Kiến nghị với người tiêu dùng trẻ nói chung và sinh viên nói riêng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hành vi tiêu dùng hàng may mặc thương hiệu Việt của sinh viên Việt Nam (Trang 120 - 123)

7. Kết cấu đề tài

4.4.5.Kiến nghị với người tiêu dùng trẻ nói chung và sinh viên nói riêng.

“Hãy trở thành người tiêu dùng thông minh!”

Điều đáng quý hơn cả khi mặc trên mình một sản phầm may mặc của bất cứ thương hiệu nào là nó làm bạn hài lòng về mọi khía cạnh (số tiền bỏ ra, chất lượng

bền đẹp, và bạn tự tin khi mặc nó). Những tiêu chí bạn đặt ra cho sản phẩm thời trang bạn muốn mua không phải là điều các thương hiệu nội địa không đáp ứng được mà điều quan trọng là bạn nên dành thời gian để “tìm ra” nó.

Không nên phí tiền vào một món đồ đắt tiền mà nếu như mua nó bạn sẽ phải nhịn ăn sáng mỗi ngày hay đi làm thêm cả tháng để bù lại thu chi. Cũng không nên bỏ một đồng ra để mang về nhà thứ sản phẩm mà bạn không chắc mình muốn sử dụng đặc biệt là những sản phẩm suy giảm giá trị đáng kể sau một vài lần sử dụng (phai màu, dão vải, bong mác, chất lượng kém). Thực tế theo kinh nghiệm của nhiều người sành sỏi về mua sắm cho thấy, nếu bạn mua đôi giày với giá trị là 4 triệu đồng thì giá trị thực sự của đôi giày đó bạn nhận được không quá 1 triệu đồng, 3 triệu đồng còn lại là số tiền bạn phải trả cho chi phí bán hàng, thuê cửa hàng, lãi của người chủ kinh doanh, và đặc biệt là lòng thoả mãn khi sử dụng đôi giày (thương hiệu càng sang trọng đắt giá thì bạn sẽ cảm thấy càng “thoải mái hài lòng” khi xỏ nó lên chân mình). Đó là lý do vì sao, mỗi mùa hạ giá đến, các cửa hàng sẵn sàng hạ giá đến 50% hay thậm chí 70% nhưng vẫn có lãi.

Có rất nhiều những thương hiệu thời trang Việt Nam trẻ và cá tính mà hiện nay được giới trẻ ưa chuộng hơn rất nhiều so với những thương hiệu lớn được nêu tên ở các phần trên như: “The other half”, “Remmy”, “Boo”, “Infamous”, “Unnui”, “Steve Phạm”… Chắc chắn không ít trong số những cái tên được kể trên sẽ làm bạn hài lòng 100% về sản phẩm nội địa và mang lại suy nghĩ hoàn toàn khác cho bạn chỉ sau một vài lần mua và sử dụng.

Thông điệp của nhóm nghiên cứu gửi tới ngừoi tiêu dùng trẻ và sinh viên: Hãy đòng hành cùng các nhà kinh doanh để hưởng ứng tích cực phong trào “Người Việt dùng hàng Việt”. Hãy coi đây là nét văn hoá của sinh viên Việt Nam.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Philip Kotler, Marketing căn bản, NXB Thống kê, 1999 2. Micheal Solomon, What customer want?

3. Geoffrey A. Moore, Crossing the Chasm

4. TS. Vũ Huy Thông, giáo trình “Hành vi người tiêu dùng”, NXB ĐH Kinh tế quốc dân, 2010.

5. Cao Minh Toàn, Tài liệu tóm tắt Marketing căn bản, Trường ĐHAG. Khoa Kinh tế-QTKD.

6. Phân tích hành vi tiêu dùng hàng may mặc thương hiệu Việt của người dân đồng bằng song Cửu Long, Luận văn thạc sĩ kinh tế chuyên ngành QTKD ĐH Cần Thơ

7. Hành vi tiêu dùng của giới trẻ về thời trang Ninomaxx,

8. Khảo sát về thói quen tiêu dùng và phong cách thời trang của người Việt, Báo cáo nghiên cứu của Vinaresearch.

9. Thực trạng hành vi người tiêu dùng sản phẩm may mặc ở nhánh văn hoá người Kinh

10. Bùi Thanh Huân, Nguyễn Hoàng Trân, Ảnh hưởng của xuất xứ quốc gia đến thái độ của giới trẻ Đà Nẵng đối với hàng may mặc Trung Quốc, Tạp chí khoa học và công nghệ, ĐH Đà Nẵng.

11. Th.S Phùng Thị Quỳnh Trang, Lựa chọn sản phẩm may mặc Việt Nam: Những yếu tố quyết định, Tạp chí công thương.

12. William G. Zikmund, Business research methods, 2000

13. www.gso.gov.vn 14. www.moet.gov.vn 15. www.customs.com.vn 16. www.gopfp.gov.vn 17. www.ipsi.org.vn 18. www.viettien.com.vn 19. Canifa.com

20. www.ninomaxx.com.vn 21. www.pt2000fashion.com.vn 22. Graco10.com.vn 23. Genviet.com.vn 24. www.nhabe.com.vn 25. www.mayducgiang.com.vn 26. www.vietthang.com.vn 27. Thoitrangvietthy.com.vn

28. Ngành may mặc chuyển động trong năm mới. http://www.nhandan.com.vn/, truy cập ngày Thứ hai, 17/02/2014 - 08:42 PM 29. Ngành dệt may: Mục tiêu chiếm lĩnh thị trường nội địa.

http://kinhte24h.com/.

30. Doanh thu từ thị trường nội địa của ngành dệt may tăng 15%. http://www.tinmoi.vn/, truy cập ngày thứ 5, 29/12/2011 10:19:34.

31. Lựa chọn sản phẩm may mặc Việt Nam: Những yếu tố quyết định. http://tapchicongthuong.vn/, truy cập ngày thứ sáu, 16/08/2013 12:05

32. Để hàng may mặc “made in Việt Nam” chiếm ưu thế trên thị trường. http://www.vinhphuc.gov.vn/, truy cập ngày 08/03/2014

33. Ngành dệt may: Chuyển từ lượng sang chất. http://tapchicongthuong.vn/, truy cập thứ ba, 27/08/2013 14:10

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hành vi tiêu dùng hàng may mặc thương hiệu Việt của sinh viên Việt Nam (Trang 120 - 123)