Kiến nghị với Chính phủ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hành vi tiêu dùng hàng may mặc thương hiệu Việt của sinh viên Việt Nam (Trang 112 - 114)

7. Kết cấu đề tài

4.3.1. Kiến nghị với Chính phủ

- Chính phủ cần chỉ đạo các cơ quan truyền thông:

Tiếp tục truyền thông mạnh mẽ để đẩy mạnh việc động viên, khuyến khích người dân ưu tiên dùng hàng Việt, thực hiện chủ trương của Đảng và nhà nước

“Người Việt dùng hàng Việt” tạo cơ hội phát triển thị trường nội địa, phát triển

doanh nghiệp, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động

- Do tại thời điểm hiện tại thị trường nội địa với sức mua ngày càng tăng đang bị bỏ ngỏ chưa được quan tâm đúng mức. Còn nhiều phân khúc thị trường ngách tiềm năng mà các doanh nghiệp trong ngành chưa nghiên cứu và khai thác. Kèm theo đó là sự lấn lướt của các sản phẩm thời trang có nguồn gốc nước ngoài. Do đó chính phủ cần có các chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc trong nước nâng sức cạnh tranh về giá cả cho các sản phẩm này trong một thời

gian đủ để làm người tiêu dùng nói chung và người tiêu dùng trẻ nói riêng “quay về với cội nguồn” bằng việc tiêu thụ và sử dụng quen thuộc các sản phẩm nội địa.

- Chính phủ cần xây dựng chính sách:

Bảo hộ ngành sản xuất hàng may mặc trong nước bằng cách thử nghiệm áp đặt một mức thuế lên hàng may mặc nhập khẩu nước ngoài (ngoài thuế nhập khẩu), đặc biệt là hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, có thể là một mức thuế mới nằm trong sắc thuế TTĐB, để kéo người tiêu dùng với thu nhập trung bình ở tầng lớp trung lưu trở lại sử dụng hàng nội địa do rào cản về giá cả.

- Chính phủ có chính sách:

Khuyến khích đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất nguyên phụ liệu cho hàng may mặc, xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo phương pháp chủ động tạo cơ sở cho việc tiết kiệm chi phí sản xuất để hạ giá thành sản phẩm. Cần mạnh dạn đầu tư dài hạn về máy móc, công nghệ và đặc biệt là cử cán bộ đi học tập nước ngoài để nâng cao trình độ kỹ thuật và kinh nghiệm quản lý.

- Hiện nay, thị trường may mặc Việt Nam tràn ngập các sản phẩm không rõ xuất xứ, đặc biệt là sự xuất hiện tràn lan hàng Trung Quốc nhưng lại mang nhãn mác: “Made in VietNam” và của thương hiệu doanh nghiệp Việt Nam rất tinh xảo. Do vậy, Chính phủ cần có những chính sách mang tính chiến lược, nâng cao chế tài xử phạt vị phạm quyền sở hữu trí tuệ, bảo hộ thương hiệu và thực hiện quyết liệt đối với doanh nghiệp sản xuất hàng “nhái”, kiểm soát một cách chặt chẽ lượng hàng hóa này để tránh tràn lan trên thị trường, bảo vệ thương hiệu cho doanh nghiệp Việt đồng thời bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

- Chíng phủ cần có chính sách khuyến khích doanh nghiệp: phát triển nguồn nguyên vật liệu trong nước. Giảm tỷ trọng nguyên vật liệu ngành may mặc phải nhập khẩu từ nước ngoài với giá thành và chi phí cao hơn từ đó hạ giá bán sản phẩm nâng cao sức cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại trên thị trường. Mặt khác việc chủ động được nguồn nguyên liệu giúp cho các doanh nghiệp tránh được sự phụ thuộc kế hoạch sản xuất vào nước ngoài.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hành vi tiêu dùng hàng may mặc thương hiệu Việt của sinh viên Việt Nam (Trang 112 - 114)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w