Thiết kế nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hành vi tiêu dùng hàng may mặc thương hiệu Việt của sinh viên Việt Nam (Trang 72 - 76)

7. Kết cấu đề tài

3.2.3. Thiết kế nghiên cứu

Chọn mẫu

Không gian mẫu: Đối tượng nghiên cứu là sinh viên đang học tập tại các trường đại học và cao đẳng trên địa bàn Hà Nội.

Phương pháp chọn mẫu: ngẫu nhiên thuận tiện. Nhóm nghiên cứu thông qua các bạn bè ở các trường đại học và cao đẳng trên địa bàn Hà Nội để gửi các bảng hỏi tới các sinh viên. Đồng thời tạo bảng hỏi trên ứng dụng google.doc và gửi thông qua facebook, forum, ….

 Kết quả chung về số phiếu điều tra: Sau khi gửi các mẫu phiếu điều tra nhóm nghiên cứu đã thu về 1086 phiếu trong đó có 1023 phiếu hợp lệ, 63 phiếu không hợp lệ (do các phiếu trả lời chưa đầy đủ các câu hỏi trong bảng hỏi, một số câu hỏi chỉ lựa chọn một phương án nhưng người trả lời lại chọn nhiều phương án, các câu hỏi mức độ với cùng một chỉ tiêu chọn nhiều mức độ, …)

 Cơ cấu mẫu phiếu điều tra

- Cơ cấu theo trường ĐH và cao đẳng trên đại bàn Hà Nội:

Bảng 3.3: Kết quả nghiên cứu cơ cấu sinh viên theo các trường ĐH và CĐ

STT Các trường ĐH, cao đẳng Số

phiếu

Tỷ lệ (%)

1 Học viện Ngân hàng 241 23,56

2 Học viện Báo chí và tuyên truyền 135 13,2

3 ĐH Bách khoa 86 8,41

4 ĐH Công nghiệp Hà Nội 97 9,48

5 Học viện hành chính 78 7,62

6 ĐH Văn hoá Hà Nội 84 8,21

7 ĐH Khoa học xã hội và nhân văn 46 4,5

8 ĐH Y Hà Nội 45 4,4

9 Cao đẳng thương mại và du lịch Hà Nội 94 9,19

10 ĐH Kinh tế quốc dân 24 2,35

11 ĐH Công Đoàn 27 2,64

12 Các trường khác (ĐH Luật, ĐH Mỏ địa chất, ĐH Hà Nội, ĐH Khoa học tự nhiên, ĐH Điện lực, ĐH sư phạm Hà Nội, ĐH kinh doanh và công nghệ Hà Nội,

ĐH Quốc Gia Hà Nội …)

66 6,45

Nguồn: Kết quả của nhóm nghiên cứu

Học viên Ngân hàng có số phiếu lớn nhất chiếm 23,56% tổng số phiếu thu về. Các trường đại học, cao đẳng còn lại chiếm các khoảng tỷ lệ nhỏ hơn. Tuy nghiên do thời gian nghiên cứu có hạn, mối quan hệ của nhóm còn hạn hẹp nên số lượng các trường chưa được lớn và chưa bao quát hết được tất cả các trường.

- Cơ cấu theo giới tính:

Bảng 3.4: Kết quả nghiên cứu cơ cấu sinh viên theo giới tính

STT Giới tính Số phiếu Tỷ lệ (%)

1 Nữ 659 64,42

2 Nam 364 35,58

Nguồn: Kết quả của nhóm nghiên cứu

Nguồn: Kết quả của nhóm nghiên cứu

Theo nghiên cứu, thì tỷ lệ sinh viên trả lời bảng hỏi là nữ chiếm 64,42%, các sinh viên nam chiếm 35,58%. Điều này cũng rất hợp lý, các sinh viên nữ thì có xu hướng quan tâm nhiều hơn tới thời trang, cách ăn mặc hay chăm chút cho bản thân nhiều hơn các nam sinh.

- Cơ cấu theo độ tuổi:

Bảng 3.5: Kết quả nghiên cứu cơ cấu sinh viên theo độ tuổi

STT Độ tuổi Số phiếu Tỷ lệ (%)

1 18 – 20 425 41,54

2 21 – 25 588 57,48

3 26 – 30 9 0,88

4 Trên 30 1 0,1

Nguồn: Kết quả của nhóm nghiên cứu

Độ tuổi được chia làm bốn nhóm. Nhóm một với độ tuổi từ 18 đến 20 tuổi. Ở nhóm này, chủ yếu là các sinh viên năm nhất và năm hai. Hầu hết đây là các sinh viên mới bước vào cánh cổng trường đại học, họ vẫn chịu ảnh hưởng lớn của các phong cách thời trung học và chưa thực sự định hình cho mình một phong cách. Thường ở lứa tuổi này tâm sinh lý vẫn còn đang phát triển nên họ bị ảnh hưởng nhiều của các trào lưu văn hoá, cách ăn mặc sẽ phá cách hơn. Ví dụ như khi đi học thời trung học hầu hết tất cả các bạn đều phải mặc đồng phục theo quy định của nhà trường và nhiều học sinh không thích việc này. Khi bước vào cánh cổng đại học thì sự gò bó về trang phục đã giảm xuống, họ không cần mặc đồng phục khi đi học chính vì vậy các bạn này thường thích ăn mặc thoải mái hơn, thể hiện cá tính, phong cách hay sự ngưỡng mộ thần tượng một người nào đó.

Nguồn: Kết quả của nhóm nghiên cứu

Biểu đồ thể hiện rõ hơn cơ cấu nhóm tuổi của sinh viên. Nhóm tuổi thứ hai là từ 21 đến 25 tuổi, đây chủ yếu là những sinh viên năm 3, năm 4 ở các trường đại học và cao đẳng. Chủ yếu sinh viên ở nhóm này rơi vào khoảng 21, 22 tuổi là chủ yếu. Tuy nhiên khoảng tuổi rộng đảm bảo không bị bỏ sót một bộ phận nhỏ các sinh viên theo học hai chuyên ngành, các sinh viên đi học muộn hay các bạn sinh viên đã học ở trường khác một thời gian sau đó thi lại vào một trường mới. Ở lứa tuổi này chủ yếu các sinh viên đã định hình cho bản thân được phong cách ăn mặc. Họ chú trọng vẻ bên ngoài nhiều hơn nhất là nơi đông người, thích thể hiện bản thân, khẳng định mình nhiều hơn. Khi các sinh viên bước vào năm 3, 4 tâm sinh lý của họ cũng đã thay đổi, họ cố gắng hoàn thiện mình hơn để chuẩn bị bước vào một mơi trường mới. Hai nhóm tuổi cuối chiếm một tỷ lệ rất nhỏ, vì độ tuổi này để bao hàm hết các sinh viên tại các trường có thời gian học dài, đi học muộn và một số trường hợp đặc biệt khác. Nhóm sinh viên từ 25 – 30 chiếm một tỷ lệ nhỏ chưa tới 1%, đây là một số sinh viên học văn bằng hai hay các sinh viên học tại chức, ra trường muộn vì một số lý do cá nhân. Nhóm tuổi trên 30 tuổi là nhóm cá biệt gồm những người đã đi làm nhiều năm và quay trở lại học để nâng cao trình độ.

- Cơ cấu theo nơi ở:

Bảng 3.6: Kết quả nghiên cứu nơi ở của sinh viên

STT Nơi ở Số phiếu Tỷ lệ

1 Ký túc xá 134 13,1

3 Ở với người thân 181 17,69

4 Ở với gia đình riêng 168 16,42

Nguồn: Kết quả của nhóm nghiên cứu

Biểu đồ 3.4: Kết quả nghiên cứu nơi ở của sinh viên

Nguồn: Kết quả của nhóm nghiên cứu

Dựa vào kết quả nghiên cứu ở trên, số sinh viên ở ký túc xá và nhà trọ chiếm 65,89%. Phần lớn số sinh viên này phải chi trả tiền thuê nhà, tiền sinh hoạt phí hàng tháng. Do đó thời trang không hẳn là mối quan tâm số một trong cơ cấu chi tiêu. Điều đó một phần nào đó lý giải tại sao giá cả lại có tầm quan trong trong việc lựa chọn và mua sắm các sảm phẩm may mặc.

 Kế hoạch phân tích số liệu

Đề tài dùng phương pháp thống kê mô tả để nghiên cứu hành vi tiêu dùng sản phẩm may mặc thương hiệu Việt của sinh viên, bên cạnh đó nhờ sự hỗ trợ từ ứng dụng google.doc để xử lý số liệu.

CHƯƠNG 4

KẾT QUẢ, KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hành vi tiêu dùng hàng may mặc thương hiệu Việt của sinh viên Việt Nam (Trang 72 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w