7. Kết cấu đề tài
4.3.2. Kiến nghị với các công ty may mặc Việt Nam
Cơ cấu dân số Việt Nam hiện nay đang trong giai đoạn cơ cấu dân số vàng
Tháp dân số Việt Nam theo nhóm tuổi, 2011
Nguồn: Điều tra biến động dân số - kế hoạch hóa gia đình 1/4/2011, Tổng cục Thống kê
Theo nhận định của nhóm nghiên cứu chúng tôi: Giới trẻ tại Việt Nam trong độ tuổi từ 15 đến 34 chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu dân số, đi kèm theo đó là nhu cầu sử dụng hàng may mặc thời trang rất cao. Đây là phân khúc thị trường rất tiềm năng đối với các công ty sản xuất kinh doanh ngành may mặc.
Trong đó nhóm tuổi của giới trẻ chiếm tỷ lệ rất cao. Cụ thể là
Bảng 4.21: Cơ cấu dân số chia theo giới tính và nhóm tuổi
Nhóm tuổi Tổng số Nam Nữ Tổng số 100,0 100,0 100,0 0-4 8,0 8,5 7,5 5-9 7,9 8,3 7,4 10-14 8,2 8,6 7,7 15-19 9,2 9,5 8,8 20-24 8,5 8,6 8,4 25-29 8,5 8,6 8,5
30-34 7,9 7,9 7,8 35-39 7,6 7,7 7,5 40-44 7,3 7,2 7,3 45-49 6,8 6,8 6,7 50-54 6,2 5,9 6,5 55-59 4,2 4,1 4,4 60-64 2,8 2,7 3,2 65 trở lên 6,9 5,6 8,3
Nguồn: Điều tra biến động dân số - kế hoạch hóa gia đình 1/4/2011, Tổng cục Thống kê.
Tỷ lệ số dân từ 15 - 34 chiếm 33,5% tổng dân số cả nước. Đặc biệt là số sinh viên trên cả nước hiện nay là 2.177.299 người tăng 35,79% so với năm 2007. Điều đó gợi ý cho các công ty kinh doanh hàng may mặc cần có sự quan tâm thích đáng tới phân khúc khách hàng giới trẻ nói chung và sinh viên nói riêng trong tầm nhìn chiến lược nhằm phát triển thị trường nội địa.
Phân khúc này vừa đem đến một cơ hội cũng vừa là một thách thức lớn để các hãng sản xuất sản phẩm may mặc nội địa hướng đến. Các hãng sản xuất sản phẩm may mặc nói chung và thời trang hiện đại nói riêng cần tăng cường tập trung tìm giải pháp tiếp cận đối với phân khúc này.
Giải pháp phát triển sản phẩm: các doanh nghiệp cần quan tâm và nghiên cứu để đưa ra các sản phẩm phù hợp với độ tuổi này với số lượng mẫu mã và tính phong phú cao hơn, tiện dụng hơn, từ đó thu hút các khách hàng tại phân khúc này về và tạo sức cạnh tranh tốt hơn cho ngành may mặc Việt Nam.
- Nghiên cứu sáng tạo và sản xuất các sản phẩm đa dạng hơn về mọi mặt để đáp ứng nhu cầu thường xuyên thay đổi của sinh viên, thực tế cho thấy 44% sinh viên có sẽ sẵn sàng mua sản phẩm mới để thay thế sản phẩm cũ khi có điều kiện. Bên cạnh đó, cần học hỏi và tiếp thu những xu hướng thời trang mới của Việt Nam cũng như thế giới, đặc biệt cần nắm bắt được nhu cầu và sở thích tiêu dùng của khách hàng trẻ để áp dụng vào sản xuất và phát triển sản phẩm của mình. Phần lớn những khách hàng trẻ tuổi không sử dụng
những sản phẩm nội địa do giá cả không rẻ, xu hướng không hợp thời trang, hay kích cỡ không có size dành cho người Việt (thường gặp ở những mặt hàng Việt Nam xuất khẩu), các nhà phát triển sản phẩm của các thương hiệu may mặc nội địa cần nhận rõ được điều này và khắc phục những thiếu sót ngay trong tương lai gần.
- Phát triển các dòng sản phẩm nổi bật tính dân tộc và tạo ra sự khác biệt với các dòng sản phẩm nước ngoài. Các công ty có thể nghiên cứu và đưa vào những hình ảnh về danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, hay những dòng chữ thể thể hiện tinh thần yêu nước … Tuy nhiên, việc đưa những yếu tố này vào trang phục vẫn phải đảm bảo tính thời trang, trẻ trung, tránh gây nhàm chán cho giới trẻ nói chung và sinh viên nói riêng.
- Nâng cao hơn nữa năng lực sản xuất để hoàn thành sản phẩm để đưa mức sản xuất thực tế lên ngưỡng ngang bằng hoặc cao hơn hơn năng lực sản xuất thiết kế. Nâng cao tay nghề công nhân mẫu để bắt kịp với nhu cầu thị trường và đòi hỏi phát triển của ngành.
- Hiện đại hóa dây chuyền sản xuất, trên cơ sở tranh thủ sự giúp sức và tạo điều kiện của các nhà đầu từ và các cơ quan nhà nước. Cần chủ động trong việc sử dụng nhiều nguồn nguyên liệu nội địa cho ngành dệt, tránh nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài quá nhiều dẫn đến giá thành sản phẩm cao, khó thâm nhập thị trường nội địa.
Giải pháp đa dạng hoá sản phẩm: Các công ty may mặc Việt cần tập trung đầu tư, nghiên cứu và mở rộng danh mục sản phẩm. Đặc biệt các dòng sản phẩm giành cho giới trẻ nói chung và sinh viên nói riêng. Hiện nay, các doanh nghiệp Việt mới chỉ dừng lại ở sản xuất sản phẩm may mặc mà chưa có hoặc có rất ít hệ thống các sản phẩm phụ kiện thời trang đi kèm như mũ, giày dép, túi xách, dây lưng…. Phải chăng các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm may mặc thương hiệu việt nên đầu tư và mở rộng các sản phẩm này, bởi lẽ những sản phẩm phụ kiện đi kèm cũng có tính thời trang cao và nó thường gắn liền với đặc thù sử dụng của một số loại trang phục nhất định. Hơn nữa, việc cung ứng thêm những phụ kiện đi kèm còn là cách để thương hiệu Việt được biết đến nhiều hơn và trở nên thân thuộc hơn với giới trẻ nói chung và sinh viên nói riêng.
Giải pháp về giá cả sản phẩm: Giá cả là yếu tố quan trọng khi các sinh viên lựa chọn và quyết định mua sắm. Vì vậy, các công ty cần có chính sách về giá để thu hút được lượng khách hàng tiềm năng này.
- Nghiên cứu sản phẩm có giá cả phù hợp với túi tiền của sinh viên. Công ty nên chú trong phát triển các dòng sản phẩm có giá nhỏ hơn 500.000 đồng nhưng vẫn đảm bảo chất lượng, mẫu mã, kiểu dáng đa dạng.
- Các doanh nghiệp nên có các chương trình giảm giá hay ưu tiên về giá cho các sinh viên thông qua các cách như: giảm giá sản phẩm cho sinh viên có thẻ sinh viên khi đi mua hàng vào các dịp lễ, tết hay các dịp khai trường; thẻ tích điểm mua sắm…
Chiến lược phát triển kênh phân phối:
- Mở rộng các kênh phân phối cùng với đó là nâng cao chất lượng các kênh này. Các doanh nghiệp may mặc Việt cần có sự quan tâm đúng mức tới hệ thống kênh phân phối truyền thống - các chợ, cửa hàng bán lẻ.
Theo số liệu của tổng cục thống kê, số lượng chợ truyền thống lớn vẫn đang phát triển. Số lượng chợ lơn là con số áp đảo trong kênh phân phối. Đáp ứng được sự tiện lợi cho những người dân có thu nhập trung bình và thấp trong đó có sinh viên.
Biểu đồ 4.20: Kênh phân phối chủ yếu hiện nay ở Việt Nam
- Gia tăng doanh số bán hàng bằng việc sử dụng các chính sách bán hàng (chiết khấu, hoa hồng, thưởng ...), đẩy mạnh các phương thức bán hàng đặc biệt là phương thức bán hàng trực tuyến.
Giải pháp xúc tiến hỗn hợp:
- Đẩy mạnh hoạt động quảng cáo qua internet, qua các phương tiện thông tin đại chúng, banrall, áp phích. Tham gia hỗ trợ cho một số chương trình giành cho sinh viên, với hoạt động này, doanh nghiệp đã mang hình ảnh của mình đến gần với sinh viên hơn. Đồng thời, đào tạo và nâng cao kĩ năng bán hàng cho nhân viên bởi họ là người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng. Hiển nhiên, những nhân viên bán hàng này cũng là người quảng cáo hay giới thiệu cho sản phẩm của doanh nghiệp tới người tiêu dùng là sinh viên.
- Doanh nghiệp nên nghiên cứu và tổ chức các cuộc thi thiết kế thời trang giành cho sinh viên, đồng thời thu hút sinh viên tham dự cuộc thi nhằm hiểu được tâm tư nguyện vọng của giới trẻ nói chung và sinh viên nói riêng. Bên cạnh đó, đây cũng là cơ hội giúp thương hiệu của doanh nghiệp đến gần với sinh viên hơn.
- Đặc biệt, công ty may mặc thương hiệu Việt cũng cần tập trung vào chính sách chăm sóc khách hàng. Chăm sóc khách hàng đóng vai trò rất lớn trong việc quyết định liệu khách hàng có quay trở lại cửa hàng vào lần sau để tiếp tục sử dụng sản phẩm hay không. Chăm sóc khách hàng nên được thực hiện ngay trước, trong và sau quá trình khách hàng sử dụng sản phẩm, từ thái độ phục vụ của nhân viên, cảm nhận hay lắng nghe phản hồi từ khách hàng.