IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY
BÀI 22: BÀI TOÁN LIÊN QUAN ĐẾN PHÉP CỘNG, PHÉP TRỪ (Tiết 2)
(Tiết 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Nhận biết : Cách giải bài toán có lời văn liên quan đến phép trừ
HS tìm hiểu và tóm tắt được các thành tố cơ bản của bài toán. HS trình bày được cách giải bài toán có lời văn liên quan đến phép trừ
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Năng lực giải quyết vấn đề toán học: Dựa vào quan sát tranh, video và thực hành giải bài toán để hình thành cách giải bài toán theo các bước. Năng lực giao tiếp toán học: thảo luận và tự tin khi làm bài. Năng lực tư duy và lập luận toán học: HS hiểu cách tóm tắt bài toán. Biết cách vận dụng phép trừ giải bài toán.
- Rèn phẩm chất trung thực, chăm chỉ học tập và giáo dục thêm tình yêu với môn học. Có ý thức hoàn thành nhiệm vụ học tập cá nhân.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
GV: Bài giảng điện tử, sách giáo khoa, bộ đồ dùng toán 2 HS: Sách giáo khoa, vở bài tập.
. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Khởi động
- HS khởi động thông qua hoạt động “Lời mời chơi”.
- Lớp phó học tập mời các bạn lần lượt nêu một tình huống có sử dụng phép trừ ;
- Gọi HS nêu ý kiến
-GV nhận xét, tuyên dương
*GV dẫn dắt vào bài mới: Vậy để giải bài toán có lời văn có vận dụng phép trừ và trình bày một bài toán có lời văn như thế nào ta cùng hiểu bài hôm nay “Bài 22: bài toán liên quan đến phép
cộng, phép trừ (tiết 2)”
- GV đưa tên bài mới lên màn chiếu và ghi bảng tên đầu bài.
2. Hình thành kiến thức mới
- GV trình chiếu bài toán yêu cầu HS
đọc bài toán
+ Bài toán cho biết gì?
- 2-3 HS nêu tình huống
- HS nêu ý kiến, bổ sung cho bạn (nếu có)
- HS nối tiếp đọc lại tên bài Hs lắng nghe
Hs đọc nối tiếp tên bài -HS quan sát bài -2-3 HS đọc bài toán
+ Bài toán hỏi gì?
GV vừa hỏi lần lượt trình chiếu tóm tắt:
+ Có : 10 chiếc bút màu + Lấy đi: 3 chiếc bút màu + Có còn lại : ? chiếc bút màu
- Khi “Lấy đi ” vậy trong hộp còn lại bao nhiêu chiếc bút ta làm thế nào ? * HD HS trình bày bài giải:
+ Viết : “Bài giải”
+ Viết lời giải: Dựa vào câu hỏi để nêu câu lời giải.
+ Viết phép tính: (Tên đơn vị đặt trong ngoặc đơn )
+ Viết đáp số: Ghi kết quả vừa tìm được, lưu ý lúc này đơn vị không cần dấu ngoặc đơn.
-Yêu cầu HS đọc lời giải
3.Thực hành, luyện tập
Bài 3:
- GV HDHS quan sát tranh minh họa, đọc bài toán.
- Yêu cầu HS phân tích đề toán.: + Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
+ Khi “cho đi ” để tìm còn lại bao nhiêu quyển truyện ta làm như thế nào? - GV yêu cầu HS làm bài vào vở bài tập.
- Gọi 1 HS lên bảng trình bày bài làm của mình.
- Yêu cầu HS nêu ý kiến về bài làm của bạn
- GV nhận xét.
- Gv chốt: BT3 thực hành tóm tắt và trình bày giải toán có lời văn có vận dụng phép trừ trong phạm vi 20
Bài 4:
- GV yêu cầu HS đọc bài toán. - Yêu cầu HS phân tích đề toán.:
Lấy đi: 3 chiếc bút màu
+ Có còn lại : ? chiếc bút màu
- Yêu cầu HS đọc lại tóm tắt -Ta làm phép trừ
-HS quan sát bài -2-3 HS đọc bài toán +Có : 10 chiếc bút màu Lấy đi: 3 chiếc bút màu + Có còn lại : ? chiếc bút -1-2 HS đọc lại lời giải
- Cho HS nhắc lại các bước để trình bày giải bài toán có lời văn
Bài 3:
- HS làm việc cá nhân, quan sát tranh, đọc đề toán.
- HS tìm hiểu yêu cầu bài.
+ Nam có : 16 quyển truyện Cho Hoa: 5 quyển truyện
+ Còn lại bao nhiêu quyển truyện? -HS nêu.
- Lớp làm bài vào vở bài tập.
- 1 HS lên bảng trình bày bài làm của mình
- HS nêu ý kiến về bài làm của bạn -Lắng nghe.
Bài 4:
- HS làm việc cá nhân đọc đề toán. - HS tìm hiểu yêu cầu bài.
+ Bài toán cho biết gì? + Bài toán hỏi gì?
+ Khi máy bay “bay đi” ta có thể thực hiện phép tính gì?
+Tìm số máy bay còn lại ta làm như thế nào?
- Yêu cầu HS dựa vào bài giải để viết tiếp các phần còn thiếu
- GV yêu cầu HS làm bài vào vở bài tập.
- Gọi 1 HS lên bảng trình bày bài làm của mình.
- Yêu cầu HS nêu ý kiến về bài làm của bạn
- GV nhận xét.
- GV chốt kiến thức chung:
- Tìm hiểu bài toán: Tóm tắt bài toán - Trình bày bài giải theo trình tự như sau
+ Viết : “Bài giải” + Viết lời giải + Viết phép tính + Viết đáp số: