợp tác khi các mục tiêu của họ được thỏamãn.
Một nền văn hóa trong đó một nhóm cùng chung chia sẽ trách nhiệm về
sự sung túc của mỗi thành viên được gọi là nền văn hóa định hướng theo nhóm.
Con người làm việc vì tập thể nhiều hơn các mục tiêu cá nhân và có trách nhiệmtrong nhóm đối với các hành động của họ Toàn thể các thể chế xã hội, chính trị,kinh tế và luật pháp phản ánh vai trò chủ yếu của nhóm Mục tiêu duy trì sự hàihòa nhóm được minh chứng tốt nhất thông qua cấu trúc gia đình
Nhật Bản là một nền văn hóa khuynh hướng nhóm cổ điển Các nhà quản
lý Nhật Bản ra quyết định chỉ sau khi xem xét ý kiến của tất cả các nhân viên cấpdưới
e Các khác biệt văn hóa
Văn hoá của mỗi dân tộc có những nét đặc thù khác biệt nhau Đây là vấn
đề hết sức quan trọng đối với các doanh nhân khi tham gia kinh doanh trên thịtrường quốc tế Ảnh hưởng của văn hoá đối với mọi chức năng kinh doanh quốc
tế như tiếp thị, quản lý nguồn nhân công, sản xuất tài chính ở nhiều nơi, đặcbiệt những nơi có tính tự hào dân tộc cao như Nhật Bản, các công ty địa phươngcạnh tranh thành công hơn so với công ty nước ngoài do sử dụng văn hoá truyềnthống dân tộc để quảng cáo
Mỗi một nền văn hoá lại có một mẫu thái độ và đức tin ảnh hưởng đến hầuhết tất cả các khía cạnh của hoạt động con người Các nhà quản lý càng biếtnhiều về những thái độ và đức tin của con người bao nhiêu thì họ càng đượcchuẩn bị tốt hơn để hiểu tại sao người ta làm như vậy
Việc thuê mướn nhân công, buôn bán của doanh nghiệp đều được điềuchỉnh và sở hữu bởi con người Vì vậy, doanh nghiệp phải cân nhắc sự khác nhaugiữa những nhóm dân tộc và xã hội để dự đoán, điều hành các mối quan hệ vàhoạt động của mình Sự khác nhau về con người đã làm gia tăng những hoạtđộng kinh doanh khác nhau ở nhiều quốc gia trên thế giới Điều đó buộc các nhàhoạt động quản lý, các nhà kinh doanh phải có sự am hiểu về văn hoá của nước
sở tại, văn hoá của từng khu vực trên thế giới
Trang 19Thị hiếu, tập quán tiêu dùng còn có ảnh hưởng rất lớn đến nhu cầu, vì mặc
dù hàng hoá có chất lượng tốt nhưng nếu không được người tiêu dùng ưa chuộngthì cũng khó được họ chấp nhận
Vì vậy, nếu nắm bắt được thị hiếu, tập quán của người tiêu dùng, doanhnghiệp kinh doanh có điều kiện mở rộng khối lượng cầu một cách nhanh chóng.Chính thị hiếu và tập quán của người tiêu dùng mang đặc điểm riêng của từngvùng, từng châu lục, từng dân tộc và chịu ảnh hưởng của các yếu tố văn hoá, lịch
sử, tôn giáo
Ngôn ngữ cũng là một yếu tố quan trọng trong nền văn hoá của từng quốcgia Nó cung cấp cho các nhà sản xuất kinh doanh một phương tiện quan trọng đểgiao tiếp trong quá trình kinh doanh quốc tế
Tôn giáo có thể ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày của con người và do
đó ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh Ví dụ, thời gian mở cửa hoặc đóng cửa;ngày nghỉ, kỳ nghỉ, lễ kỷ niệm Vì vậy, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệpphải được tổ chức cho phù hợp với từng loại tôn giáo đang chi phối thị trường màdoanh nghiệp đang hoạt động
2.2.4 Yếu tố công nghệ:
Các yếu tố công nghệ là rất quan trọng trong môi trường quốc tế, trình độcông nghệ ở các quốc gia khác nhau ảnh hưởng đến bản chất thị trường và khảnăng của các công ty để kinh doanh Trên thực tế, có rất nhiều việc chuyển giaocông nghệ xảy ra trong quá trình kinh doanh quốc tế Chuyển giao công nghệđược chuyển giao công nghệ từ những người sở hữu nó đển những người không.Công nghệ có thể là hàng hoá, quá trình xử lý hay là công nghệ xây dựng tiêntiến
Ví dụ, sau khi xây dựng Tungsram, một hãng sản xuất bóng đèn nhà nướctại Budapest, Hungary, để tăng cường vị trí sang châu Âu của nó, GeneralElectric đại tu các công nghệ của các nhà máy Tungsram và hệ thống máy tínhcủa nó
Khoa học kỹ thuật, công nghệ sản xuất ngày càng phát triển dẫn đến quátrình chuyên môn hóa ngày càng sâu Sản xuất sản phẩm của nhiều nghành đãmang tính toàn cầu, mỗi quốc gia chỉ sản xuất một cụm chi tiết hoặc thậm chí là
Trang 20một chi tiết của sản phẩm Điều này làm cho việc sản xuất giữa các quôc gia gắnchặt với nhau hơn.
2.3 LỢI THẾ CẠNH TRANH CỦA CÁC QUỐC GIA
2.3.1 Khái niệm
Lợi thế cạnh tranh của các quốc gia chỉ các yếu tố môi trường (kinh tế,chính trị - pháp luật, văn hóa xã hội, công nghệ) trong một quốc gia có thể thúcđẩy sự đổi mới trong các ngành công nghiệp cụ thể, vì thế tăng viễn cảnh thànhcông cho các công ty thuộc quốc gia này khi hoạt động quốc tế
2.3.2 Tầm quan trọng của lợi thế cạnh tranh quốc gia
Theo Porter thì không một quốc gia nào có thể có khả năng cạnh tranh ởtất cả các ngành hoặc ở hầu hết các ngành Các quốc gia chỉ có thể thành côngtrên thương trường kinh doanh quốc tế khi họ có lợi thế cạnh tranh bền vữngtrong một số ngành nào đó Porter phê phán các học thuyết cổ điển trước đây chorằng ưu thế cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thương trường cạnh tranh quốc
tế là chỉ dựa vào lợi thế tuyệt đối của Adam Smith hay chỉ có lợi thế so sánh củaDavid Ricardo Theo ông, khả năng cạnh tranh của một quốc gia ngày nay lạiphụ thuộc vào khả năng sáng tạo và sự năng động của ngành của quốc gia đó.Khi thế giới cạnh tranh mang tính chất toàn cầu hóa thì nền tảng cạnh tranh sẽchuyển dịch từ các lợi thế tuyệt đối hay lợi thế so sánh mà tự nhiên ban cho sangnhững lợi thế cạnh tranh quốc gia được tạo ra và duy trì vị thế cạnh tranh lâu dàicủa các doanh nghiệp trên thương trường quốc tế
Khi nền tảng của cạnh tranh càng chuyển dịch sang sự sáng tạo và tri thứcmới thì vai trò của quốc gia càng tăng lên Lợi thế cạnh tranh quốc gia được tạo
ra và thông qua quá trình địa phương hóa cao độ Sự khác biệt về giá trị quốc gia,văn hóa, cấu trúc kinh tế, thiết chế và lịch sử, tạo nên ưu thế quyết định sự thànhcông trong cạnh tranh Các quốc gia thành công ở một số ngành trên thị trườngtoàn cầu vì môi trường trong nước của họ năng động, đi tiên phong và nhiều sức
ép nhất Các công ty của họ thu được lợi thế so với các đối thủ quốc tế nhờ việc
có các đối thủ mạnh trong nước, nhờ có các nhà cung cấp có khả năng trongnước, nhờ sự phong phú nhu cầu khách hàng trong nước và sự liên kết chặt chẽcủa các ngành phụ trợ
Trang 21Lợi thế cạnh tranh quốc gia thường bị hiểu nhầm với lợi thế so sánh Lợithế so sánh chỉ là những điều kiện đặc thù tạo ra ưu thế một khía cạnh nào đó củamột quốc gia hoặc ngành kinh doanh của quốc gia đó, như những điều kiện tựnhiên, tài nguyên hay con người Nguồn nhân công rẻ, tài nguyên dồi dào thườngđược coi là lợi thế so sánh của các nước đang phát triển Tuy nhiên đây mới chỉ
là cơ sở cho một lợi thế cạnh tranh tốt chứ chưa đủ là một lợi thế cạnh tranh đảmbảo cho sự thành công trên thị trường quốc tế Lợi thế cạnh tranh phải là khảnăng cung cấp giá trị gia tăng cho các đối tượng có liên quan như: khách hàng,nhà đầu tư hoặc các đối tác kinh doanh và tạo giá trị gia tăng cao cho doanhnghiệp
Chẳng hạn, các nước nổi tiếng về du lịch như Ý và Thái Lan đã tận dụnglợi thế so sánh về thiên nhiên và các công trình văn hóa di tích lịch sử để pháttriển ngành công nghiệp không khói này rất thành công và hiệu quả Tuy nhiên,
họ thành công không phải chỉ dựa vào những di sản văn hóa và thiên nhiên bancho, mà vì họ đã tạo ra cả một nền kinh tế phục vụ cho du lịch với rất nhiều dịch
vụ gia tăng kèm theo, từ dịch vụ khách sạn, nhà hàng, lễ hội đến các dịch vụ vuichơi giải trí, các trung tâm mua sắm và các chương trình tiếp thị toàn cầu Điều
đó đã tạo cho họ có lợi thế cạnh tranh quốc gia mà các nước khác khó có thể vượttrội
Việt Nam có lợi thế so sánh trong ngành du lịch với một quần thể di sảnthiên nhiên và văn hóa độc đáo ở cả 3 miền của đất nước, nhưng muốn có lợi thếcạnh tranh quốc gia để giành ưu thế trên thương trường quốc tế, Việt Nam cần có
sự phối kết hợp hài hòa một hệ thống cung cấp giá trị gia tăng theo “các viên đátảng kim cương của Porter”, những hoạt động giải quyết thị trường đầu ra, thịtrường đầu vào cung cấp các hoạt động cần thiết cho ngành du lịch, như cung cấp
đồ ăn thức uống, dịch vụ vui chơi giải trí và các ngành hỗ trợ, như giao thông cầuđường, các ngành vận tải đường sông, đường bộ, hàng không, đến ngành quảngcáo tạo ra sự liên kết chặt chẽ Đây là những mối quan hệ tương hỗ cơ bản tạo
ra giá trị gia tăng của ngành Sự hợp tác càng hiệu quả bao nhiêu thì năng suấtlao động của ngành càng cao bấy nhiêu và là cơ sở tạo ra lợi thế cạnh tranh củangành và quốc gia
Trang 22CHƯƠNG 3:
PHÁN ĐOÁN CÁC VẤN ĐỀ CHIẾN LƯỢC
3.1 KHÁI QUÁT VỀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ
3.1.1 Khái niệm về chiến lược kinh doanh quốc tế
Chiến lược kinh doanh nói chung là sự tập hợp một cách thống nhất các
mục tiêu, các chính sách và sự phối hợp các hoạt động của một đơn vị kinhdoanh chiến lược trong tổng thể nhất định Chiến lược kinh doanh phản ánh cáchoạt động của một đơn vị kinh doanh chiến lược bao gồm quá trình đặt ra mụctiêu và các biện pháp, các phương tiện sử dụng để đạt được mục tiêu đó
Chiến lược kinh doanh quốc tế là một bộ phận trong chiến lược kinh doanh
và phát triển của công ty, nó bao gồm các mục tiêu dài hạn mà công ty cần phảiđạt được thông qua các hoạt động kinh doanh quốc tế, các chính sách và các giảipháp lớn nhằm đưa hoạt động quốc tế hiện tại của công ty phát triển lên mộttrạng thái mới cao hơn về chất
3.1.2 Vai trò của chiến lược
Chiến lược kinh doanh đóng vai trò định hướng hoạt động cho doanhnghiệp Chiến lược kinh doanh chỉ ra được những lợi thế và bất lợi của doanhnghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp khai thác triệt để các cơ hội kinh doanh,tối thiểu hoá các mối đe doạ và các rủi ro trong hoạt động, khai thác các lợi thếcạnh tranh để hoạt động có hiệu quả so với các đối thủ cạnh tranh khác
Hầu hết, các công ty kinh doanh quốc tế lập kế hoạch dài hạn, và họ nỗlực trong hoạt động kinh doanh ở các nước khác, nhằm mục tiêu chính trở thànhmột tập đoàn đa quốc gia Vì thế, chúng ta xem xét các phương pháp gia nhậpkinh doanh quốc tế chính, trước khi tiếp cận xem xét các chiến lược của tập đoàn
đa quốc gia
3.2 CÁC PHƯƠNG PHÁP GIA NHẬP THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ
3.2.1 Xuất khẩu
3.2.1.1 Khái niệm
Xuất khẩu là hoạt động đưa các hàng hóa và dịch vụ từ quốc gia nàysang quốc gia khác Xuất khẩu được coi là hình thức thâm nhập thị trường nướcngoài ít rủi ro và chi phí thấp Dưới giác độ kinh doanh, xuất khẩu là việc bán các
Trang 23hàng hóa và dịch vụ Dưới giác độ phi kinh doanh như làm quà tặng hoặc việntrợ không hoàn lại thì hoạt động đó lại là việc lưu chuyển hàng hóa và dịch vụqua biên giới quốc gia Trong kinh doanh, hoạt động xuất khẩu diễn ra dưới haihình thức là xuất khẩu trực tiếp và xuất khẩu gián tiếp.
3.2.1.2 Các hình thức xuất khẩu
a Xuất khẩu trực tiếp
Xuất khẩu trực tiếp là hoạt động bán hàng trực tiếp của một công ty chocác khách hàng của mình ở thị trường nước ngoài
Việc các công ty bán hàng sang thị trường quốc gia khác là hoạt độngtham gia quốc tế của các công ty đó Các công ty có kinh nghiệm quốc tế thườngtrực tiếp bán các sản phẩm của mình ra thị trường nước ngoài Khách hàng củacông ty không chỉ đơn thuần là người tiêu dùng Những ai có nhu cầu mua vàtiêu dùng sản phẩm của công ty đều là khách hàng của công ty Để thâm nhập thịtrường quốc tế qua xuất khẩu trực tiếp, các công ty thường sử dụng hai hình thứcchủ yếu sau:
* Đại diện bán hàng.
Đại diện bán hàng là hình thức bán hàng không mang danh nghĩa củamình mà lấy danh nghĩa của người ủy thác nhằm nhận lương và một phần hoahồng trên cơ sở giá trị hàng hóa bán được Trên thực tế, đại diện bán hàng hoạtđộng như là nhân viên bán hàng của công ty ở thị trường nước ngoài Công ty sẽ
ký hợp đồng trực tiếp với khách hàng tở thị trường đó
* Đại lý phân phối.
Đại lý phân phối là người mua hàng hóa của công ty để bán theo kênh tiêuthụ ở khu vực mà công ty phân định Công ty khống chế phạm vi phân phối, kênhphân phối ở thị trường nước ngoài Đại lý phân phối chấp nhận toàn bộ rủi ro liênquan đến việc bán hàng hóa ở thị trường đã phân định và thu lợi nhuận qua chênhlệch giữa giá mua và giá bán
b Xuất khẩu gián tiếp
Xuất khẩu gián tiếp là hình thức bán hàng hóa và dịch vụ của công ty ranước ngoài thông qua trung gian (thông qua người thứ 3)
Các trung gian mua bán chủ yếu trong kinh doanh xuất khẩu là : đại lý,công ty quản lý xuất nhập khẩu và công ty kinh doanh xuất nhập khẩu Các trung
Trang 24gian mua bán này không chiếm hữu hàng hóa của công ty nhưng trợ giúp công tyxuất khẩu hàng hóa sang thị trường nước ngoài.
hệ hợp đồng giữa công ty và khách hàng ở thị trường nước ngoài
* Công ty quản lý xuất khẩu (Export management company)
Công ty quản lý xuất khẩu là các công ty nhận ủy thác và quản lý công tácxuất khẩu hàng hóa
Công ty quản lý xuất khẩu hàng hóa hoạt động trên danh nghĩa của công
ty xuất khẩu nên là nhà xuất khẩu gián tiếp Công ty quản lý xuất khẩu đơn thuầnlàm các thủ tục xuất khẩu và thu phí dịch vụ xuất khẩu Bản chất công ty quản lýxuất khẩu là làm các dịch vụ quản lý và thu được một khoản thù lao nhất định từcác hoạt động đó
* Công ty kinh doanh xuất khẩu (Export trading company)
Công ty kinh doanh xuất khẩu là công ty hoạt động như nhà phân phối độclập có chức năng kết nối các khách hàng nước ngoài với các công ty xuất khẩutrong nước để đưa các hàng hóa ra nước ngoài tiêu thụ
Ngoài việc thực hiện các hoạt động liên quan trực tiếp đến xuất khẩu, cáccông ty này còn cung ứng các dịch vụ xuất nhập khẩu và thương mại đối lưu,thiết lập và mở rộng các kênh phân phối, tài trợ cho các dự án thương mại và đầu
tư, thậm chí trực tiếp thực hiện sản xuất để bổ trợ một công đoạn nào đó cho cácsản phẩm, thí dụ bao gói, in ấn…
Bản chất của công ty kinh doanh xuất khẩu là thực hiện các dịch vụ xuấtkhẩu nhằm kết nối các khách hàng nước ngoài với công ty xuất khẩu Tuy nhiên,các công ty kinh doanh dịch vụ xuất khẩu này có nhiều vốn, mối quan hệ và có
sở vật chất tốt nên có thể làm các dịch vụ bổ trợ cho hoạt động xuất khẩu củacông ty xuất khẩu Công ty kinh doanh xuất khẩu có kinh nghiệm, chuyên sâu vềthị trường nước ngoài và có các chuyên gia chuyên làm dịch vụ xuất khẩu Cáccông ty kinh doanh xuất khẩu có nguồn thu từ các dịch vụ xuất khẩu và tự bỏ chi
Trang 25phí cho hoạt động của mình Các công ty này có thể cung cấp các chuyên giaxuất khẩu cho các công ty xuất khẩu.
* Đại lý vận tải
Đại lý vận tải là các công ty thực hiện dịch vụ thuê vận chuyển và nhữnghoạt động có liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hóa như khai báo hải quan, ápthuế hải quan, thực hiện giao nhận chuyên chở và bảo hiểm
Các đại lý vận tải này cũng thực hiện các nghiệp vụ xuất khẩu và pháttriển nhiều loại hình dịch vụ giao nhận hàng hóa đến tận tay người nhận Khi cáccông ty xuất khẩu thông qua các đại lý vận tải hay các công ty chuyển phát hàngrhì các đại lý và các công ty đó cũng làm các dịch vụ xuất nhập khẩu thông quahàng hóa đó Bản chất của các đại lý vận tải hoạt động như các công ty kinhdoanh dịch vụ giao nhận vận chuyển và dịch vụ xuất nhập khẩu, thậm chí cả dịch
vụ bao gói hàng hóa cho phù hợp với phương thức vận chuyển, mua bảo hiểmhàng hóa cho hoạt động của họ
3.2.1.3 Ưu nhược điểm của phương pháp gia nhập thông qua xuất khẩu
a Ưu điểm
Thâm nhập thị trường nước ngoài thông qua hình thức xuất khẩu sẽ giúpcho các công ty tăng được doanh số bán hàng, tiếp thu được kinh nghiệm kinhdoanh quốc tế, tận dụng được những năng lực dư thừa và tăng thu ngoại tệ chođất nước Đặc biệt, hình thức thâm nhập này ít bị rủi ro, không tốn nhiều chi phínên dễ áp dụng trong giai đoạn đầu mới thâm nhập thị trường quốc tế
Trang 26Cấp phép là phương pháp gia nhập thị trường nước ngoài, trong đó mộtcông ty (bên bán giấy phép) sẽ trao cho một công ty khác (bên mua giấy phép)quyền được sử dụng các tài sản vô hình mà họ đang sở hữu ở một khu vực nào
đó và trong một thời gian xác định mà không chuyển quyền sở hữu cho bên muagiấy phép Để đổi lại, bên mua giấy phép phải trả tiền bản quyền cho bên bángiấy phép Số tiền này thường được tính trên cơ sở doanh thu bán hàng và trảtheo kỳ vụ Tuy nhiên, cũng có trường hợp số tiền này được trả một lần hoặc kếthợp giữa trả một lần và trả kỳ vụ Các tài sản vô hình có thể bao gồm bản quyềnsáng chế, phát minh, công thức, thiết kế, phương pháp, chương trình, nhãn mácsản phẩm và tên gọi sản phẩm đã được đăng ký
Có hai kiểu cấp phép: Cấp phép công nghệ - Trọng tâm là để phát triểncông nghiệp và công nghệ và cấp phép hàng hóa - danh tiếng – Trọng tâm là cầpphép một thương hiệu được công nhận
3.2.2.2 Ưu nhược điểm của phương pháp cấp phép:
Do không phải tốn thời gian để xây dựng và khởi công các cơ sở mới của mình, bên cấp giấy sẽ có điều kiện nhanh chóng thâm nhập thị trường
Do sẵn có cơ sở hạ tầng cũng như các kênh thông tin, các nguồn lực của bênđược cấp phép mà bên cấp phép có thể bỏ qua các giai đoạn đầu tư và xây dựngcác cơ sở hạ tầng ban đầu, nhanh chóng tham gia hoạt động kinh doanh và nhanhchóng chiếm lĩnh thị trường
Hợp đồng sử dụng giấy phép là một hình thức ít rủi ro hơn các hình thức khác khi thâm nhập thị trường quốc tế
Trang 27Điều nay thể hiện cơ bản ở chỗ, khi thâm nhập thị trường bằng hình thứchợp đồng cấp phép, công ty sẽ thu được một khoản tiền nhất định- chính là phícấp phép- mà khoản phí luôn luôn là lớn hoặc bằng 0 ngay cả khi đối tác kinhdoanh không hiệu quả thì công ty sẽ vẫn không mất tiền cho hoạt động cấp phép
Hợp đồng sử dụng giấy phép có thể giúp công ty hạn chế hiện tượng hàng hóa giả mạo xuất hiện trong chợ đen trên thị trường nước ngoài
Các nhà sản xuất trong một chừng mực nào đó có thể hạn chế bớt nhữngngười bán hàng lậu bằng cách bán giấy phép cho các công ty ở nước ngoài để họđưa ra thị trường các sản phẩm có mức giá cạnh tranh hơn Hơn nữa, các công tymua giấy phép lúc này sẽ phải có trách nhiệm đối với việc chống lại các hoạtđộng buôn bán lậu các sản phẩm trên thị trường của họ
b Nhược điểm
Khó kiểm soát các hoạt động của bên được cấp phép; từ đó, nảy sinh
ra 3 vấn đề cơ bản:
Thứ nhất, không tận dụng được hiệu ứng kinh nghiệm:
Giả sử công ty X thực hiện cấp phép cho công ty A ở quốc gia A và công
ty B ở quốc gia B (quốc gia A và quốc gia B có thể gần nhau về vị trí địa lý).Nếu đối tượng được cấp phép sẽ phục vụ cho việc sản xuất và kinh doanh cácngành hàng mà có quy mô sản xuất tối ưu là lớn, trong khi nhu cầu tiêu thụ củathị trường ở quốc gia A và quốc gia B là không đủ đáp ứng thì rõ ràng rằng việccấp phép là không hiệu quả bằng việc công ty X đầu tư nhà máy sản xuất ở mộttrong hai quốc gia và sản xuất cung ứng cho cả hai Đó chính là nhược điểmkhông tận dụng được hiệu ứng kinh nghiệm
Thứ hai, không phát huy được tính kinh tế của địa điểm:
Gỉả sử công ty X ký kết hợp đồng cấp phép với công ty A ở Nhật Bản vềcông nghệ sản xuất sản phẩm M Công ty Y (vốn là đối thủ cạnh tranh của công
ty X) sau khi tính toán và lựa chọn thì tiến hành đầu tư sản xuất cũng sản phẩm
M đó tại thị trường Trung Quốc Xét tổng thể, việc sản xuất sản phẩm M tại thịtrường Trung Quốc sẽ rẻ hơn rất nhiều so với sản xuất tại thị trường Nhật Bản.Như vậy, chúng ta thấy do không thể lựa chọn bên được cấp phép là những công
ty đặt tại những địa điểm sản xuất có lợi thế hơn mà công ty X đã mất lợi thế
Trang 28cạnh tranh hơn so với công ty Y Mọi việc sẽ trở nên đơn giản hơn nếu như cũng
có một công ty ở Trung Quốc có mong muốn được cấp phép quyền sử dụng côngnghệ sản xuất sản phẩm M đối với công ty X nhưng vấn đề là điều này khônghoàn toàn do bên cấp phép quyết định
Thứ ba, khó tham gia vào việc hợp tác có tính chiến lược toàncầu:
Nếu không sử dụng hình thức thâm nhập thị trường thông qua hợp đôngcấp phép mà công ty tiến hành đầu tư thì sẽ thành lập được các công ty con ở cácquốc gia khác nhau Và việc lấy vốn của những công ty con ở những quốc giakinh doanh tốt để hỗ trợ cho các công ty con khác ở các quốc gia đang khó khănhoặc cần nhiều vốn hỗ trợ sẽ không khó khăn gì đối với công ty mẹ Tuy nhiên,nếu là hình thức hợp đồng cấp phép thì bên cấp phép sẽ không thể nào lấy vốncủa bên được cấp phép này hỗ trợ cho bên được cấp phép khác để thực hiệnchiến lược phát triển tổng thể
Do đó, phương thức thâm nhập thị trường thông qua hợp đồng cấp phépnày thường không được ưu tiên sử dụng đối với các công ty theo đuổi chiến lượctoàn cầu và chiến lược xuyên quốc gia Chúng ta cũng thấy rằng các công ty theođuổi chiến lược toàn cầu cũng như các công ty theo đuổi chiến lược xuyên quốcgia là những công ty mà tập trung việc gia tăng lợi nhuận thông qua việc cắt giảmchi phí để đạt được lợi ích kinh tế của hiệu ứng kinh nghiệm, các công ty nàyhướng đến việc đưa ra thị trường các sản phẩm tiêu chuẩn hóa, vì vậy họ thuđược lợi ích tối đa từ quy mô
thể tạo ra những đối thủ cạnh tranh trong tương lai
Điều này đặc biệt nguy hiểm khi một công ty trao quyền sử dụng một tài sản
có lợi thế cạnh tranh của họ cho một công ty khác Các hợp đồng này thườngđược ký kết trong khoảng thời gian một vài năm, hoặc thậm chí cả thập kỷ vàhơn nữa Trong thời gian đó, bên mua giấy phép có thể trở nên rất phát đạt trongviệc sản xuất và tiêu thụ hàng hóa có sử dụng tài sản vô hình của công ty Khihợp đồng kết thúc, rất có thể bên mua giấy phép có khả năng sản xuất và bán cácphiên bản mới tốt hơn sản phẩm của công ty