1. Trang chủ
  2. » Văn Hóa - Nghệ Thuật

lễ hội dân tộc khmer

10 869 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 894 KB

Nội dung

LỂ HỘI DÂN TỘC KHMER (CĐHD05N01 VÕ THANH NHÀN) Lễ hội Ok om bok Bách khoa toàn thư mở Wikipedia Lễ hội Ok om bok là một lễ hội của người Khmer, Ok om bok (lễ cúng trăng, tạ ơn và cầu cho mùa màng tốt tươi) theo tiếng Khmer. Theo quan niệm tín ngưỡng của người Khmer, Mặt Trăng là vị thần cai quản thời tiết và mùa màng trong năm. Lễ hội này diễn ra hàng năm vào ngày Rằm Cađấc theo Phật lịch, dịp rằm tháng 10 âm lịch. Thường được tổ chức tại của mỗi phum sóc diễn ra tại sân chùa, hai tỉnh Trà Vinh và Sóc Trăng, nơi đông bà con dân tộc người Khmer. Hình thức tổ chứcLúc thần Mặt Trăng lên cao, dâng cúng các khoản vật của mùa màng nông sản trong năm, vừa thu hoạch như cốm dẹp, chuối, mía Cầu mong thần Mặt Trăng cho năm sau được mưa thuận gió hòa, cây cối tươi tốt. Những cuộc thi Cuộc thi thả đèn gió Trong lễ hội vào buổi tối, diễn ra cuộc thi thả đèn gío. Đèn gió bay lên cao tượng trưng cho những ước vọng, nền tin của người thả. Gửi tới thần Mặt Trăng, và luôn nghĩ đến thần đang nhìn mình và ủng hộ mình. Thi đua ghe ngo Trước ngày Rằm, sẽ có một cuộc đua ghe Ngo. Nghi thức truyền thống tiễn đưa thần nước, sau mùa gieo trồng về với biển cả. Cũng là nghi thức tôn giáo tưởng nhớ rằng thần rắn Nagar xưa biến thành khúc gỗ để đưa Phật qua sông. Là một trò chơi dân gian, vừa tỏ sức mạnh vừa tỏ sự đoàn kết. Mọi người dân đủ các thành phần tập trung hai bên dòng sông, nhạc ngũ âm đánh tưng bừng hai bên dòng. Các đội đua từ các tỉnh lân cận, huyện trong tỉnh đó tập trung cùng nhau thi. Bonh Chôl Chnam Thmây: Lễ vào năm mới, mang ý nghĩa là mừng thêm một tuổi, tương tự như Tết Nguyên đán của người Việt, với hy vọng năm mới đến sẽ đem lại những điều may mắn. Được diễn ra vào giữa tháng 4 dương lịch (tháng 3 âm lịch), không cố định ngày, hàng năm đều do các nhà thiên văn bói toán ấn định, tính theo vòng quay trái đất quanh mặt trời trong một năm sẽ định ra được ngày, giờ cụ thể trong năm đó. Đến khi có được ngày, giờ cụ thể và tới thời gian đó, bà con ăn mặc đẹp, đem nhang đèn đến chùa làm lễ đón Giao thừa, sau giờ phúc đó sẽ bước vào năm mới và được tổ chức đón tết trong 03 ngày cụ thể như sau: - Ngày thứ nhất gọi là Thngay Chôl Chnam Thmây (ngày vào năm mới), bà con làm cơm đi chùa vào buổi sáng và buổi trưa để dâng đến các vị Sư, được nghe các vị chúc tụng năm mới. Đêm lại, nghe các vị Sư tụng kinh Cầu an năm mới, cầu cho “Quốc thái dân an” và hưởng được 4 pháp của đức Phật (sống lâu, sắc đẹp, an vui và sức mạnh), rồi được nghe các vị thuyết pháp về ý nghĩa của lễ Chôl Chnam Thmây và sau đó thanh niên nam nữ cùng nhau múa hát trước sân chùa. - Ngày thứ hai gọi là Thngay Von-boch cũng giống như ngày thứ nhất vẫn làm cơm đi chùa dâng đến các vị Sư và lắng nghe các vị chúc tụng, cầu an, thuyết pháp giảng đạo, rồi các thanh niên nam nữ vui chơi trước sân chùa. - Ngày thứ ba gọi là Thngay Lơn-săk (ngày thêm tuổi), mới chính là ngày chánh cũng là ngày cuối tết, tương tự như hai ngày đầu, nhưng ngày này bà con đều đến đông đủ để làm lễ Cầu siêu cho người thân đã quá cố, để vong linh của họ sớm được siêu thoát. Chiều mọi người cùng nhau làm lễ tắm tượng Phật để tỏ lòng tưởng nhớ và biết ơn đức Phật, đồng thời cũng để rửa những điều không may của năm cũ để sang năm mới vạn sự như ý. Tết Chôl Chnam Thmây được kết thúc. Bonh Đôl-ta: Lễ ông bà, được tổ chức hàng năm vào ngày 29-30 tháng 8 âm lịch, nhằm tưởng nhớ công ơn cha mẹ, họ hàng và người thân đã quá vãng. Lễ được diễn ra trong 02 ngày: - Ngày thứ nhất gọi là Sên Đôl-ta (cúng ông bà), vào ngày 29/8 âl, tại mọi gia đình làm một mâm cơm tươm tất, thấp nhang đèn, mời anh em họ hàng bạn bè lại cùng cúng, khấn vái, mời những linh hồn người thân đã vãng về ăn uống. - Ngày thứ hai gọi là Bonh Phchum Banh (lễ hội linh) vào ngày 30/8 âl, ngày này là ngày hội của những linh hồn người thân đã quá cố đều hội tụ về chùa. Vì thế tất cả gia đình người Khmer đều làm cơm đi chùa, mời các vị sư tụng kinh cầu siêu và nhận hồng phúc mà chúng con dâng cúng hôm nay để sớm được siêu thoát. Lê Đôl-ta được kết thúc tại đây. 3. Bonh Oc-om-bok: Lễ đút cốm dẹp, có nghĩa là người ta lấy cốm dẹp trộn với đường, dừa rồi vắt thành cục nhỏ kèm theo một trái chuối đút vào miệng các trẻ em từ 2 năm tuổi trở lên và để cho trẻ cầu nguyện những ước mơ của mình. Ngoài ra còn mang ý nghĩa mừng cơm mới vào những ngày trăng sáng mưa gió chấm dứt, nước từ từ rút xuống, mở đầu cho một mùa khô. Đồng thời cũng để tưởng nhớ đến công ơn Mặt trăng, được người dân Khmer coi như là một vị thần điều tiết mùa màng nên còn gọi là “lễ cúng trăng”, được tổ chức hàng năm vào ngày 15 tháng 10 âm lịch. Trong đó có tổ chức các môn thể thao giải trí như đua ghe Ngo, thuyền bầu,… Ngoài ra còn nhiều lễ hội khác như: Lễ Dâng y cà-sa, lễ Cầu an, lễ chúc thọ, lễ Phật định, Phật đản,… Đặc sắc Lễ Nhập hạ của người Khmer Hàng năm, các lễ hội lớn của người Khmer đều diễn ra như: Lễ Chol Chnam Thmey, Lễ Sene Dolta, Lễ Ok OmBok,… Một trong những nét văn hóa đặc sắc của người Khmer Nam Bộ chính là Lễ Nhập hạ. Cứ đến ngày 15/6 âm lịch hàng năm (tháng Asat của đồng bào Khmer), đồng bào Khmer Nam Bộ nói chung và người dân Sóc Trăng nói riêng lại tổ chức lễ Nhập hạ, còn gọi là Bun Chôl Vô Sa, cầu cho mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an, gia đình yên vui hạnh phúc; đồng thời dâng các vật dụng sinh hoạt cho các chư tăng tại chùa trong 3 tháng Nhập hạ. Lễ Nhập hạ của đồng bào Khmer có thể chia làm 2 ngày chính. Ngày thứ nhất diễn ra vào buổi chiều, đồng bào sẽ đem lễ vật đến chùa để làm lễ cầu nguyện. Trong ngày này, lễ vật không thể thiếu là những cây đèn cầy to lớn được các phật tử dâng đến chùa để thắp liên tục (không để tắt) trong ba tháng Nhập hạ. Ngày thứ hai, đồng bào phật tử đem cơm, nước, gạo đến chùa dâng lên sư sãi nhằm cầu siêu cho người quá cố và cầu bình an, hạnh phúc cho phum sóc. Trong ba tháng Nhập hạ (từ ngày 15/6-15/9 âm lịch), ngoài việc thắp đèn cầy, các chùa Khmer còn đánh trống vào hai buổi sáng (bắt đầu từ 4 giờ -5 giờ) và chiều (từ 16-17 giờ) để giúp cho đồng bào của phum sóc chủ động được thời gian trong hoạt động sản xuất, sinh hoạt. Lễ Nhập hạ được tổ chức vào mùa mưa, khi bắt đầu vào mùa gieo trồng và cày cấy theo lịch của đồng bào Khmer. Lễ Nhập hạ có ý nghĩa quan trọng đối với sư sãi và đồng bào Khmer, vừa tạo thời gian để sư sãi chuyên tâm học đạo, trau dồi giáo lý và tự vấn bản thân trong quá trình tu hành, vừa tạo điều kiện cho người dân chuyên tâm lao động sản xuất, đạt năng suất cao trong mùa vụ. Ngoài ra, người Khmer Nam bộ còn có các hoạt động văn hóa - thể thao truyền thống khác mang ý nghĩa hết sức thiêng liêng của như đua ghe ngo, đua bò. Trước đây, các hoạt động này chỉ mang tính tự phát, nhưng ngày nay đua ghe ngo và đua bò đã thực sự trở thành đặc trưng văn hóa tiêu biểu của dân tộc Khơme Nam bộ nói riêng và cả vùng Nam bộ nói chung trong các lễ hội truyền thống. Có thể thấy, lễ hội của dân tộc Khmer Nam bộ được xem là hệ thống di sản mang nhiều giá trị văn hóa – lịch sử lâu đời với nhiều nét đặc thù, độc đáo của văn hóa địa phương. Ngay cả hình ảnh của những ngôi chùa Khmer với kiến trúc độc đáo, không chỉ là không gian tâm linh mà còn là một trung tâm hoạt động văn hóa, xã hội - được xem như một bảo tàng hoàn hảo cả về giá trị văn hóa – lịch sử, là một biểu trưng nghệ thuật độc đáo của người Khmer Nam bộ. Do đó, trong các lễ hội, bên cạnh niềm vui cộng đồng, người Khmer luôn thể hiện mong muốn giữ gìn đạo lý trong các mối quan hệ cuộc sống, cầu chúc phước lành, may mắn cho những người xung quanh. Đó cũng chính là nền tảng của đời sống tinh thần và là nét đẹp tâm hồn của đồng bào Khmer Nam bộ. Lễ hội Xuống đồng của người Khmer Bình Phước Lễ hội xuống đồng hay còn gọi là Sen Đây S’Re, lễ cúng ruộng, cúng xuống giống là lễ hội tiêu biểu, chứa đựng nhiều giá trị văn hóa đặc trưng về truyền thống sản xuất lúa nước của người Khmer ở Bình Phước. Theo tập quán của người Khmer (Bình Phước), mỗi người sinh ra đều được cha mẹ định cho một ngày tốt và họ sẽ sử dụng để thực hiện các công việc quan trọng trong cuộc đời, trong đó có việc chọn ngày làm đất, gieo mạ, cấy lúa. Sau khi làm đất, gieo mạ, đến ngày các gia đình cúng thần linh để cầu xin mưa thuận gió hòa và một mùa bội thu. Lễ xuống đồng thường bắt đầu vào mùa mưa (khoảng tháng 4, 5 âm lịch). Mở đầu lễ hội Xuống đồng là nghi thức cột mạ. Nghi thức này mang ý nghĩa hồn của cây mạ sẽ được vẹn toàn hơn, cấy xuống sẽ tốt hơn. Sau đó là nghi lễ cúng thần linh. Nghi lễ này được thực hiện với 2 quy mô khác nhau: Lễ cúng hằng năm sẽ nhỏ hơn so với lễ cúng ba năm. Thời gian tiến hành lễ hội được lựa chọn theo ngày tốt của chủ ruộng (theo quan niệm của người Khmer, khi sinh ra mỗi người có một ngày tốt) Trước khi tổ chức lễ hội, chủ ruộng không biết các nghi thức nghi lễ cúng xin thần linh sẽ mời một người trong sóc (ấp) biết thực hiện các nghi lễ trong lễ xuống đồng (thường là già làng hoặc là người lớn tuổi trong sóc, ấp) và mời các chủ ruộng bên cạnh ruộng của mình cùng tham dự lễ xuống đồng của gia đình mình. Lễ vật cúng gồm có xôi, gà, cau, trầu, chuối, rượu, hai bó mạ và có thêm một bộ đầu heo để tạ ơn thần linh. Với các năm bình thường, mỗi nhà chỉ cúng một con gà và chuối, xôi, cau, trầu, rượu và hai bó mạ. Sau khi cúng xong các gia đình xuống đồng cấy lúa. Khấn tạ ơn thần linh. Ảnh: Internet Trong số các thần trong đời sống tâm linh của người Khmer thì bà Bống là vị thần gần gũi nhất, giúp đỡ con người nhiều nhất. Bởi vậy, trên mâm lễ có 2 nắm lá trầu, hoa và chuối là những món bà Bống thích. Gia chủ thường xin bà Bống chứng giám nghi lễ, tấm lòng của mình trước, sau đó xin thổ thần và các vị thần khác cùng cô hồn chứng giám. Trong lúc cúng lễ, con cháu, những người thân thích đến chúc mừng và góp tiền cúng các thần. Sau lễ khai mạc, đông đảo người dân ở các ấp tập trung đến chòi của mình để thực hiện nghi lễ cúng thần. Ở 3 chòi của 3 ấp, các gia đình và già làng hát 3 bài tiếng Khmer, kết thúc mỗi bài mọi người đều đồng thanh hô to để thể hiện quyết tâm gặt hái mùa màng bội thu. Sau khi đã cúng lễ, mọi người xuống đồng thực hiện các công đoạn nhổ mạ, bừa đất và cấy lúa. Trên 3 chòi các già làng, bà con thân thích trò chuyện, ăn xôi, thịt và uống rượu. Không khí vui tươi, rộn ràng và phấn khởi lan tỏa khắp cánh đồng. Thông qua lễ hội các vị già làng đã truyền dạy cách thức tổ chức và ý nghĩa của lễ hội cho cộng đồng. Đây là dịp mọi người trao đổi kinh nghiệm, giúp đỡ nhau trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, tăng cường tính cố kết cộng đồng. lễ hội thả điều sáo của người Khmer, Bình Phước Lễ hội thả diều từ lâu đã in đậm trong tâm thức của người Khmer nói chung và của người Khmer ở Bình Phước nói riêng. ảnh minh họa Với dân số khoảng 9000 người, cư trú rải rác trên khắp các huyện, thị xã trong tỉnh Bình Phước, người Khmer đã tạo nên một diện mạo văn hóa vô cùng phong phú và đặc sắc. Vốn là cư dân nông nghiệp làm ruộng lúa nước và rất sùng tín đạo Phật. Mọi hoạt động sản xuất nông nghiệp của người Khmer đều gắn với ý niệm nước - nắng, ẩm – khô nên nghề thủ công cổ truyền phần nào thể hiện đời sống tâm linh của họ, đều tập trung vào việc làm diều. Trong ý niệm của người Khmer, Diều (Khlèn) - nghĩa gốc là Chim Diều hâu là biểu tượng của mặt trời - nắng. Diều thả cũng nằm trong ý niệm đó. Người Khmer thả diều khi gió mùa Đông Bắc tràn về xua tan mây mù để nắng trở về, thường là vào tháng Kádek (tương ứng với tháng 10 âm lịch). Thả diều là một biểu tượng cầu nắng để hạt lúa chóng chín, chóng được gặt hái… Diều thả của người Khmer có khá nhiều loại, nhưng phổ biến nhất là Khlèn phnon, còn gọi là Por kón (mang con) hoặc Mékón (mẹ con). Diều được làm bằng tre và vải trúc bâu, tơ chuối hoặc tơ dâu. Tơ chuối được sử dụng từ thời cổ xưa nhất. Người ta tước tơ từ bẹ chuối, đem phơi nắng và phơi sương cho mềm và dai, buộc quả dọi vào sợi tơ rồi treo lên, khâu lại bằng chỉ gai hoặc chỉ vải rồi đem bọc ra ngoài sườn diều. Xong quét lên toàn bộ diều một lớp nước sắc dây “cây chân bò” giã nát, sau đó đem phơi ngoài trời cho khô. Dùng vải trúc bâu cũng quét nước sắc này. Nếu dùng tơ dân thì cũng phải giã nát vỏ cây dâu rồi đun sôi lên. Sau đó vớt các váng nổi trên mặt, cũng có thể đổ nước vỏ dâu đun sôi lên một tấm vải rồi đem phơi nắng. Khlèn phnon (diều mẹ con) thường có kích thước lớn, dài 1,50m đến 2,40m. Ở đuôi diều gắn hai dải dài từ 10m đến 20m kết bằng lá thốt nốt gọi là kraman hoặc kantuy. Dây thả diều dài từ 50m đến 300m làm bằng sợi tơ, sợi gai hoặc các loại sợi cây khác. Khi thả diều phải có ít nhất từ 3 người trở lên để tung diều lên không trung. Khlèn phnon bao giờ cũng gắn sáo (êk). Sáo lớn bằng cả sải cánh diều, được gắn trước mũi diều. Sáo bé gắn ở hông diều. Âm của 2 sáo được hòa vào nhau. Khi làm sáo phải đòi hỏi sự chuyên môn cao, tinh tế trong thao tác, thính về âm điệu. Lấy một thân tre già dài uốn cong thành một cánh cung, chuốt mỏng 2 đầu, khoét một cái mấu một chỗ ở trên thân tre làm sao để móc được các sợi dây tơ tằm hoặc tơ chuối để buộc lưỡi gà cân đối, chặt chẽ vào thân cây tre nhằm tạo ra được âm thanh mong muốn. Lưỡi gà được làm bằng thân cây mây chẻ ra, chuốt mỏng, mài trơn bằng thóc hoặc giấy ráp thủy tinh rồi hơ bóng trên lửa. Có khi chỉ cần khoét 3 lỗ nhỏ ở 2 đầu để xỏ dây buộc. Hai đầu mút lưỡi gà và các dây buộc đều được nhúng sáp ong. Để thử âm thanh của sáo, người ta buộc dây vào cây sáo rồi quay nhanh quanh người. Nếu âm lượng chưa đủ thì cho thêm sáp ong vào. Lưỡi gà cũng có thể làm bằng cây thốt nốt hoặc lá chuối, song âm thanh không vang bằng. Ngoài Diều sáo còn có Diều đèn (Khlèn kôm) cũng gọi là đèn bay (kôm hòk) hình hộp hoặc hình ống trụ. Có chiếc cao đến 5m đồ sộ như một kinh khí cầu và phải cần đến 4 - 5 người để thả. Ban ngày Diều sáo vi vu trên trời cao, ban đêm diều đèn lung linh trong ánh trăng thanh. Hàng năm đến ngày lễ hội thả diều, người dân trong cộng đồng đều đến tụ hội quanh ngôi của mình với tâm thức hướng về cái thiêng, cái thiện. Cái thiêng, cái thiện đó đã giúp cho họ thêm tin tưởng vào cuộc sống của mình trong cộng đồng. Thả Diều sáo là nét đẹp văn hóa mang đậm phong cách truyền thống của người Khmer cần được bảo tồn, gìn giữ và phát huy./. Độc đáo Lễ cầu an của người Khmer Tuy không phải là ngày lễ lớn nhưng Lễ cầu an của người Khmer đã thể hiện được nét văn hóa đặc sắc của một dân tộc sinh sống lâu đời tại vùng sông nước Đồng bằng Sông Cửu Long. Người Khmer là dân tộc có nét văn hóa độc đáo riêng góp phần tạo nên nét đặc thù của văn hóa vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. Biểu hiện đậm nét sắc thái văn hóa đó có phần quan trọng của hệ thống lễ hội. Sau mỗi vụ màu, đồng bào Khmer lại tổ chức múa hát để vui chơi giải trí sau thời gian làm lụng cực nhọc nên đồng bào gọi đây là hội làng (tiếng Khmer gọi là Panh-Kom-San-Srok). Bên cạnh việc vui chơi giải trí, hội làng còn có thêm một nghi thức tôn giáo là cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng năm mới được bội thu và cầu cho muôn vật được sống an vui Vì thế ngày lễ này còn được gọi là lễ cầu an. Lễ cầu an của đồng bào dân tộc Khmer được diễn ra vào những ngày sau Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây, tức vào khoảng cuối tháng 3, đầu tháng 4 âm lịch. Để chuẩn bị cho ngày lễ cầu an, vào ngày cuối cùng của Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây, các hương phụ lão trong phum sóc ngồi lại chọn ngày tốt và thông báo cho mọi người biết thời gian và địa điểm tổ chức lễ cầu an. Trước ngày lễ, ban tổ chức họp bàn cách tổ chức như chi phí bao nhiêu rồi phân công người đi vận động đồng bào đóng góp. Trai tráng trong phum sóc thì tập trung lại chặt cây dựng lều ngoài đồng ruộng để làm nơi tổ chức lễ, còn các bà, các hương thân phụ lão thì lo việc tâm linh: Chuẩn bị bàn thờ phật, nơi dành riêng cho các sư, nơi biểu diễn văn nghệ và các trò chơi dân gian giải trí, đồng thời chuẩn bị hoa đăng, nhang đèn để phục vụ ngày hội. Xưa kia, lễ cầu an thường được tổ chức trong hai ngày đêm, bao gồm các nghi thức như: Thỉnh các vị sư đi sớt bát theo từng hộ gia đình để cầu siêu, cầu an cho cho gia đình được mạnh khỏe, hạnh phúc; thỉnh chư thiên, mời các vị sư đọc kinh cầu an, để tế các vị thần bảo vệ đất đai và làm lễ gọi hồn lúa để cầu cho mùa màng được bội thu; cuối cùng là nghi thức thả đèn gió để mong ước nhiều điều may mắn, suôn sẻ, an vui đến mọi nhà Lễ được cử hành tại một rạp lễ dựng trên một khoảng đất trống, rộng rãi trong phum và nghi thức quan trọng nhất, khởi đầu lễ là cúng thần bảo hộ của phum tại miếu. Thờ Neak ta là một loại tín ngưỡng của người Khmer và chúng ta có thể gặp miếu thờ Neak ta ở hầu hết các phum sóc của người Khmer. Trong những ngày diễn ra lễ cầu an, ngoài cúng theo phong tục, bà con còn tổ chức biểu diễn văn nghệ và các trò chơi dân gian giải trí mang đậm nét văn hóa của dân tộc Khmer trong phum sóc. Đặc biệt, tại một số tỉnh có đông đồng bào dân tộc Khmer: Trà Vinh, Sóc Trăng, Kiên Giang , còn có đoàn nghệ thuật Khmer Cà Mau đến biểu diễn giúp vui làm cho ngày lễ thêm phần náo nhiệt. Biểu diễn văn nghệ. Ảnh: minh họa Ngày nay, lễ cầu an của đồng bào dân tộc Khmer Nam bộ đã được lược bớt những nghi thức rườm rà, tốn kém nhưng nhìn chung vẫn giữ được nét truyền thống của đồng bào Khmer. Có thể nói, văn hóa Khmer có vai trò quan trọng trong việc hình thành vùng văn hóa Nam Bộ tạo cho du khách những ấn tượng về sự phong phú của nền văn hóa Việt Nam. Văn hóa của người Khmer cũng như lễ hội của họ sẽ góp phần không nhỏ vào việc phát triển du lịch vùng đồng bằng sông Cửu Long. . nhiều lễ hội khác như: Lễ Dâng y cà-sa, lễ Cầu an, lễ chúc thọ, lễ Phật định, Phật đản,… Đặc sắc Lễ Nhập hạ của người Khmer Hàng năm, các lễ hội lớn của người Khmer đều diễn ra như: Lễ Chol. LỂ HỘI DÂN TỘC KHMER (CĐHD05N01 VÕ THANH NHÀN) Lễ hội Ok om bok Bách khoa toàn thư mở Wikipedia Lễ hội Ok om bok là một lễ hội của người Khmer, Ok om bok (lễ cúng trăng, tạ ơn. thành đặc trưng văn hóa tiêu biểu của dân tộc Khơme Nam bộ nói riêng và cả vùng Nam bộ nói chung trong các lễ hội truyền thống. Có thể thấy, lễ hội của dân tộc Khmer Nam bộ được xem là hệ thống

Ngày đăng: 10/07/2014, 14:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w