1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

truyền thuyết trong lễ hội dân gian truyền thống

21 3,5K 37

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 54,42 KB

Nội dung

Từ đó, chúng em muốn mọi người nắm được những nội dung cơ bản và làm nền tảng kiếnthức cho bản thân về những nét đẹp văn hoá của dân tộc ta, cũng như một sốvấn đề cần quan tâm khi tham g

Trang 1

MỤC LỤCMỤC LỤC Trang 1 PHẦN MỞ ĐẦU Trang 2

1 Lí do chọn đề tài Trang 2

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Trang 2

3 Phương pháp nghiên cứu Trang 2 PHẦN NỘI DUNG Trang 3

1 Giới thiệu truyền thuyết và lễ hội Trang 3 1.1 Khái niệm truyền thuyết Trang 3 1.2 Khái niệm và đặc điểm của lễ hội Trang 3

2 Truyền thuyết trong lễ hội dân gian truyền thống Trang 4 2.1 Một số lễ hội tiêu biểu Trang 4 2.1.1 Lễ hội Gióng Phù Đổng Trang 4 2.1.2 Lễ hội Nghinh Ông Trang 7 2.1.3 Lễ hội Bà Chúa Xứ núi Sam Trang 10 2.2 Mối liên hệ giữa truyền thuyết và lễ hội Trang 14

3 Một số vấn đề đặt ra trong lễ hội dân gian truyền thống Trang 15 3.1 Hạn chế Trang 15 3.2 Biện pháp Trang 17 PHẦN KẾT LUẬN Trang 19 TÀI LIỆU THAM KHẢO Trang 20

Trang 2

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Ngày nay, cùng với sự phát triển của xã hội, đời sống tinh thần củangười dân được chú trọng, nền văn hoá của nước nhà đã tiếp thu và chịu ảnhhưởng không ít từ nền văn hoá của các nước tiến bộ trên thế giới, vì thế màcác lễ hội truyền thống của ta ít nhiều cũng bị biến tướng Cho nên, hiện naykhông quá nhiều người hiểu rõ, sâu và chắc mà đôi khi còn mơ hồ về mốiquan hệ giữa truyền thuyết và lễ hội hay các vấn đề cần quan tâm khi thamgia từng lễ hội của dân tộc Vì vậy, chúng em muốn đi sâu tìm hiểu mối quan

hệ mật thiết này trong một số lễ hội tiêu biểu của nhân dân ta Từ đó, chúng

em muốn mọi người nắm được những nội dung cơ bản và làm nền tảng kiếnthức cho bản thân về những nét đẹp văn hoá của dân tộc ta, cũng như một sốvấn đề cần quan tâm khi tham gia trẩy hội thông qua các truyền thuyết và lễhội gắn bó với nó

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của bài tiểu luận này hướng tới mối liên hệ giữatruyền thuyết và lễ hội dân gian truyền thống của nhân dân ta thông qua một

số lễ hội tiêu biểu của dân tộc

Phạm vi nghiên cứu mà nhóm tập trung là ba lễ hội dân gian truyềnthống của dân tộc, đó là lễ hội Gióng Phù Đổng, lễ hội Nghinh Ông và lễ hội

Bà Chúa Xứ núi Sam

3 Phương pháp nghiên cứu

Để hoàn thành bài tiểu luận này nhóm em đã sử dụng các phươngpháp nghiên cứu sau: Thu thập và xử lí tài liệu, phân tích và tổng hợp, nhậnđịnh đánh giá

Trang 3

PHẦN NỘI DUNG

1 Giới thiệu truyền thuyết và lễ hội

1.1 Khái niệm truyền thuyết

Truyền thuyết là những truyện kể truyền miệng kể lại truyện tích cácnhân vật lịch sử hoặc giải thích các phong vật địa phương theo quan điểmcủa nhân dân Biện pháp nghệ thuật phổ biến của truyền thuyết là khoatrương, phóng đại, đồng thời nó cũng sử dụng yếu tố hư ảo, thần kỳ nhưtruyện cổ tích và truyện thần thoại

1.2 Khái niệm và đặc điểm của lễ hội

Lễ hội là sinh hoạt văn hóa tôn giáo, nghệ thuật của cộng đồng, xuấtphát từ nhu cầu của cuộc sống như nhằm biểu hiện sự tôn kính của con ngườivới thần linh hay phản ánh những ước mơ chính đáng của con người trướccuộc sống mà họ có kinh nghiệm thực hiện

Mỗi một lễ hội đều mang một trong năm đặc điểm sau và gắn liền vớitruyền thuyết

Thứ nhất - Tính thiêng: Mỗi một lễ hội muốn hình thành bao giờ cũngphải tìm ra được một lí do mang tính thiêng nào đó Tính thiêng đó có thể lànơi người anh hùng hiển hách bay về trời hay một xác người trôi sông đượcnhân dân vớt lên thờ cúng… Song những con người đó bao giờ cũng trở nênthiêng hóa và trở thành “ thần thánh” trong tâm trí của người dân Chính tínhthiêng đó đã trở thành chỗ dựa tinh thần cho nhân dân

Thứ hai - Tính cộng đồng: Lễ hội chỉ được sinh ra, tồn tại và pháttriển khi nó trở thành nhu cầu tự nguyện của một cộng đồng người

Thứ ba - Tính địa phương: Lễ hội được sinh ra và gắn liền với mộtvùng nhất định, bởi vậy lễ hội của vùng nào sẽ mang sắc thái riêng của vùngđó

Trang 4

Thứ tư - Tính cung đình: Đa phần các nhân vật được suy tôn trong lễhội người Việt là những người từng giữ chức vụ trong triều đình ngày xưa.Bởi thế các hoạt động chủ yếu của lễ hội đều mô phỏng sinh hoạt cung đìnhngày xưa.

Thứ năm - Tính đương đại: Trong quá trình vận động của lịch sử, lễhội cũng dần dần tiếp thu những yếu tố đương đại như micro, tăng âm,…giúp cho việc tổ chức lễ hội được tiện lợi hơn

Như vậy, mỗi một lễ hội đều gắn liền với truyền thuyết và mangnhững đặc trưng nhất định Trong đó lễ hội được chia làm hai phần là phần

Lễ và phần Hội Đầu tiên, lễ là những nghi thức được tiến hành nhằm đánhdấu hoặc kỷ niệm một sự kiện có ý nghĩa nào đó Nó thường diễn ra ở nhữngnơi trang nghiêm như trước hoặc trong cửa đình, chùa… mục đích là để giaotiếp với thần linh qua các nghi thức tín ngưỡng, tôn giáo, thể hiện nguyệnvọng của cộng đồng người Tiếp theo, hội là dịp để vui chơi tổ chức chođông đảo người dân tham gia, theo phong tục hoặc dịp đặc biệt Phần hộiđược diễn ra nhằm thỏa mãn nhu cầu vui chơi, giải trí của con người thôngqua các trò chơi dân gian, địa điểm diễn ra ở những bãi đất trống và rộng rãi

Qua đó ta thấy, lễ hội là một hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng,diễn ra trên một địa bàn dân cư, trong một giới hạn không gian và thời giannhất định, nhằm nhắc lại một sự kiện nhân vật lịch sử hay huyền thoại, đồngthời để biểu hiện cách ứng xử văn hóa của con người với thiên nhiên, vớithần thánh và với con người trong xã hội

2 Truyền thuyết trong lễ hội dân gian truyền thống

2.1 Một số lễ hội tiêu biểu

2.1.1 Lễ hội Gióng Phù Đổng

Lễ hội Gióng Phù Đổng là một trong những lễ hội tiêu biểu của dântộc Việt Nam, ca ngợi vẻ đẹp về những chiến công vang dội của người anhhùng Thánh Gióng Lễ hội đã mô phỏng lại những trận đánh sinh động của

Trang 5

Thánh Gióng và nhà nước Văn Lang chống giặc Ân xâm lược Đồng thời lễhội nêu cao tinh thần ý thức cộng đồng của các bộ lạc lúc bấy giờ, từ đó đềcao lòng yêu nước, ý chí quật cường, tự chủ của dân tộc ta Hội Gióng được

tổ chức ở nhiều nơi thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ, tiêu biểu như ở đềnGióng và đền Sóc (Hà Nội) Đặc sắc trong số đó là Hội Gióng Sóc Sơn

Hội Gióng Sóc Sơn được tổ chức từ mồng sáu tháng giêng âm lịch,nhưng nghi lễ đặc biệt diễn ra vào ngày mồng năm, còn nghi lễ chính diễn ravào ngày mồng bảy Lễ hội được diễn ra ở đền Sóc, xã Phù Linh, huyện SócSơn, Hà Nội

Theo truyền thuyết Thánh Gióng, chuyện kể rằng: Vào đời HùngVương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn và cótiếng là phúc đức Hai ông bà ao ước có một đứa con Một hôm bà ra đồngtrông thấy một vết chân to quá, liền đặt bàn chân mình lên ướm thử để xemthua kém bao nhiêu Không ngờ về nhà bà thụ thai và mười hai tháng sausinh một cậu bé mặt mũi rất khôi ngô Hai vợ chồng mừng lắm Nhưng lạthay, đứa trẻ cho đến khi lên ba vẫn không biết nói, biết cười, cũng chẳngbiết đi, cứ đặt đâu thì nằm đấy Bấy giờ có giặc Ân đến xâm phạm bờ cõinước ta Thế giặc mạnh, nhà vua rất lo sợ, bèn truyền cho sứ giả đi khắp nơitìm người tài giỏi cứu nước Ðứa bé nghe tin, bỗng dưng cất tiếng nói: "Mẹ

ra mời sứ giả vào đây" Sứ giả vào, đứa bé bảo: "Ông về tâu vua sắm cho tamột con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặcnày." Sứ giả vừa kinh ngạc, vừa mừng rỡ, liền vội vàng về tâu vua Nhà vuatruyền cho thợ ngày đêm làm gấp những vật chú bé dặn

Càng lạ hơn nữa, sau hôm gặp sứ giả, chú bé lớn nhanh như thổi.Cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc xong đã căng đứt chỉ Hai vợ chồnglàm ra bao nhiêu cũng không đủ nuôi con, thành thử phải chạy nhờ bà con,hàng xóm Bà con đều vui lòng gom góp gạo thóc nuôi chú bé, vì ai cũngmong chú giết giặc, cứu nước

Trang 6

Giặc đã đến chân núi Trâu Thế nước rất nguy, người người hoảnghốt Vừa lúc đó, sứ giả đem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến Chú bé vùngdậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng, oaiphong lẫm liệt Tráng sĩ bước lên vỗ vào mông ngựa Ngựa hí dài mấy tiếngvang dội Tráng sĩ mặc áo giáp, cầm roi nhảy lên mình ngựa Ngựa phun lửa,tráng sĩ thúc ngựa phi thẳng đến nơi có giặc, đón đầu chúng đánh giết hết lớpnày đến lớp khác, giặc chết như rạ Bỗng roi sắt gẫy Tráng sĩ bèn nhổ nhữngcụm tre cạnh đường quật vào giặc Giặc tan vỡ Ðám tàn quân giẫm đạp nhauchạy trốn, tráng sĩ đuổi đến chân núi Sóc (Sóc Sơn) Ðến đấy, một người mộtngựa, tráng sĩ lên đỉnh núi cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ baylên trời.

Hội Gióng Sóc Sơn được nhân dân tổ chức bao gồm hai phần, đó làphần lễ và phần hội Ở mỗi phần có những hoạt động đặc sắc khác nhau, mangđậm màu sắc dân tộc truyền thống

Phần thứ nhất là phần Lễ, phần này bao gồm các Lễ như Lễ Dục Vọng,

Lễ Khai Quang và Lễ dâng hoa tre và chém tướng giặc Lễ Dục Vọng đượclàm vào đêm mồng năm để mời ông Gióng về với các lễ vật, lễ phẩm đượcchuẩn bị chu đáo với lòng thành kính mong đức Thánh Gióng phù hộ cho dânlàng có một cuộc sống ấm no, hạnh phúc.Lễ Khai Quang được xem là ngàykhai hội, vào đúng nửa đêm dân làng và khách thập phương sẽ dâng hương vàtắm cho pho tượng Nghi lễ cuối cùng cũng là nghi lễ chủ yếu ở lễ hội này làdâng hoa tre ở đền Sóc và chém tướng giặc Hoa tre được làm bằng nhữngthanh tre dài khoảng 50cm, đường kính khoảng 1cm, đầu được vót thành xơ vànhuộm màu Sau lễ dâng hoa, tre được tung ra trước sân đền cho người dự hộilấy để cầu may Chém tướng giặc được thực hiện bằng cách chém một photượng, diễn lại truyền thuyết Gióng dùng tre ngà quật chết tướng cầm đầu giặc

Ân là Thạch Linh

Trang 7

Phần thứ hai là phần hội gồm những trò chơi dân gian như: chọi gà, cờtướng, hát ca trù, hát chèo, bịt mắt bắt vịt… Mọi người tham gia lễ hội đều háohức và nhiệt tình trong từng trò chơi mang tính dân gian truyền thống của nềnvăn hoá nước nhà.

Đây được xem là một lễ hội thu hút sự quan tâm của người dân vàkhách thập phương khi đến với đền Sóc nổi tiếng ở Hà Nội Hội Gióng SócSơn là một lễ hội văn hóa cổ truyền mô phỏng một cách sinh động và khoa họcdiễn biến các trận đấu của thánh Gióng và nhân dân Văn Lang với giặc Ân.Thông qua đó có thể nâng cao nhận thức cộng đồng về các hình thức chiếntranh bộ lạc thời cổ xưa và liên tưởng tới bản chất tất thắng của cuộc chiếntranh nhân dân, toàn dân, toàn diện trong sự nghiệp giải phóng và bảo vệ Tổquốc

Lễ hội Thánh Gióng đã biểu tượng hoá, diễn xướng hoá và vừa mã hoávừa giải mã huyền thoại Thánh Gióng để truyền đạt một ý niệm của dân tộc ta,

đó là chủ nghĩa anh hùng yêu nước và đưa nó tái hoà nhập vào kí ức cộngđồng Cho nên, hội Gióng là một lễ hội đặc sắc, mang nhiều nét văn hoá riêngbiệt và đã được UNESCO công nhận là di sản phi vật thể của nhân loại

2.1.2 Lễ hội Nghinh Ông

Mỗi một ngành nghề đều có những lễ hội đặc trưng riêng, gắn bó vớicông việc lao động sản xuất của nhân dân từng vùng miền như nghề trồnglúa có lễ hội lúa, nghề ngư dân có lễ hội cúng tế ông Nam Hải ở vùng venbiển… Trong số các lễ hội đậm màu sắc dân gian truyền thống ấy thì lễ hộiNghinh Ông là một trong những lễ hội tiêu biểu và có ý nghĩa sâu sắc trongđời sống lao động sản xuất của ngư dân nói riêng và nét đẹp phong tụctruyền thống của dân tộc ta nói chung

Lễ hội Nghinh Ông có nhiều tên gọi khác nhau như lễ rước cốt ông, lễcầu ngư, lễ tế cá "Ông", lễ cúng "Ông", lễ nghinh "Ông" hay gọi là lễ nghinh

Trang 8

ông Thủy tướng Lễ hội được tổ chức tại các tỉnh miền ven biển Việt Nam từQuảng Bình trở vào Nam (bao gồm cả Phú Quốc) Thời gian diễn ra của lễhội thường vào một thời điểm nhất định trong năm tuỳ theo từng địa phương.Nếu ở tỉnh Khánh Hoà diễn ra vào ngày mồng năm tháng mười hai âm lịchhàng năm thì miền biển Vũng Tàu tổ chức vào những ngày 16, 17, 18 thángtám âm lịch hay thị trấn Cần Giờ, TP Hồ Chí Minh được ngư dân tiến hành

lễ hội từ ngày 14 đến ngày 17 tháng tám âm lịch

Ngư dân có một niềm tin mãnh liệt vào tín ngưỡng và thuyết thuyếtgắn bó với lễ hội này Theo truyền thuyết, tục thờ cá Ông được xuất phát từtín ngưỡng của dân tộc Chăm: “Vị thần tên là Cha-aih-va, vì quá nôn nóngtrở về xứ sở sau thời gian khổ luyện phép thuật đã cãi lại thầy của mình và

tự ý biến thành cá Voi Từ đó, mỗi khi có thuyền lâm nạn vị thần đều nâng

đỡ và đưa người lâm nạn vào bờ” Khác với người Chăm, truyền thuyết dângian của dân tộc Kinh thì cho rằng: “Cá Voi do Phật Quan Âm Bồ Tát xéchiếc áo cà sa thành muôn mảnh thả trên mặt biển để cứu vớt chúng sinh đibiển bị lâm nạn” Trong lịch sử triều Nguyễn có ghi lại: Khi Chúa NguyễnÁnh bôn tẩu ngoài đảo Phú Quốc (Kiên Giang) bị bão lớn, thuyền sắp đắm,ông đã cầu nguyện và được cứu thoát nạn Sau khi phục quốc lên ngôi, vuaGia Long (tức Chúa Nguyễn Ánh) phong cho cá Voi là “Nam Hải Cự TộcNgọc Lân Thượng Đẳng Thần” Những người dân vùng ven biển tôn vinh cáÔng (hay còn gọi là cá Voi) thành một vị thần rất đỗi thiêng liêng, là chỗ dựatinh thần mỗi khi gặp sóng to gió lớn, thuyền bị đắm, khi con người bị hiểmnguy đe doạ Truyền thuyết của dân tộc Kinh về lễ hội Nghinh Ông có liênquan đến phần lễ rước kiệu

Lễ hội cúng ông Nam Hải cũng như các lễ hội dân gian khác, đều cóhai phần (phần Lễ và phần Hội) tạo thành một lễ hội đặc sắc của ngư dân cáctỉnh ven biển của dải đất hình chữ S Việt Nam Phần Lễ bao gồm hai phần:phần thứ nhất là lễ rước kiệu Đây là lễ rước kiệu của Nam hải Tướng quân

Trang 9

xuống thuyền rồng ra biển Dọc theo đường rước, ngư dân sống trên biển và

bà con bày lễ vật nghênh đón, khói nhang nghi ngút Cùng với thuyền rồngrước Thủy tướng, có hàng trăm ghe lớn nhỏ, trang hoàng lộng lẫy, cờ hoa rực

rỡ tháp tùng ra biển nghênh ông Trước mũi ghe là hương án và mâm lễ vật.Trên các ghe lớn nhỏ này có chở hàng ngàn khách và bà con tham dự đoànrước Đoàn rước quay về bến nơi xuất phát, rước ông về lăng ông Thủytướng (nếu có ở địa phương đó) Tại bến một đoàn múa lân, sư tử, rồng đãđợi sẵn để đón ông về lăng Tiếp theo là lễ tế được diễn ra trang trọng sau Lễrước với nghi thức cổ truyền Các lễ cầu an, xây chầu đại bội, hát bội diễn ratại lăng ông Thủy tướng

Sau phần Lễ với việc chuẩn bị cúng bái để rước ông Nam hải mộtcách trang trọng với sự bày tỏ lòng thành, lòng biết ơn ông Thuỷ tướng đãche chở và cứu nạn những người con miền biển được an toàn trong nhữngngày gió to sóng lớn, đó là phần hội Đây là phần bao gồm các hoạt động của

lễ hội như các nghi thức rước Ông ra biển với hàng trăm ghe tàu lớn nhỏcùng các lễ cúng trang trọng Ở tại nhà suốt ngày lễ hội, các ngư dân mờithỉnh lẫn nhau, kể cả khách từ nơi xa đến cùng nhau ăn uống, vui chơi, tròchuyện thân tình Đây là một lễ hội mang bản sắc thuần phong mỹ tục đậm

đà và sâu sắc

Một lễ hội mang nhiều hoạt động gắn liền với đời sống lao động vàtrong đời sống tinh thần của ngư dân miền biển nói riêng và toàn thể nhândân Việt Nam nói chung Lễ hội có vị trí đặc biệt trong đời sống tâm linh vàtín ngưỡng của cộng đồng ngư dân, đặc biệt là ngư dân các làng vạn chài.Qua thời gian, lễ hội càng được củng cố trong cộng đồng ngư dân ven biển.Nếu như ngọn hải đăng là kim chỉ nam cho các tàu bè của ngư dân tìm raphương hướng vào đất liền mỗi khi gặp bão lớn thì cá Ông là một vị thần hộmệnh, bảo vệ, chở che, là đấng linh thiêng mà ngư dân đặt một niềm tin vữngmạnh mỗi khi lướt sóng ra khơi Đồng thời, tín ngưỡng thờ cá Ông được

Trang 10

củng cố qua các triều đại vua Bên cạnh đó, lễ hội còn là sự cố kết cộngđồng, không chỉ là nơi cá Ông lụy mà còn vạn chài ở các làng lân cận cùngchung tay góp sức lo các việc nghi lễ, cùng tham gia vào tế tự, trò diễn dângian khác tạo nên sự kết nối cộng đồng.

Qua đó, lễ cúng ông Nam hải đã trở thành lễ hội truyền thống của bàcon ngư dân Tất cả mọi người đều phấn chấn và cầu mong ngày lễ hội được

mở ra, tư tưởng của mỗi người dân sản xuất trên biển đều cảm thấy yên tâmhơn, tinh thần ổn định hơn để cầu mong một mùa thắng lợi Vì vậy, khi thamgia lễ hội ngư dân cầu mong sẽ có một năm mưa thuận gió hoà, đánh bắt bộithu, cầu mong cho mỗi chuyến ra khơi được an toàn, mạnh khoẻ, chắc taychèo tay lái, đặc biệt là đánh bắt được nhiều hải sản Từ đó, qua lễ hộiNghinh Ông các giá trị truyền thống văn hóa được trao truyền và được bảolưu

2.1.3 Lễ hội Bà Chúa Xứ núi Sam

Dọc theo dải đất hình chữ S đất nước Việt Nam, theo suốt chiều dàicác lễ hội dân gian truyền thống từ Bắc vào Nam, đã có rất nhiều lễ hội tiêubiểu cho từng vùng miền, từng ngành nghề của dân tộc ta Đến với vùngđồng bằng sông Cửu Long, dân địa phương và khách thập phương sẽ ấntượng với lễ hội Bà Chúa Xứ núi Sam cùng với truyền thuyết thú vị gắn với

lễ hội này

Lễ hội Bà Chúa Xứ nằm dưới núi Sam, thành phố Châu Đốc, tỉnh AnGiang còn gọi là lễ hội miếu Bà Chúa hay lễ vía Bà được tổ chức từ đêm23/4 đến 27/4 âm lịch

Truyền thuyết gắn với lễ hội này rất thú vị và có nhiều truyền thuyếtkhác nhau được lưu truyền trong nhân dân địa phương Hầu hết, các truyềnthuyết đều lien quan đến các chi tiết sau: Văn hóa và truyền thuyết về sự hìnhthành đế quốc Phù Nam, một đế quốc huyền thoại mà sự ra đời và biến mất

Ngày đăng: 03/07/2014, 21:43

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Lễ hội Việt Nam, nguồn: http://vi.wikipedia.org/wiki/L%E1%BB%85_h%E1%BB%99i_Vi%E1%BB%87t_Nam Link
3. Truyền thuyết, nguồn: http://vi.wikipedia.org/wiki/Truy%E1%BB%81n_thuy%E1%BA%BFt Link
6. Lễ hội Nghinh Ông, nguồn:http://vi.wikipedia.org/wiki/L%E1%BB%85_h%E1%BB%99i_nghinh_%C3 Link
7. Giai thoại về pho tượng Bà Chúa Xứ núi Sam, nguồn: http://xzone.vn/xahoi/giai-thoai-ve-pho-tuong-ba-chua-xu-nui-sam_83578.html8. Lễ vía Bà chúa Xứ- An Giang, nguồn:http://www.youtube.com/watch?v=NK_M3YWIBlo Link
12. Mối liên hệ giữa truyền thuyết, nguồn: http://www.doko.vn/luan- van/moiquan-he-truyen-thuyet-va-le-hoi-129210 Link
1. Văn học dân gian Việt Nam, Đinh Gia Khánh chủ biên, Chu Xuân Diên- Võ Quang Nhơn, NXB Giaó dục Việt Nam, năm 2009 Khác
11.truyen-thuyet-ve-mieu-ba-chua-xu-nui-sam--443-0.html Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w