Kiến nghị các cửa hàng kinh doanh hàng may mặc

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hành vi tiêu dùng hàng may mặc thương hiệu Việt của sinh viên Việt Nam (Trang 118 - 120)

7. Kết cấu đề tài

4.3.3.Kiến nghị các cửa hàng kinh doanh hàng may mặc

Những mặt hàng giá rẻ, hàng nhái (bao gồm hàng nhái các thương hiệu Việt Nam lẫn thương hiệu cao cấp nước ngoài) nên được cân nhắc trước khi nhập về. Những mặt hàng này không làm người mặc sang trọng hơn mà theo như cái nhìn của những con người sành sỏi trong lĩnh vực thời trang thì “mặc đồ nhái là sự xấu hổ yêu thích của mỗi con người”. Hẳn nhiên việc giá cả của những mẫu đồ này luôn khiến một lượng lớn khách hàng hài lòng nhưng người tiêu dùng thông minh sẽ đủ tỉnh táo để nhận ra rằng việc mua và sử dụng nó sẽ không mang lại nhiều lợi ích như phần lớn những người tiêu dùng mù quáng nhìn thấy. Vô hình những mặt hàng

nhái này được nhập về sẽ lại cạnh tranh với chính các thương hiệu sản phẩm may mặc nội địa và làm suy giảm thi trường của hàng may mặc Việt Nam nói chung.

Những mặt hàng thời trang cao cấp như Marc Jacob, Versace, D&G, Calvin Klein, Gucci, Channel, Tommy, Mango hay Bossini... chỉ nên được bán và “trưng bày” trong các khu thương mại vì đấy là nơi mà người tiêu dùng cả trẻ lẫn già đến để xem và ít khi bỏ tiền túi ra mua. Đối với những nhà kinh doanh có ý muốn kinh doanh mặt hàng thời trang này cần điều tra rõ thị trường, thị hiếu của khách hàng và mục tiêu khi kinh doanh trước khi tiến hành bất cứ công đoạn nào liên quan đến việc đầu tư kinh doanh. Một câu hỏi quan trọng bậc nhất luôn cần được đặt ra là “bạn muốn bán những thứ hàng này cho những ai và bao nhiêu người trong số đó sẽ muốn mua, bao nhiêu người mua thực sự, và bao nhiêu lợi nhuận bạn dự định có thể thu được về”. Rất nhiều người kinh doanh những mặt hàng cao cấp (hoặc thậm chí chỉ là fake 1, 2, 3, 4 nguồn gốc từ Trung Quốc) đã phải bán lại của hàng hoặc chuyển đổi kinh doanh chỉ sau một vài năm hoạt động.

Có một sự thật rằng ngay cả sản phẩm thật chính hãng của nhiều thương hiệu lớn như LV, Adidas, Paul Smith… hay những thương hiệu hàng giá rẻ như Zara, Topman, H&M… cũng phần nhiều đều được sản xuất từ các xưởng của Trung Quốc, không phải rằng đây là hàng fake mà vì Trung Quốc giờ đây là công xưởng của thế giới với giá nhân công rẻ bậc nhất và chi phí nguyên vật liệu thấp, việc sản xuất ra một bộ quần áo tại Trung Quốc đơn giản và rẻ hơn rất nhiều so với sản xuất tại nước mẹ của bất cứ thương hiệu nào, đó là lý do nhiều hãng thời trang danh tiếng của thế giới đã xây dựng và đầu tư xưởng sản xuất của họ ngay tại “Đất nước làm hàng nhái nhiều nhất thế giới” này và nhờ đó chúng ta có thế dễ dàng tìm ra các sản phẩm thương hiệu lớn của nước ngoài mang trên mình cái mác “Made in China”. Phần lớn người tiêu dùng hiện nay không ưa gì cái mác đó nhưng lại không đủ sáng suốt để nhận ra rằng cái những cái mác “Made in France” hay “Made in Italy” được dán thủ công nguệch ngoạc trên quần áo mình mới là thứ đáng ghét hơn cả.

Mỗi khách hàng có một nhu cầu và mong muốn riêng khi mua sản phẩm của mình tuy nhiên, nếu một khách hàng mua một sản phẩm nội địa bị làm nhái từ Trung Quốc thì đó là điều đáng phải ngăn chặn ngay bây giờ và mãi mãi. Những

sản phẩm kiểu này sẽ làm người tiêu dùng nhận thức sai về các thương hiệu may mặc nội địa của Việt Nam, không biết rõ được giá trị thật của sản phẩm nội địa và hình thành ý thức tẩy chay.

Như vậy các cửa hàng kinh doanh thời trang may mặc cần đồng hành cùng với các doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc trong việc dẫn dắt và khai thác thị trường hàng may mặc thương hiệu Việt. Đặc biệt là phân khúc thị trường hàng may mặc giành cho sinh viên.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hành vi tiêu dùng hàng may mặc thương hiệu Việt của sinh viên Việt Nam (Trang 118 - 120)