7. Kết cấu đề tài
4.1.4. Công ty sản xuất hàng may mặc thương hiệu Việt mà bạn yêu thích
Bảng 4.4: Kết quả nghiên cứu về các công ty sản xuất hàng may mặc thương hiệu Việt được sinh viên yêu thích
Nội dung Số phiếu Tỷ lệ (%)
4. Các công ty sản xuất hàng may mặc thương hiệu Việt mà bạn yêu thích?
May 10 324 31,67 Việt Tiến 405 39,59 Đức Giang 38 3,71 Nhà Bè 70 6,84 Việt Thắng 29 2,83 Khác 157 15,35
Nguồn: Kết quả của nhóm nghiên cứu
Như đã giới thiệu ở trên, ở Việt Nam có không ít các công ty sản xuất kinh doanh hàng may mặc với các dòng sản phẩm có tên tuổi trong trí nhớ của sinh viên. Tuy vậy, sự yêu thích của sinh viên đối với các sản phẩm của công ty này còn khá hạn chế.
Biểu đồ 4.4: Kết quả nghiên cứu về các công ty sản xuất hàng may mặc thương hiệu Việt được sinh viên yêu thích nhất
Nguồn: Kết quả của nhóm nghiên cứu
Các công ty may mặc Việt Nam hiện nay đang có xu hướng quay trở về thị trường nội địa mà họ đã bỏ quên bấy lâu nay. Việc quay trở lại này đã giúp họ chiếm được 54,74% thị phần của sinh viên hiện nay. Theo cuộc khảo sát của nhóm mới nhất thì các công ty sản xuất hàng may mặc thương hiệu Việt được yêu thích nhất bao gồm: Việt Tiến (39,59%), May 10 (31,67%), Nhà Bè (6,84%), Đức Giang
(3,71%), Việt Thắng (2,83%), khác như Hương Boutique, công ty thời trang Việt, nhà may Phương Trang, … (15,35%). Thông qua đây ta có thể thấy công ty Việt Tiến và May 10 là hai công ty được yêu thích nhiều nhất. Mặc dù vậy, nhưng trên thực tế hầu hết sản phẩm của các công ty này chưa thực sự đến với người tiêu dùng là sinh viên. Việc họ được biết đến là chủ yếu nhờ vào sự lâu năm trong ngành, là công ty chuyên cung cấp các sản phẩm thời trang may mặc xuất khẩu, v..v.. Ví như công ty Việt Tiến họ tập trung vào phân khúc khách hàng là những người đã đi làm và có thu nhập khá trở lên là chủ yếu. Công ty May 10 thì khách hàng của họ đa dạng hơn tuy nhiên chủ yếu vẫn là những người có thu nhập khá trở lên và hướng theo phong cách thời trang công sở dành cho phái mạnh.
Nhìn chung đa phần các công ty có tên tuổi trong ngành dệt may của Việt Nam chủ yếu tập trung vào mở rộng thị trường xuất khẩu mặc dù khủng hoảng kinh tế thế giới 2008 đã gây không ít khó khăn đối với việc mở rộng thị trường này. Các doanh nghiệp Việt Nam chưa quan tâm đến phân khúc thị trường rất tiềm năng là sinh viên hoặc có hướng đến nhưng chưa có những chiến lược phát triển phù hợp.