HS SV CBNV NLĐ

Một phần của tài liệu PHÁT HUY GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM TRONG LỐI SỐNG THANH NIÊN HUYỆN HÓC MÔN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY (Trang 63 - 72)

- Về văn hoá xã hội: Thành phần dân tộc của huyện khá thuần nhất, trên 90% là người kinh Ngoài ra còn có một số ít người Hoa, người Việt gốc

HS SV CBNV NLĐ

1 Rất cần 45 54

2 Cần 30 14

4 Ý kiến khác 8 13

Qua bảng bảng khảo sát, có thể thấy những giá trị đạo đức truyền thống được hai nhóm cho là không thể thiếu và rất cần lưu giữ trong cuộc sống. Tuy nhiên tỷ lệ đồng thuận chưa cao, nhóm học sinh - sinh viên (45%), nhóm cán bô, nhân viên, người lao động (54%). Trong khi số người cho không cần lưu giữ giá trị đạo đức truyền thống cũng chiếm tỷ lệ tương đối, nhóm học sinh - sinh viên (17%), nhóm cán bô, nhân viên, người lao động (19%).

Bảng 2. Giá trị đạo đức truyền thống Việt Nam nổi bật nhất

STT Giá trị đạo đức truyền thống Tỷ lệ %

HS - SV CBNV - NLĐ

1 Yêu nước 20 28

2 Đoàn kết 28 24

3 Lao động cần cù, tiết kiệm 11 20

4 Thương người 20 8

5 Ý thức cộng đồng 9 16

6 Ý kiến khác 12 4

Có thể thấy, giữa hai nhóm được khảo khát có quan điểm khác nhau về giá trí đạo đức truyền thống nổi bật nhất. Nhóm học sinh - sinh viên cho là giá trị đoàn kết (28%), yêu nước (20%); nhóm cán bộ nhân viên, người lao động cho là giá trị yêu nước (28%), đoàn kết (24%). Như vậy, sự khác nhau này là do nhận thức, sự trãi nghiệm cuộc sống. Tuy nhiên những giá trị đạo truyền thống tuy cần được lưu giữ nhưng vai trò của nó lại rất mờ nhạt trong lối sống của thanh niên.

Bảng 3. Những giá trị đạo đức truyền thống Việt Nam ít được lưu giữ

STT Giá trị đạo đức truyền thống Tỷ lệ %

HS - SV CBNV - NLĐ

1 Yêu nước, đoàn kết, lao động cần cù,thương người 10 22

2 Hiếu học, anh hùng, chịu khó, trungthực, ý thức cộng đồng 43 29

3 Lạc quan, vì nghĩa, giản dị, yêu gia đình 19 35

4 Ý kiến khác 28 14

Bảng khảo sát giá trị đạo đức truyền thống Việt Nam ít được lưu giữ, lại cho ta thấy sự khác nhau giữa hai nhóm một nữa. Trong khi nhóm học sinh - sinh viên cho là giá trị hiếu học, anh hùng, chịu khó, trung thực, ý thức cộng đồng (43%), nhóm cán bộ, nhân viên, người lao động cho giá trị lạc quan, vì nghĩa, giản dị, yêu gia đình (35%).

Bảng 4. Những giá trị đạo đức truyền thống Việt Nam suy thoái do

STT Nội dung Tỷ lệ %

HS - SV CBNV - NLĐ

1 Trình độ nhận thức mỗi người 38 25 2 Xu hướng xem trọng vật chất 23 39 3 Giáo dục gia đình, nhà trường 8 9 4 Tiếp nhận nền văn hóa ngoại thiếu chọn lọc 5 9

5 Vấn đề kinh tế 15 4

Kết quả khảo sát những giá trị đạo đức truyền thống Việt Nam suy thoái do nguyên nhân, nhưng nguyên nhất lớn nhất được nhóm học sinh - sinh viên cho là do trình độ nhận thức mỗi người (38%); nhóm cán bộ, nhân viên, người lao động cho là do xu hướng xem trọng vật chất (39%)

Như vậy, qua kết quả khảo sát có thể thấy quan niệm về đạo đức lối sống của hai nhóm đối tượng thanh niên có sự khác nhau như: Khi hỏi về tác động làm suy thoái đạo đức truyền thống, nhóm Học sinh - Sinh viên cho là do Trình độ nhận thức; nhóm Cán bộ nhân viên - người lao động cho do xu hướng xem trong vật chất. Hay những giá trị đạo đức truyền thống nào ít con lưu giữ, nhóm Học sinh - Sinh viên cho là: Hiếu học, anh hùng, chịu khó, trung thực, ý thức cộng đồng; nhóm Cán bộ nhân viên - người lao động cho là lạc quan, vì nghĩa, giản dị trong lối sống, yêu gia đình. Nguyên nhân dẫn đến quan niệm khác nhau là do chênh lệch về trình độ học vấn, kinh nghiệm sống,... Nên trình độ nhận thức của hai nhóm đối tượng không giống nhau.

Tuy nhiên nhìn chung, quan niệm về giá trị đạo đức truyền thống trong lối sống của thanh niên (độ tuổi: 16 đến 30 tuổi) cũng có điểm tương đồng, tỷ lệ thanh niên kế thừa và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống chưa cao, Bên cạnh đó có một bộ phận không nhỏ trong thanh niên còn mơ hồ về nguyên nhân làm suy thoái đạo đức truyền thống. Song ở mỗi thanh niên vẫn thấy được tầm quan trọng của giá trị đạo đức truyền thống trong lối sống, nhưng họ chưa biết chọn lọc những giá trị hiện đại và kế thừa, phát huy giá trị truyền thống như thế nào trước sự hội nhập kinh tế quốc tế. Vấn đề, chúng ta phải giáo dục và trang bị những giá trị đạo đức ấy cho thanh niên bằng cách nào? Để họ vừa kế thừa, phát huy giá trị truyền thống vừa tiếp biến những giá trị mới, kết hợp hài hòa truyền thống và hiện đại để phù hợp với sự phát triển xã hội.

Thông qua tình hình và thực tế khảo sát lối sống thanh niên huyện Hóc Môn trong giai đoạn hiện nay, ta thấy rõ hơn thực trạng thanh niên khi phân tích yếu tố tích cực và tiêu cực. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thứ nhất yếu tố tích cực trong lối sống: Thanh niên cả nước nói chung, thanh niên huyện Hóc Môn nói riêng, có nhiều thế mạnh, nhất là trong thời đại toàn cầu hoá, sức trẻ, tài năng, sự nhạy cảm của họ là yếu tố quan trọng để hội nhập; lý tưởng của họ, trên tất cả các lĩnh vực, mọi hoạt động, có thể nói gọn trong một chữ: “Dám” đó là dám nghĩ, dám làm, dám mơ ước, dám nhận thấy những hạn chế, non yếu và dám tin vào chính mình.

Chính nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá thường xuyên đặt ra những yêu cầu cao, đòi hỏi mỗi họ phải năng động hơn, có đủ phẩm chất năng lực trí tuệ, tri thức khoa học, từng bước vươn lên làm chủ khoa học kỹ thuật công nghệ hiện đại, đòi hỏi thanh niên làm việc với một tinh thần trách nhiệm cao, cùng với thái độ lao động mới, thể hiện ở năng suất, chất lượng và hiệu quả trong lao động. Đồng thời thúc đẩy họ tích cực tìm kiếm, sáng tạo, cải tiến kỹ thuật, thường xuyên trao dồi phẩm chất, nhân cách đạo đức của con người văn minh hiện đại; có tác phong công nghiệp, sống và làm việc có kỹ thuật, có kỹ luật, có hiệu quả và tự giác cao độ với ý chí chiến thắng nghèo nàn lạc hậu.

Các phong trào cách mạng, thi đua yêu nước, lao động giỏi, năng động sáng tạo, phòng chống tham nhũng, giúp đỡ nhau xóa đói giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa… đã thu hút đông đảo thanh niên trong huyện tham gia. Qua đó một mặt góp phần tích cực vào phát triển kinh tế, ổn định chính trị và tiến bộ xã hội, mặt khác góp phần hình thành những giá trị, chuẩn mực đạo đức mới trong xã hội.

Vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” và vì sự phát triển của huyện nhà, thanh niên trên địa bàn ngày càng có nhận thức sâu sắc hơn về thời đại mà mình đang sống, về tinh thần yêu nước, về giá trị của trí tuệ, bản lĩnh, cá tính với tinh thần đổi mới, sáng tạo. Đồng thời họ cũng đang phải tự khắc phục sự tụt hậu của mình so với thành phố,

đổi mới tư duy, năng động, biết làm giàu tri thức của mình từ tổng số tri thức của nhân loại để thực hiện vai trò nòng cốt người chủ đất nước trong việc nâng cao dân trí, phát huy ý chí tự lực tự cường, công hiến sức lực, trí tuệ cho sự nghiệp phát triển đất nước.

Trước xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, tiến đến toàn cầu hoá đòi hỏi mỗi thanh niên phải phát triển toàn diện cả về thể chất và trí tuệ, cả khoa học và đạo đức. Những nhân tố tích cực như năng động, sáng tạo, biết tính toán hiệu quả kinh tế, biết tự nâng cao trình độ nghề nghiệp chuyên môn để tồn tại và phát triển đã trở thành những đòi hỏi cấp thiết đối với mọi thanh niên nếu họ không muốn đẩy ra khỏi quỹ đạo phát triển của đời sống đất nước, khu vực và quốc tế hiện nay. Trong điều kiện hiện tại, đã đến lúc không cho phép bất cứ một thanh niên nào thờ ơ, lãnh đạm, không chịu đổi mới. Chưa bao giờ đòi hỏi về hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội lại gay gắt như hiện nay. Mỗi thanh niên vừa phải biết dựa vào nền tảng văn hoá truyền thống của dân tộc Việt Nam, biết kế thừa và phát triển những giá trị đặc sắc của đạo đức truyền thống dân tộc Việt Nam, vừa biết thích ứng với thực tiễn sinh động và biến đổi nhanh chóng của xu thế hội nhập.

Thứ hai mặt hạn chế trong lối sống: thanh niên là lực lượng trẻ, được đào tạo có hệ thống, có khả năng tiếp cận nhanh nhạy với kiến thức khoa học kỹ thuật hiện đại và công nghệ mới, đồng thời là lực lượng lao động chủ yếu rất năng động, sáng tạo. đặc điểm chung của họ là hiếu động thích hấp thụ cái mới. Tuy nhiên, vì thiếu kinh nghiệm sống nên họ thường bắt chước cả cái tốt lẫn cái xấu mà thiếu sự cân nhắc, lựa chọn. Họ sẽ dễ bị choáng ngợp trước những cám dỗ vật chất, trong khi họ chưa chuẩn bị cho mình một lối ứng xử phù hợp với cuộc sống hiện đại. Cuộc sống sa hoa truỵ lạc, những nhà hàng khách sạn, vũ trường phơi bày trước mắt họ, chào mời, kích thích tính tò mò của họ… như vậy, nếu không trang bị một kiến thức đầy đủ, họ sẽ dễ bị sa ngã, chệch hướng trong lối sống.

Ngày nay, trong xu thế phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế đã có nhiều thay đổi to lớn trên các mặt của đời sống văn hoá xã hội. Bên cạnh những tác động tích cực đến thế hệ trẻ mà còn biểu hiện nhiều tiêu cực trong lối sống thanh niên. Thực tế hiện nay cho thấy, thanh niên Việt Nam nói chung thanh niên thành phố Hồ Chí Minh nói riêng trong đó có thanh niên huyện Hóc Môn đã xuất hiện những biểu hiện coi nhẹ những giá trị đạo đức, chạy theo thị hiếu không lành mạnh. Đáng chú ý là

“Tệ sùng bái nước ngoài, coi thường những giá trị văn hoá dân tộc, chạy theo lối sống thực dụng, cá nhân vị kỷ đang gây hại đến thuần phong mỹ tục của dân tộc, không ít trường hợp vì đồng tiền và danh lợi mà chà đập lên tình nghĩa gia đình, quan hệ thầy trò, đồng chí, đồng nghiệp, buôn lậu, tham nhũng phát triển. Ma tuý, mại dâm và các tệ nạn khác đang gia tăng”. [17,, tr. 46]

Nhất là thanh niên, thậm chí cả nhóm thanh niên thuộc tầng lớp tri thức của xã hội - lớp người kỳ vọng của xã hội.

Lớp trẻ ngày nay dường như trở nên tất bật, vội vã hơn bởi cuộc sống đòi hỏi họ khá nhiều yêu cầu: bằng cấp, trình độ… có thanh niên khái niệm thành đạt chỉ gói gọn bằng một việc làm ổn định sau khi ra trường, có thanh niên thì khái niệm này hiểu được là làm giàu. Còn một số thanh niên khác thiếu hiểu biết, lười lao động, thích hưởng thụ đã thể hiện một nếp sống sa hoa, một suy nghĩ ích kỹ, thiếu trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội. Họ hấp thu mặt xấu của văn hoá phương Tây, không dành thời gian cho học hành mà dùng tiền bạc của gia đình trang trải cho những cuộc chơi bất tận, cho những thời trang hàng hiệu đắt tiền mà cuộc sống thì sáo rỗng. Họ không hề có mục đích sống cụ thể, rõ ràng cho tương lai, chỉ tìm mọi cách để thoả mãn lối sống hưởng thụ cá nhân, sẵn sàn lao vào con đường phạm pháp như trộm cướp, lừa đảo, thậm chí buôn bán ma tuý, mại dâm, giết người… miễn có nhiều tiền tiêu xài. Đồng tiền đã tác oai tác quái đến mọi lĩnh vực đời sống

xã hội làm đảolộn thang giá trị, chuẩn mực đạo đức xã hội. Mù quáng trước đồng tiền tội lỗi người ta quên đi lý tưởng, mục tiêu cách mạng, coi thường kỷ cương phép nước. Khi phân tích đồng tiền trong xã hội Tư bản, C. Mác nói rằng: Cái đang tồn tại đối với tôi nhờ có tiền, cái mà tôi có thể trả tiền, nghĩa là cái mà tiền có thể mua được, đó là bản thân tôi, người có tiền. Sức mạnh có tiền lớn bao nhiêu thì sức mạnh của tôi lớn bấy nhiêu... Tôi là người xấu, không thật thà, không có lương tâm, ngu ngốc, nhưng tiền được tôn thờ thì người có tiền cũng được tôn thờ; tiền là cái tốt cao nhất thì người có nó cũng tốt. Như vây qua câu nói của C. Mác ta thấy “ma lực” của đồng tiền có ảnh hưởng như thế nào tới lối sống mỗi thanh niên.

Lối sống thực dụng chạy theo đồng tiền làm băng hoại các giá trị đạo đức, chi phối cả những quan hệ đạo đức vốn thiên liêng như cha mẹ với con cái, anh chị em trong nhà với nhau; quan hệ vợ chồng, quan hệ thầy trò. Ngay cả tình yêu nam nữ đầy thơ mộng, theo lối sống này, cũng được đưa lên bàn cân để so đo, tính toán một cách lạnh lùng. Đặc biệt với lối sống thực dụng, hưởng thụ và đi kèm với nó là tâm lý tiêu dùng được không ít lớp trẻ coi là “mốt”. Với lối sống ấy các giá trị vật chất đang ngày càng lấn át các chuẩn mực đạo đức và phẩm giá con người. Bên cạnh đó hiện tượng chung sống như vợ chồng nhưng không kết hôn, quan hệ tình dục trước hôn nhân, tỷ lệ nạo phá thai ở nhóm tuổi vị thành niên ngày càng gia tăng. Lối sống tự do cá nhân vị kỷ đang đặt ra những thách thức mới quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, sự gắn bó giữa các thành viên trong gia đình trở nên lỏng lẻo hơn. Xu hướng thích ra ở riêng ngay khi mới lập gia đình ngày càng trở nên phổ biến, mô hình gia đình truyền thống nhiều thế hệ trong đó cùng chung sống có cả ông bà, cha mẹ, con cái ngày càng giảm đi, mối quan hệ huyết thống theo đó dần phai nhạt. Không ít người già cô đơn, bị ngược đãi, bị hành hạ về tinh thần, âm thầm, cắn răng chịu cảnh cô đơn, xa lạ ngay trong chính ngôi nhà

của mình, bị chính đứa con mà mình dứt ruột đẻ ra “báo hiếu” bằng sự ngược đãi, bỏ rơi khi già yếu.

Có thể nói, sự du nhập ào ạt lối sống và những chuẩn mực văn hoá, đạo đức phi xã hội chủ nghĩa do quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế mâu thuẫn với đạo đức truyền thống của dân tộc đã và đang trực tiếp đánh vào những giá trị thiêng liêng của đạo đức và bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam được vun đắp qua hàng ngàn năm lịch sử, đặc biệt ảnh hưởng đến lối sống giới trẻ. Một bộ phận không nhỏ thanh niên cả nước nói chung, thanh niên thành phố Hồ Chí Minh nói riêng trong đó có thanh niên huyện Hóc Môn hiện nay, sống trong sự nô lệ cả tinh thần và vật chất, theo văn hoá ngoại lai bằng các suy nghĩ nông cạn, chạy theo những giá trị vật chất, đề cao thái hoá vai trò cá nhân,… hay thích thể hiện mình theo những chuẩn mực giá trị nước ngoài, xa rời nguồn gốc dân tộc, tự hạ thấp các giá trị vật chất tinh thần của dân tộc, tự biến mình trở thành một ký sinh trùng của xã hội. Như vậy có thể thấy, một bộ phận không nhỏ thanh niên ở trên địa bàn huyện Hóc Môn chưa có những nhận thức, định hướng đúng đắn các vấn đề do hội nhập kinh tế quốc tế đưa lại. Vô tình đưa họ đến những phạm pháp đáng tiếc. Theo thống kế tỷ lệ thanh niên vi phạm pháp luật còn chiếm tỷ lệ cao 72,8% / tổng số đối tượng phạm pháp [35].

Từ thực trạng trên ta thấy, lối sống của mọi người bị quy định bởi hoàn cảnh khách quan của xã hội, bởi những điều kiện sống và sự giáo dục của gia

Một phần của tài liệu PHÁT HUY GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM TRONG LỐI SỐNG THANH NIÊN HUYỆN HÓC MÔN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY (Trang 63 - 72)