7. Kết cấu đề tài
4.1.1. Nguồn đươc sử dụng để mua sản phẩm may mặc?
Bảng 4.1: Kết quả nghiên cứu nguồn tài chính được sử dụng để mua sản phẩm của sinh viên
Nội dung Số phiếu Tỷ lệ (%)
1. Các nguồn được sử dụng để mua sản phẩm may mặc:
Bố mẹ tài trợ 793 77,52
Tiết kiệm 472 46,14
Thu nhập từ việc làm thêm 293 28,64
Khác 194 18,96
Nguồn: Kết quả của nhóm nghiên cứu
Biểu đồ 4.1: Kết quả nghiên cứu nguồn tài chính được sử dụng để mua sản phẩm may mặc của sinh viên
Nguồn: Kết quả của nhóm nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các sinh viên sinh sống và học tập trên địa bàn Hà Nội, họ có thu nhập thấp, sở hữu ít tiền mặt bởi vì chủ yếu vẫn đang đi học nên việc chi tiêu vẫn phụ thuộc phần nhiều vào bố mẹ. Thông qua số liệu thu thập được cho ta thấy, hầu hết các sinh viên mua sản phẩm may mặc chủ yếu từ nguồn trợ cấp từ bố mẹ với 793 ý kiến (chiếm 77,52%). Ngoài ra có khoảng 472 bạn sinh viên (chiếm 46,14%) sử dụng tiền từ nguồn tiết kiệm và 293 ý kiến (28,64%) là lấy thu nhập từ việc làm thêm để mua các sản phẩm may mặc. Việc mua sắm các sản phẩm may mặc của sinh viên phụ thuộc rất lớn vào túi tiền của bố mẹ họ. Vì vậy, giá cả là vấn đề có ảnh hưởng chi phối khá lớn đối với sự quyết định mua sản phẩm may mặc của sinh viên. Đối với các gia đình có thu nhập khá giả thì số tiền trợ cấp cho các sinh viên hàng tháng sẽ cao hơn so với các sinh viên có hoàn cảnh gia đình bình thường
do vậy mà số tiền các sinh viên chi cho việc mua sắm cũng khác nhau. Bên cạnh đó, những bạn được trợ cấp cao từ gia đình hay có thu nhập làm thêm hàng tháng nhiều là một bộ phận thuộc đối tượng “mạnh tay” trong mua sắm thời trang vì vậy họ sẽ sẵn sàng bỏ ra một khoản tiền để thỏa mãn một sản phẩm may mặc vừa ý từ chất lượng, mẫu mã đẹp, hợp mốt tương xứng với giá của nó. Còn đa phần bộ phận thu nhập bình quân khác sẽ sử dụng số tiền của mình vào tiêu dùng sản phẩm sao cho phù hợp với “túi tiền”. Như vậy, khả năng chi tiêu cho sản phẩm may mặc của sinh viên thường bị hạn chế.