1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

PHÁT HUY GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM TRONG LỐI SỐNG THANH NIÊN HUYỆN HÓC MÔN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY

112 870 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 112
Dung lượng 531,5 KB

Nội dung

PHÁT HUY GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM TRONG LỐI SỐNG THANH NIÊN HUYỆN HÓC MÔN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY Mục đích là Làm rõ nội dung quan điểm triết học MácLênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng ta về đạo đức truyền thống. Làm rõ những giá trị đạo đức truyền thống Việt Nam. Trên cơ sở đó, xem xét thực trạng về đạo đức lối sống của thanh niên huyện Hóc Môn hiện nay và đưa ra những giải pháp phù hợp trong việc phát huy giá trị truyền thống đạo đức dân tộc tốt đẹp.

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong điều kiện toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ramạnh mẽ và trở thành một xu thế tất yếu đối với tất cả các nước Cải cáchkinh tế được nhiều nước đang phát triển chọn lựa để tham gia toàn cầu hoá vàhội nhập kinh tế quốc tế mang tính chiến lược hầu hết các quốc gia đều dựatrên cơ sở vận dụng sát với các điều kiện cụ thể của nước mình theo nhữngnguyên tắc riêng

Việt Nam trong quá trình đổi mới để thực hiện mục tiêu “dân giàu,nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” Đảng ta chủ trương thực hiện nềnkinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, dựa vào nội lực là chính,đồng thời tranh thủ các cơ hội thuận lợi do bối cảnh quốc tế tạo ra Sau hơnhai thập kỷ thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội, chủ động hội nhậpkinh tế quốc tế, nền kinh tế Việt Nam đã có những chuyển biến rõ rệt: thúcđẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất, khai thác và sử dụng có hiệu quả cácnguồn lực (vốn, nhân lực, tài nguyên…); kích thích tính năng động sáng tạocủa các chủ thể kinh tế; đẩy mạnh phân công lao động xã hội; ổn định và tăngtrưởng kinh tế, đời sống nhân dân cải thiện đáng kể… bên cạnh những kết quảđạt được như trên, kinh tế thị trường cũng bộc lộ một số hạn chế nhất địnhnhư phân hoá giàu nghèo, bất công xã hội, một số tệ nạn gia tăng: thamnhũng, buôn lậu, trốn thuế, mại dâm, ma tuý, đặc biệt là sự suy thoái đạo đức,nhất là những giá trị về đạo đạo đức truyền thống

Điều này, thể hiện rõ ở một bộ phận người dân, đặc biệt là ở lứa tuổithanh niên Dường như việc họ thờ ơ trước những cái xấu và hành vi vô đạođức, cũng như bất chấp đạo lý, xem nhẹ tình nghĩa là một điều hiển nhiên Lối

Trang 2

sống thực dụng, sống gấp và thiếu lý tưởng, đề cao lợi ích cá nhân, giá trị vậtchất, tôn thờ đồng tiền được họ tôn sùng Như C.Mác đã nói:

“Cái đang tồn tại đối với tôi nhờ có tiền, cái tôi có thể trả tiền, nghĩa làcái mà tiền có thể mua được đó là bản thân tôi, người có tiền, sức mạnh củatiền lớn bao nhiêu thì sức mạnh của tôi cũng lớn bấy nhiêu… tôi là người xấu,không thật thà, không có lương tâm ngu ngốc, nhưng tiền được tôn thờ, người

có tiền được tôn thờ Tiền là cái tốt nhất thì người có nó cũng tốt” [7, tr.212]

Những năm đổi mới vừa qua, thành phố Hồ Chí Minh đạt được nhiềuthành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực, nhất là lĩnh vực văn hoá tinhthần Là một trung tâm kinh tế - văn hoá - xã hội năng động của cả nước,thành phố Hồ Chí Minh tiếp nhận rất nhiều kênh thông tin và cũng chịu ảnhhưởng của nhiều luồng văn hoá khác nhau, nhất là sự bùng nổ của cách mạngthông tin đã khiến cho quá trình giao lưu văn hóa ngày càng phức tạp Điềunày làm cho đời sống tinh thần của một bộ phân thanh niên vừa phong phúvừa phức tạp, nhiều xu hướng mới nảy sinh nhưng đồng thời bị lệch chuẩn vềmặt đạo đức trong lối sống, đòi hỏi bức xúc cần giải quyết Theo Lênin thìnhiệm vụ thật sự xây dựng xã hội Cộng sản chủ nghĩa, chính là là nhiệm vụcủa Thanh niên Thanh niên là thế hệ tương lai của đất nước; nếu chúng takhông kịp thời ra tay, ngăn chặn thì nguy cơ sẽ rất lớn

Thấy được vai trò, vị trí, khả năng to lớn ấy của thanh niên, chúng tacần phải đào tạo ra những thế hệ trẻ vừa có đức, tài, vừa biết kết hợp hàihoà giá trị truyền thống với giá trị hiện đại để làm tròn sứ mệnh lịch sử củamình Vì vậy, phát huy giá trị đạo đức truyền thống trong lối sống thanhniên Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những nhân tố quan trọng gópphần hình thành một thế hệ những con người Thành phố đạt tới những chỉ

số phát triển về vật chất và tinh thần đáp ứng sự phát triển của đất nước vàThành phố

Trang 3

Hiện tượng suy thoái, xuống cấp về đạo đức nói chung, đạo đứctruyền thống nói riêng ở nhiều nơi, nhiều lĩnh vực, nhiều tầng lớp xã hội,đặc biệt trong lối sống thanh niên cả nước nói chung, thanh niên thànhphố Hồ Chí Minh nói riêng trong đó có thanh niên huyện Hóc Môn đangtrở thành mối quan tâm của toàn đảng, toàn dân, toàn xã hộ; không chỉ vì

nó có vị trí quan trọng, mà có thể xem đây là mặt trận mới có ý nghĩa thửthách đối với tất cả mọi người, mọi tầng lớp trong xã hội, trong đó nhàtrường và gia đình đóng vai trò quan trọng Với ý nghĩa đó, tôi chọn đề tài

“Phát huy giá trị đạo đức truyền thống Việt Nam trong lối sống thanh niênhuyện Hóc Môn thành phố Hồ Chí Minh hiện nay” làm đề tài luận vănthạc sĩ Triết học

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Toàn cầu hoá là một xu thế khách quan mà mỗi dân tộc, dù muốn haykhông, cũng đều chịu sự tác động của nó Việt Nam là nước đang phát triển,quá trình toàn cầu hoá tạo cho chúng ta những thời cơ thuận lợi có thể đi tắtđón đầu để phát triển nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức Thách thức đó baogồm cả nguy cơ suy thoái, đặc biệt là suy thoái về đạo đức, đạo đức truyềnthống, lối sống con người Việt nam hiện nay Vấn đề này đã và đang thu hútđược sự quan tâm, nghiên cứu của nhiều học giả trên nhiều lĩnh vực, có thể kểđến một số công trình nghiên cứu như:

Huỳnh khái Vinh (chủ biên) (2001), “Một số vấn đề về lối sống, đạo

đức, chuẩn giá trị xã hội”, gồm một số nội dung quan trọng như: Sự tác động

của các nhân tố chính trị, kinh tế, xã hội và xu hướng chuyển đổi lối sống, đạođức, chuẩn giá trị xã hội trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đạihoá đất nước; kế thừa và phát triển nếp sống đạo đức và các giá trị truyềnthống dân tộc và cách mạng… tác giả đề ra phương hướng, quan điểm và giảipháp xây dựng lối sống, đạo đức, chuẩn giá trị xã hội mới

Trang 4

Nguyễn Trọng Chuẩn, Nguyễn Văn Huyên (chủ biên) (2002) “Giá trị

truyền thống trước những thách thức của toàn cầu hóa” công trình đã đề cập

đến một số nội dung quan trọng: “Các giá trị truyền thống trước sự thẩm định

và thách thức của thời đại trong bối cảnh toàn cầu hoá”; “Một số suy nghĩ vềgiữ gìn và phát huy giá trị đạo đức truyền thống ở Việt Nam hiện nay”; “Giátrị truyền thống Việt Nam nội dung và vị thế của nó trong giá trị nhân loại”

Nguyễn Trọng Chuẩn, Nguyễn Văn Phúc (chủ biên) (2003) “Mấy vấn

đề đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay”, tác giả đã

phân tích một số nội dung quan trọng: “Kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay

và những biến đổi trong lĩnh vực đạo đức”; “Giữ gìn và phát huy các giá trịđạo đức truyền thống trong bối cảnh kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay”;

“Quan hệ giữa các giá trị truyền thống và hiện đại trong xây dựng đạo đức…

Nguyễn Chí Mỳ (chủ biên) (1999) “Sự thay đổi cuả thang giá trị đạo

đức trong nền kinh tế thị trường với việc xây dựng đạo đức mới cho cán bộ quản lý ở nước ta hiện nay”, tác giả đã đưa ra một số vấn đề cơ bản như: Đạo

đức mới trong cơ chế thị trường; sự biến đổi của thang giá trị đạo đức trong nềnkinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, từ đó xây dựng đạo đứcmới, đưa ra phương hướng và giải pháp hình thành thang giá trị đạo đức mới

Vũ Minh Giang, Phan Huy Lê (1994) “Các giá trị truyền thống của

con người Việt Nam hiện nay” Chương trình KHCN cấp nhà nước KX 07-02,

công trình đã đề cập đến một số nội dung: “Một số suy nghĩ về quá trình hìnhthành và biến đổi của truyền thống yêu nước Việt Nam”; “Con người ViệtNam hiện tại trong mối quan hệ với các giá trị và phản giá trị của truyềnthống”, v.v

Nguyễn Ngọc Phú (chủ biên) (2006) “Chuẩn mực đạo đức con người

Việt Nam hiện nay”, tác giả đã khái quát một cách hệ thống chuẩn mực đạo

đức truyền thống của con người Việt Nam và dưới sự biến đổi của nền kinh tế

Trang 5

thị trường tác động đến chuẩn mực đạo đức, tác giả đưa ra những chuẩn mựcchủ yếu của con người Việt Nam trong xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủnghĩa hiện nay.

Ngoài ra còn một số bài báo, tạp chí của nhiều tác giả đã bàn đến các

nội dung: Đặng Hữu Toàn (2001), Hướng các giá trị đạo đức truyền thống

theo chuẩn giá trị chân thiện mỹ trong bối cảnh toàn cầu hoá và phát triển kinh tế thị trường, tạp chí triết học số 4; Nguyễn Văn Huyên (2003), Lối sống người Việt Nam dưới tác động của toàn cầu hoá, tạp chí triết học số 12; Võ

Văn Thắng (2005), Một số mâu thuẫn nảy sinh trong xây dựng lối sống mới ở

nước ta hiện nay, tạp chí triết học số 8; Nguyễn Thị Thanh Huyền (2007), Toàn cầu hoá và nguy cơ suy thoái đạo đức, lối lối con người Việt Nam hiện nay, tạp chí triết học số 2, Cao Thu Hằng (2003), Giáo dục các giá trị đạo đức truyền thống trong điều kiện hiện nay, tạp chí triết học số 11,… và một số

tài liệu “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” do Ban tư

tưởng văn hóa trung ương soạn thảo

Mỗi công trình, đề tài là một góc nhìn riêng của tác giả, là tiếng nóihiện thực của từng nhà nghiên cứu góp phần xây dựng bức tranh thêm hài hòa

về hành vi, lối sống con người và đất nước Việt nam trong bối cảnh hội nhậpthế giới Đây là nguồn tư liệu tham khảo quý giá cho tác giả trong quá trìnhhoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình

3 Mục đích và nhiệm vụ của đề tài

Mục đích là Làm rõ nội dung quan điểm triết học Mác-Lênin, tư tưởng

Hồ Chí Minh và của Đảng ta về đạo đức truyền thống Làm rõ những giá trịđạo đức truyền thống Việt Nam Trên cơ sở đó, xem xét thực trạng về đạo đứclối sống của thanh niên huyện Hóc Môn hiện nay và đưa ra những giải phápphù hợp trong việc phát huy giá trị truyền thống đạo đức dân tộc tốt đẹp

Trên cơ sở mục đích đó, nhiệm vụ của luận văn là:

Trang 6

- Làm rõ một số giá trị đạo đức truyền thống Việt Nam cơ bản và vai tròcủa giá trị đạo đức truyền thống trong giai đoạn hiện nay.

- Phân tích thực trạng những giá trị đạo truyền thống trong lối sốngthanh niên huyện Hóc Môn Từ đó, đề ra những giải pháp phát huy giá trịđạo đức truyền thống thiết thực phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội giaiđoạn hiện nay

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Thanh niên huyện Hóc Môn thành phố HồChí Minh

- Phạm vi nghiên cứu: Một số nội dung cơ bản của đạo đức truyềnthống dân tộc Việt Nam; phát huy giá trị đạo đức truyền thống Việt Nam

trong lối sống thanh niên cùng với việc kết hợp hài hoà giá trị hiện đại; số liệu

liên quan đến đối tượng nghiên cứu tính từ năm 2007 đến nay

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

- Cơ sở lý luận: Triết học duy vật biện chứng về mối quan hệ giữatồn tại xã hội và ý thức xã hội; Các quan điểm của tư tưởng Hồ Chí Minh

và Đảng cộng sản Việt Nam về vấn đề phát huy và kế thừa các giá trị đạođức truyền thống dân tộc, vấn đề xây dựng đạo đức mới trong lối sốngthanh niên

- Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu chung nhất củaluận văn là các nguyên tắc, phương pháp luận của triết học duy vật biện chứng.Trong đó chú trọng phương pháp thống nhất lịch sử - lôgíc, phân tích - tổnghợp, trừu tượng hóa, khái quát hóa Bên cạnh đó luận văn còn sử dụng phươngpháp điều tra, so sánh, đối chiếu và sử dụng những số liệu của Ủy ban nhân dânhuyện Hóc Môn và nghị quyết đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Hóc Môn Thànhphố Hồ Chí Minh

Trang 7

6 Đóng góp của đề tài

- Luận văn đề ra một số giải pháp cơ bản nhằm kế thứa và phát huy giátrị đạo đức truyền thống dân tộc trong việc xây dựng lối sống đạo đức mớicho thanh niên

- Luận văn góp phần làm cơ sở lý luận cho các tổ chức chính trị xã hộitrong việc giáo dục đạo đức truyền thống cho thanh niên huyện Hóc Môn

- Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho những người quan tâm

7 Kết cấu của đề tài

Đề tài gồm 2 chương, 6 tiết, phần mở đầu, phần kết luận và danh mụctài liệu tham khảo

Trang 8

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG

VỀ GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG

1.1 Quan điểm của triết học Mác-Lênin, Đảng Cộng sản Việt Nam và Hồ Chí Minh về giá trị đạo đức truyền thống

1.1.1 Quan điểm của triết học Mác-Lênin về giá trị đạo đức truyền thống

C Mác đã khẳng định rằng, sản xuất là yếu tố quyết định sự tồn tại của

cá nhân và phương thức sản xuất là hình thức hoạt động cơ bản của conngười, là mặt cơ bản của lối sống Lối sống chính là phương thức, là dạnghoạt động của con người, nó chịu sự quyết định của phương thức sản xuất C.Mác đã viết: “Phương thức sản xuất đời sống vật chất quyết định quá trìnhsinh hoạt xã hội, chính trị và tinh thần nói chung Không phải ý thức của conngười quyết định sự tồn tại của họ; trái lại, sự tồn tại xã hội của họ quyết định

ý thức của họ” [9, tr.15] Đây chính là chìa khoá để nhận thức bản chất củamọi hiện tượng xã hội, trong đó có đạo đức Đạo đức chính là một hình thái ýthức xã hội, nó phản ánh và bị quy định bởi tồn tại xã hội Nó là biểu hiện củamột trạng thái, một trình độ phát triển nhất định những điều kiện sinh hoạt vậtchất của xã hội Ph Ăngghen đã khẳng định rằng, về thực chất và xét đếncùng, các nguyên tắc, các chuẩn mực, các quan niệm đạo đức chẳng qua chỉ làsản phẩm của các chế độ kinh tế, các thời đại kinh tế và cùng với tính quyđịnh của yếu tố thời đại, đạo đức còn bị chi phối bởi những yếu tố mang tínhdân tộc Tức trong mỗi dân tộc đều có một bản sắc văn hoá riêng được tạo bởinét đặc trưng của lịch sử hình thành đất nước và bởi tính độc đáo của cácquan niệm, các chuẩn mực, các ứng xử đạo đức Nhìn nhận tính độc đáo và sựkhác biệt ấy về mặt dân tộc trong cặp khái niệm cơ bản của đạo đức, cặp khái

Trang 9

niệm thiện ác, Ăngghen chỉ ra sự biến đổi của chúng qua các thời đại và dântộc “Từ dân tộc này sang dân tộc khác, từ thời đại này sang thời đại khác,những quan niệm thiện ác đã biến đổi nhiều đến mức chúng thành trái ngượcnhau” Luận điểm này của Ăngghen có ý nghĩa rất lớn trong việc xóa bỏthành kiến dân tộc đối với những đặc điểm về đời sống đạo đức và nhữngphong tục tập quán không giống với các dân tộc.

Mỗi dân tộc đều có những cách thức riêng biệt trong tổ chức đời sống,trong những nghi lễ cuới xin, ma chay, trong lối xã giao, quy tắc mời chào,thăm viếng, Những truyền thống, tập quán ấy được hình thành, phát triển,biến đổi và cải biến dần dần cho mỗi ngày một thích hợp hơn với sự tiến bộlịch sử và lợi ích của nhân dân Trong quan hệ gần gũi giữa dân tộc này vàdân tộc khác, những truyền thống, tập quán đạo đức ấy thường có sự giao lưu

và được bổ sung thêm.Tuy nhiên những hành xử của dân tộc này cho là tốt, làhợp lý thì ở dân tộc khác cho là sai trái, thiếu đạo đức Như đối với ngườiphương tây, mẹ con, anh em và những người thân yêu lâu ngày gặp lại thìthường ôm hôn nhau Những cử chỉ đó dưới con mắt người phương đôngthường bị coi là thiếu đạo đức

Chủ nghĩa Mác không đánh giá đạo đức theo những phong tục tập quánkhác nhau của các dân tộc như thế, mà đánh giá đạo đức con người ở chỗnhững hành vi nào đó có phù hợp hay không phù hợp với sự tiến bộ của lịch

sử và hạnh phúc của nhân dân Vì thế, có rất nhiều thứ đạo đức khác nhaugiữa các thời đại, các giai cấp, các dân tộc Muốn hiểu đúng đắn một giá trịđạo đức nào đó, chúng ta phải luôn luôn gắn bó với cơ sở ra đời của nó, vàphải đứng trên phương diện của dân tộc đó mà đánh giá… Nếu không nhậnthức được sự biện chứng ấy của giá trị đạo đức nói chung và giá trị đạo đứctruyền thống nói riêng mà khư khư giữ những giá trị lỗi thời, thì nhất định sẽlạc lõng trong xã hội mới Vì vậy Lênin đã xác định giá trị của đạo đức ở chỗ

Trang 10

nó phục vụ cho tiến bộ xã hội, vì hạnh phúc của con người “Đạo đức giúpcho xã hội loài người tiến lên trình độ cao hơn, thoát khỏi ách bóc lột laođộng” Lênin nhấn mạnh rằng: “phát triển hợp quy luật của tổng số nhữngkiến thức mà loài người đã tích luỹ được dưới ách thống trị của xã hội tư bản,

xã hội của bọn địa chủ và xã hội của bọn quan liêu Tất cả những con đường

đó, lớn và nhỏ, đã, đang và sẽ tiếp tục đưa tới văn hoá vô sản ” Như vậyLênin đã gắn văn hoá xã hội chủ nghĩa với phát triển Văn hóa là yếu tố nộisinh, yếu tố làm cho chất lượng con người ngày một hoàn thiện, khả nănghoạt động sáng tạo của con người ngày một nâng cao, phương thức ứng xửgiữa người với người ngày một cao đẹp Đến lượt mình, sự phát triển chấtlượng con người, việc nâng cao năng lực sáng tạo của con người sẽ làm biếnđổi toàn bộ định hướng những giá trị vật chất của nền văn hóa nhân loại và sửdụng toàn bộ tiềm năng to lớn của nó cho những mục đích tốt đẹp của conngười Theo nghĩa đó C Mác đã khẳng định văn hóa là phương thức hoạtđộng sống đặc thù của con người, phương thức con người “tái sản xuất ra toàn

bộ giới tự nhiên theo quy luật của cái đẹp” Đồng thời văn hóa cấu thànhmột hệ thống gí trị, truyền thống, thẩm mỹ và lối sống mà dựa trên nền tảng

đó, mỗi dân tộc, mỗi quốc gia tự khẳng định bản sắc riêng của mình Hơn nữa

nó không đứng ngoài sự phát triển, mà nó duy trì một sự phát triển bền vững

và điều tiết sự phát triển đó

Sự phát triển diễn ra trên cơ sở kế thừa tổng số kiến thức mà nhân loại

đã đạt được và cũng có thể coi kế thừa là khía cạnh cấu thành sự vận động vàphát triển Kế thừa là cơ sở không thể thiếu được của phát triển bền vững Do

đó những giá trị đạo đức, đạo đức truyền thống sẽ được kế thừa và phát triểnkhi nó phù hợp với sự tiến bộ xã hội Tuy nhiên tùy vào từng giai đoạn lịch sử

cụ thể của mỗi quốc gia mà những giá trị đạo đức này cho là phù hợp, giá trịđạo đức kia lại không phù hợp

Trang 11

Như vậy, khi bàn về đạo đức nói chung, đạo đức truyền thống nói riêngMác, Ăngghen, Lênin đã luôn luôn sử dụng những khái niệm cũ, như thiện,

ác, vinh dự, lương tâm, chủ nghĩa vị tha và chủ nghĩa vị kỷ, chủ nghĩa khổhạnh và chủ nghĩa hưởng lạc… nhưng đi sâu vào những khái niệm này.Chúng ta thấy Mác, Ăngghen, Lênin trên cơ sở của Chủ nghĩa duy vật biệnchứng và Chủ nghĩa duy vật lịch sử đánh giá lại toàn bộ những tư tưởng đạođức từ xưa đến nay, đặt nền mong cho một đạo đức khoa học nhất và nêu lênnhững nét cơ bản của đạo đức cộng sản chủ nghĩa Lênin đã khẳng định rằng

“sự phát triển hợp quy luật” của đạo đức cộng sản là ở chỗ, nó là quá trình kếthừa và phát triển, vừa kế thừa vừa phát triển toàn bộ các giá trị đạo đức củanhân loại

1.1.2 Quan điểm Đảng cộng sản Việt Nam về giá trị đạo đức truyền thống

Sự nghiệp đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo từ Đại hội VI đãtác động mạnh mẽ đến nhận thức của nhân dân trên nhiều phương diện yếu tốcon người, yếu tố đời thường với những nhu cầu tâm lý, tình cảm thiết yếu đãđược đặt ra đúng mức hơn Tự do, hạnh phúc của mỗi người được quan tâmtrên hết Và xây dựng một xã hội phát triển đúng nghĩa của nó phải là một xãhội mà tất cả vì sự tiến bộ xã hội và hoàn thiện con người Đảng ta đề ra “Xâydựng một xã hội dân chủ văn minh, vì lợi ích chân chính và phẩm giá conngười, với trình độ tri thức, đạo đức, thể lực và thẩm mỹ ngày càng cao” [22,tr.10], đồng thời trong hoạt động văn hoá, văn nghệ phải nhằm xây dựng vàphát triển nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng con ngườiViệt Nam về tư tưởng, đạo đức, tâm hồn, tình cảm, lối sống, xây dựng môitrường văn hoá lành mạnh cho sự phát triển xã hội, và đặc biệt phải kế thừa vàphát huy các giá trị tinh thần, đạo đức, thẩm mỹ…của dân tộc Trong đó bảnsắc văn hoá là đặc trưng về sắc thái thể hiện cả ở bên ngoài lẫn nội dung bêntrong, khẳng định nó là dân tộc này chứ không phải dân tộc khác Tại Hội

Trang 12

nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương khoá VIII, Đảng ta đã khẳngđịnh bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam:

“Bao gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa của công đồng cácdân tộc Việt Nam được vun đắp nên qua lịch sử hàng ngàn năm đấu tranhdựng nước và giữ nước Đó là lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dântộc, tinh thần đoàn kết cá nhân với gia đình - làng xã - tổ quốc; lòng nhân ái,khoan dung trọng tình nghĩa, đạo lý, đức tính cần cù, sáng tạo ttong lao động,

sự tinh tế trong ứng xử, tính giản dị trong lối sống” [17, tr.56]

Tất cả những yếu tố đó cần được kế thừa và phát huy cùng với việc họctập những tinh hoa văn hoá của nhân loại và không ngừng sáng tạo những giátrị mới để chúng ta có thể xây dựng một nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, tự tinhội nhập quốc tế Chỉ trên cơ sở có một nền văn hoá như vậy, con người ViệtNam sẽ có lối sống văn hoá hiện đại nhưng mang đậm đà bản sắc dân tộc

Thế nhưng xã hội đang báo động về hiện trạng thế hệ trẻ rất ít quan tâmđến truyền thống, coi thường những giá trị dân tộc, chạy theo lối sống thựcdụng, cá nhân vị kỷ… làm băng hoại nhiều thuần phong mỹ tục của dân tộc

Vì lẽ đó, trong Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoáVII tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII đã khẳng định:

“Trong điều kiện kinh tế thị trường và mở rộng giao lưu quốc tế, phảiđặc biệt quan tâm gìn giữ và nâng cao bản sắc văn hoá dân tộc, kế thừa vàphát huy truyền thống đạo đức, tập quán tốt đẹp và lòng tự hào dân tộc Tiếpthu tinh hoa của các dân tộc trên thế giới, làm giàu đẹp nền văn hoá ViệtNam; đấu tranh chống sự xâm nhập của các loại văn hoá độc hại, nhữngkhuynh hướng sùng ngoại, lai căng mất gốc Khắc phục tâm lý sùng bái đồngtiền, bất chấp đạo lý, coi thường các giá trị nhân văn.” [23, tr.123]

Đồng thời giữ vững nguyên tắc của việc phát huy những giá trị truyềnthống của dân tộc là:

Trang 13

“Đi vào kinh tế thị trường, mở rộng giao lưu quốc tế, công nghiệp hoá,hiện đại hoá đất nước, tiếp thu những tinh hoa của nhân loại, song phải luôn luôncoi trọng những giá trị truyền thống và bản sắc dân tộc, quyết không được tựđánh mất mình, trở thành bóng mờ hoặc bản sao của người khác” [23, tr.109].

Cần phải "đặc biệt quan tâm giữ gìn và nâng cao bản sắc dân tộc, kế thừa

và phát huy truyền thống đạo đức, tập quán tốt đẹp và lòng tự hào dân tộc"

Trong Nghị quyết Trung ương 5 (khoá VIII) khẳng định, mối quan hệgiữa truyền thống và hiện đại, kế thừa và phát triển, dân tộc và quốc tế là sựthống nhất hữu cơ Do đó cần phải khai thác và phát triển những yếu tố tíchcực và tiến bộ mọi sắc thái và giá trị văn hoá, nghệ thuật của các dân tộc trênthế giới cũng như trong đất nước ta; tạo ra sự thống nhất trong tính đa dạng vàphong phú của nền văn hoá Việt Nam Khuyến khích và cổ vũ cái tốt, cái đẹptrong quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với xã hội, vớithiên nhiên, phê phán cái sai, lên án cái xấu, cái ác, hướng tới chân, thiện, mỹ.Biểu dương những hành vi tốt, đưa các nhân tố văn hoá, tinh thần nhân vănthấm sâu vào lĩnh vực của đời sống xã hội, từ cách ứng xử trong gia đình,trường học, xã hội đến các hoạt động sản xuất, kinh doanh, giao tiếp…

Hiện nay, sự biến động mạnh mẽ của các điều kiện kinh tế - xã hội, sựgiao thoa các nền văn hoá, tất yếu không thể không có sự chuyển đổi thanggiá trị đạo đức truyền thống, vấn đề là chuyển đổi theo xu hướng nào, tiến bộhay thoái hoá, thăng hoa hay sa đoạ Phải chăng kinh tế càng phát triển thì cácgiá trị đạo đức truyền thống được quyền quên lãng, không còn phù hợp với xãhội mới… Kinh tế càng phát triển ta thấy thang giá trị đạo đức truyền thốngđang thay đổi cực kỳ nhanh chóng, phức tạp có cả tích cực và tiêu cực, tháiquá, thậm chí có sự đảo lộn Vì vậy đạo đức truyền thống vừa phải đấu tranhvới các hệ thống đạo đức khác, vừa phải đấu tranh tự đổi mới, tự khẳng địnhmình trong điều kiện mới

Trang 14

Đạo đức không sinh ra từ đạo đức mà là sản phẩm của những điều kiệnlịch sừ - cụ thể Các giá trị đạo đức là kết quả của các mối quan hệ giữa ngườivới người trong những hoàn cảnh lịch sử nhất định và nó góp phần thúc đẩylịch sử tiến lên, nó phù hợp với quy luật lịch sử, phải được xác định trên cơ sởhiểu biết được xu hướng tất yếu của xã hội Chính vì thế mà Đảng ta đòi hỏiphải đặt toàn bộ đạo đức trên cơ sở của thế giới quan Mác - Lênin Đạo đứcchân chính nói chung và những giá trị đạo đức truyền thống nói riêng vừaphục vụ cho sự tiến bộ của xã hội vừa phục vụ cho hạnh phúc nhân dân Chủnghĩa xã hội không những phù hợp với quy luật lịch sử mà còn là điều kiện cơbản để đem lại cho quần chúng nhân dân đời sống hạnh phúc nhất Thiếuđộng cơ chiến đấu vì hạnh phúc của nhân dân thì hành động của con ngườicũng không thể là một giá trị đạo đức Giá trị đạo đức của chúng ta phải là sựthống nhất chặt chẽ giữa động cơ và hiệu quả, phải là sản phẩm cao nhất củalòng trung thành vô hạn với tổ quốc, với chủ nghĩa xã hội và tinh thần quyếttâm hoàn thành nhiệm vụ

Giá trị đạo đức truyền thống có thể điều chỉnh và hướng mọi hành vihoạt động sống của con người vươn tới nhân văn cao cả, hướng mọi thànhviên và tầng lớp xã hội tới tự giác thực hiện hành vi của mình theo chuẩn mực

và lý tưởng đạo đức phù hợp với những giá trị xã hội tốt đẹp mà hàng ngànđời nay, con người chân chính khao khát xây dựng Nó sẽ được phát huy cao

độ khi được sử dụng một cách hợp lý trong những điều kiện, hoàn cảnh nhấtđịnh của dân tộc Hơn nữa nó phải phù hợp với mục tiêu phát triển hiện đạicủa dân tộc Nhưng nếu giá trị truyền thống, bản sắc văn hoá dân tộc đứngđộc lập tách biệt với các yếu tố khác thì không thể tạo được sức mạnh nào hết

Vì thế nó phải hợp lực với khoa học - công nghệ hiện đại, với triết lý pháttriển thích hợp của chính sách đúng đắn mới tạo ra sự cộng hưởng chuyểnthành sức mạnh đặc biệt - sức mạnh của lịch sử, truyền thống dân tộc

Trang 15

Như vậy, khi nói tới bản sắc văn hoá như là động lực của sự phát triển

xã hội thì cần thừa nhận là bản sắc không nhất thành bất biến Bản sắc là ổnđịnh vì nó bao gồm những giá trị bền vững được hình thành qua lịch sử cộngđồng người Nhưng con người và cộng đồng chỉ tồn tại những gì đáp ứng yêucầu tồn tại và phát triển của họ Bởi vậy, khi các điều kiện lịch sử thay đổi thìnhững yếu tố đã lỗi thời trong bản sắc văn hoá tất yếu là phải nhường chỗ chonhững nhân tố mới nảy sinh trong điều kiện mới Những nhân tố này sẽ gianhập vào bản sắc văn hoá như là những thành tố tất yếu của bản sắc văn hoá.Vậy là, cũng như chính sự vận động biến đổi của đời sống các cộng đồngngười, Bản sắc văn hoá của các cộng đồng vừa ổn định, vừa luôn phát triển vàbiến đổi Hội nghị lần 5 Ban chấp hành Trung ương khoá VIII nhấn mạnh

“Bảo vệ bản sắc dân tộc phải gắn liền với mở rộng giao lưu quốc tế, tiếp thu

có chọn lọc những cái hay, cái tiến bộ trong văn hoá các dân tộc khác Giữgìn bản sắn dân tộc phải đi liền với chống lạc hậu, lỗi thời trong phong tục,tập quán, lề thói cũ” [17, tr.56] Do đó những giá trị đạo đức truyền được hìnhthành cùng với thời gian tạo nên một nét đặc sắc của dân tộc Việt Nam đượcNghị quyết 09 của Bộ Chính trị về Một số định hướng lớn trong công tác tưtưởng hiện nay chỉ rõ: “Những giá trị văn hoá truyền thống vững bền của dântộc Việt Nam là Lòng yêu nước nồng nàn, Ý thức cộng đồng sâu sắc, đạo lý

“thương người như thể thương thân”, đức cần cù, vượt khó, sáng tạo trong laođộng…” [24, tr.19] Thế nhưng, trong thang giá trị đạo đức truyền thống cònbộc lộ nhiều hạn chế: Đề cao phẩm chất chiến đấu “chống giặc cứu nước” mà

ít nhiều xem nhẹ những phẩm chất lao động, xây dựng làm giàu đất nước; đềcao các giá trị cộng đồng, còn các giá trị cá nhân mờ nhạt; đề cao tính đạo đứccon người nhân dân, con người tập thể, con người tổ quốc, con người tông tộctrong khi ý kiến cá nhân, sáng kiến cá nhân, cuộc sống cá nhân thì ít đượcquan tâm; tách rời giá trị đạo đức với các giá trị khác, thay thế các giá trị khác

Trang 16

hoặc tuyệt đối hoá trong đời sống xã hội Trong văn kiện Đại hội Đại biểutoàn quốc lần thứ XI, Đảng và nhà nước ta đã nhận định:

“Văn hoá phát triển chưa tương xứng với tăng trưởng kinh tế Quản lývăn hoá, văn nghệ, báo chí, xuất bản còn thiếu chặt chẽ Môi trường văn hoá

bị xâm hại, lai căng, thiếu lành mạnh, trái với thuần phong mỹ tục, các tệ nạn

xã hội, tội phạm và sự xâm nhập của các sản phẩm và dịch vụ độc hại làm suyđồi đạo đức, nhất là trong thanh thiếu niên rất đáng lo ngại.” [25, tr 169]

Nhận thức sâu sắc vai trò của bản sắc văn hoá trong gắn kết cộng đồng,thúc đẩy các quá trình kinh tế - xã hội, yêu cầu xây dựng hệ giá trị và chuẩn mực

xã hội mới phù hợp với truyền thống, bản sắc dân tộc và yêu cầu thời đại TạiĐại hội VIII của Đảng đã khẳng định và Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hànhTrung ương khoá VIII đã cụ thể hoá yêu cầu này thành những đức tính sau:

“Có tinh thần yêu nước, tự cường dân tộc, phấn đấu vì độc lập dân tộc

và chủ nghĩa xã hội, có ý chí vươn lên, đưa đất nước thoát nghèo nàn lạc hậu,đoàn kết với nhân dân thế giới trong sự nghiệp đấu tranh vì hoà bình, độc lậpdân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội; có ý thức tập thể, đoàn kết phấn đấu vì lợiích chung; có lối sống lành mạnh, nếp sống văn minh, cần kiệm, trung thực,nhân nghĩa, tôn trọng kỹ cương, phép nước, quy ước của cộng đồng, có ý thứcbảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái; lao động chăm chỉ với lương tâmnghề nghiệp, có kỹ thuật, sáng tạo năng suất cao vì lợi ích của bản thân, giađình tập thể và xã hội; thường xuyên học tập nâng cao hiểu biết, trình độchuyên môn, trình độ thẩm mỹ và thể lực” [33, tr.157-158]

Chính những giá trị này thể hiện thực sự sức mạnh, bản sắc dân tộc phảiđược thâm sâu trong yêu cầu của xã hội hiện đại, nó thể hiện cụ thể trong cáclĩnh vực hoạt động xây dựng xã hội mới; phải thường xuyên bồi đắp, làmphong phú trong mọi hoạt động sống của từng cá nhân, từng tập thể, từng cộngđồng Đồng thời góp phần giữ gìn và phát triển những giá trị truyền thống của

Trang 17

đạo đức, văn hoá, con người Việt Nam, nuôi dưỡng, giáo dục thế hệ trẻ Đúckết và xây dựng hệ giá trị chung của người Việt Nam thời kỳ công nghiệp hoá,hiện đại hoá và hội nhập quốc tế.

Như vậy, tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần X (2006), Đảng ta đánhgiá; “Việc xây dựng nếp sống văn hoá chưa được coi trọng đúng mức tìnhtrạng suy thoái, xuống cấp về đạo đức, lối sống, sự gia tăng tệ nạn xã hội vàphạm tội đáng lo ngại, nhất là lớp trẻ” Từ đó Đảng chủ trương:

“Xây dựng và hoàn thiện giá trị, nhân cách con người việt nam, bảo vệ

và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đạihoá, hội nhập kinh tế quốc tế Bồi dưỡng các gia trị văn hoá trong thanh niên,học sinh sinh viên, đặc biệt là lý tưởng sống, lối sống, năng lực trí tuệ, đạođức và bản lĩnh văn hoá con người Việt Nam” [20, tr 172-173,106]

Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI Đảng ta đã khẳng định:

“Phát triển toàn diện, đồng bộ các lĩnh vực văn hoá, vừa phát huynhững giá trị tốt đẹp của dân tộc, vừa tiếp thu những tinh hoa văn hoá nhânloại, xử lý tốt mối quan hệ giữa kinh tế và văn hoá để văn hoá thực sự là nềntảng tinh thần của xã hội, là một động lực phát triển kinh tế - xã hội và hộinhập quốc tế.” [25, tr 126]

1.1.3 Quan điểm Hồ Chí Minh về giá trị đạo đức truyền thống

Chủ tịch Hồ Chí Minh là một mẫu mực cho sự phát huy những giá trịtruyền thống của cha ông ta Người đã không sử dụng nguyên xi những giá trị

cũ, mà có sự đổi mới cho phù hợp với hoàn cảnh hiện tại Người nói rằng:

“Nhân dân ta sẵn có truyền thống tốt đẹp là lao động cần cù, sinh hoạt giản dị,lại có tinh thần yêu nước nồng nàn Chúng ta cần phát huy truyền thống vàtinh thần ấy.” [48, tr.349]

Truyền thống đạo đức Việt Nam là truyền thống giáo dục con ngườiphải tu dưỡng trọn đời để làm người, dựng làng, dựng nước Truyền thống

Trang 18

đạo đức ấy luôn định hướng cho mỗi hoạt của con người, hướng con ngườiđến chân, thiện, mỹ và tìm ra chân lý đúng đắn trên cơ sở đời sống hiện thực.Lịch sử dân tộc ta, hoàn cảnh nước ta quy định nên những giá trị truyền thốngquý báu mà mỗi người dân Việt Nam luôn muốn hướng đến để là cơ sở cho

“đạo làm người” Người luôn luôn kêu gọi nhân dân “Học để làm người”.Chính Người là tấm gương sáng về đạo đức và phong cách của dân tộc ta.Chúng ta đã nhận thấy rằng tư tưởng đạo đức truyền thống Việt Nam và tưtưởng đạo đức cách mạng được hun đúc kết tinh trong tư tưởng đạo đức HồChí Minh

Như thế có thể nói những yếu tố đã ảnh hưởng sâu sắc đến tư tưởng vàcon người Hồ Chí Minh, thứ nhất xuất thân là con gia đình nhà nho, tư tưởngcủa quê hương và của nếp nhà đã có những ảnh hưởng nhất định đến Người.Nghĩa là ở đây Người được thừa hưởng những giá trị đạo đức truyền thốngquý báu của dân tộc Việt Nam về cách sống phải có tình nghĩa, thuỷ chung,biết trung biết hiếu, đặc biệt là về cái đạo lý làm người trong đó tinh thần yêunước giữ vị trí hàng đầu - là tình yêu và lòng trung thành đối với tổ quốc, vớinhân dân; thứ hai được tiếp cận cả ba nguồn văn hoá: Văn hoá dân tộc, vănhoá khu vực, văn hoá thế giới; đặc biệt trong hoạt động thực tiễn đầy bão tápphong ba, và đã chứng kiến sự tàn bạo, vô nhân đạo của chủ nghĩa thực dân

Từ đó Người đến chủ nghĩa Mác - Lênin với khát vọng đấu tranh cho sự tự

do, ấm no, hạnh phúc của tất cả mọi người Với sự ảnh hưởng và tiếp biếnnhư thế, Hồ Chí Minh trở thành một con người mẫu mực, một nhân cách lớnkhông chỉ của dân tộc Việt Nam mà của cả thế giới Tư tưởng ấy Ngườikhông đề xướng thành hệ thống lý thuyết, cũng không cô đúc các lý luận,chuẩn mực đạo đức mà thường dùng những tục ngữ, ca dao hoặc đôi khi tạothêm ra những hiện tượng đạo đức phù hợp với hoàn cảnh mới bên cạnhnhững hiện tượng đạo đức cổ truyền còn dồi dào sức sống Người đặc biệt

Trang 19

khai thác những chuyện người thật, việc thật, người tốt việc tốt rất phong phútrong đời sống thường ngày Người cũng quan tâm đến thực tiễn và ý nghĩaphát triển của các nguyên lý đạo đức Điều cốt yếu nhất là Hồ Chí Minh rấtchú trọng đến việc thực hành đạo đức Người luôn coi trọng việc kế thừa, giáodục các giá trị đạo đức truyền thống trước hết trong đội ngũ cán bộ Đảng viên

và trong toàn xã hội Người căn dặn: “Cũng như sông thì có nguồn mới cónước, không có nguồn thì sông cạn Cây phải có gốc, không có gốc thì câyhéo.” Là người cách mạng thì phải biết kế thừa và phát huy những giá trị đạođức truyền thống của ông cha ta đã hun đúc mấy ngàn: từ lòng yêu nước đếntinh thần đoàn kết, sáng tạo trong lao động… Đồng thời người đã chỉ rõnhững giá trị, hạn chế và con đường khắc phục các giá trị đạo đức cũ khôngphù hợp

Chẳng hạn, nếu ở Nho giáo, chữ “trung” gắn với quan hệ vua - tôi; chữ

"hiếu” gắn với quan hệ con cái - cha mẹ, thì ở Chủ tịch Hồ Chí Minh, chúngđược đổi thành "trung với nước, hiếu với toàn dân, với đồng bào" TheoNgười, việc kế thừa các giá trị đạo đức truyền thống nhân loại nói chung, cácgiá trị đạo đức truyền thống Việt Nam nói riêng cần phải thực hiện theophương thức:"Đời sống mới không phải cái gì cũng bỏ hết, không phải cái gì

cũng làm mới Cái gì cũ mà xấu thì phải bỏ Cái gì cũ mà không xấu, nhưng

phiền phức thì phải sửa đổi lại cho hợp lý Cái gì cũ mà tốt thì phải phát triểnthêm Cái gì mới mà hay thì ta phải làm"

Người quan niệm rằng, muốn xây dựng một xã hội mới và tốt đẹp, thìcần phải tiêu diệt những thói hư, tật xấu của xã hội cũ còn sót lại Muốn xâydựng chủ nghĩa xã hội thì phải bồi dưỡng con người xã hội chủ nghĩa Conngười xã hội chủ nghĩa là con người có đạo đức cần, kiệm, liêm, chính, chícông vô tư, một lòng một dạ phục vụ nhân dân, phục vụ cách mạng Trong thời

kỳ đấu tranh giành chính quyền, để phát triển phong trào cách mạng, Hồ Chí

Trang 20

Minh quan tâm đến tư cách đạo đức, lối sống của người chiến sĩ cách mạng,người cán bộ, đảng viên Có thể nói đây là tầng lớp tiên phong trong xã hội mà

tư cách, đạo đức và lối sống của họ ảnh hưởng đến sự phát triển xã hội, cũngnhư lối sống xã hội mới Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh việc xây dựng đờisống có văn hoá, phương thức sinh hoạt văn hoá, cách thức thực hành đời sốngmới phải trên cơ sở kế thừa những tinh hoa truyền thống của dân tộc TheoNgười, đạo đức là cái gốc của xã hội, của con người; đạo đức là nền tảng đểhình thành và xây dựng lối sống mới của con người mới trong xã hội mới.Người cho rằng, đạo đức là những quy tắc, những chuẩn mực phù hợp với cuộcsống, được con người và cộng đồng thừa nhận nhằm điều hoà quan hệ giữangười với người trong quá trình phát triển xã hội Và những chuẩn mực, nhữngkhuôn mẫu đạo đức khi đã trở thành nếp, thành thói quen, tập quán, tập quán xãhội thì đó chính là lối sống của một cộng đồng, một cá nhân

Người xác định là phải tuyệt đối trung với nước, trung với Đảng, hiếuvới dân Đó là chuẩn chính trị đạo đức cao nhất của mỗi người dân trước vậnmệnh của đất nước; là cơ sở xác định hệ thống chuẩn mực hành vi của mỗingười phải thực hiện nhằm tỏ rõ lòng trung thành tuyệt đối, một lòng, một dạ

hy sinh, cống hiến vì sự trường tồn của dân tộc Người căn dặn rằng: nhận rõphải trái, giữ vững lập trường, tận trung với nước, tận hiếu với dân

Tiếp thu bản chất nhân văn trong tư tưởng đạo đức truyền thống ViệtNam, Hồ Chí Minh đã tách riêng để thể hiện mình cả trong nhận thức vàtrong sinh hoạt ứng xử, trong các mối quan hệ xã hội phong phú, Người luônđặt mối quan hệ với tổ quốc, với Đảng, với nhân dân lên trên hết Người chủtrương xây dựng một kiểu đạo đức mới - đạo đức cách mạng lấy lợi ích củanhân dân, của dân tộc và của cả nhân loại làm mục tiêu để phấn đấu, tudưỡng, rèn luyện Trong tư tưởng đạo đức của Người mang đậm tính nhânvăn - tình yêu bao la đối với đồng bào mình, dân tộc mình và toàn thể nhân

Trang 21

loại cần lao Người nói “Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc, là làmsao cho đất nước ta hoàn toàn độc lập, dân tộc ta hoàn toàn tự do, đồng bào aicũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành” [45, tr.161] Người đã cótình thương thực sự vì dân tộc và vì nhân loại, vì tình nghĩa và vì yêu cầu giảiphóng con người Theo Người, mỗi cán bộ, đảng viên phải tự giác tu dưỡng,rèn luyện mình cả đức và tài, trong đó đức là gốc, thực sự thấm nhuần đạođức cách mạng, thực sự là người lãnh đạo, người đầy tớ của dân Từ chuẩnmực đạo đức chung “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”, người đã cụ thểhoá thành nhiều phẩm chất, chuẩn mực hành vi đạo đức đáp ứng nhu cầu xãhội, kịp thời biểu dương, khuyến khích việc làm tốt, kiên quyết đấu tranh vớinhững hành vi sai trái Chỉ như vậy mới làm cho cái xấu càng ít đi, cái tốtngày càng nhiều hơn.

Với chuẩn mực hết lòng yêu thương con người, Người đã kế thừa vàphát triển đạo đức truyền thống nhân văn cao cả của dân tộc, cũng là tình cảmmang tính phổ biến của nhân loại Hồ Chí Minh là một mẫu mực về tìnhthương yêu con người bao la Người luôn quan tâm chăm lo tới mỗi bước tiến

bộ trưởng thành của mỗi người dân Là hiện thân của tinh thần yêu tự do, ýchí kiên cường và khả năng chịu đựng qua những thử thách khắc nghiệt; trảiqua hơn một thế kỷ đầy gian truân tìm đường và lãnh đạo nhân dân Việt Namthực hiện khát vọng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, Hồ Chí Minh khôngmột phút nghỉ ngơi

Người chính là sự kết tinh của những giá trị tinh thần đạo đức Việt, lốisống Việt trong suốt mấy ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, gắn liềnvới những phẩm chất cao quý nhất của giai cấp công nhân trong thời đại ngàynay Những thành tố của đạo đức truyền thống dân tộc và phương đông cùngđạo đức của người cộng sản theo nguyên lý của học thuyết Mác - Lênin đãlàm nên bản lĩnh và năng lực của tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh Bởi nó

Trang 22

nhằm đến một mục tiêu hoàn chỉnh vì sự tiến bộ xã hội và vì hạnh phúc củanhân dân Hồ Chí Minh từng nói: Đảng ta là đạo đức, là văn minh, là thốngnhất, là độc lập, là hoà bình, ấm no, do đó, cán bộ, Đảng viên của Đảng phảitiêu biểu cho trí tuệ, lương tâm, danh dự của dân tộc và thời đại Như vậychính cách giáo dục, tuyên truyền và cùng với cuộc sống giản dị, khiêmnhường, đạo cao, đức trọng của Người đã tạo thành một phong trào xây dựngđời sống mới rộng khắp trong cả nước, tạo tiền đề vững chắc cho việc xâydựng lối sống mới, xây dựng nền văn hoá mới những năm sau này.

1.2 Giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam

1.2.1 Khái niệm đạo đức truyền thống

Đạo đức là một hình thái ý thức - xã hội bao gồm những nguyên tắc,quy tắc và chuẩn mực xã hội, nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vicho phù hợp với lợi ích, hạnh phúc của mình và sự tiến bộ xã hội trong quanquan hệ người - người

Như chúng ta đã biết, đạo đức không phải là sự biểu hiện của một sứcmạnh siêu nhiên nào đó cho rằng sự điều chỉnh hành vi, cách ứng xử của đạođức con người trong xã hội là do sự sắp đặt, an bài của thượng đế, trời, phật,cũng không phải là biểu hiện của năng lực tiên thiên ở con người, hoặc đi tìmnguồn gốc và bản chất đạo đức trong bản năng sinh vật, trong tâm lý cá nhânmột cách cực đoan… Quan điểm duy vật lịch sử về đạo đức đã khẳng địnhrằng, với tư cách một hình thái ý thức xã hội, đạo đức có nguồn gốc từ nhữngđiều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội, từ cơ sở kinh tế - xã hội Nghĩa là đạođức nảy sinh do nhu cầu của đời sống xã hội, là sản phẩm của lịch sử xã hội,

do cơ sở kinh tế - xã hội nảy sinh và quyết định; rằng quan hệ đạo đức là biểuhiện của quan hệ vật chất xã hội và biến đổi theo đời sống vật chất xã hội.Trong quá trình phát triển của xã hội, trên cơ sở phát triển của sản xuất vậtchất mà đạo đức được hoàn thiện dần dần Đạo đức phát triển từ thấp đến cao

Trang 23

cùng với sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội thông qua đấu tranh,lọc bỏ, kế thừa để tiến bộ không ngừng Tuy là sản phảm của kinh tế, đạo đứccũng có tác động mạnh mẽ trở lại, có khả năng tạo ra những biến động to lớnđối với đời sống kinh tế - xã hội.

Nhờ có đạo đức và thông qua đạo đức, những chuẩn mực xã hội mớiphát huy hết chức năng điều chỉnh hành vi, chế định hoạt động giao tiếp vàhành vi ứng xử của con người nhằm đảm bảo sự thống nhất cần thiết giữa lợiích cá nhân và lợi ích tập thể và lợi ích cộng đồng

Có thể nói, đạo đức là nội dung cốt yếu của tính cách con người, nó cóvai trò rất quan trọng trong đời sống xã hội Không thể có sự tồn tại xã hộinếu không có đạo đức Chính vì vậy, các giai cấp, các tập đoàn xã hội bao giờcũng sử dụng đạo đức như là một công cụ, một động lực thúc đẩy sự pháttriển của xã hội Tuy nhiên, đạo đức luôn thay đổi tuỳ theo sự thay đổi của tồntại xã hội, thay đổi từ thời đại này sang thời đại khác, từ dân tộc này đến dântộc khác Nếu không thấy quy luật này, không nhìn giá trị đạo đức từ mộtquan điểm biện chứng và lịch sử thì nhất định mắc vào những sai lầm của chủnghĩa bảo thủ; không nhận thức được sự biến đổi ấy của các giá trị đạo đức,khư khư giữ những giá trị lỗi thời, thì nhất định sẽ lạc lõng trong xã hội mới

Cũng như nhiều hình ý thức xã hội khác, đạo đức là một lĩnh vực củađời sống xã hội có sự phát triển tương đối độc lập Có những giá trị đạo đứctuy được hình thành trong lịch sử, nhưng lại là một thành phần quan trọngtrầm tích trong hạt nhân văn hoá xã hội hiện thực và cũng có những thứ đạođức con người đích thực Tức là thứ đạo đức thoát khỏi sự tha hoá con người,đạt tới sự giải phóng tự do và phát triển toàn diện của con người, đó là thứđạo đức đáng để chúng ta vì nó mà theo đuổi, dâng hiến Tuy nhiên, hiện naynền kinh tế thị trường với những nguyên tắc vận hành và phát triển riêng của

nó đã và đang ảnh hưởng sâu sắc cả theo hướng tích cực lẫn tiêu cực mọi mặt

Trang 24

đời sống xã hội, tới hệ thống các giá trị, các quy phạm đạo đức, tâm hồn, tìnhcảm, lối sống và nhân cách con người trong mọi quốc gia, dân tộc Phát triểnkinh tế thị trường không chỉ nảy sinh làm nảy sinh quá trình xâm nhập, bổsung lẫn nhau giữa các hệ thống giá trị, các chuẩn mực đạo đức, các quy tắcứng xử giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và quốc tế, mà còn làm xuấthiện cả sự tác động, xung đột, bổ sung lẩn nhau giữa các giá trị đó

Mỗi dân tộc trên thế giới đòi hỏi phải có cách thức riêng của mình đểvừa hội nhập, vừa tiếp thu những tinh hoa văn hoá thế gới, qua đó làm phongphú thêm văn hoá của dân tộc mình, đất nước mình, vừa lại không làm mất đibản sắc dân tộc và các giá trị văn hoá truyền thống Do vậy, việc xác định,định hướng giá trị nói chung, định hướng các giá trị đạo đức truyền thống nóiriêng là những vấn đề cấp bách cho mọi quốc gia, dân tộc

Trong quá trình hội nhập phát triển kinh tế quốc tế, các giá trị đạo đức,những tập quán và truyền thống của mỗi dân tộc, quốc gia luôn đóng một vaitrò to lớn Thông qua tập quán và truyền thống dân tộc mà rất nhiều quanniệm, quy tắc, giá trị đạo đức cũ được giữ lại, được kế thừa và phát huy trongbối cảnh xã hội mới ngay cả khi những điều kiện xã hội đã sản sinh ra chúngkhông còn nữa Trong đó, truyền thống nói chung và đạo đức truyền thốngnói riêng là sự phức hợp những tư tưởng, tình cảm, phong tục tập quán, thóiquen, lối sống… của chính dân tộc được hình thành trong quá trình lịch sử lâudài, đã trở nên ổn định, mang đặt trưng riêng của dân tộc và được truyền từthế hệ này sang thế hệ khác Truyền thống chính là sự nối tiếp hôm qua vàhôm nay, là sợi dây nối từ quá khứ đến hiện đại và tương lai Truyền thống làmột bộ phận thiết yếu trong cuộc sống của chúng ta, nó bảo tồn cuộc sống củachúng ta Truyền thống của mỗi dân tộc không phải tự nhiên mà có, cũngkhông phải do con người tự lựa chọn cho mình mà nó được hình thành, đượcquy định bởi chính những điều kiện lịch sử, kinh tế - xã hội mà dân tộc đó trải

Trang 25

qua Tuy nhiên do tồn tại xã hội luôn vận động và biến đổi nên những truyềnthống được hình thành trên cơ sở đó cũng không thể nhất thành bất biến,nhưng truyền thống là cái mà trong quá trình vận động, biến đổi vẫn giữ lạinhững yếu tố nhân lỗi bên trong của nó Như vậy không có nghĩa là giá trịtruyền thống là cái bất biến vĩnh hằng Thước đo của giá trị truyền thốngkhông nằm ở đâu khác ngoài thực tiễn, mà thực tiễn luôn luôn vận động vàbiến đổi, bởi vậy có những truyền thống hôm qua còn giá trị nhưng hôm naykhông còn giá trị nữa hoặc có những tuyền thống bên cạnh mặt giá trị lại có

cả mặt phản giá trị Bởi vì trong truyền thống không phải chỉ gồm toàn nhữngcái tốt, cái hay mà lẫn cái xấu, điều tiêu cực, lạc hậu

Trong sự phát triển của lịch sử mỗi dân tộc cần phải giữ lại cho mìnhnhững truyền thống tốt đẹp, những giá trị đã làm nên bản sắc văn hoá, làmnên cốt cách tinh thần, bản lĩnh và nét đẹp nhân cách, trở thành động lực pháttriển của dân tộc, đồng thời cũng loại bỏ những truyền thống trở nên lạc hậu,lỗi thời làm cản trở bước tiến của dân tộc Đồng thời, mỗi dân tộc phải tự tạo

ra cho mình những truyền thống mới thực sự phù hợp và mang lại giá trị tronghiện tại; phải không ngừng tiếp thu những tinh hoa văn hoá của nhân loạitrong quá trình giao lưu văn hoá, hội nhập quốc tế để làm giàu thêm chotruyền thống của dân tộc mình

Nhận thức một cách sâu sắc tầm quan trọng, ý nghĩa to lớn và tính bứcthiết của việc giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống nói chung và giá trịđạo đức truyền thống nói riêng của dân tộc trong bối cảnh phát triển kinh tếthị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, tại Đại hội đạibiểu toàn quốc lần thứ VIII, Đảng ta khẳng định:

“Trong điều kiện kinh tế thị trường và mở rộng giao lưu quốc tế, phảiđặc biệt quan tâm giữ gìn và nâng cao bản sắc văn hoá dân tộc, kế thừa vàphát huy truyền thống đạo đức, tập quán tốt đẹp và lòng tự hào dân tộc Tiếp

Trang 26

thu tinh hoa các dân tộc trên thế giới, làm giàu thêm nền văn hoá Việt Nam;đấu tranh chống mọi xâm nhập của các loại văn hoá độc hại, những khuynhhướng sùng ngoại, lai căng, mất gốc Khắc phục tâm lý sùng bái đồng tiền,bất chất đạo lý, coi thường các giá trị nhân văn [18, tr.111]

Do đó, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đòi hỏiphải xác lập trong hệ chuẩn mực đạo đức của nó, sự phát triển các giá trị đạođức truyền thống, tiếp thu các tinh hoa đạo đức hiện đại, gắn lợi ích của cánhân với lợi ích cộng đồng, coi cộng đồng các lợi ích cơ bản là điều kiện pháttriển các giá trị đạo đức cá nhân

Suốt mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước, dân tộc Việt Nam đã phảivượt qua biết bao thử thách, hy sinh xương máu của biết bao thế hệ, đấu tranhcho sự tồn tại và phát triển của mình, con người Việt Nam và dân tộc Việt Nam

đã tạo lập cho mình một loại truyền thống trên phương diện tư duy, tâm lý, lốisống, cách ứng xử… chi phối hành vi và cuộc sống của con người trong mốiquan hệ giữa con người với con người, con người với cộng đồng và với thiênnhiên Đặc biệt là sự hình thành, phát triển các giá trị đạo đức truyền thốngmang bản sắc Việt Nam: lòng yêu nước, lòng nhân ái, sự khoan dung, sống cótình có nghĩa, ý chí tự lực, tự cường, đoàn kết, anh dũng, kiên cường bất khuất,lao động cần cù, sáng tạo, Đây không phải là những yếu tố siêu việt, phithường khác với mọi dân tộc khác, các giá trị đó đã ăn sâu vào trong máu thịtqua các thế hệ và chính nó là sức mạnh Việt Nam suốt nhiều thế kỷ Đồng thời,những giá trị này được kết hợp hài hoà trong mối quan hệ biện chứng với nhau,tạo nên những sắc thái độc đáo, lâu bền, tạo nên sức mạnh, tinh thần của mộtdân tộc trường tồn trong lịch sử với những chiến công hiển hách

Những truyền thống đạo đức này vừa mang tính ổn định và lưu truyền,vừa không ngừng phát triển và biến đổi, luôn luôn có sự kế thừa, loại bỏ và bổsung Trong từng thời điểm nhất định, các truyền thống đạo đức đó vừa có

Trang 27

những mặt tích cực, ưu việt phù hợp và thúc đẩy sự phát triển của xã hội, vừacũng có mặt đã trở lỗi thời, tiêu cực cần xoá bỏ hay biến đổi Nhưng chínhnhững giá trị đạo đức truyền thống ấy trong con người Việt Nam là kết tinh vàtiêu biểu cho sức sống, bản lĩnh, bản sắc và những phẩm chất đó; là cơ sởvững chắc trong quá trình giữ nước và đảm bảo cho xã hội ta ngày càng tiến

bộ theo xu thế phát triển chung của nhân loại

Đạo đức truyền thống, nó vừa là cái giữ thế ổn định, đồng thời là cáichỉ đạo tư tưởng và hành động, củng cố và phát triển ý chí và bản lĩnh dântộc Nó là sức mạnh vốn có để một dân tộc, một đất nước tồn tại và phát triển.Một dân tộc có bản sắc đậm đà, có các giá trị truyền thống mạnh mẽ, sẽkhông bao giờ bị thôn tính, bị hoà tan hay xoá nhoà bởi những lực lượng xâmlược bên ngoài mạnh hơn Với sức mạnh nội sinh đó, tiếp thu các giá trị hợp

lý từ bên ngoài, bổ sung cho những cái bên trong mà nó đang thiếu hụt, giá trịtruyền thống sẽ là cơ sở vững chắc cho sự vận động của xã hội, cho sự pháttriển của đất nước và dân tộc

Như chúng ta đã biết, những giá trị truyền thống Việt Nam không chỉ

có thuần nhất các giá trị Việt Nam, mà có sự kết hợp hài hoà giữa các yếu tốNho giáo, Lão giáo, Phật giáo và có cả tinh hoa văn hoá phương tây như vănhoá Pháp, văn hoá Nga… Đặc biệt với học thuyết chính trị - xã hội luôn lấyđức làm trọng, nho giáo đã tác động tới nhân cách, lối sống người việt cả mặttích cực, đó là việc đề cao chữ nhân, lòng thương người, trọng người caotuổi… lẫn mặt tiêu cực như trọng nam khinh nữ, coi thường lao động chântay… Còn tư tưởng từ bi, bác ái, khuyên con người ở hiền gặp lành, ăn ở nhânđức để có cuộc sống tốt đẹp trong thế giới mai sau, Phật giáo đã góp phầnnâng cao đời sống đạo đức của người dân dẫu chỉ là về mặt tinh thần đượcngười việt tiếp thu như một yếu tố tâm lý làm cân bằng cuộc sống vốn khốnkhó của mình và cũng cố cách sống nhân nghĩa, chân tình của người Việt

Trang 28

Nam Cùng nho giáo và phật giáo, Đạo giáo đã đem lại thêm cho nhân dân tatinh thần đoàn kết, hữu ái của nhân dân lao động và một phần có ý thức vềsức mạnh, coi chính nghĩa của mình chống mọi sự bất công, áp bức của giaicấp thống trị…

Tất cả những yếu tố văn hoá đó đã có sức sống mạnh mẽ ở Việt Nam.Nhưng điều đặc biệt là chúng đã được dân tộc hoá, kết hợp hài hoà và biệnchứng với văn hoá bản địa, tạo nên một văn hoá mới, một giá trị truyền thốngmới của Việt Nam Sự hội nhập, tiếp thu, chuyển hoá cùng nhiều loại giá trịtruyền thống của các dân tộc khác, thế giới khác chính là con đường làmphong phú đạo đức truyền thống dân tộc, làm tăng thêm tiềm năng và sứcmạnh của của dân tộc, của đất nước Phát triển và kết hợp một cách biệnchứng các yếu tố truyền thống và hiện đại, dân tộc và quốc tế, lấy truyềnthống làm nền tảng cho hiện đại, lấy hiện đại để nâng cao truyền thống, tiếpthu chất trí tuệ của văn minh thời đại làm hiện đại hoá truyền thống

Như vậy, chúng ta có thể hiểu giá trị đạo đức truyền thống là những tiêu chuẩn truyền thống chung nhất, mang tính ổn định, được con người lựa chọn và được sự đánh giá, thẩm định nghiêm ngặt của thời gian, của cộng đồng qua những gia đoạn lịch sử nhất định.

Khi nói đến giá trị đạo đức truyền thống mang bản sắc Việt Nam,chúng ta có thể nhắc đến: Thương nước, thương nhà, thương người, khoandung, đoàn kết, anh dũng, kiên cường bất khuất, lao động cần cù, sáng tạo

Hồ Chí Minh đã có câu nói khái quát về truyền thống Việt Nam “Nhândân ta sẵn có truyền thống tốt đẹp là lao động cần cù, sinh hoạt giản dị, lại cótinh thần yêu nước nồng nàng Chúng ta cần phát huy truyền thống và tinhthần ấy” [48, tr.349]

Khi nghiên cứu giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc ta, giáo sưTrần Văn Giầu nhấn mạnh bảy nội dung của các giá trị đạo đức truyền thống

Trang 29

Việt Nam: “Yêu nước, cần cù, anh hùng, sáng tạo, lạc quan, thương người, vìnghĩa” [37 tr.108].

Theo giáo sư Vũ Khiêu, truyền thống đạo đức của dân tộc Việt Nambao gồm: lòng yêu nước, truyền thống đoàn kết, lao động cần cù và sáng tạo,tinh thần nhân đạo, lòng yêu thương và quý trọng con người

Còn trong các văn kiện của Đảng và Nhà nước, các giá trị đạo đứcthường được đề cập đến và được coi là những giá trị nổi bật Chẳng hạn, Nghịquyết của Bộ Chính trị về một số định hướng lớn trong công tác tư tưởng đãkhẳng định: "Những giá trị văn hoá truyền thống bền vững của dân tộc ViệtNam là lòng yêu nước nồng nàn, ý thức cộng đồng sâu sắc, đạo lý "thươngngười như thể thương thân", đức tính cần cù "

Như vậy, từ quan điểm của các nhà nghiên cứu cũng như của Đảng ta,

có thể khẳng định, dân tộc Việt Nam có một di sản giá trị đạo đức truyềnthống vô cùng phong phú, trong đó, các giá trị điển hình là: tinh thần yêunước, lòng thương người sâu sắc, tính khoan dung, tinh thần đoàn kết, tinhthần lao động cần cù, tiết kiệm

Có thể nói, quá trình xây dựng một nền kinh tế phát triển, hay sự biếnđổi của tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội đều do con người thực hiện vàđều nhằm tới mục tiêu phát triển con người Việt Nam trong xã hội hiện đại.Theo đó, dù coi con người là động lực hay mục tiêu, con người Việt Namhiện nay vẫn cần phải có được những đức tính để đáp ứng được những yêucầu về mặt nhân cách cũng như về mặt lối sống… là hết sức cần thiết Nhữnggiá trị đạo đức truyền thống là hành trang không thể thiếu của tất cả mọingười, mọi thế hệ người Việt Nam nhất là lớp trẻ để tiến vào tương lai, để thểhiện bản lĩnh con người Việt Nam trong xu hướng toàn cầu hoá và hội nhậpquốc tế, để xây dựng và phát triển đất nước giàu mạnh Tức là mỗi thanh niênphải có:

Trang 30

"Có tinh thần yêu nước, tự cường dân tộc, phấn đấu vì độc lập dân tộc

và chủ nghĩa xã hội, có ý chí vươn lên đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạchậu, đoàn kết với nhân dân thế giới trong sự nghiệp đấu tranh vì hoà bình, độclập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội; có ý thức tập thể, đoàn kết phấn đấu

vì lợi ích chung; có lối sống lành mạnh, nếp sống văn minh, cần kiệm, trungthực, nhân nghĩa, tôn trọng kỷ cương, phép nước, quy ước của cộng đồng, có

ý thức bảo vệ môi trường sinh thái; lao động chăm chỉ với lương tâm nghềnghiệp, có kỹ thuật, sáng tạo, năng suất cao, vì lợi ích bản thân, gia đình, tậpthể và xã hội; Thường xuyên học tập, nâng cao hiểu biết, trình độ chuyên

môn, trình độ thẩm mỹ và thể lực" [17, tr.58 - 59]

Đây là một trong những giá trị cốt lỗi làm nên bản sắc dân tộc ViệtNam, làm nên những con người Việt Nam chân chính luôn cố gắn hoàn thiệnbản thân cả về thể lực và trí lực, không đánh mất, hoà tan mình khi hoà nhậpthế giới

1.2.2 Những giá trị đạo đức truyền thống chủ yếu

Các giá trị đạo đức truyền thống mà dân tộc ta có được trong suốt chiềudài lịch sử trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước đã trở thành bộphận cốt lỗi trong các giá trị tinh thần truyền thống Việt Nam Các giá trị đạođức truyền thống ấy vừa là kết quả, vừa là cơ sở, là động lực của dân tộc tatrong suốt quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước, giao lưu và tiếp biếnvăn hoá, là yếu tố căn bản tạo dựng nên bản sắc dân tộc, bản lĩnh và nhâncách con người Việt Nam Các giá trị làm nên bản lĩnh đó là: tinh thần yêunước, lòng thương người sâu sắc, tinh thần đoàn kết, tinh thần lao động cần

cù, tiết kiệm, sáng tạo trong lao động, tinh tế trong ứng xử, giản dị trong lốisống, khoan dung…

Tinh thần yêu nước: Trong các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc

Việt Nam, yêu nước là giá trị cao nhất, là sợ chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ lịch sử

Trang 31

Việt Nam từ cổ đại đến đương đại, nó là một trong những tình cảm thiêng liêngnhất của con người, trở thành một truyền thống vô giá và được lưu truyền

Tinh thần yêu nước là một giá trị phổ quát mang tính toàn nhân loại, tuynhiên, nội dung và nhất là những đặc trưng của lòng yêu nước của người ViệtNam lại có những đặc thù, sắc thái riêng Một trong những nét đặc trưng đó làsức mạnh của gia đình Việt Nam đã níu kéo con người trong những nếp văn hóacủa tình yêu đất nước, ở đó mọi mối quan hệ thu nhỏ của xã hội diễn ra, và tìnhyêu gia đình, nồi giống đã kết thành tình yêu đất nước Theo kết cấu cơ bản của

xã hội truyền thống Việt Nam là nhà - làng - nước, trong đó yếu tố nhà và lànggắn với gia đình, cộng đồng làng xã, là yếu tố nền tảng, vững bền, còn yếu tốnước được hình thành từ khá sớm, thời Văn Lang - Âu Lạc và luôn phải đươngđầu với những thế lực bên ngoài đến xâm lược Do vậy ý thức về quê hương, đấtnước đã ăn sâu vào tiều thức và trở thành yếu tố bền vững của con người ViệtNam Bên cạnh đó, nó chi phối suy nghĩ, tình cảm, ứng xử và hành động của conngười Việt Nam, nó tích hợp và sản sinh nhiều giá trị văn hóa Việt Nam

Trong quá trình dựng nước và giữ nước, nhân dân ta đã chiến đấu bền

bỉ, vượt qua biết bao thử thách khắc nghiệt, cũng có lúc thất bại cay đắng,nhưng cuối cùng dân tộc ta đã tồn tại và chiến thắng Đó là “nhờ đạo lý, nhờ

hệ giá trị tinh thần của riêng mình” Những tinh thần ấy đã in đậm trong ký ứcnhân dân ta và tạo nên tình yêu đất nước vô biên Đây là giá trị truyền thốngbền vững, trường tồn của dân tộc Việt Nam Nó thể hiện nổi bật mỗi khi ViệtNam đối mắt với xâm lược, cũng như mong muốn xây dựng một đất nướcgiàu mạnh được thể hiện trong lòng mỗi người dân Việt Nam Vì thế yêunước đã trở thành một giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta và ở mỗi giaiđoạn lịch sử tinh thần ấy lại mang những sắc thái khác nhau

Trong giai đoạn phát triển đất nước hiện nay, giá trị đó được bổ sung

và nâng lên một tầm cao nhận thức mới, nghĩa là tinh thần yêu nước vừa cụ

Trang 32

thể hoá trong từng hành động, lời nói… trong hoạt động sống hằng ngày vừakhẳng định được vai trò khi hội nhập và toàn cầu hoá quốc tế Tuy nhiênquan niệm và sự nhận định về tinh thần yêu nước mỗi thế hệ lại ít nhiều cónét khác nhau

Yêu nước là phải sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu để bảo vệ tổ quốc; làphải nhanh chóng xây dựng một quốc gia thống nhất và phát triển, có chế độchính trị độc lập, nền kinh tế tự chủ và nền văn hoá đạt trình độ cao vì nếukhông làm được như vậy, đất nước mãi mãi nằm lại ở trạng thái lạc hậu,nghèo nàn cũng như sẽ không giữ được độc lập Nhưng điều đáng chú ý làtrong khi xông vào cuộc chiến đấu xả thân vì sự nghiệp chung, ở mỗi mộtngười tình cảm yêu nước đã vượt qua được những lợi ích riêng tư của bảnthân, dòng họ, vượt qua được giới hạn hẹp hồi của làng xóm, quê hương Tinhthần đó không ngẫu nhiên sinh ra mà xuất phát từ nhận thức ít nhiều sâu sắc

về mối quan hệ giữa đất nước và bản thân, giữa lợi ích chung và lợi ích riêng,rồi từ đó sẵn sàn quên đi cái riêng để chiến đấu cho cái chung, vì tổ quốc.Giáo sư Trần Văn Giàu đã khẳng định rằng: Tình cảm và tư tưởng yêu nước

là tình cảm và tư tưởng lớn nhất của nhân dân, của dân tộc Việt Nam Chínhnhững tình cảm và tư tưởng yêu nước này của con người Việt Nam, nó tíchhợp và sản sinh nhiều giá trị văn hoá Việt Nam

Yêu nước là “quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và củacải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy” (tuyên ngôn độc lập) Chủ tịch HồChí Minh đã đúc kết “dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước Đó là mộttruyền thống quý báu của ta Từ xưa đến nay, mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng,tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn,

nó vượt qua mọi nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước vàcướp nước” Trong lịch sử dân tộc nhân cách đạo đức của những người anhhùng cứu nước chống ngoại xâm luôn được nhân dân đề cao và ca tụng, từ

Trang 33

Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn, Lê Lợi, QuangTrung… rồi đến những năm trường kỳ kháng chiến chống đế quốc Pháp, Mỹtinh thần ấy lại quật khởi biến thành những cơn sóng dữ nối tiếp nhau, từ giàtrẻ gái trái với một ý chí quyết tâm “thà hy sinh tất cả chứ không chịu mấtnước” đã tạo nên cơn lốc cao vuốt nhấn chìm kẻ thù, đuổi kẻ thù ra khỏi đấtnước Vâng cái tinh thần đó đã được in đậm trong nền văn hoá đạo đức ViệtNam Trong cuộc sống riêng tư giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân vàcộng đồng có thể có nhiều khác biệt, nhưng tinh thần yêu nước là hằng sốtrong mỗi con người Việt Nam.

Qua mỗi giai đoạn lịch sử cụ thể, tinh thần yêu nước lại được hun đúc,

cỗ vũ thêm và biến thành một giá trị tinh thần không thể thiếu trong đời sốngcon người Việt Nam từ xưa cho đến nay Khi người dân Việt Nam bước vàocông cuộc chống giặc cứu nước, thống nhất tổ quốc và xây dựng xã hội mớivới một trình độ văn hoá ngày càng cao, được giáo dục khá liên tục và sâu sắc

về truyền thống yêu nước và thống nhất dân tộc Họ đi vào cuộc chiến đấu vàlao động một cách tự giác, vô tư không đòi hỏi, song với một sự hiểu biết nhấtđịnh về tổ quốc, độc lập, tự do, về sự tốt đẹp của xã hội mà họ lựa chọn và tựnguyện bảo vệ, với một niềm tin sâu sắc vào cuộc sống tương lai Với họ yêunước được thể hiện ra một cách giản dị, đó là từ tình yêu gia đình, dòng tộc,làng xóm đến tình yêu quê hương, xứ sở, đất nước

Ngày nay, yêu nước là yêu nhân dân, yêu chủ nghĩa xã hội, không chỉyêu nhân dân nước mình mà còn quý trọng, yêu mến dân nước khác Yêunước phải gắn với ý chí tự lực tự cường, sáng tạo trong tao động, học tập vànghiên cứu, khai thác mọi tiềm năng đất nước, bảo vệ độc lập dân tộc, quyềnbình đẳng của dân tộc, chiến thắng nghèo đói, lạc hậu, từng bước nâng caođời sống ấm no hạnh phúc của nhân dân, xây dựng đất nước ngày càng giàumạnh Có thể nói nó đã trở thành ý thức trong mỗi người về việc bảo vệ chủ

Trang 34

quyền lãnh thổ quốc gia, ý thức độc lập, tự chủ, ý thức về bản sắc và các giátrị văn hoá dân tộc, ý thức tự cường trong xây dựng và phát triển đất nước vềchính trị, kinh tế, xã hội.

Trước đây tinh thần yêu nước thể hiện mục tiêu độc lập dân tộc, giảiphóng đất nước sẵn sàng hy sinh tất cả, thì ngày nay yêu nước phải gắn liềnđộc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội nhằm mang lại tự do, hạnh phúc chonhân dân Trong lịch sử Việt Nam, các vương triều lúc thịnh đạt và các anhhùng dân tộc, các danh nhân văn hoá đều gặp nhau trong tư tưởng “Dân vibản”, nước phải gắn liền với dân và yêu nước phải đi liền với thương dân Tưtưởng này càng được thể hiện rõ nét ở vị Chủ tịch Hồ Chí Minh, Người chonói rằng: Nếu đất nước độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc tự do,thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì Truyền thống ấy, được Đảng ta kế thừavới mục tiêu “dân giàu, nước mạnh xã hội dân chủ, công bằng, văn mình Nó

là Nhà nước của dân, do dân và vì dân” Đối với mỗi người dân Việt Namngày nay, yêu nước là luôn có ý thức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Trướctiên, phải có lòng tự hào dân tộc, có ý thức tôn trọng, giữ gìn và phát huynhững giá trị vật chất cũng như tinh thần mà dân tộc ta đã tạo dựng được từbao đời nay Mặt khác phải thường xuyên nâng cao cảnh giác, sẵn sàng đốiphó và góp phần làm thất bại mọi âm mưu đen tối nhằm chống phá chế độ tacủa các thế lực thù địch trong và ngoài nước Hơn nữa, mỗi người cũng cầnthực hiện tốt nghĩa vụ quân sự để bảo vệ tổ quốc, kiến thiết đất nước bắt đầu

từ những hành động cụ thể nhất mà mọi người có thề làm, chính là cố gắnghọc tập, lao động… để ngày càng làm ra nhiều của cải vật chất cho xã hội.Dân giàu thì nước mới giàu, vì vậy mỗi người hãy đem hết tài năng và trí tuệcủa mình để làm giàu một cách chính đáng cho bản thân và cho xã hội Mỗi

cá nhân dù ở cương vị nào, hoàn cảnh nào, trong lời nói cũng như trong hànhđộng phải luôn nâng cao lòng tự hào dân tộc và luôn hướng đến một nhà nước

Trang 35

thực sự của dân, do dân, vì dân Nguyễn Trãi từng khẳng định: Yêu nước làgắn liền với thương dân, khiến cho trong thôn cùng xóm không còn một tiếnghờn giận oán sầu.

Tinh thần yêu nước Việt Nam được hình thành và phát triển qua mấyngàn năm lịch sử chống ngoại xâm, thế nhưng cái tinh thần ấy đâu đó vẫnchưa thể hiện rõ nét trong giai đoạn hiện nay, đất nước đang đổi mới, hộinhập, phát triển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, muốn thoát khỏitình trạng nước nghèo nàn lạc hậu thì chúng ta phải phát huy cao độ tinh thầnyêu nước hướng mạnh vào sự nghiệp xây dựng đất nước Nếu trước đâyngười Việt Nam bằng tinh thần yêu nước đã rửa được cái nhục mất nước, thìnay vẫn trên tinh thần ấy làm sao rửa được cái nhục đói nghèo, lạc hậu.Chúng ta cũng phải khắc phục cách nghĩ, cách làm của con người Việt Nam

để có thể kế thừa và phát huy một cách tốt nhất trong sự nghiệp xây dựng vàphát triển đất nước

Như vậy, yêu nước là yêu nhân dân lao động, mưu cầu hạnh phúc chonhân dân, là yêu chế độ xã hội chủ nghĩa và quyết tâm xây dựng thành côngchủ nghĩa xã hội Tất cả những giá trị này được đặt trong sự kết hợp hài hoà,trong mối liên hệ biện chứng đã tạo nên những sắc thái độc đáo, bền vững, tạonên sức mạnh tinh thần của một dân tộc trường tồn trong lịch sử với nhữngchiến công hiển hách Chính lịch sử này đã hun đúc nên một tinh thần dân tộcquật cường mà biết bao thế hệ đã kế thừa để rồi đọng lại những tư tưởng quân

sự quý giá và hình thành nên bản sắc văn hoá của dân tộc, là cơ sở đưa chúng

ta đến những hệ giá trị mới

Lòng thương người: Đối với người Việt Nam, lòng thương người đã

trở thành một nếp nghĩ, một cách sống, một giá trị đạo đức thường nhật khôngthể thiếu Do đó, lòng thương người trước hết là thái độ khát vọng và hànhđộng tận tuỵ vì con người và tình yêu đối với con người Đồng thời còn hàm

Trang 36

chứa cả thái độ căm thù và khinh ghét những thói xấu xa, ăn bám, xâm phạmđến lợi ích của cá nhân, của tập thể và tự do của những người lao động.

Tuy chịu ảnh hưởng của các tư tưởng nho, phật, đao giáo với quan niệm

từ bi bác ái, thương người, nhân - lễ nhưng chúng ta càng khẳng định, củng cốthêm tinh thần thương người của dân tộc Trên cơ sở tiếp nhận ấy, chúng ta đãcải biến nó thành cái đặc sắc riêng của mình, như không chịu ảnh hưởng nặng

nề bởi chữ nhân quá thiên về lễ nghĩa của nho giáo Người Việt Nam hiểu chữnhân là đạo làm người, đạo làm người xuất phát từ bản chất con người đó là “lálành đùm lá rách”, Chị ngã em nâng”, “một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ” Mọingười luôn luôn “thương người như thể thương thân”, và vì lẽ đó, trong quan

hệ đối xử hàng ngày, người Việt Nam luôn coi trọng tình, luôn đặt tình nghĩalên trên hết Chữ tình chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống của ngườidân Trong gia đình thì “anh em như thể tay chân”, với làng xóm “sớm khuyatối lửa tắt đèn có nhau”, cao cả hơn là tình yêu đất nước “ người trong mộtnước thì thương nhau cùng”, “Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giốngnhưng chung một giàn” Chính vì, coi trọng chữ tình mà trong những xung độtngười Việt Nam cố gắn giải quyết theo phương châm “có lý có tình”, với họtình cảm con ngươì là cao quý hơn cả “Người Việt Nam vốn có lòng yêu nướcthiết tha, có tinh thần dân chủ bình đẳng trong quan hệ giữa người và người.Thương nước thương người, thương mình, là truyền thống đậm đà của nhândân ta” Như vậy cái cốt lỗi để làm nên những truyền thống tốt đẹp, cái đặc sắccủa dân tộc, cái sợi dây để bảo đảm trật tự xã hội không phải là bạo lực gươmđao mà là tấm lòng bao dung, thương người sâu sắc được kết tinh từ trong quátrình lao động và đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Namtrường tồn, phát triển cùng lịch sử nhân loại

Ngày nay, những vấn đề ngăn chặn cái ác, hành vi vô nhân đạo, khuyếnkhích cái thiện, đoàn kết thương yêu con người, quý trọng của công, quan tâm

Trang 37

đến nỗi bất hạnh của người khác, chống chiến tranh, chống nạn đối, mù chữ lànhững vấn đề cấp bách không chỉ cái riêng của một cá nhân, một dân tộc mà

nó đã trở thành cái chung của thế giới Lòng nhân ái mang đặc trưng riêng củamỗi nước đã vượt ranh giới vương tới cái nhân ái chung, cái toàn bộ của nhânloại vì “hạnh phúc, tự do của mỗi người, trong đó sự phát triển tự do của mỗingười là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người”

Như vậy, lòng thương người là một đặc tính nổi bật của người ViệtNam Vì đó là ngọn nguồn của hạnh phúc chân chính, là mục đích tự thân, làđiều kiện cao nhất, đồng thời nó cũng là phương tiện, là điều kiện cho hạnhphúc của mỗi cá nhân Với mục tiêu vì hạnh phúc con người, Đảng và nhànước ta luôn cố gắn xây dựng một xã hội tự do, bình đẳng, hạnh phúc, côngbằng, văn minh, kêu gọi mọi người trong xã hội thương yêu lẫn nhau “lá lànhđùm lá rách”, biết sống vì nhau, đấu tranh cho cái thiện chống cái ác, đòi hỏicon người phải có tinh thần đoàn kết, tương trợ hợp tác lẫn nhau vì hoà bình,độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội Đây là một trong những giá trị đạo đứctruyền thống đã làm nên bản sắc dân tộc Việt Nam trong thời kỳ công nghiệphoá, hiện đại hoá hội nhập kinh tế quốc tế

Tinh thần lao động cần cù, tiết kiệm: Là một giá trị nổi bật trong hệ

giá trị của dân tộc Việt Nam Để làm ra của cải vật chất thì bất cứ dân tộc nàocũng phải lao động, trong đó yếu tố đầu tiên của lao động đã buộc con ngườiphải cần cù, chịu đựng gian khổ Như chúng ta đã biết, chính lao động và nhờlao động, mà vượn biến thành người Trong bài viết về “tác dụng của laođộng trong quá trình chuyển biến từ vượn thành người” Ăngghen đã khẳngđịnh rằng: Trước hết là lao động, sau lao động và đồng thời với lao động làngôn ngữ, đó là hai sức kích thích chủ yếu đã ảnh hưởng đến bộ óc của convượn, làm cho bộ óc đó dần dần biến thành bộ óc người Như vậy ta thấy cáivai trò quan trọng không thể thiếu của lao động quá trình hình thành con

Trang 38

người Lao động là điều kiện tiên quyết của mỗi thời đại, mỗi quốc gia Bất

kỳ một quốc gia, dân tộc nào muốn phát triển giàu mạnh không thể không nhờvào sự quyết tâm lao động của mỗi thành viên trong xã hội Nếu mỗi cá nhânxem thường vai trò lao động hoặc lao động một cách bất chính thì cá nhân đókhông thể phát triển bền vững hoặc sẽ rơi vào nghèo đói

Trong quá trình lao động, mối liên hệ giữa người và người được thiếtlập và duy trì chặt chẽ theo một trật tự, kỷ cương nhất định Lao động càngphát triển, phân công lao động càng sâu sắc giúp con người vừa biến đổi giới

tự nhiên theo nhu cầu của con người lại vừa ngày càng tự hoàn thiện bản thânmình hơn Như Ph Ăngghen đã khẳng định “Lao động là điều kiện cơ bản,đầu tiên của toàn bộ đời sống loài người và như thế đến một mức mà trên một

ý nghĩa nào đó, chúng ta phải nói, lao động đã sáng tạo ra bản thân conngười” [6, tr 641] Do vậy, lao động là đặc trưng, là bản chất cố hữu của conngười và trải qua từng giai đoạn lịch sử con người đã làm đa dạng, phong phúthêm cả về hình thức lao động lẫn phương tiện lao động

Theo quan niệm của Mácxít, “Cần” là điều kiện, nguồn gốc làm xuấthiện loài người, là sức sáng tạo của cải vật chất và tinh thần cho nhân loại, nó

là một động lực đẩy xã hội tiến lên Do đó đặc tính cần cù, chịu đựng giankhó là giá trị mang tính cố hữu của con người Tuy nhiên để các đặc tính ấytrở thành giá trị văn hoá của mỗi dân tộc lại là chuyện khác và điều đó cầnmôi trường xã hội và quy định của hệ tư tưởng, tính cách văn hoá

Việt Nam là một nước có nền văn minh nông nghiệp lâu đời Hơn nữa,nghề nông phải gánh chịu nhiều thiên tai, mưa bão, lụt lội, hạn hán Quanhnăm suốt tháng, người dân phải lo đằp đập, đào muơng lấy nước tưới, bắp đêphòng chống lụt bão Theo Giáo sư Tràn Văn Giàu, những người nước ngoàiđến việt Nam đều hết sức ngạc nhiên khi thấy mọi cơ năng của người ViệtNam đều được dùng để làm việc: đầu đội, vai gánh, lưng cõng, tay nhanh

Trang 39

nhen và khéo léo, chân chạy như bay Đây là nhân chứng lịch sử cho sự cần

cù, chịu khó của người Việt và trở thành một giá trị văn hoá Việt Nam Trongcuộc chiến đấu gian khổ buổi đầu:

“Các bậc tổ tiên đã phải đấu tranh hết sức vất vả và đấu tranh với thiênnhiên khắc nghiệt trên vùng đất trù phú này, thì mới có thần thoại Lạc LongQuân diệt Ngư tinh, diệt Hồ tinh, dánh bại Mộc tinh; ấy là sự cần cù lao động

và can đảm chiến đấu của nhân dân cổ đại ở các vùng bờ biển, đồng bằng,trung du, đã chinh phục được những trở ngại của đất trời” [37, tr.155]

Thời kỳ hiện đại xuất hiện khái niệm “anh hùng lao động”, tức là coitrọng sự cần cù, chịu đựng gian khổ

Tính lao động cần cù thường được người dân nhắc nhở với nhau đểvượt qua những khó khăn, thử thách, để kiến tạo cuộc sống của riêng mìnhcũng như cuộc sống của con cháu mình: “kiến tha lâu đầy tổ”, “góp gió thànhbão”, “nhàn cư vi bất thiện” Họ luôn phê phán thói “ăn không ngồi rồi”, Nằmchề sung rụng”… Bên cạnh đó, lao động cần cù của người Việt Nam luôn gắnvời tiết kiệm Vì “miệng ăn thì núi lở”…

Như vậy, đầu tiên lao động cần cù, tiết kiệm như là yêu cầu tất yếu đểđảm bảo cho sự sinh tồn của dân tộc, sau đó trong sự đấu tranh gian khổ vớithiên nhiên, với cuộc sống luôn bị kẻ thù xâm lăng Trước những biến cố giankhó của lịch sử thì tinh thần yêu nước luôn là trục kết tinh để phát triển giá trịvăn hoá cần cù, chịu đựng gian khó của dân tộc và lao động cần cù, tiết kiệm

đã trở thành một phẩm chất đạo đức không thể thiếu đối với con người ViệtNam Trần Văn Giàu đã khẳng định rằng: Trước sau như một, nay còn hơnxưa, “Cần” là đức tính lớn của dân tộc, là giá trị tinh thần truyền thống củadân tộc Việt Nam

Tinh thần đoàn kết và ý thức cộng đồng là một trong những giá trị

đạo đức, một trong những nguồn gốc tạo nên sức mạnh của người Việt để

Trang 40

chống chọi lại thiên nhiên khắc nghiệt, chiến thắng được giặc ngoại xâm hung

dữ, xảo quyệt, một giá trị tinh thần bền vững, một điều kiện bảo đảm cho sựtồn tại và phát triển trường tồn của dân tộc Trước hết ở tinh thần đoàn kếttoàn dân vì mục tiêu giữ vững độc lập, thông nhất, dân giàu, nước mạnh, xãhội công bằng, dân chủ, văn minh

Ban đầu do sống trong môi trường kinh tế lúa nước nên tính cộng đồngcủa dân cư được hình thành Cùng với sự phát triển của kinh tế, vai trò củacộng đồng ngày càng được cũng cố Sau khi tinh thần yêu nước bồi đắp tinhthần đoàn kết bẳng một sức sống vĩ đại hơn, nó buộc con người ta sống vớinhau trong cộng đồng bằng tinh thần yêu nước, tình yêu quê hương, yêu laođộng sản xuất, tinh thần chống xâm lăng khiến cho sức sống cộng đồng trởnên bền chặt hơn Mọi người đoàn kết, tương trợ nhau và nguyên tắc cá nhântồn tại trong sự phụ thuộc vào cộng đồng dần trở thành một tập tục có cơ chếkinh tế - xã hội bảo đảm

Khi đất nước bị xâm lăng, ý nghĩ mất nước lúc này làm cơ sở chotinh thần yêu nước bùng lên Cái tinh thần ấy tồn tại ở cộng đồng quốc gia,dân tộc đã hướng dẫn cho mục đích đòi lại chủ quyền dân tộc, tức tinh thầnyêu nước tồn tại trong cộng đồng làng, xã đã khuyến khích tinh thần cộngđồng, tích hợp tính cộng đồng, đoàn kết các làng, xã để tiến hành cuộcchiến đấu giành lại độc lập dân tộc Với câu “đoàn kết thì sống, chia rẽ thìchết”; hay Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định “đoàn kết, đoàn kết, đạiđoàn kết, thành công thành công đại thành công” Tinh thần này đã minhchứng cho những chiến thắng chống giặc ngoại xâm từ khi đất nước giànhđược quyền độc lập tự chủ (năm 938) đến năm giành được độc lập thốngnhất nước nhà (năm 1975)

Trong giai đoạn hiện nay, tinh thần cộng đồng, đoàn kết toàn dân tộcphải trên cơ sở thống nhất mục tiêu, lợi ích cơ bản giữ vững độc lập, thống

Ngày đăng: 03/07/2014, 11:14

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lê Ngọc Anh (1/2002) “Vấn đề giáo dục đạo đức và nếp sống văn hoá gia đình truyền thống trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Triết học số 1, (128), tr.17-21 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề giáo dục đạo đức và nếp sống văn hoágia đình truyền thống trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay”,"Tạp chí Triết họ
2. Ban chấp hành Đảng bộ huyện Hóc Môn thành phố Hồ Chí Minh (2006), Lịch sử Đảng bộ huyện Hóc Môn, Nxb Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử Đảng bộ huyện Hóc Môn
Tác giả: Ban chấp hành Đảng bộ huyện Hóc Môn thành phố Hồ Chí Minh
Nhà XB: Nxb Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh
Năm: 2006
3. Ban tư tưởng - Văn hoá Trung ương (2007), Đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đẩy mạnh học tập và làmtheo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Tác giả: Ban tư tưởng - Văn hoá Trung ương
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2007
4. Lê Thị Tuyết Ba (10/2003) “Chuẩn mực đạo đức trong bối cảnh của nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Triết học số 10, (149), tr.9-11 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chuẩn mực đạo đức trong bối cảnh của nềnkinh tế thị trường ở nước ta hiện nay”," Tạp chí Triết họ
5. Lê Thị Tuyết Ba (5/2002) “Vai trò đạo đức đối với sự phát triển kinh tế xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường”, Tạp chí Triết học số 5, (132), tr.26-28 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vai trò đạo đức đối với sự phát triển kinh tếxã hội trong điều kiện kinh tế thị trường”," Tạp chí Triết họ
6. C. Mác và Ph.Ăngghen (1994), Toàn tập, tập 20, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Tác giả: C. Mác và Ph.Ăngghen
Nhà XB: Nxb Chính trị quốcgia
Năm: 1994
7. C. Mác và Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 42, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Tác giả: C. Mác và Ph.Ăngghen
Nhà XB: Nxb Chính trị quốcgia
Năm: 1995
8. C. Mác và Ph.Ăngghen (1994), Toàn tập, tập 21, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Tác giả: C. Mác và Ph.Ăngghen
Nhà XB: Nxb Chính trị quốcgia
Năm: 1994
9. C. Mác và Ph.Ăngghen (1994), Toàn tập, tập 13, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Tác giả: C. Mác và Ph.Ăngghen
Nhà XB: Nxb Chính trị quốcgia
Năm: 1994
10. Nguyễn Trọng Chuẩn, Nguyễn Văn Phúc (2003), Mấy vấn đề đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mấy vấn đề đạo đứctrong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay
Tác giả: Nguyễn Trọng Chuẩn, Nguyễn Văn Phúc
Nhà XB: Nxb Chính trị quốcgia
Năm: 2003
11. Nguyễn Trọng Chuẩn, Nguyễn Văn Huyên (2002), Giá trị truyền thống trước những thách thức của toàn cầu hoá, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giá trị truyền thốngtrước những thách thức của toàn cầu hoá
Tác giả: Nguyễn Trọng Chuẩn, Nguyễn Văn Huyên
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2002
12. Nguyễn Trọng Chuẩn, Phạm Văn Đức, Hồ Sĩ Quý (2001), Tìm hiểu giá trị văn hoá truyền thống trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu giátrị văn hoá truyền thống trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá
Tác giả: Nguyễn Trọng Chuẩn, Phạm Văn Đức, Hồ Sĩ Quý
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2001
13. Thành Duy (Chủ biên) (1996), Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức
Tác giả: Thành Duy (Chủ biên)
Nhà XB: NxbChính trị quốc gia
Năm: 1996
14. Thành Duy (2/2002) “Vai trò của văn hoá đạo đức trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường ở Việt Nam”, Tạp chí Triết học số 2, (129), tr.18-22 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vai trò của văn hoá đạo đức trong điều kiện pháttriển nền kinh tế thị trường ở Việt Nam”," Tạp chí Triết họ
15. Phạm Văn Đức (1/2002) “Mối quan hệ lợi ích cá nhân và đạo đức xã hội trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Triết học số 1, (128), tr.13-16 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mối quan hệ lợi ích cá nhân và đạo đức xã hộitrong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay”," Tạp chí Triết họ
16. Nguyễn Văn Đồng (2007), Tâm lý học phát triển thanh niên đến tuổi già, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý học phát triển thanh niên đến tuổigià
Tác giả: Nguyễn Văn Đồng
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2007
17. Đảng cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần V Ban chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần V Ban chấphành Trung ương khóa VIII
Tác giả: Đảng cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1998
18. Đảng cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốclần thứ VIII
Tác giả: Đảng cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1996
19. Đảng cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốclần thứ IX
Tác giả: Đảng cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2001
20. Đảng cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốclần thứ X
Tác giả: Đảng cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2006

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1. Cần lưu giữ giá trị đạo đức truyền thống Việt Nam - PHÁT HUY GIÁ TRỊ  ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM  TRONG LỐI SỐNG THANH NIÊN HUYỆN HÓC MÔN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY
Bảng 1. Cần lưu giữ giá trị đạo đức truyền thống Việt Nam (Trang 63)
Bảng 2. Giá trị đạo đức truyền thống Việt Nam nổi bật nhất - PHÁT HUY GIÁ TRỊ  ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM  TRONG LỐI SỐNG THANH NIÊN HUYỆN HÓC MÔN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY
Bảng 2. Giá trị đạo đức truyền thống Việt Nam nổi bật nhất (Trang 64)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w