Những yếu tố tác động đến các giá trị đạo đức truyền thống Việt Nam trong lối sống thanh niên huyện Hóc Môn

Một phần của tài liệu PHÁT HUY GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM TRONG LỐI SỐNG THANH NIÊN HUYỆN HÓC MÔN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY (Trang 72 - 82)

- Về văn hoá xã hội: Thành phần dân tộc của huyện khá thuần nhất, trên 90% là người kinh Ngoài ra còn có một số ít người Hoa, người Việt gốc

2.2. Những yếu tố tác động đến các giá trị đạo đức truyền thống Việt Nam trong lối sống thanh niên huyện Hóc Môn

Nam trong lối sống thanh niên huyện Hóc Môn

Mỗi người có cá tính khác với quần thể và người khác, chỉ có làm cho cá tính của mỗi người được phát huy đầy đủ, tức là cá tính được triệt để giải phóng thì loài người mới triệt để giải phóng. Hơn nữa, tới xã hội cộng sản chủ nghĩa cá nhân là vấn đề trung tâm của xã hội, trong cộng sản chủ nghĩa không có cái gì tồn tại không phụ thuộc vào cá nhân. Chính vì vậy C. Mác xem cá nhân có sinh mạng là tiền đề thứ nhất của lịch sử loài người, coi lịch sử phát triển của loài người là lịch sử phát triển của lực lượng cá nhân, coi thành tựu cao nhất của lịch sử loài người là thực hiện tự do cá nhân, coi nguồn của cải to lớn nhất của xã hội là lực lượng sản xuất của sự phát triển cá nhân, coi “cá nhân và cá tính” là mục tiêu cao nhất củ sự phát triển của loài người, coi sự phát triển tự do và toàn diện cá nhân là nguyên tắc cơ bản của cộng sản chủ nghĩa. Đồng thời, sự xung đột của hoạt động cá nhân và nguyện vọng cá nhân đã cấu thành nên “hợp lực” của phát triển xã hội, đồng thời hình thành nên tính khách quan của phát triển xã hội.

Mỗi cá nhân vừa có nhu cầu tự thân, vừa cần phải lấy thành quả của hoạt động sáng tạo bản thân làm thoả mãn nhu cầu của chính bản thân, người

khác và xã hội, vì vậy, cá nhân vừa là mục đích, vừa là công cụ. Nhu cầu của cá nhân và sự thoả mãn của nó đều chịu sự chế ước của xã hội. Nhu cầu cá nhân vừa là một bộ phận của xã hội, vừa tồn tại xung đột và mâu thuẫn với nhu cầu của xã hội; việc thỏa mãn nhu cầu cá nhân vừa phải dựa vào hoạt động tự thân, vừa phải dựa vào hoạt động của người khác và xã hội. Ở trong đó, cá nhân và tính công cụ, tính mục đích của con người và xã hội đều không trực tiếp đồng nhất với nhau. Vấn đề cá nhân trên thực chất là quan hệ của con người và xã hội. Vì vậy mọi hoạt động của mỗi người dù muốn hay không vừa chịu sự tác động của môi trường sống xung quanh vừa do “cá tính” của anh ta quyết định.

Kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang ảnh hưởng sâu rộng đến ngõ, ngách đời sống của tất cả mỗi người. Nó vừa là cơ hội, thách thức, thúc đẩy xã hội phát triển, vừa có mặt suy thoái, đang cản trở sự phát triển. Mặt suy thoái này, từ góc độ đạo đức và văn hoá tinh thần đang là những phản phát triển với tính chất nghiêm trọng và nguy hại. Nó không hiện hữu như một yếu tố cá biệt, nhất thời mà đang có tính phổ biến, đang có sức phá huỷ, bào mòn những nền tảng tinh thần.

Thứ nhất trình độ nhận thức: Đạo đức lối sống sống lớp trẻ vừa chịu sự tác động trực tiếp của nền kinh tế thị trường vào các quan hệ xã hội giữa người với người, vừa chịu ảnh hưởng do lối sống thiếu gương mẫu, thiếu trách nhiệm của người lớn với lớp trẻ. Việc đề cao lợi ích, trước hết là lợi ích vật chất cũng như ý thức về cá nhân với những nhu cầu riêng, cá tính riêng với nghĩa khẳng định đời sống hiện thực và vị thế của từng cá thể, những “cái tôi” - chủ thể mang nhân cách - là điều hợp lý, tự nhiên trong sự phát triển, nhất là khi phát triển đó lại được kích thích bởi môi trường xã hội đổi mới, bởi bầu không khí dân chủ hoá và bởi lực đẩy của kinh tế thị trường. Nhưng một khi những vấn đề của cá nhân bị đẩy tới thái quá, tuyệt đối hoá nó, tách

rời nó khỏi những ràng buộc, chế ước bởi cộng đồng thì sẽ xuất hiện những lệch lạc chuẩn mực trong cách nghĩ và cách sống, trong làm việc và ứng xử của cá nhân thành chủ nghĩa cá nhân.

Nó nảy sinh tâm lý sống thực dụng, đề cao một chiều các giá trị vật chất, các phương tiện vật chất trong tiêu dùng, hưởng thụ. Thói vụ lợi ích kỷ, chỉ thấy mình mà không thấy người bên cạnh. Thể hiện lối sống lạnh lùng sòng phẳng, không tình nghĩa với hành vi ứng xử bất chấp đạo lý, tình nghĩa, sự lấn át của đồng tiền có sức mạnh vùi dập, bóp chết cả những gì thuộc về tinh thần, giá trị tinh thần. Làm đảo lộn, hoen ố những giá trị truyền thống vốn mang tính ổn định, những thước đo nhân văn trong các mối quan hệ con người, trong đời sống văn hoá tinh thần.

Chủ nghĩa cá nhân trong nền kinh tế thị trường đã và đang ảnh hưởng, chi phối tất cả mối quan hệ giữa người với người, làm cho lời nói không đi đôi với việc làm, những cách sống và xử thế không gương mẫu của những người lớn đã tạo những hình ảnh phản diện, những phản cảm đạo đức đối với chính con em mình và thế hệ trẻ đang trưởng thành, đang vào đời. Những lệch lạc chuẩn mực trong hành vi, ứng xử, những thói xấu đã ảnh hưởng và tập nhiễm vào lớp trẻ mà còn làm cho những quan hệ con người bị thao túng bởi đồng tiền, bởi những tính toán vụ lợi, thực dụng làm tổn hại đến các giá trị đạo đức truyền thống, những tình cảm cao đẹp của con người và truyền thống đạo đức dân tộc bị tổn thương. Tính thương mại hoá bởi đồng tiền, bởi sự trao đổi, mua bán sòng phẳng, lạnh lùng kiểu thị trường đã làm vẫn đục bầu không khí đạo đức xã hội, làm suy yếu, thậm chí làm mất đi những nét đẹp đạo đức vốn đặc trưng cho môi trường giáo dục, y tế và các lĩnh vực đời sống tinh thần. Những người lớn chúng ta có lỗi và chính chúng ta phải chịu trách nhiệm nặng nề về những khiếm khuyết đạo đức của thế hệ trẻ mà hằng ngày chúng ta có trách nhiệm nuôi dưỡng, giáo dục chúng. Chủ nghĩa cá nhân ở người lớn thông qua

quan niệm sống, lối sống, hành vi và hoạt động của họ đã ảnh hưởng tập nhiễm vào lớp trẻ,có nguy cơ phá huỷ, bào mòn tình cảm và niềm tin, đạo đức của lớp trẻ. Sự nứt rạng này đã và đang đẩy thế hệ trẻ vào lỗi lầm, hư hỏng, thậm chí trở thành những kẻ phạm tội. Tuy nhiên bản thân tuổi trẻ, tự nó vốn đã mang trong mình một mâu thuẫn. Ấy là con người sinh lý của nó thường phát triển vượt trước trong khi con người xã hội, những phẩm chất xã hội trong sự trưởng thành của nó lại đi sau. Nhân cách - tức là sự trưởng thành văn hoá của con người cá thể luôn là một sản phẩm đến muộn trong cuộc đời của mỗi cá nhân. Tuổi trẻ tiềm tàng khủng hoảng tâm lý, tinh thần là vì vậy. Trong những thời điểm bước ngoặc ấy, nếu họ không tìm được những điểm tựa tinh thần ở người lớn để học hỏi, để noi theo cái đúng, cái tốt, cái đẹp thì khoảng trống tinh thần họ sẽ xuất hiện, sẽ làm lệch lạc, chệch hướng sự lựa chọn mẫu nhân cách ở họ. Điều này sẽ gây ra hậu quả khó lường.

Có thể nói không có người lớn nào lại muốn cho lớp trẻ mang tính xấu và đi theo cái ác. Không một bậc cha mẹ nào lại mong muốn con mình bị hư hỏng và mắc vào vòng tội lỗi. Nhưng nghịch lý ác nghiệt thay, tính phản diện, phản đạo đức của những người lớn mắc phải đã đẩy con em họ tới bi kịch đạo đức đó. Đây có thể là mất mát lớn nhất trong tình trạng đang suy thoái đạo đức của xã hội trong nền kinh tế thị thường tiến đến toàn cầu hoá kinh tế quốc tế

Thứ hai trong mối quan hệ gia đình: Gia đình là cái gốc của con người, nơi con người sinh ra và bắt đầu cuộc sống. Trong suốt cuộc đời, gia đình luôn luôn là điểm tựa, là cội nguồn của tình cảm, là cái nôi của sự yên bình, là yếu tố vô cùng cần thiết cho cuộc sống của con người và cho xã hội. Con người bắt đầu từ gia đình, mang dấu ấn văn hoá gia đình. Gia đình luôn mang lại những cảm giác “an toàn” cho các thành viên của nó. Chính ở gia đình, con người đã được biết đến một điều vô cùng thiêng liêng trong đời sống giữa người với người, đó chính là sự quên mình vì người khác. Ở mọi lúc mọi nơi,

gia đình đều chứng tỏ sức mạnh của nó. Nó có thể xây dựng và cũng có thể phá hoại. Nó đem lại hạnh phúc cho con người, cũng như gieo rắc những điều bất hạnh. Nó không chỉ mang tính cấp thiết của hiện tại mà còn gắn liền với quá khứ và góp phần quyết định đối với tương lai.

Nho giáo đề cao nguyên lý: Gốc của thiên hạ là ở nước, gốc của nước là nhân, muốn trị nước, trước phải yên nhà. Bởi vậy Nho giáo rất coi trọng việc giáo dục trong gia đình. Đó là trường học đầu tiên để giáo dục con người đi vào xã hội. Kính cha anh của mình, từ đó kính cha anh của người. Yêu con trẻ của mình, từ đó yêu con trẻ của người. Cũng vì vậy, muốn đánh giá được phẩm chất của một người ở ngoài xã hội, muốn xem có nên cân nhắc và sử dụng họ không, trước tiên người ta phải xem tư cách, thái độ của người ấy trong gia đình ra sao. Từ đó Nho giáo khẳng định rằng sự giáo dục từ trong gia đình có tác động mạnh mẽ, thậm chí quyết định sự thành công trong việc trị nước.

C. Mác coi gia đình là một trong những nhân tố đầu tiên tham gia quyết định sự hình thành và phát triển của lịch sử, quan hệ giữa gia đình và xã hội như quan hệ giữa tế bào sống với cơ thể sống. Chính những chức năng cơ bản của gia đình, một mặt phản ánh và chịu quy định của các quan hệ kinh tế xã hội cơ bản, mặt khác nó cũng là sự thể hiện tính độc lập tương đối vị trí tầm quan trọng của gia đình đối với cá nhân cũng như đối với xã hội. Nên những biến đổi của gia đình phụ thuộc và gắn liền với sự biến đổi của các điều kiện kinh tế xã hội, nhưng nó cũng có tác động quan trọng đối với những biến đổi kinh tế xã hội.

Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục khẳng định: Nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội. xã hội tốt thì gia đình càng tốt, gia đình tốt thì xã hội mới tốt. Hạt nhân của xã hội là gia đình. Chính vì muốn xây dựng Chủ nghĩa xã hội mà phải chú ý hạt nhân cho tốt.

Trong thời kỳ công nghiệp hoá và hiện đại hoá với đầy rẫy những khó khăn, Việt Nam cũng có được những thuận lợi to lớn là với sự nổ lực và sáng tạo có thể tránh được những sai lầm của người đi trước và xử lý vấn đề gia đình một cách khoa học, hợp lý phát huy được truyền thống tốt đẹp của dân tộc, gạt bỏ được những nhân tố lạc hậu để gia đình Việt Nam trở thành nhân tố tích cực cho công nghiệp hoá và hiện đại hoá vừa thể hiện được bản sắc văn hoá của dân tộc, vừa phù hợp với xu hướng tiến bộ của nhân loại. Tuy nhiên với tư cách là một tế bào xã hội, gia đình cũng chịu ảnh hưởng tiêu cực của nền kinh tế thị trường và đang có những chuyển biến phức tạp. Cái cũ và cái mới đan xen nhau. Không còn chữ Hiếu mù quáng như ngày xưa. Nhưng trong gia đình lại có không ít hiện tượng cha mẹ thờ ơ với việc nuôi dạy con cái còn con cái hỗn láo bạc đãi cha mẹ, cũng không ít những hiện tượng bất hoà và tranh chấp giữa anh em, chị em. Các bậc cha mẹ ngày càng vô trách nhiệm, không những không quan tâm chăm sóc mà còn làm hư hỏng con cái bởi sự hư hỏng của chính mình.

Chúng ta thừa nhận gia đình có nhiệm vụ giáo dục những phẩm chất đạo đức đầu tiên cho con người, để người con tốt trong gia đình được chuẩn bị để thành người dân tốt trong xã hội. Nhưng do nhận thức không đúng về các giá trị, các chuẩn mực đạo đức trong giai đoạn hội nhập hiện nay, không ít gia đình có tình trạng quá đề cao lợi ích vật chất, buông lơi việc giáo dục ý thức trách nhiệm, lối sống mới cho các thành viên. Điều này làm cho quan hệ giữa các thành viên giảm đi sự gắn kết, mất cân đối trong việc thực hiện các chức năng cơ bản của gia đình. Tại Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ IX chỉ rõ “nêu cao trách nhiệm của gia đình trong việc xây dựng và bồi dưỡng các thành viên của mình có lối sống văn hoá, làm cho gia đình thực sự là tổ ấm của mỗi người và là tế bào lành mạnh của xã hội” [19, tr.116].

Con người ta muốn trở thành người theo đúng nghĩa của nó, thì cần phải trải qua ba lần xã hội hoá. Lần thứ nhất là Gia đình, lần thứ hai là nhà

trường và lần thứ ba xã hội. Trong ba lần đó gia đình là khâu đầu tiên có tầm quan trọng đặc biệt. Tục ngữ có câu “Trẻ lên ba cả nhà học nói”, cả nhà hay gia đình chính là khâu đầu tiên để con người có thể trở thành người. Đồng thời gia đình tốt, cũng giống như liều thuốc đề kháng tốt, để chống lại những loại vi khuẩn gọi là tiêu cực của xã hội. Gia đình vẫn là điểm tựa tích cực về nhiều mặt đối với xã hội, đối với việc hình thành nhân cách con người, có bao nhiêu gia đình lục đục mà con cái lại nên người được thuận lợi, sản phẩm đầu tiên đã sai quy cách thì dây chuyền đó sẽ phải trả giá.

Ta thấy với xu hướng đề cao vật chất, xem trọng đồng tiền, vụ lợi ích kỷ… đã nhiều lúc gắn liền với những hành động gian dối lừa đảo, giẫm đạp lên những chuẩn mực thông thường của đạo đức. Đã dần dần xấu đi những quan hệ truyền thống giữa cha con, chồng vợ, anh em trong phạm vi gia đình. Đã đẩy cha mẹ, anh em đến mối quan hệ “không tình không nghĩa”. Có câu tục ngữ “Anh em hiền thật là hiền bởi một đồng tiền làm mất làm nhau”. Đồng tiền đang phá hoại hạnh phúc của nhiều gia đình, thế hệ trẻ. Nhiều biểu hiện không gương mẫu trong hành vi, lối sống của các bậc cha mẹ do áp lực kinh tế thị trường đã làm tổn thương đến nhân cách và đạo đức lớp trẻ. Bạo lực trong gia đình và bạo lực phụ nữ cũng đang có chiều hướng gia tăng. Tình trạng tệ nạn xã hội, nhất là mại dâm và ma tuý chẳng những đang gây nhức nhối cho xã hội mà còn đang huỷ hoại thể xác, tinh thần, nhân phẩm của thế hệ trẻ, làm băng hoại thuần phong mỹ tục của đạo đức dân tộc. Nó bắt nguồn từ những lệch lạc, bệnh hoạn trong lối sống và trong toan tính lợi ích, nó phát sinh từ gia đình và đang có nguy cơ lan toả trong xã hội. Sự suy thoái đạo đức trong gia đình đã và đang gây hại trực tiếp cho gia đình và xã hội, đặc biệt là tác động đến thế hệ trẻ, làm lệch lạc nhân cách trẻ em. Trong khi các em cần sự quan tâm, chia sẽ, định hướng của gia đình, tìm điểm tựa để có thể vượt qua những diễn biến tâm sinh lý phức tạp của tuổi trưởng thành- lứa tuổi này

đang cảm thấy trong con người mình có vài nhân cách khác nhau và tập trung tìm kiếm nhân cách “thật sự” của bản thân. Điều thú vị là những thanh niên bị bối rối nhất về sự không nhất quán của nhân cách, lại là những thanh niên có những ứng xử sai, cố gắng hành động khác với tính cách để cải thiện ấn tượng về họ hoặc để bố mẹ và bạn bè đồng tình với ứng xử của họ. Thanh niên sau

Một phần của tài liệu PHÁT HUY GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM TRONG LỐI SỐNG THANH NIÊN HUYỆN HÓC MÔN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY (Trang 72 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w