7. Kết cấu đề tài
4.1.7. Bạn mua sản phẩm may mặc thương hiệu Việt chủ yếu để?
Bảng 4.7: Kết quả nghiên cứu mục đích sinh viên mua các sản phẩm may mặc thương hiệu Việt
Nội dung Số phiếu Tỷ lệ (%)
7. Bạn mua sản phẩm may mặc thương hiệu Việt chủ yếu để?
Bản thân trực tiếp sử dụng 722 70,58%
Mua sắm cho người thân trong gia đình 161 15,74%
Làm quà tặng cho bạn bè 88 8,6%
Khác 52 5,08%
Biểu đồ 4.7: Kết quả nghiên cứu mục đích sinh viên mua các sản phẩm may mặc thương hiệu Việt
Nguồn: Kết quả của nhóm nghiên cứu
Mục đích chính của sinh viên khi mua các sản phẩm may mặc thương hiệu Việt là để bản thân sử dụng (70,58%). Ngoài ra sinh viên còn mua các sản phẩm này để mua cho người thân trong gia đình (15,74%), làm quà tặng (8,6%) và sử dụng với các mục đích khác (5,08%). Điều này cho thấy, các sinh viên hầu hết mua sắm sản phẩm nhằm thoả mãn nhu cầu bản thân. Sinh viên là những người thuộc tầng lớp tri thức, họ tiếp thu nhanh những xu hướng mới, quan tâm đến bản thân, thích thể hiện cá thích, năng động và luôn muốn bản thân nổi bật trước đám đông. Ngoài việc đáp ứng nhu cầu bản thân họ còn có nguyện vọng sử dụng làm quà tặng cho người thân trong gia đình và bạn bè. Điều đó cho thấy nhu cầu sử dụng sản phẩm may mặc trực tiếp và gián tiếp của sinh viên là rất lớn
Do đó, tiềm năng trong phân khúc khách hàng sinh viên cần được các doanh nghiệp Việt quan tâm đặc biệt và khai thác một cách hợp lý bằng các chiến lược mới.
4.1.8. Cách tìm kiếm thông tin về sản phẩm may mặc thương hiệu Việt
Bảng 4.8: Kết quả nghiên cứu các cách tìm kiếm thông tin sản phẩm may mặc thương hiệu Việt
Nội dung Số phiếu Tỷ lệ (%)
8. Cách tìm kiếm thông tin về sản phẩm may mặc thương hiệu Việt của bạn?
Dựa vào kinh nghiệm bản thân 591 57,77
Được người bán giới thiệu 344 33,63
Được bạn bè, gia đình, người thân giới thiệu 521 50,93
Qua Internet 528 51,61
Quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng 334 32,65
Khác 188 18,38
Trước nhu cầu mua hàng thời trang, sinh viên luôn quan tâm đến thông tin về sản phẩm và tìm đến thương hiệu phù hợp. Vậy nguồn thông tin về thương hiệu sản phẩm có từ đâu?
Khảo sát cho thấy nguồn thông tin về sản phẩm mà sinh viên có được chủ yếu từ bạn bè và internet. Cụ thể: 521 sinh viên (50,93%) được giới thiệu từ bạn bè của họ, 528 (51,61%) qua Internet; 332 (32,65%) qua các phương tiện quảng cáo thông tin đại chúng; 591 (57,77%) qua kinh nghiệm bản thân; 344 (33,63%) qua sự giới thiệu của người bán và 188 (18,38%) qua các phương tiện khác. Từ những kết quả nghiên cứu trên, việc mua sắm các sảm phẩm may mặc của sinh viên ngoài việc dựa trên kinh nghiệm của bản thân, họ cũng có thể tìm kiếm thông tin thông qua internet: các trang web của các doanh nghiệp may mặc, các trang mạng xã hội (facebook, zingme, forum, ...); qua phương tiện quảng cáo thông tin đại chúng: tivi, báo, đài,...; qua các phương tiện khác: banrall, poster, áp phíc, banner,....
Biểu đồ 4.8: Kết quả nghiên cứu các cách tìm kiếm thông tin sản phẩm may mặc thương hiệu Việt
Nguồn: Kết quả của nhóm nghiên cứu
Từ các kết quả trên hướng cho các doanh nghiệp các cách truyền tải thông tin sản phẩm tới khách hàng, đặc biệt là với sinh viên. Trong thời đại thế giới phẳng hiện nay, việc sử dụng mạng interet cụ thể hơn là các trang mạng xã hội như facebook, các diễn đàn … như một điều không thể thiếu đối với các sinh viên. Nó giúp sinh viên cập nhập các tin tức hàng ngày một cách nhanh chóng, giao lưu vối bạn bè hay chia sẻ những cảm xúc suy nghĩ của bản thân … Điều này cho thấy hầu
hết các thông tin sinh viên thu nhận được đều thông qua mạng interet, đây cũng chính là điều gợi mở cho các doanh nghiệp Việt trong việc lựa chọn kênh truyền thông. Hầu hết các doanh nghiệp Việt nhận thức được điều này tuy nhiên họ vẫn chưa thực sự chú trong và làm tốt công tác truyền thông qua kênh này. Một điều dễ dàng nhận thấy, các trang chủ của các công ty lớn đều rất sơ sài, hình thức chưa thực sự hấp dẫn, các thông tin về sản phẩm chưa được cập nhật một cách đầy đủ và rõ ràng điều đó lý giải nguyên nhân tại sao các bạn sinh viên còn thiếu quan tâm đến các sản phẩm của các công ty này.
Tuy nhiên quan trong hơn cả là lòng tin mà các doanh nghiệp mang tới cho người tiêu dùng nói chung và sinh viên nói riêng, đó là điều kiện tiên quyết khi sinh viên có nhu cầu mua sản phẩm. Điều này hướng các doanh nghiệp tới việc xây dựng hình ảnh, uy tín, thương hiệu của mình để tạo chỗ đứng trong lòng các sinh viên.
4.1.9. Bạn thường mua sản phẩm may mặc thương hiệu Việt ở đâu nhất?
Bảng 4.9: Kết quả nghiên cứu về địa điểm sinh viên mua sản phẩm may mặc thương hiệu Việt
Nội dung Số phiếu Tỷ lệ (%)
9. Bạn thường mua sản phẩm may mặc thương hiệu Việt ở đâu? Mua tại các cửa hàng thời trang, shop quần
áo
615 60,12
Mua tại siêu thị, trung tâm mua sắm 198 19,35
Mua tại chợ truyền thống 151 14,76
Mua online 47 4,59
Khác 12 1,17
Biểu đồ 4.9: Kết quả nghiên cứu về địa điểm sinh viên mua sản phẩm may mặc thương hiệu Việt
Nguồn: Kết quả của nhóm nghiên cứu
Các sản phẩm may mặc Việt thường chủ yếu được sinh viên mua tại các cửa hàng thời trang và shop quần áo (60,12%). Nguyên nhân chính là do các công ty có mạng lưới phân phối chủ yếu tới các cửa hàng, chi nhánh, các trung tâm mua sắm, siêu thị. Các sinh viên hiện nay đã có ý thức hơn trọng việc lựa chọn các địa điểm mua sắm để có được sản phẩm tin cậy. Nhưng điều này chưa thực sự đáp ứng được hết nhu cầu mua sắm của các sinh viên. Một trong những kênh phân phối truyền thống quen thuộc là các chợ truyền thống đến nay số lượng chợ vẫn không ngừng tăng lên.
Sức mua của người tiêu dùng nói chung và sinh viên nói riêng tại các chợ rất lớn như chợ Xanh, chợ Mơ, chợ Hôm, chợ Phùng Khoang (Hà Đông), chợ Phùng Khắc Khoan là những khu chợ rất quen thuộc rất với sinh viên. Số lượng sinh viên hàng ngày mua sắm tại các chợ này rất lớn. Điều này càng khẳng định sức mua tại các khu chợ truyền thống là rất lớn. Trong khi đó, các khu chợ truyền thống này lại tập trung một lượng lớn các sản phẩm may mặc Trung Quốc. Có chăng các doanh nghiệp Việt nên quan tâm nhiều hơn tới việc chiếm lĩnh kênh phân phối này.
4.1.10. Mức độ quan trọng khi lựa chọn sản phẩm may mặc thương hiệu Việt Bảng 4.10: Kết quả nghiên cứu mức độ quan trọng khi lựa chọn sản phẩm may
mặc thương hiệu Việt
Giá cả Kiểu dáng Chất liệu Màu sắc Thương hiệu Số phiếu Tỷ lệ (%) Số phiếu Tỷ lệ (%) Số phiếu Tỷ lệ (%) Số phiếu Tỷ lệ (%) Số phiếu Tỷ lệ (%) 10. Mức độ quan trọng khi lựa chọn sản phẩm may mặc thương hiệu Việt?
1.Rất quan trọng (5 điểm) 401 39,2 390 38,12 326 31,87 239 23,36 142 13,88 2.Quan trọng (4 điểm) 503 49,17 537 52,49 494 48,29 541 52,88 290 28,35 3.Bình thường (3 điểm) 107 10,46 89 8,7 196 19,16 225 21,99 436 42,62 4.Không quan trọng (2 điểm) 12 1,17 7 0,68 7 0,86 18 1,76 155 15,15 5. Rất không quan trọng (1 điểm) 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 Tổng 1023 100 1023 100 1023 100 1023 100 1023 100 Điểm bình quân 4,26 4,28 4,11 3,98 3,41
Nguồn: Kết quả của nhóm nghiên cứu
Để quyết định mua một sản phẩm thời trang, người tiêu dùng thường đưa ra những tiêu chí để làm căn cứ lựa chọn sản phẩm. Với các sản phẩm may mặc thời trang thì các tiêu chí chất lượng, giá cả, mẫu mã, thương hiệu, khuyến mãi là những tiêu chí có vai trò quan trọng trong quyết định mua hàng hóa của giới trẻ.
Kết quả nghiên cứu như sau: 326 sinh viên tương đương 31,87% cho rằng chất liệu có ảnh hưởng rất quan trọng đến quyết định lựa chọn sản phẩm của họ; 494 sinh viên tương đương 48,29 % cho rằng chất lượng có ảnh hưởng quan trọng; 196
trọng là 7 (0,86%). Giá cả được đánh giá rất quan trọng chiếm 39,2% (401 ý kiến), quan trọng chiếm 49,17%, bình thường chiếm 10,46% và 1,17% sinh viên cho rằng giá không quan trọng. Do sinh viên luôn mong muốn trang phục họ lựa chọn phù hợp với xu hướng và có tính thẩm mỹ, do vậy mà họ đánh giá cao yếu tố kiểu dáng. 390 sinh viên cho rằng kiểu dáng rất quan trọng tương đương 38,12%; 537 (52,49%) cho rằng kiểu dáng quan trọng, 8,7% đánh giá bình thường và 0,68% sinh viên cho rằng kiểu dáng không quan trọng. Thương hiệu đóng vai trò không nhiều đến quyết định mua hàng hóa của sinh viên, ảnh hưởng của thương hiệu chủ yếu là ở mức bình thường. 13,88% sinh viên đánh giá thương hiệu rất quan trọng; 28,35% cho rằng quan trọng; 42,62% đánh giá bình thường và 15,15% cho rằng thương hiệu không quan trọng.
Biểu đồ 4.10: Kết quả nghiên cứu mức độ quan trọng khi lựa chọn sản phẩm may mặc thương hiệu Việt
Nguồn: Kết quả của nhóm nghiên cứu
Hầu hết sinh viên đều đánh giá giá cả, chất liệu, kiểu dáng, màu sắc quan trọng và rất quan trọng. Giá cả được đánh giá ở mức độ rất quan trọng và quan trọng chiếm 88,37%, giá và kiểu dáng là hai yếu tố hàng đầu được quan tâm khi các sinh viên lựa chọn thương hiệu Việt. Vì đây là hai tiêu chí có mức điểm bình quân cao
nhất: giá là 4,26 điểm; kiểu dáng là 4,28 điểm. Sau đó là tiêu chí về chất liệu (4,11 điểm), rồi mới đến tiêu chí màu sắc 3,98 điểm và thương hiệu 3,41 điểm. Một phần vì sinh viên là những người chưa có thu nhập và họ phụ thuộc chủ yếu vào bố mẹ, một phần vì giá cả các sản phẩm may mặc thương hiệu Việt cũng ở mức cao nên các sinh viên cũng phải cân nhắc cẩn thận trước khi đưa ra quyết định mua sản phẩm. Ngoài giá, chất liệu cũng là một yếu tố quan trọng được các bạn sinh viên cân nhắc trước khi mua. Vì chất liệu các sản phẩm thương hiệu Việt chủ yếu là cotton từ đó cũng tạo nên những thiết kế sản phẩm đơn giản. Chính vì vậy các sản phẩm thường có mẫu mã kém phong phú và đa dạng hơn so với các sản phẩm cùng loại có xuất xứ nước ngoài đang được bày bán trên thị trường. Không chỉ giá cả, chất liệu mà màu sắc cũng là một yếu tố được quan tâm của sinh viên. Thực tế thì các sản phẩm Việt thường coi trọng chất lượng sản phẩm và tính an toàn cho sức khoẻ đối với người mặc nên họ ít sử dụng các chất hoá học để tạo ra các sản phẩm với màu sắc khác nhau nên sản phẩm của họ thường là có màu sắc đơn sắc bắt kịp xu hướng về màu sắc yêu thích của sinh viên. Tuy nhiên đây cũng chính là một yếu điểm khi các sản phẩm nước ngoài, đặc biệt là hàng Trung Quốc với màu sắc bắt mắt đã thu hút được lượng lớn sinh viên. Điều đó chứng tỏ yêu cầu ngày càng cao của sinh viên, họ trở thành người tiêu dùng khó tính hơn, buộc doanh nghiệp sản xuất cần đầu tư vào để phát triển sản phẩm theo hướng toàn diện. Bên cạnh đó, ý thức của sinh viên về giá trị của thương hiệu chưa thực sự cao. Phải chăng các doanh nghiệp vẫn chưa đạt được thành công trong việc đưa hình ảnh thương hiệu của mình tới phân khúc người tiêu dùng trẻ này.
Từ đây, chúng ta có thể thấy các doanh nghiệp Việt cần tìm ra các biện pháp phát triển sản phẩm toàn diện hơn cả về giá cả, kiểu dáng chất liệu và màu sắc để đáp ứng nhu cầu của những người tiêu dùng sinh viên.
4.1.11. Bạn thường mua sản phẩm may mặc thương hiệu Việt với giá bao nhiêu? Bảng 4.11: Kết quả nghiên cứu về giá mua các sản phẩm may mặc thương hiệu
Việt của sinh viên
Nội dung Số phiếu Tỷ lệ (%)
11. Bạn thường mua sản phẩm may mặc thương hiệu Việt với giá bao nhiêu?
Dưới 300 nghìn đồng 549 53,67
300 nghìn đồng – 500 nghìn đồng 418 40,86
Trên 500 nghìn đồng 56 5,47
Nguồn: Kết quả của nhóm nghiên cứu
Biểu đồ 4.11: Kết quả nghiên cứu về giá mua các sản phẩm may mặc thương hiệu Việt của sinh viên
Nguồn: Kết quả của nhóm nghiên cứu
Kết quả điều tra sinh viên trên địa bàn Hà Nội cho thấy, có 53,67% số người được phỏng vấn thường mua sản phẩm ở mức giá dưới 300.000đ, 40,86% thường mua sản phẩm ở mức giá 300.000đ – 500.000đ, 5,47% thường mua sản phẩm với mức giá trên 500.000đ. Như phân tích ở trên, phần đông sinh viên chi tiêu bằng khoản trợ cấp từ bố mẹ, do vậy, chi tiêu cho việc mua sắm còn bị hạn chế nhiều. Giá cả là yếu tố quan trọng được cân nhắc khi quyết định mua một sản phẩm của sinh viên. Nếu các doanh nghiệp nội địa muốn khai thác nhóm khách hàng này thì giá cả cũng là một yếu tố đáng lưu tâm. Ở đây không phải là doanh nghiệp cần đưa ra mức giá thấp nhất mà là mức giá cả cạnh tranh nhất. Với những sản phẩm có giá gần như nhau, chắc hẳn sinh viên đủ thông minh để đưa ra quyết định lựa chọn sản phẩm nội địa có nguồn gốc rõ ràng thay vì sản phẩm không rõ nguồn gốc.
Do sinh viên là những khách hàng có thu nhập thấp và chủ yếu là dựa vào trợ cấp của gia đình vì vậy mà chi tiêu cho việc mua sắm thường bị hạn chế. Chính vì vậy, việc chi tiêu mua sắm các sản phẩm may mặc gặp nhiều hạn chế. Có thể thấy, giá cả là yếu tố quan trọng, cần được các nhà sản xuất quan tâm nếu như họ muốn khai thác nhóm khách hàng này.
4.1.12. Bạn sử dụng sản phẩm may mặc thương hiệu Việt trong trường hợp nào? Bảng 4.12: Kết quả nghiên cứu về các trường hợp sinh viên sử dụng sản phẩm
may mặc thương hiệu Việt
Nội dung Số phiếu Tỷ lệ (%)
12. Bạn sử dụng sản phẩm may mặc thương hiệu Việt trong trường hợp nào?
Sử dụng trong dịp lễ tết 583 56,99
Sử dụng để đi học 760 74,29
Sử dụng để chơi thể thao 336 32,84
Sử dụng khi ở nhà 458 44,77
Khác 270 26,39
Nguồn: Kết quả của nhóm nghiên cứu
Biểu đồ 4.12: Kết quả nghiên cứu về các trường hợp sinh viên sử dụng sản phẩm may mặc thương hiệu Việt
Nguồn: Kết quả của nhóm nghiên cứu
Các sản phẩm may mặc thương hiệu Việt thường được sử dụng chủ yếu trong các dịp lễ tết (583 sinh viên), sử dụng để đi học (760 sinh viên). Kết quả đó phù hợp với thực tế bởi các sản phẩm may mặc thương hiệu Việt thường có thiết kế đơn giản, trẻ trung, khoẻ khoắn, thoải mái khi học tập và làm việc nên các sản phẩm này
được sử dụng rộng rãi khi đi học và đôi khi sử dụng trong các dịp lễ tết. Ngoài ra sản phẩm này còn được sử dụng khi đi chơi thể thao (336 sinh viên), 458 sinh viên sử dụng khi ở nhà và 270 sinh viên sử dụng với mục đích khác. Vì các sản phẩm này được làm từ các chất liệu chủ yếu là cotton nên tạo thoáng mát, thoải mái khi hoạt động.
Mục đích của việc tiêu dùng sản phẩm thương hiệu Việt ngày càng đa dạng hơn, sản phẩm thương hiệu Việt với ưu thế được làm từ cotton nên tạo thoáng mát, thoải mái khi hoạt động là lựa chọn của nhiều bạn sinh viên. Tuy nhiên, với mỗi mục đích sử dụng, sản phẩm cần có tính phù hợp về kiểu dáng, mẫu mã. Doanh nghiệp cần tập trung vào việc thiết kế mẫu mã sản phẩm để phù hợp trong mỗi hoàn cảnh, đáp ứng mục đích sử dụng phong phú của sinh viên.
4.1.13. Gam màu bạn yêu thích nhất khi lựa chọn mua các sản phẩm may mặc thương hiệu Việt?
Bảng 4.13: Kết quả nghiên cứu về gam màu được sinh viên yêu thích khi lựa chọn các sản phẩm may mặc thương hiệu Việt