Cơ sở nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hành vi tiêu dùng hàng may mặc thương hiệu Việt của sinh viên Việt Nam (Trang 65 - 68)

7. Kết cấu đề tài

3.1. Cơ sở nghiên cứu

Việt Nam là một trong những quốc gia có dân số lớn trên thế giới. Hiện nay dân số nước ta khoảng hơn 90 triệu dân. Theo dự báo của Tổng cục dân số - số hoạch hoá gia đình thì con số này sẽ không ngừng tăng lên.

Bảng 3.1: Cơ cấu dân số theo 3 nhóm tuổi

1//4/2009 1/4/2014 1/4/2019

Nam Nữ Tổng Nam Nữ Tổng Nam Nữ Tổng

Dân số (nghìn người) 0-14 11221 10238 2145 9 11091 10234 2132 4 11105 10358 21463 15-59 28758 28561 5732 0 30778 30216 6099 3 31883 30929 62813 60+ 3157 4508 7664 3535 4857 8392 4486 5917 10403 Tổng 43136 43307 8644 3 45403 45307 9071 0 47475 47204 94679

Tốc độ tăng của dân số 15-59 (%) 1,36 1,13 1,24 0,71 0,47 0,59

Cơ cấu

0-14 26,0 23,6 24,8 24,4 22,6 23,5 23,4 21,9 22,7

15-59 66,7 66,0 66,3 67,8 66,7 67,2 67,2 65,5 66,3

60+ 7,3 10,4 8,9 7,8 10,7 9,3 9,5 12,5 11,0

Tổng 100 100 100 100 100 100 100 100 100

Nguồn: Tổng cục dân số - kế hoạch hoá gia đình[16]

Qua bảng số liệu trên, ta thấy tốc độ tăng dân số Việt Nam khá nhanh. Bên cạnh đó thì tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động lại chiếm tỷ trọng lớn nhất (67,2 %

tương đương 31883 nghìn người năm 2014). Điều này cho thấy dân số Việt Nam đang trong tỷ lệ vàng. Trong đó sinh viên chiếm tỷ lệ không nhỏ.

Bảng 3.2: Cơ cấu sinh viên trên toàn quốc

Đơn vị: người Năm 2007-2008 2008-2009 2009-2010 2010-2011 2011-2012 2012-2013 Nam 817.275 872.623 970.006 1.082.666 1.111.880 1.157.553 Nữ 786.209 846.876 965.733 1.079.440 1.092.433 1.019.746 Tổng số sinh viên 1.603.484 1.719.499 1.935.739 2.162.106 2.204.313 2.177.299

Nguồn: Bộ giáo dục và đào tạo[14]

Biểu đồ 3.1: Cơ cấu sinh viên trên toàn quốc

Nguồn: Bộ giáo dục và đào tạo[14]

Xưa nay, ăn và mặc luôn là hai nhu cầu thiết yếu của cuộc sống. Nếu như ăn là để duy trì sự sống thì mặc là để bảo vệ cơ thể, làm đẹp bản thân. Khi cuộc sống cải thiện thì nhu cầu ăn mặc càng được nâng cao. Trang phục mặc trên người giúp làm đẹp cho bản thân, tôn trọng bản thân và tạo thiện cảm với mọi người. Mặc đẹp,

sang trọng, đứng đắn, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh và môi trường là điều cần thiết. Phong cách ăn mặc không chỉ thể hiện trình độ văn hóa của mỗi người mà còn làm đẹp hơn cho bộ mặt của xã hội. Nhưng mặc thế nào để không trở nên lạc lõng với mọi người xung quanh mà vẫn làm đẹp cho cộng đồng, xã hội và dân tộc, phù hợp với xu thế của thời đại là điều quan trọng.

Có lẽ vì vậy mà ngày nay, thời trang chính là một trong những vấn đề được mọi người, đặc biệt là giới trẻ lấy làm mối quan tâm hàng đầu khi thực hiện bất kì một cuộc giao tiếp nào trong xã hội. Từ môi trường học đường đến nơi công sở, từ nơi vui chơi giải trí đến những buổi dạ tiệc sang trọng…đâu đâu các bạn cũng muốn mình được nổi bật và đẹp hơn nhờ các bộ trang phục thời trang nhất. Chính điều đó đã tạo ra “cơn lốc” trong lĩnh vực thời trang hiện nay, khiến cho không ít các bạn trẻ có xu hướng ngày càng đổi mới trong việc lựa chọn trang phục cho bản thân trong cuộc sống.

Một bộ phận sinh viên trong giới trẻ hiện nay, họ cũng không còn thích bị “gò bó” trong những bộ đồng phục do trường quy định mà họ muốn ngày càng tự khẳng định cá tính của mình hơn qua cách ăn mặc. Chúng ta có thể nhìn thấy trang phục dạo phố của các bạn trẻ ngày nay chính là những bộ cánh model, thật lòe loẹt, và quan trọng là không “đụng hàng”. Vì sinh viên chủ yếu đang sống phụ thuộc vào gia đình và các khoản thu nhập thêm từ bên ngoài là không đáng kể. Chính vì vậy, họ thích lựa chọn các bộ trang phục hợp thời trang thể hiện cá tính phong cách bản thân với giá cả hợp lý.

Qua đây ta có thể thấy, thị trường sản phẩm may mặc dành cho sinh viên là một thị trường giàu tiềm năng. Tuy nhiên, để xâm nhập và tồn tại ở thị trường này các doanh nghiệp cần hiểu rõ về sinh viên và nhu cầu cũng như sở thích, phong cách của họ để có thể đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp.

3.2. Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hành vi tiêu dùng hàng may mặc thương hiệu Việt của sinh viên Việt Nam (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w