1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo “Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác xuất khẩu lao động ở Việt Nam” pps

77 661 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 77
Dung lượng 430,5 KB

Nội dung

Nhìn chung có thể thấy một số đặc điểm cơbản liên quan đến những nước xuất khẩu lao động và đặc điểm lao động xuấtkhẩu là: Thứ nhất, lao động giản đơn xuất khẩu sang các nước phát triển

Trang 1

Báo cáo Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác xuất khẩu lao

động ở Việt Nam

Trang 2

Mục Lục

Lời nói đầu 2

CHƯƠNG 1 – MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM 6

1.1 – Vai trò của xuất khẩu lao động 6

1.1.1 – Khái niệm về xuất khẩu lao động 6

1.1.2 – Xuất khẩu lao động - những điểm tích cực và tiêu cực 8

1.2 – Sự cần thiết của xuất khẩu lao động ở Việt Nam 14

1.2.1 – Kinh nghiệm xuất khẩu lao động ở các nước 15

1.2.2 – Vấn đề xuất khẩu lao động ở Việt Nam trong thời gian qua 17

CHƯƠNG 2 – TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM 20

2.1 – Thực trạng xuất khẩu lao động ở Việt Nam 20

2.1.1 – Những thành tựu của xuất khẩu lao động trong những năm qua 20

2.1.2 – Những hạn chế của xuất khẩu lao động ở Việt Nam 24

2.2 – Thị trường xuất khẩu lao động 41

2.2.1 - Thị trường truyền thống 42

2.2.2 - Thị trường mới 47

CHƯƠNG 3 - ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM 53

3.1 - Định hướng phát triển XKLĐ 53

3.1.1 - Quan điểm của Đảng và nhà nước 53

3.1.2 - Mục tiêu trong những năm tới 55

3.2 - Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác XKLĐ Ở VIỆT NAM 60

3.2.1 - Giải pháp đối với cơ quan quản lý nhà nước 60

3.2.2 - Giải pháp đối với doanh nghiệp XKLĐ 64

3.2.3 - Giải pháp đối với người lao động 70

Kết luận 74

Tài liệu tham khảo 77

Trang 3

Lời nói đầu

Trong những năm qua, thế giới đã chứng kiến sự phục hồi của các nước bịkhủng hoảng tài chính giai đoạn 1997 – 1998 Nền kinh tế thế giới đang trên đàphát triển mạnh mẽ Tuy nhiên, tình trạng thất nghiệp trên toàn cầu vẫn còn trànlan tạo ra sức ép mạnh mẽ về lao động và việc làm, do đó di cư lao động quốc tếtiếp tục trở thành thành tố quan trọng trong thời gian tới Nắm bắt được đặc điểmvận động của thị trường lao động quốc tế, trong thời gian qua Việt Nam đã đưa ranhững chính sách, giải pháp cụ thể để mở rộng thêm một số thị trường lao độngmới Đặc biệt xuất khẩu lao động và chuyên gia được Đảng và nhà nước ta xácđịnh là một lĩnh vực kinh tế đối ngoại quan trọng, một bộ phận của chính sáchgiải quyết việc làm được Quốc Hội đưa vào chỉ tiêu kế hoạch hàng năm Việc

mở rộng thị trường xuất khẩu lao động là hướng phát triển kinh tế phù hợp với lộtrình hội nhập mở cửa, góp phần giải quyết việc làm cho người lao động trongnước Xuất khẩu lao động đã góp phần xóa đói giảm nghèo và thu thêm ngoại tệ (xấp xỉ 1.6tỷ USD/năm ) cho gần nửa triệu lao động, bao gồm cả lao động kỹthuật và lao động giản đơn hiện đang ở 40 nước và vùng lãnh thổ Trong nhữngnăm qua xuất khẩu lao động đã gia tăng mạnh và đã góp phần tích cực vào chiếnlược giải quyết việc làm, tăng thu nhập, tạo sự ổn định và phát triển đất nước.Tuy nhiên, yêu cầu về xuất khẩu lao động ngày càng khắt khe về trình độ laođộng, kỹ năng tay nghề, về kỹ luật lao động và ngoại ngữ, nhất là đối với côngviệc trong các công xưởng, nhà máy Hiện lao động của nước ta ra nước ngoài cơbản đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp nước sở tại tuy nhiên tay nghề, trình độcòn hạn chế, gây khó khăn khi thâm nhập vào thị trường lao động của các nước

có nền kinh tế phát triển.Vậy chúng ta phải làm gì để cho lao động Việt Namngày càng đứng vững và khẳng định được thương hiệu trên thương trường laođộng quốc tế Để giải quyết tốt vấn đề trên không hề dễ dàng.Chúng ta đòi hỏi sựnhập cuộc của những nhà quản lý ,các doanh nghiệp cũng như những người laođộng đang quan tâm tới XKLĐ…Trên cơ sở đó chúng tôi đi tới xây dựng đề tài:

“Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác xuất khẩu lao động ở Việt Nam”

Đề tài được hình thành dựa trên nhiều tài liệu tham khảo cùng với tư liệucủa Bộ Lao Động Thương Binh và Xã Hội, các doanh nghiệp xuất khẩu lao động

ở việt Nam, những đánh giá của một số chuyên gia về thực tế vấn đề xuất khẩulao động đang diễn ra trong những năm gần đây Đề tài cung cấp một số thông tin

Trang 4

về quan điểm về xuất khẩu lao động, thực trạng và đặc biệt là một số biện pháptăng cường công tác xuất khẩu lao động ở Việt Nam.

Với mục tiêu trên đề tài được xây dựng với các nội dung chính như sau:

Chương 1 – Một số vấn đề lý luận về xuất khẩu lao động ở Việt Nam.

Chương 2 – Tổng quan về tình hình xuất khẩu lao động ở Việt Nam.

Chương 3 – Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác xuất khẩu lao động

ở Việt Nam.

Trang 5

CHƯƠNG 1 – MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM

1.1 – Vai trò của xuất khẩu lao động.

1.1.1 – Khái niệm về xuất khẩu lao động.

Trong thời đại toàn cầu hóa kinh tế và kinh tế thị trường mở rộng, cácdòng di chuyển lao động qua biên giới phức tạp và ngày càng mang đậm chấttoàn cầu hóa Theo cách đánh giá của tổ chức di dân quốc tế (IOM) có khoảng

185 triệu người,tức gần 3% dân số thế giới đang ở ngoài lãnh thổ quốc gia mình,trong số đố có 85 triệu người di chuyển vì mục đích làm việc (Theo tạp chí laođộng và xã hội số 319) Tuy tất cả những người di chuyển qua biên giới để làmviệc đều được coi là lao động, nhưng căn cứ vào danh nghĩa và tính chất thì việc

di chuyển theo những con đường chính thức và hợp pháp có 3 dạng chính sau:

Dạng thứ nhất là xuất khẩu lao động Đây là dạng di chuyển lao động từmột nước này sang nước khác theo sự thu xếp chính thức giữa hai quốc gia đểtham gia vào thị trường lao động ở nước đó căn cứ để quyết định số lao động,ngành nghề, thậm chí giới tính, độ tuổi là từ nhu cầu từ thị trương lao động củacác nước đến Lao động Việt Nam đang làm việc tại Malaysia, Đài Loan, HànQuốc thuộc đối tượng này Những người này làm việc có thời hạn và vềnguyên tắc sẽ trở về nước sau khi hết hạn hợp đồng Trong nhiều năm nữa, về cơbản, Việt Nam vẫn tiếp tục là nước xuất khẩu lao động chứ chưa là nước nhậpkhẩu lao động

Dạng thứ hai là di chuyển lao động tự do trong một thị trường lao độngthống nhất của một khối nước Để có được thị trường thống nhất thì cần phải có

sự nhất thể hoá về không gian kinh tế giữa các nước Quá trình nhất thể hóa nàycần thực hiện qua 5 bước Thứ nhất là các nước trong khối dành cho nhau ưu đãithương mại, thứ hai là xây dựng một khu vực mậu dịch tự do, thứ ba là tiến hànhliên minh hải quan, thứ tư là thành lập thị trường chung và cuối cùng là thành lậpliên minh kinh tế Hiện nay, EU là khối duy nhất đã đạt được mức độ nhất thểhóa kinh tế đến bước thứ tư là thành lập thị trường chung, nghĩa là tất cả các thị

Trang 6

trường bao gồm cả thị trường lao động của các nước thành viên đã trở thành thịtrường chung, thống nhất, được điều chình bởi một hệ thống luật pháp chung ápdụng cho toàn khối Di chuyển lao động dạng này chỉ có trong nội khối kinh tếnào đó, còn trong WTO không có cam kết nào liên quan tới dạng di chuyển laođộng này Như vậy, dù Việt Nam đã gia nhập WTO thì loại di chuyển theo kiểunày vẫn là tương lai xa.

Dạng thứ ba là di chuyển thể nhân để thực hiện thương mại dịch vụ Đây

là một trong những cam kết bắt buộc khi gia nhập WTO, vấn đề không phải là cóhay không có cam kết đối với loại di chuyển thể nhân mà là mức độ cam kết

“mở” của ta là bao nhiêu và theo lộ trình nào? Đây chính là câu chuyện nóngnhất liên quan tới di chuyển lao động giữa ta và tây trong các năm tiếp theo Vấn

đề khó nhất có lẽ là làm thế nào phân biệt được ai là diện xuất khẩu lao động và

ai là diện di chuyển thể nhân? Đó chính là công việc của những nhà làm chínhsách Một đối tượng được điều chỉnh bởi “luật chơi” về lao động còn đối tượngkia được điều chỉnh bởi “luật chơi” về thương mại Hai đối tượng này không thểnhập làm một vì mục đích, tính chất, cương vị di chuyển qua biên giới quốc giacủa họ là khác nhau, nên cũng không thể có một “luật chơi” chung cho cả hai đốitượng trên Vì vậy khi bàn về xuất khẩu lao động cần lưu ý phân biệt hai hiệntượng di chuyển này

Quan điểm về xuất khẩu lao động ở những nước khác nhau cũng có nhữngnét riêng Với Việt Nam, xuất khẩu lao động xét về mặt kinh tế là một loại hìnhdịch vụ cung cấp loại hàng hóa đặc biệt đó là sức lao động Nó chứa đựng đầy đủtính chất, yêu cầu của loại hàng hóa đặc biệt đó là hoạt động của con người, tổnghòa các mối quan hệ xã hội Giá cả của sức lao động này phụ thuộc vào chấtlượng của lao động trước hết là các yếu tố về trình độ chuyên môn, tay nghềđược đào tạo, mức độ giao tiếp về ngôn ngữ, văn hóa, phẩm chất của cá nhân nhưtính cần cù, kỹ năng, tinh xảo, khéo léo và khả năng hội nhập, giao lưu với cácnền văn hóa, tôn giáo khác Giá cả của sức lao động còn phụ thuộc vào nhu cầucủa nước nhập khẩu lao động Xuất khẩu lao động về mặt chính trị là tiến hànhhợp tác góp phần hỗ trợ, xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội của nước nhập khẩulao động Khác với các loại hình hàng hóa dịch vụ khác,đối với người đi xuất

Trang 7

khẩu lao động, ngoài yếu tố cơ bản về phẩm chất cá nhân, trình độ chuyên môn,trình độ văn hóa, ngoại ngữ, thì khả năng hòa đồng cũng hết sức quan trọng đểđảm bảo cho tương lai của người lao động Việt Nam ở nước ngoài Bởi vậy,người lao động cần phải thực sự tôn trọng luật pháp và hòa hợp tốt với cộng đồngdân cư nước sở tại Điều đó sẽ bảo đảm cho vị trí cá nhân được khẳng định, đượcquý mến, góp phần nâng cao uy tín, vị thế quốc gia, góp phần củng cố, tăngcường tình hữu nghị, đoàn kết, thân thiện cộng đồng quốc tế giữa hai nước.

Xuất khẩu lao động là một hoạt động hết sức nhạy cảm vì nó liên quantrực tiếp đến con người Cho nên vấn đề về xuất khẩu lao động cũng gây ra một

số quan điểm bất đồng Tùy theo những quan niệm và cách tiếp cận khác nhau

mà những ý kiến đánh giá về vấn đề này cũng khác nhau Ở đề tài này chúng tôixem xét xuất khẩu lao động theo quan điểm “xuất khẩu lao động là một loại hìnhdịch vụ cung cấp loại hàng hoá đặc biệt đó là sức lao động Nó chứa đựng đầy đủtính chất, yêu cầu của loại hàng hóa đặc biệt đó là hoạt động của con người, tổnghoà các mối quan hệ xã hội” và xuất khẩu lao động là một kênh giải quyết việclàm rất hữu hiệu, và là một nguồn để thu lượng ngoại tệ cho đất nước trongnhững thời gian tới

1.1.2 – Xuất khẩu lao động - những điểm tích cực và tiêu cực

Một trong những vấn đề thời sự sôi động và nóng bỏng nhất thuộc lĩnhvực kinh tế - xã hội ở Việt Nam hiện nay trước hết phải kể đến vấn đề “xuất khẩulao động” - vấn đề tìm kiếm công ăn việc làm cho người lao động ở nước ngoài

Từ cả thập niên nay, nhất là trong giai đoạn hiện nay: sau khi nhà nước ta mở cửahội nhập vào đời sống kinh tế toàn cầu, Việt Nam chính thức được tiếp nhận vào

tổ chức thương mại thế giới (WTO), là thành viên khối ASEAN, hơn nữa lạiđược chính phủ Mỹ tuyên bố muốn tuyển chọn một số công nhân Việt Nam sanglàm việc tại Mỹ, và được chính nhà nước khuyến khích nên vấn đề xuất khẩu laođộng càng bùng nổ dữ dội hơn Trong những ngày tháng này,tại nhiều thành phốtrong cả nước, đặc biệt là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, người ta khôngngạc nhiên khi trông thấy hàng trăm thanh niên tuổi từ 19 đến 30 chen chúc trướccác văn phòng dịch vụ trung gian “giới thiệu việc làm” mà nhiều nhất là làm việc

ở nước ngoài tức là “xuất khẩu lao động” Có không ít người phải ăn chực nằm

Trang 8

chờ suốt đêm hay từ sáng tinh mơ trước các văn phòng dịch vụ với hy vọng mình

sẽ may mắn có được một công việc ở nước ngoài Bởi hầu hết các thanh niên nàyđều mang trong mình một hoài bão, một mục đích là bằng mọi giá phải xây dựngcho mình một tương lai tươi sáng hơn cha mẹ của mình Bởi cảnh sống nôngnghiệp truyền thống ở nông thôn làm nhiều mà được ăn ít, có khi còn không đủ

ăn Hơn nữa do quá trình đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ ở nhiều địa phươngtrong nước nên đất canh tác cũng bị thu hẹp, thêm vào đó là các công ty lớn nhỏđua nhau mở các cơ sở sản xuất kinh doanh mới nên người dân cũng đua nhaubán đất để kiếm ít vốn để ra thành phố lập nghiệp chứ không chịu cảnh “con trâu

đi trước chiếc cày theo sau” Còn những người ở thành thị cũng cảm thấy tươnglai không được triển vọng hơn là bao nhiêu vì: đời sống thì giá cả ngày càng leothang vùn vụt, đắt đỏ tốn kém đủ bề mà đi làm cho các công ty trong nước thìtiền công quá rẻ Do đó, lối thoát tốt hơn là tìm cách để được xuất khẩu đi làmviệc ở nước ngoài Vì ai nấy đều tin rằng ở ngoại quốc lương thưởng dù có thấp

đi chăng nữa thì cũng còn cao hơn ở trong nước Chính vì vậy mà rất nhiều người

đổ xô đến các trung tâm giới thiệu việc làm để mong có cơ hội được làm việc ởnước ngoài Chúng ta sẽ xem xét một cách khách quan về vấn đề đã được nêu ởtrên đó là vấn đề “xuất khẩu lao động” để xem xét đâu là những điểm tích cực vàđâu là những điểm tích cực

Những điểm tích cực

Về vấn đề này, chắc chắn chúng ta cũng đã nghe những ý kiến phê bìnhchống đối Những ý kiến này cho rằng xuất khẩu lao động là một hình thức bắtdân mang thân đi làm nô lệ cho ngoại quốc Tuy nhiên, những ý kiến này khôngphải là hoàn toàn chủ quan và thiếu cơ sở Thật vậy, nhìn vào hiện tình đời sốngcủa một số lao động Việt Nam ở các nước như: Indonesia, Malaisia, Thái lan,Libăng quá thiếu thốn về đủ mọi phương diện: thiếu sự chăm sóc sức khỏe, bịchèn ép, bị bóc lột, thậm chí có khi nhân vị và phẩm giá của họ còn bị nhữngngười chủ xúc phạm trắng trợn và không ít trường hợp xảy ra thật đáng thươngtâm Nhưng nếu chúng ta nhìn vấn đề một cách khách quan và toàn diện hơnchúng ta sẽ thấy vấn đề xuất khẩu lao động là một diễn biến kinh tế rất bìnhthường, nên không những đúng, tích cực mà còn cần thiết nữa Còn nếu chỉ dừng

Trang 9

lại ở chi tiết vấn đề thì chúng ta khó có thể tiến xa hơn được Bất cứ quốc gia nàođang trong giai đoạn chuyển tiếp từ một “nền kinh tế bao cấp” hay “kinh tế kếhoạch” độc đoán và cứng nhắc bước sang nền “kinh tế thị trường” tự do và linhđộng, từ nông nghiệp bước sang công nghiệp, từ cảnh “buôn thúng bán mẹt”bước sang thị trường “siêu thị”; từ thị trường bán lẻ bước sang thị trường tậptrung Do đó chúng ta không thể tránh khỏi thời gian loạng choạng và khủnghoảng buổi đầu như: thiếu vốn, thiếu nhân lực có năng lực chuyên môn, nhưnglại thặng dư quá nhiều nhân lực không có khă năng chuyên môn, phải đối mặtvới những cạnh tranh khắt khe trên thương trường quốc tế, với các công ty nướcngoài mạnh về tài chính, giàu về chuyên môn và kinh nghiệm từ hình thức, mẫu

mã cho đến chất lượng Trong khi đó hoàn cảnh cụ thể của một đất nước đangtrên đường hội nhập và phát triển như Việt Nam, với trên 80 triệu dân, mà quábán là thuộc tầng lớp trẻ dưới 30 tuổi, thì việc tự đào tào và huấn nghiệp trongnước là hoàn toàn quá tải, nếu không nói là một điều bất khả thi Bởi vậy, nhữngcâu hỏi khẩn trương được đặt ra là : Làm thế nào để tạo ra được nguồn vốn chocông cuộc phát triển kinh tế của nước nhà? Phải giải quyết công ăn việc làm chohằng triệu người lao động, nhất là tầng lớp lao động trẻ ra sao? Làm thế nào để

có thể học hỏi được những kỷ thuật chuyên môn của các nước bạn? Và làm thếnào để giúp cho đội ngũ công nhân trẻ có dịp tiếp cận, học hỏi được những kinhnghiệm về kỷ thuật của nước ngoài? v.v… Ðó là những bức xúc mà “xuất khẩulao động” có thể nói được là một trong những cách giải quyết tạm thời Trongcông cuộc phát triển kinh tế, chúng ta cần đến sự trợ giúp kinh tế của nước ngoài,cần đến vốn liếng đầu tư của các công ty ngoại quốc, đó là vấn đề quan trọng vàcần thiết Nhưng một vấn đề khác cũng không kém phần quan trọng và cần thiết,

đó là chính chúng ta cũng phải “tự túc tự cường” nữa, chứ không thể “ngồi chơixơi nước” và chỉ “há miệng chờ sung” được Nếu những ai đã từng sống ở cácnước kỷ nghệ tân tiến, những nơi mà thời gian được coi là quý hơn vàng bạc màphải chứng kiến cảnh trong các quán cà-phê và các quán nhậu ở Hà Nội, ởSaigon hay ở các thành phố khác trong nước, vào các buổi sáng, từ 8,9 giờ đến10,11 giờ, tức giờ làm việc cao điểm, luôn luôn đầy ắp tầng lớp thanh niên ngồiđọc báo và tán gẫu, thì chắc chắn sẽ không tránh khỏi những tư tưởng bi quan

Trang 10

cho một viễn tưởng kinh tế tiến bộ và phát triển Chúng ta cần phải làm một cái

gì đó,cần phải thay đổi thì mới mong nền kinh tế nước nhà có cơ may tiến lênđược, hay ít ra bớt tụt hậu so với các nước phát triển Trong những băn khoăntoan tính đó, phải kể đến việc “xuất khẩu lao động” Và trước hết, ít ra cần phảitạm thời giải quyết được phần nào tình trạng thất nghiệp của nước nhà, nhằmgiảm bớt đi tình trạng “nhàn cư vi bất thiện”, từ đó làm giảm thiểu những tệ nạntrong xã hội Mặt khác, như đã nói trên,xuất khẩu lao động là một diễn biến kinh

tế rất bình thường Tại Châu Âu cũng đã từng xảy ra trước đây : Sau trân Thếchiến II, tuy nước Ðức bị thua trận và bị bom đạn đồng minh phá tan tành, nhưngnhờ chương trình viện trợ kinh tế Marchal của Hoa Kỳ, nhất là nhờ có tiềm năngkinh tế sẵn có, ý chí sắt đá của người dân và có được các nhà lãnh đạo tài ba vàliêm khiết, mà điển hình nhất là : thủ tướng Konrad Adenauer, bộ trưởng kinh tếLudwig Erhard, v.v…, những người đã “làm phép lạ kinh tế” tại Ðức, và vì thếhàng triệu nhân công từ các nước nghèo khác như Ý, Tân Ban Nha, Bồ Ðào Nha,Nam Tư, Thổ Nhĩ Kỳ, đã đổ xô vào Ðức kiếm công ăn việc làm Và dĩ nhiênhoàn cảnh sống cụ thể xưa kia của những công nhân ngoại kiều này không hềmay mắn hơn Tuy thiếu thốn vất vả, nhưng so với tình trạng đói khổ ở quêhương họ lúc bấy giờ, cảnh sống “ăn nhờ ở đậu” tại Ðức vẫn tốt hơn gấp bội Họcũng đóng góp một phần rất lớn vào nền kinh tế thịnh vượng nước Ðức cũng nhưnền kinh tế phồn thịnh của quê hương họ mà chúng ta chứng kiến ngày nay Giữahai lựa chọn- hoặc ở nhà để nhìn cả gia đình và quê hương đói khổ hay đi làmkinh tế ở nước ngoài dù cơ cực, vất vả, nhưng ít nhất còn có chút điều kiện đểcải thiện được phần nào đời sống gia đình, và qua đó phát triển nền kinh tế quêhương - đương nhiên chúng ta sẽ chọn cái có lợi hơn Ðể chờ một ngày không xasau đó, khi nền kinh tế ở trong nước đã ổn định và tiến cao, bấy giờ lực lượng laođộng không cần phải xuất khẩu nữa

Những điểm tiêu cực

Tuy nhiên, nếu việc tổ chức và khuyến khích phong trào “xuất khẩu laođộng” chỉ hoàn toàn nhắm tới mục đích duy nhất là muốn tẩy “của nợ” thấtnghiệp và thu nhập số ngoại tệ khổng lồ cụ thể trước mắt do những người ViệtNam đi lao động hàng tháng hay hàng năm gửi về trong nước, qua thuế lợi tức họ

Trang 11

đóng cho nhà nước hay số tiền họ gửi về tiếp tế cho gia đình mà thôi, thì chúng ta

sẽ vấp phải những sai lầm nghiêm trọng Nếu xác định rõ “xuất khẩu lao động” làmột việc làm quan trọng, cần thiết và rất hữu ích, thì có thể nói rằng đó khôngcòn là một phong trào tùy tiện nữa, mà phải coi đó là một quốc sách Nói cáchkhác, vấn đề phải được nhà nước và các bộ ngành của nhà nước công khai đưa rabàn thảo, phân tích và đặt thành kế hoạch hẳn hoi Và chính các cơ quan nhànước phải đứng ra điều hợp vấn đề một cách nghiêm chỉnh, đúng đắn và côngbằng, ngay trong khâu tuyển chọn người cho xuất khẩu cho tới việc chăm sóc lolắng cho các công nhân trong suốt thời gian lao động ở nước ngoài, nhất là bênhvực cho người công nhân trước những áp bức, chèn ép và bóc lột sức lao độngmột cách bất công từ phía các chủ nhân ở nước sở tại, để người công nhân có thểvui vẻ, khõe mạnh và an tâm làm việc Ðó là điều mà hiện tại chúng ta hầu nhưchưa thực hiện Thật vậy, qua hoàn cảnh sống và làm việc thực tiễn của người laođộng Việt Nam hiện nay ở nước ngoài, người ta có cảm giác là những cơ sở dịch

vụ làm môi giới việc làm - ở trong cũng như ngoài nước - chỉ là những cơ sở

“đưa con bỏ chợ”; nói cách khác, họ chỉ nhắm tới cái lợi vật chất trước mắt chochính họ - từ việc thu lệ phí, tiền bồi dưỡng, tiền thế chân của người lao động,tiền thuế người lao động phải đóng; nguyên tiền bồi dưỡng và thế chân có người

đã phải trả tới cả chục ngàn USD - chứ số phận người lao động ở ngoại quốctrong suốt thời gian làm việc ra sao, họ không cần quan tâm Vì thế, những ngườiđược xuất khẩu lao động muốn sống là họ phải dựa vào nhau, chứ họ không cònbiết nương nhờ vào ai được nữa Họ cảm thấy bị bỏ rơi Nếu như thế thì việc choxuất khẩu lao động là một việc làm hoàn toàn tiêu cực và vô trách nhiệm Mỗingười công nhân xuất khẩu lao động là một nhân vị với đầy đủ nhân phẩm vàmọi giá trị mà “Thượng Ðế” đã ban cho họ, nên chẳng những bất khả xâm phạm

mà còn đòi chúng ta phải tôn trọng và bảo vệ nữa! Vã lại họ còn là những ngườicông dân, những người đồng bào của chúng ta Vì thế, không ai có quyền lợidụng sức lao động của người khác nói chung và của những người anh em đồngbào mình nói riêng, để trục lợi, để thu vén lợi ích cho riêng mình Nhất là thái độ

vô trách nhiệm “sống chết mặc bay” hiện nay của một số cơ quan, ban ngành liên

hệ đối với tầng lớp công nhân được gửi đi lao động ở nước ngoài là một điều

Trang 12

không thể chấp nhận được Sau cùng, nếu như đã nói trên là chúng ta xuất khẩulao động không chỉ nhắm tới số lợi tức bằng ngoại tế do các công nhân chúng tamang lại như là mục đích chính, nhưng là nhắm tới việc phát huy sự hiểu biết vàcác tài năng của người công nhân – theo kinh nghiệm: “đi một ngày đàng họcmột tràng khôn”, cũng như việc đào tạo những công nhân có được kinh nghiệm

về kỹ thuật tân tiến, có tay nghề cao cho tương lai của nền kinh tế nước nhà, thìchúng ta chỉ nên gửi các công nhân đi làm việc tại các công ty và các cơ sở kỹnghệ chuyên môn Còn những công nhân nữ đi xuất khẩu chỉ để “giúp việc nhà”trong các tư gia thì nên hạn chế và dần dần xóa bỏ, vì thực tế cụ thể chứng mìnhcho thấy rằng đó là một vấn đề quá phức tạp và nhạy cảm: phẩm giá của nhữngngười công nhân nữ đó thường bị xúc phạm nặng nề Nhưng vì hoàn cảnh éo le

“tiến thoái lưỡng nam” nên họ đành “chịu đấm ăn xôi” một cách tủi nhục Ở đây,chúng ta cũng không nên bỏ qua một điểm quan trọng khác nữa, đó là theo cáchthực hành hiện nay, thì một khi các công nhân đã được tuyển cho xuất khẩu thìkhi đã tới nơi, người ta thu tất cả các giấy tờ tùy thân của họ, cốt tránh cảnh xé lẻ

bỏ ra ngoài làm riêng và như thế nhà nước có thể quản lý được số lợi tức ngoại tệ

do các công nhân mang lại, chứ không để bị tẩu tán đi, và tránh được cảnh vừamất người vừa mất của Ðây cũng là một chiến lược đúng đắn, không ai phủ nhậnđược Thêm vào đó, hành động như thế sẽ tránh cho những người công nhân trẻkhi làm việc tại các nước Hồi Giáo không bị thâm nhiễm những ý thức hệ quákhích, và tại các nước Âu Mỹ không bị lây nhiễm những cách sống phóng đãngcủa một số lớn các thanh thiếu niên tại đây, hầu cho sau này nước nhà không phảigánh chịu những hậu họa nạn khủng bố như trường hợp của các nước Thái Lan,Phi Luật Tân, v.v… hiện nay Tuy nhiên, người ta cũng không vì thế mà biến cáccông nhân thành những “tù nhân kinh tế” hay những bộ phận sản xuất thuần túyđược Trái lại, người ta phải tôn trọng nhân phẩm của họ và đối xử với họ mộtcách hợp lý

Trang 13

1.2 – Sự cần thiết của xuất khẩu lao động ở Việt Nam.

Theo giáo sư Trần Văn Thọ Đại Học Waseda, Tokyo: “ Một nước xuấtkhẩu nhiều lao động giản đơn hầu hết nếu không nói là tất cả, là những nướcnghèo, và do đó hình ảnh của các nước này không mấy sáng sủa trên vũ đài thếgiới…”

Trong thời đại toàn cầu hóa, lao động di chuyển từ nước này sang nướckhác đã trở thành hiện tượng khá phổ biển Tuy không nhộn nhịp như tư bản vàcông nghệ, nhưng lao động cũng là một yếu tố sản xuất ngày càng vượt biên giớitìm nơi có mức thù lao cao hơn Tuy nhiên, khác hẳn với sự di chuyển của laođộng trí thức đã có từ trước, xuất và nhập khẩu lao động giản đơn hay lao độngchân tay là hiện tượng tương đối mới Vấn đề này cũng phức tạp, không thể xét ởkhía cạnh thuần kinh tế Câu hỏi đặt ra là Việt Nam cần suy nghĩ như thế nào vềvấn đề xuất khẩu lao động? XKLĐ là việc làm phù hợp với xu thế của thời đại.Philippines là quốc gia có 10% lao động làm việc ở nước ngoài, đã có đóng gópđáng kể cho bản thân, gia đình và xã hội Nhưng có phần khác với VN, họ khôngxuất khẩu Thực tập sinh (TTS), mà là những lao động có tay nghề

Hơn hai năm trước, Liên hiệp Các doanh nghiệp lớn Nhật Bản (NipponKeidanren) đã đề nghị chính phủ cho phép sử dụng hợp pháp người lao độngnước ngoài, song chưa có phản hồi Theo dự kiến: Luật Lao động cho ngườinước ngoài, kể cả luật nhập cư, sẽ được Chính phủ Nhật quan tâm nhiều hơntrong thời gian tới Lâu nay, người Nhật có cuộc sống đầy đủ, chưa ý thức đượcviệc thiếu lao động Mặt khác, họ không muốn có nền văn hóa khác xen vào làmxáo trộn xã hội Nhật Nhưng trước xu thế toàn cầu hóa, họ sẽ thấy cần tạo ra xãhội đa văn hóa mới phát triển được Nếu không, lao động nước ngoài sẽ đến cácthị trường EU, Bắc Mỹ; trong khi Nhật Bản tiếp tục đối diện với nguy cơ thiếulao động

Tháng 6-2006, “Project Team cấp thứ trưởng về vấn đề người lao độngnước ngoài” đã đề ra chính sách nhận người nước ngoài Về cơ bản, những người

có chuyên môn, kỹ thuật, tay nghề cao hoặc y tế xã hội và những du học sinhđược khuyến khích ở lại làm việc Lao động phổ thông thì khó được nhận vào

Trang 14

Từ những nội dung cơ bản này, Việt Nam cần hoạch định chính sách phù hợp đểXKLĐ vào thị trường Nhật Bản một cách căn cơ hơn.

1.2.1 – Kinh nghiệm xuất khẩu lao động ở các nước.

Theo Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), hiện nay ở châu Á có 54 triệulao động xuất khẩu và lực lượng này đang góp phần giảm bớt tình trạng đóinghèo ở các nước trong khu vực, vì vậy các chính phủ cần tạo điều kiện thuận lợi

về đi lại và làm việc cho họ Trong báo cáo thường niên công bố ngày 2/4, ADBcho biết trong năm 2007 các lao động xuất khẩu ở châu Á đã gửi về quê nhà108,1 tỷ USD, chiếm hơn 1/3 tổng lượng tiền này trên toàn thế giới Tuy nhiên,theo đánh giá của ADB, các quy định ở châu Á đối với lực lượng lao động xuấtkhẩu vẫn khá chặt chẽ, các chính phủ trong khu vực cần tăng cường hợp tác để

mở rộng thị trường lao động, quản lý luồng lao động và giảm thiểu phí tổn cholao động xuất khẩu (Theo báo điện tử - Thời báo kinh tế ngày 13/04/2008)

Hiện những điểm đến đang rất hấp dẫn đối với lao động xuất khẩu châu Á,đặc biệt từ Đông Nam Á, là Hồng Kông, Đài Loan, Hàn Quốc và Singapore.Những nước cần nhập khẩu lao động có hai loại: một là những nước dân số ít màgiàu tài nguyên như ở Trung Đông, ở đây thiếu lao động trong các ngành xâydựng, dịch vụ, nhất là dịch vụ tại tư gia; hai là những nước đã phát triển, kể cảnhững nước công nghiệp mới như Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, Malaysia.Trong nhóm thứ hai, cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh sang những ngành dùngnhiều tư bản, công nghệ và lao động trí thức, và chuyển sang nước ngoài đầu tưtrực tiếp, những ngành có hàm lượng lao động giản đơn cao Tuy nhiên, tạinhững nước công nghiệp mới, những ngành dùng nhiều lao động giản đơn có quy

mô khá lớn nên không thể chuyển hết ra nước ngoài Thêm vào đó, trong nhữngngành đang phát triển mạnh tại những nước này, nhiều công đoạn còn dùng laođộng giản đơn nên nhu cầu nhập khẩu lao động tăng Tại những nước phát triểnnhư Tây Âu, Bắc Mỹ, Nhật nhu cầu lao động tăng trong ngành xây dựng, dịch

vụ ẩm thực, dịch vụ săn sóc người cao tuổi, một số nước cần lao động trong nôngnghiệp Ở đây, cần lưu ý một điểm là tại các nước đã phát triển không phải làkhông còn tồn tại lao động giản đơn Vẫn còn một bộ phận không nhỏ số ngườimới ở trình độ giáo dục cưỡng bách Tuy nhiên vì tiền lương nói chung đã tăng

Trang 15

cao theo mức sống của xã hội, các xí nghiệp có khuynh hướng thuê mướn laođộng nước ngoài để giảm chi phí Mặt khác, lao động bản xứ có xu hướng tránhnhững loại công việc mà môi trường lao động không tốt dễ gặp tai nạn, như ở cáccông trình xây dựng Tại Nhật 3 loại công việc mà tiếng Nhật gọi là 3k, phảinhập khẩu lao động nước ngoài vì không thuê mướn được lao động bản xứ : nguyhiểm (kiken), môi trường làm việc không sạch sẽ (kitanai) và điều kiện lao độngkhắc nghiệt (kitsui) như nóng bức, ngột ngạt.

Về khía cạnh các nước xuất khẩu lao động, nói chung đây là những nướckém phát triển hoặc phát triển với tốc độ chậm mà không ưu tiên đầy mạnh cácngành dùng nhiều lao động Cho đến nay, những nước xuất khẩu lao động vừanhiều về số lượng lao động vừa có tỷ lệ cao trong tổng dân số của nước đó làLebanon, EL Salvador, Columbia, Pakistan và Philipin Riêng Philipin hiện nay

có khoảng 8 triệu người làm việc ở nước ngoài, bằng khoảng 10% dân số nướcnày Hằng năm ngoại hối do lao động xuất khẩu gửi về qua đường chính thứckhoảng 10 tỉ USD, xấp xỉ 10% GDP Nhìn chung có thể thấy một số đặc điểm cơbản liên quan đến những nước xuất khẩu lao động và đặc điểm lao động xuấtkhẩu là:

Thứ nhất, lao động giản đơn xuất khẩu sang các nước phát triển nhất làcác nước công nghiệp mới thông thường làm việc trong môi trường khó khăn,quyền lợi của ngưòi lao động dễ bị xâm phạm nếu việc xuất khẩu lao động khôngđược tổ chức chu đáo, không có sự cam kết của xí nghiệp dùng lao động và sựgiám sát của các cơ quan nước sở tại

Thứ hai, vì là lao động giản đơn, trình độ học vấn, trình độ văn hóa củangưòi đi lao động nước ngoài thấp nên khó thích nghi với điều kiên văn hóa xãhội nước ngoài Không ít người thất vọng với hoàn cảnh sống và làm việc ở nơiđất khách quê người, và có nhiều trường hợp phạm pháp xảy ra, gây ra hình ảnhxấu cho nước xuất khẩu lao động Ngoài ra, cùng với điểm thứ nhất, lao động cótrình độ văn hóa thấp thường dễ bị bóc lột tại xứ người

Thứ ba, nước xuất khẩu lao động hầu hết là những nước không thật thànhcông trong các chiến lược phát triển kinh tế Với trình độ văn hóa thấp, ngườidân nước này không khỏi lo âu khi rời xa xứ sở ra nước ngoài làm việc Tại Á

Trang 16

châu, ngay cả việc rời khỏi nông thôn để ra thành thị đối với họ cũng không phải

là sự lựa chọn dễ dàng Thành ra, nếu trong nước có công ăn việc làm thì ít ngườimuốn tham gia xuất khẩu lao động

Thứ tư, cho đến nay, trong những nước xuất khẩu lao động chưa thấynước nào đưa vấn đề này vào trong chiến lược phát triển kinh tế chung, trong đólao động được đưa đi sẽ bảo đảm rèn luyện được tay nghề khi trở về, ngoại hốithu được sẽ được dùng một cách hiệu quả trong việc du nhập công nghệ tưbản và có kế hoạch giảm bớt xuất khẩu lao động trong tương lai Chỉ thấy cótrường hợp (như Malasia đã làm 20 năm trước) tích cực đưa thực tập sinh sang tunghiệp ngắn hạn tại các nước tiên tiến để sau đó về làm với năng suất cao hơn tạicác nhà máy hoặc cơ sở kinh tế khác, nhằm thực hiện thành công chiến lược pháttriển chung Nhưng thực tập sinh khác về chất với vấn đề xuất khẩu laođộng.XKLĐ là việc làm phù hợp với xu thế của thời đại Philippines là quốc gia

có 10% lao động làm việc ở nước ngoài, đã có đóng góp đáng kể cho bản thân,gia đình và xã hội Nhưng có phần khác với VN, họ không xuất khẩu TTS, mà lànhững lao động có tay nghề

1.2.2 – Vấn đề xuất khẩu lao động ở Việt Nam trong thời gian qua.

Việc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài là một chủ trương lớncủa Đảng và Nhà nước ta nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập, nâng cao trình độ taynghề, tiếp cận công nghệ tiên tiến cho người lao động Nước ta đã hợp tác đưalao động đi làm việc ở nước ngoài từ năm 1980 Trong thời kỳ từ năm 1980 đến

1990, hợp tác lao động của nước ta chủ yếu thông qua các Hiệp định Chính phủvới Liên Xô (trước đây), một số nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và một sốnước ở Trung Đông Trong giai đoạn này, hợp tác lao động được thực hiện theo

kế hoạch của Nhà nước do các cơ quan Nhà nước tổ chức thực hiện Từ năm

1991 đến nay, hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài được thựchiện theo cơ chế thị trường, Nhà nước chủ yếu làm chức năng quản lý, mở thịtrường, các doanh nghiệp ký kết hợp đồng và trực tiếp đưa, quản lý người laođộng làm việc ở nước ngoài Quy định hiện hành của pháp luật về xuất khẩu laođộng, ngoài tám điều trong Bộ luật Lao động, chủ yếu được quy định trong cácNghị định của Chính phủ.Theo đó, Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để công dân

Trang 17

Việt Nam có đủ điều kiện đi làm việc ở nước ngoài; bảo hộ quyền, lợi ích hợppháp của người lao động đi làm việc ở nước ngoài; hỗ trợ đầu tư mở thị trườnglao động mới, thị trường có thu nhập cao, thị trường tiếp nhận nhiều người laođộng; hỗ trợ đào tạo cán bộ quản lý, dạy nghề, ngoại ngữ cho người lao động;Nhà nước có chính sách tín dụng ưu đãi cho các đối tượng chính sách xã hội đilàm việc ở nước ngoài; khuyến khích đưa nhiều người lao động có trình độchuyên môn, kỹ thuật đi làm việc ở nước ngoài, đưa người lao động đi làm việc ởthị trường có thu nhập cao; khuyến khích đưa người lao động đi làm việc tại côngtrình, dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh do doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trúngthầu, nhận thầu, đầu tư thành lập ở nước ngoài Không kể thời kỳ quan hệ kinh tếmật thiết với các nước Đông Âu, xuất khẩu lao động của Việt Nam tăng nhanh từcuối thập niên 1990 và chủ yếu sang các nước Đông Á, Nhất là Malaisia, ĐàiLoan và Hàn Quốc Gần đây, thị trường xuất khẩu lao động mở rộng sang TrungĐông, Tây Âu và Mỹ Từ năm 2001, bình quân mỗi năm có 70.000 lao độngđược đưa ra nước ngoài Hiện nay có xấp xỉ 500.000lao động Việt Nam đang làmviệc tại hơn 40 nước và lãnh thổ, trong đó riêng tại Malaisia có hơn 100.000người, chiếm khoảng 10% tổng số lao động nhập khẩu của nước này.

Từ những phân tích ở trên ta cũng hiểu được phần nào vấn đề này Cùngvới hiện tượng ngày càng nhiều phụ nữ Việt Nam kết hôn với người nước ngoàichỉ vì mục đích giải quyết khó khăn về kinh tế, biến việc xuất khẩu lao động trởthành vấn đề bức xúc của xã hội ta, xúc phạm lòng tự trọng của người Việt Đặcbiệt xuất khẩu lao động ồ ạt làm cho hình ảnh của Việt Nam trên thế giới khôngmấy sáng sủa Tổn thất này có bù đắp được bởi mấy tỉ USD ngoại hối haykhông? Trong nước đang bàn về dự thảo đưa người lao động đi làm việc ở nướcngoài và đã được thông qua vào cuối năm 2006 Việc tổ chức có hệ thống này hyvọng sẽ cải thiện tốt hơn tình hình xuất khẩu lao động hiện nay Trong điều kiệnkinh tế khó khăn, xuất khẩu lao động có thể cải thiện đáng kể đời sống của ngườilao động, mang lại nguồn ngoại tệ đóng góp cho ngân sách nhà nước, góp phầnthúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương Dó đó xuất khẩu lao động làmột biện pháp hữu hiệu trong hoàn cảnh hiện nay và trong thời gian tới Tuynhiên có những người bất đồng quan điểm đã lên tiếng phê bình và chống đối

Trang 18

không phải là vô căn cứ Vì vậy chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng phải làm thếnào để hạn chế bớt những điểm tiêu cực của xuất khẩu lao động thì nó phải nhằmtới mục đích thật rõ ràng như:

Mục đích gần: Giải quyết công ăn việc làm cho tầng lớp công nhân trẻ;tránh đi cho họ cảnh “nhàn cư vi bất thiện”, không bị rơi vào các tệ nạn xã hội;

và nhất là thu về cho ngân sách nhà nước một số ngoại tệ to lớn mà nhà nướcđang cần để giao dịch thương mại với ngoại quốc

Mục đích xa: Trong khi làm việc ở ngoại quốc, các công nhân Việt Nam

có dịp tiếp cận và học hỏi được các kỹ thuật, chuyên môn của nước bạn Như thế,dưới một hình thức nào đó, các công nhân xuất khẩu lao động hiện nay cũng cóthể gọi là “du học sinh” và do đó là một tiềm năng đầy triển vọng trong việc xâydựng nền kinh tế nước nhà sau này Người ta không được phép quên rằng mỗingười công nhân là một nhân vị có đầy đủ phẩm giá thiêng liêng, cao cả mà tạohóa đã ban cho họ, nên không bất cứ ai có quyền coi họ như những bộ phậnthuần túy kinh tế nhất là lợi dụng sức lao động của họ để trục lợi riêng Trái lại,các cơ quan và ban ngành liên quan có bổn phận phải săn sóc, chăm lo đời sống

cụ thể của người công nhân xuất khẩu về vật chất cũng như tinh thần, nhất là bảo

vệ và bênh vực cho họ trước sự đàn áp và bóc lột của các chủ nhân cũng nhưnhững công chức thoái hóa của các nước sở tại Được như vậy các ban ngành vàcác giới chức liên quan mới tránh cho người công nhân xuất khẩu lao động cáimặc cảm “một cổ hai tròng” và cảnh “làm tôi hai chủ”, chủ nhân của nước sở tại

và các giới chức Việt Nam phụ trách họ Và có được như thế thì phong trào “xuấtkhẩu lao đông” mới có đầy đủ lý hữu và có ý nghĩa đích thực của nó, tránh đượcnhững suy nghĩ tiêu cực về vấn đề này

Trang 19

CHƯƠNG 2 – TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH XUẤT

KHẨU LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM

2.1 – Thực trạng xuất khẩu lao động ở Việt Nam.

2.1.1 – Những thành tựu của xuất khẩu lao động trong những năm qua.

Đối với một nước dân số vào khoảng 84 triệu dân, với trên một nữa là sốngười trong độ tuổi lao động, nhưng số người thất nghiệp ở thành thị lên đến5,6% và số thời gian chưa được sử dụng ở nông thôn lên đến trên 20%, thì xuấtkhẩu lao động là một kênh giải quyết việc làm cho người lao động rất có ý nghĩa.Xuất khẩu lao động cũng là một kênh đem lại nguồn thu nhập cho đất nước Hơnnữa, nó còn tạo điều kiện cho người lao động học hỏi được những kinh nghiệmlàm việc trong nền công nghiệp, nâng cao tay nghề và tác phong làm việc chongười lao động Những người này, với những kinh nghiệm học hỏi được cùngvới số vốn mà họ tích lũy được sau khi hoàn thành hợp đồng sẽ trở về quê hươngđầu tư xây dựng nhà cửa, lập ra các doanh nghiệp vừa và nhỏ, góp phần xóa đóigiảm nghèo và thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước Vì vậy, xuấtkhẩu lao động là một hình thức đang được Đảng và nhà nước rất quan tâm Trongmấy năm gần đây, số lao động đi làm việc ở nước ngoài ngày một tăng lên rõ rệt

về cả chất lượng và số lượng Theo báo cáo của Bộ lao động - thương binh và xãhội với Ủy ban thường vụ Quốc hội về tình hình xuất khẩu lao động từ năm 2003đến hết tháng 06/2005, cả nước đã đưa được trên 173.000 lao động đi làm việc ởnước ngoài Và cho đên thời điểm này nước ta có hơn 400.000 lao động ViệtNam đang làm việc tại hơn 40 nước và vùng lãnh thổ với tổng thu nhập hàngnăm khoảng 1.5tỷ USD Báo cáo khẳng định công tác xuất khẩu lao động vàchuyên gia trong những năm qua đã góp phần đào tạo nghề, giải quyết việc làm,xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống cho một bộ phận người lao động, chủ yếu

ở nông thôn và người nghèo

(Theo thời báo kinh tế Việt Nam 22/02/2007) Năm 2006, xuất khẩu laođộng ở Việt Nam đã tiếp tục được giữ vững, ổn định các thị trường truyền thống,

mở thêm được các thị trường mới Kết quả xuất khẩu lao động và chuyên gia cả

Trang 20

nước đạt 78.855 người, bằng 105,1% kế hoạch, vượt 12% so với năm 2005.Riêng 9 tháng đầu năm 2007, cả nước đưa được 62760 lao động sang nướcngoài, đạt 78.5% kế hoạch cả năm Trong đó đông nhất là Malaysia với 21313người, thứ hai là thị trường Đài Loan với 16554 người, tiếp đó là Hàn Quốc với

8536 người, Quatar 4350 người, Nhật Bản là 3047 người, Macao là 1631 người

và các thị trường khác là 7032 người Nếu năm 1995 nước ta mới có 29vạn laođộng làm việc ở tại 15nước thì đến nay đạt gần 60vạn lao động làm việc ở trên40nước và vùng lãnh thổ Hiện nay, lao động Việt Nam đang làm việc chủ yếu ởcác thị trường: Malaysia trên 100.000 người, thu nhập bình quân 2-3triệuđồng/tháng, một số nghề thu nhập 5-7triệu đồng/tháng; Đài Loan có trên 90.000người thu nhập 300-500 USD/tháng; Hàn Quốc có trên 30.000 người, thu nhậpbình quân khoảng 900-1000 USD/tháng; Nhật Bản khoảng 19.000 tu nghiệp sinhvới thu nhập bình quân trên 1000USD/tháng Ngoài ra, các tiểu vương quốc ẢRập thống nhất có khoảng 3000 lao động và tại Quatar co trên 7000 người.Chúng ta đang bắt đầu đầu tư vào kế hoạch đưa lao động sang các thị trường mớinhư Cộng hòa Sec, Úc, Bruney, Macao, Nga, Canada Hàng năm, số lao độnglàm việc ở nước ngoài đã gửi về nước một lượng ngoại tệ khoảng 1.6 tỷ USD, đó

là con số khá đáng kể Đặc biệt cho đến hết năm 2007, xuất khẩu lao động chúng

ta đã hoàn thành vượt mức kế hoạch là đã đưa được trên 85.000 lao động đi làmviệc có thời hạn ở nước ngoài, người lao động gửi về 1.7tỷ USD

Mặt khác, các doanh nghiệp xuất khẩu lao động cũng không ngừng tănglên về cả số lượng và chất lượng Theo thông tin từ Hiệp Hội Xuất khẩu lao độngViệt Nam (trang thông tin điện tử - Bộ lao động - Thương binh và xã hội ngày20/2/2008), trong năm 2007, Hiệp hội biểu dương 19 doanh nghiệp có thành tíchxuất sắc trong việc đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài Trong đó công ty AIC

đã xuất khẩu trên 5.000 lao động, còn lại các công ty khác đã đưa được hơn1.000 lao động / năm như các công ty TRAENCO, công ty TTLC…Đạt được kếtquả trên, những công ty này, trong năm phải vượt qua rất nhiều khó khăn như thịtrường lao động cạnh tranh gay gắt, nguồn tuyển lao động khan hiếm, đã gópphần cùng 150 doanh nghiệp xuất khẩu lao động của cả nước đưa được hơn 85nghìn lao động đi làm việc ở nước ngoài Trong năm 2007, Trung tâm Lao động

Trang 21

Ngoài nước đã hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu, nhiệm vụ được

Bộ giao về công tác tuyển chọn, đào tạo và đưa người lao động đi làm việc ởnước ngoài Đây là năm thứ hai Trung tâm phối hợp với phía Hàn Quốc tổ chứcthành công 2 đợt kiểm tra tiếng Hàn cho hơn 16 nghìn lao động; phối hợp với cácđơn vị liên quan và các địa phương hướng dẫn người lao động thi đạt chứng chỉlàm hồ sơ dự tuyển và gửi hồ sơ qua mạng để chủ sử dụng lao động Hàn Quốclựa chọn Tính đến ngày 31/12/2007, Trung tâm đã đưa được 10.490 lao động đilàm việc tại Hàn Quốc (tăng gần 5000 người so với năm 2006 và là con số caonhất trong 4 năm thực hiện Chương trình EPS), đưa Việt Nam trở thành nước có

tỷ lệ lao động được chọn và số lượng người đi làm việc tại Hàn Quốc lớn nhấttrong 10 quốc gia phái cử (năm 2007, các nước Thái Lan, Philippin chỉ đưa điđược trên 5000 lao động) Chất lượng lao động được tuyển chọn cơ bản đáp ứngđược yêu cầu về tiếng Hàn và tay nghề, tạo được uy tín đối với chủ sử dụng laođộng trong những năm tới Ngoài ra, đơn vị còn chủ trì, phối hợp với Tổ chứcPhát triển nguồn nhân lực Hàn Quốc và Trường Cao đẳng Kỹ thuật công nghệ tổchức 4 đợt kiểm tra tay nghề, thể lực và phỏng vấn cho 1046 lao động trongngành xây dựng, trong đó có 465 người đã được lựa chọn ký hợp đồng trực tiếpvới chủ sử dụng lao động Cũng trong năm qua, Trung tâm đã tổ chức 248 lớphọc giáo dục định hướng cho 9867 lao động Việc giáo dục định hướng được tổchức ở 3 miền Bắc, Trung, Nam đã giúp người lao động giảm chi phí đi lại trongthời gian đào tạo và tiếp tục củng cố tiếng Hàn trong thời gian chờ xuất cảnh,nâng cao nhận thức của người lao động trước khi sang làm việc ở nước ngoài.Bên cạnh công tác tuyển chọn và đưa lao động sang Hàn Quốc, Trung tâm cũngphối hợp với Cục Quản lý Lao động Ngoài nước, Hiệp hội Phát triển nhân lựcquốc tế các doanh nghiệp vừa và nhỏ Nhật Bản (IMM Japan) tổ chức tốt việctuyển chọn và đào tạo cho tu nghiệp sinh Việt Nam sang Nhật Bản theo Bản Ghinhớ giữa Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội và Chủ tịch IMMJapan ngày 11/10/2005 Nhờ đó, trong năm đã đưa được 138 tu nghiệp sinh sangNhật Bản theo chương trình này, được phía bạn đánh giá cao, tạo cơ sở mở rộngchương trình với quy mô và số lượng lớn hơn (riêng năm 2008, chỉ tiêu Nhật Bảndành cho Việt Nam khoảng 350 tu nghiệp sinh) Ngoài ra, Trung tâm cũng tiếp

Trang 22

tục thực hiện việc tiếp nhận thẩm định và xác nhận cho gần 7000 lao động đi làmviệc tại Đài Loan theo hợp đồng thứ hai Trung tâm cũng tiếp tục kiện toàn tổchức bộ máy; đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu công tác; tăngcường phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng tuyên truyền sâu rộng đếncác cơ quan chức năng và người lao động về Chương trình EPS, cảnh báo kịpthời những hành vi cò mồi, môi giới, lừa đảo người lao động Năm 2008, Trungtâm Lao động Ngoài nước sẽ tập trung thực hiện tốt công tác tuyển chọn laođộng; chú trọng công tác đào tạo, giáo dục định hướng nhằm nâng cao chất lượnglao động và tu nghiệp sinh; đơn giản hoá thủ tục và rút ngắn thời gian chờ xuấtcảnh; phối hợp chặt chẽ với Ban Quản lý Lao động Việt Nam tại Hàn Quốc đểquản lý người lao động; đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, quản lý tàichính, tăng cường công tác kiểm tra và kiện toàn tổ chức bộ máy Những đónggóp của trung tâm trong thời gian qua là rất đáng ghi nhận Và để trung tâm ngàymột phát triển và có những đóng góp tích cực hơn nữa thì trong thời gian tớitrung tâm cần làm một số việc sau:

Thứ nhất, nghiên cứu, tham mưu đề xuất với Bộ về quy trình tuyển chọnlao động đi làm việc tại Hàn Quốc bảo đảm công khai, minh bạch và hạn chế cáchành vi tiêu cực, trong đó có cơ chế tăng thêm chỉ tiêu đối với những tỉnh làm tốt,giảm chỉ tiêu đối với những địa phương thực hiện không hiệu quả, chỉ trông chờvào chỉ tiêu đi làm việc tại Hàn Quốc mà không chú trọng tới các thị trường khác

Thứ hai, phối hợp tốt với IMM Japan làm tốt chương trình đưa tu nghiệpsinh sang Nhật Bản, trong đó cần chú trọng nâng cao trình độ tiếng Nhật chongười lao động

Thứ ba, nâng cao hiệu quả công tác đào tạo giáo dục định hướng, phốihợp chặt chẽ với các cơ sở đào tạo hiện có, đồng thời nghiên cứu mở rộng thêm

cơ sở tại miền Trung; phối hợp với Cục Quản lý Lao động Ngoài nước để thốngnhất nội dung giáo trình đào tạo cho lao động đi làm việc tại Hàn Quốc

Thứ tư, đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, tăng cường cường kiểmtra và xử lý vi phạm ở địa phương

Thứ năm, nhanh chóng nghiên cứu, đề xuất hoàn thiện cơ chế tài chínhcủa trung tâm

Trang 23

Thứ sáu, tiếp tục củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy.

Trên đây là một số thành tựu mà xuất khẩu lao động Việt Nam nói chung

và doanh nghiệp xuất khẩu lao động đạt được trong thời gian qua Bên cạnh đóxuất khẩu lao động cũng còn những vấn đề hạn chế và chúng ta sẽ tìm hiểu nótrong phần tiếp theo đây

2.1.2 – Những hạn chế của xuất khẩu lao động ở Việt Nam.

Mặc dù xuất khẩu lao động đã đạt được những thành tựu kể trên nhưngvấn đề này vẫn tồn tại môt số hạn chế Công tác xuất khẩu lao động trong thờigian qua vẫn chưa ổn định, chưa tương xứng với tiềm năng lao động trong nước

So với các nước trong khu vực thì số lượng lao động xuất khẩu lao động củanước ta vẫn còn nhỏ bé Như Philipin nước có cùng trình độ và tương đương vềquy mô dân số, đến nay đã đưa được 7,5 triệu lao động ra nước ngoài làm việcvới số ngoại tệ đưa về nước hàng năm vào khoảng 8,5tỷ USD Indonesia thì đưađược 8vạn lao động sang làm việc ở nước ngoài và lượng ngoại hối đưa về nướctheo con đường chính thức là 4,6tỷ USD Còn Ấn Độ thì đã đưa được 50.000 laođộng đi làm việc ở ngoại quốc và lượng ngoại hối là 11tỷ USD Hơn nữa, phầnlớn lao động Việt Nam thường rơi vào ở các thị trường có thu nhập thấp, côngviệc đơn giản, môi trường làm việc nặng nhọc, độc hại, kém hấp dẫn Một số thịtrường cần nhiều lao động biết ngoại ngữ, có trình độ chuyên môn kỹ thuật caothì chưa đáp ứng được yêu cầu Đáng báo động là tình trạng lao động vi phạmhợp đồng bỏ trốn đang là vấn đề nổi cộm, búc xúc trong công tác xuất khẩu laođộng hiện nay

(Theo báo HÀ NỘI MỚI điện tử ngày 30/07/2006) Bộ LĐ-TB-XH, mụctiêu đặt ra là đến năm 2010, nâng tỉ lệ lao động xuất khẩu có nghề lên mức tốithiểu 75% trong tổng số lao động đưa đi hằng năm, trong đó lao động có trình độ

từ trung cấp nghề trở lên chiếm 40%; đến năm 2015, chủ yếu XKLĐ có nghề, laođộng có trình độ chuyên môn kỹ thuật và chuyên gia; 100% lao động xuất khẩuđược đào tạo ngoại ngữ, giáo dục định hướng Bộ LĐ-TB-XH đã xây dựng xong

đề án nói trên và đang tiến hành các bước triển khai

Tuy nhiên, theo các chuyên gia XKLĐ, các mục tiêu đề ra là rất khó hoànthành Các số liệu cho biết từ năm 1998-2005, cả nước đưa được 360.959 lao

Trang 24

động đi làm việc ở nước ngoài (riêng 6 tháng đầu năm 2006 là 35.171 lao động),trong đó 61.300 lao động có nghề chuyên môn, chiếm 27,5% Điều đáng nói lànếu như năm 1998, tuy số lượng lao động đi XKLĐ chỉ có 12.240 người, nhưng

tỉ lệ lao động có nghề chiếm tới 39,9%; trong khi năm 2003 tỉ lệ lao động có nghềgiảm 16.17% trong số 75.000 lao động được đưa đi Riêng trong 2 năm 2004 và

2005, ước tỉ lệ lao động có nghề đi XKLĐ cũng chỉ chiếm khoảng dưới 20% trongtổng số 140.000 lao động được đưa đi Cái lo là XKLĐ chỉ mới tập trung giảiquyết việc làm trước mắt cho lao động nghèo, trình độ thấp, còn việc liên kết đàotạo, chuẩn bị nguồn nhân lực có nghề cho XKLĐ thì chưa được chú trọng

Chưa khai thác hết tiềm năng

Số lượng lao động được đưa đi làm việc ở nước ngoài của VN tăng đềuhằng năm (xem bảng) Trong 5 năm trở lại đây, bình quân mỗi năm cả nước cótrên 50.000 lao động đi XKLĐ, nguồn thu ngoại tệ tính theo thu nhập thực tế dongười lao động chuyển về nước đạt khoảng 1,5 tỉ USD/năm Mặc dù đóng gópkhông nhỏ cho tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm xã hội, nhưng XKLĐ vẫnchưa được xem là ngành kinh tế mũi nhọn Nếu so với tiềm năng lao động dồidào với khoảng 25 triệu người ở độ tuổi từ 18 đến 35 thì XKLĐ của VN vẫnchưa khai thác hết Còn nếu nhìn sang các nước, VN vẫn còn thua xa về năng lựcXKLĐ Philippines Hiện có hơn 700 doanh nghiệp XKLĐ (trong khi VN chỉ có160), hằng năm đưa được khoảng 800.000 người ra nước ngoài, dòng kiều hối dongười lao động gửi về đạt trên 10 tỉ USD/năm Nguồn thu từ XKLĐ đóng góp8% vào tăng trưởng kinh tế của đất nước Một số liệu rất đáng lưu ý khác đó làtrái ngược với nỗ lực chung về khai thác thị trường mới, bản đồ XKLĐ của VNđang dần bị thu hẹp Từ năm 2000 trở về trước, lao động VN được đưa đi làmviệc ở 38 quốc gia và vùng lãnh thổ, hiện chỉ còn 18 Trong nhiều năm liền,XKLĐ của VN chỉ quanh quẩn với 4 thị trường Đài Loan, Malaysia, Hàn Quốc

và Nhật Bản, trong khi tỉ lệ lao động sang các thị trường mới chiếm chưa tới 5%

Về chất lượng lao động

Do lao động Việt Nam vốn xuất thân từ nông thôn, đa số không nghề,không ngoại ngữ, không tác phong công nghiệp, mà chúng ta vẫn thường gọi làlao động “3không”, rất bất lợi khi muốn ra nước ngoài làm việc Thông thường

Trang 25

những lao động “3không” bao giờ cũng rất khó được tuyển chọn và thu nhậpthấp Đối tượng lao động này cũng rất khó tiếp cận và học hỏi công việc cũngnhư phong tục tập quán, văn hóa của nước sở tại nếu được tuyển dụng Thời giankéo dài sẽ dẫn đến tâm lý chán việc, tệ hơn là góp phần vào số lượng lao động bỏtrốn Đó là những vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến bản thân người lao động.Ngoài ra, thực trạng này còn ảnh hưởng rất lớn đến thương hiệu, uy tín lao độngViệt Nam trên thị trường thế giới Thực tế thì cho đến thời điểm này, thị trườnglao động ngoài nước vẫn cần chấp nhận một bộ phận lao động giản đơn, chưaqua đào tạo nghề hoặc trình độ nghề thấp Tuy nhiên, ở hầu hết các thị trường,nhu cầu về lao động có tay nghề đang gia tăng mạnh mẽ, đặc biệt là những laođộng có tay nghề cao Cụ thể, những thị trường như Mỹ, Canada, Australia.Singapore được coi là thị trường cao nhất kể cả thu nhập và điều kiện nhập cảnh.Muốn có một tấm visa vào những thị trường này, người lao động phải có kỹ năngtay nghề cao, kinh nghiệm làm việc thực tế và phải đạt trinh độ tiếng Anh 4.5điểm IELTS trở lên…

Một trong số những nguyên nhân chính của tình hình trên là do chưa có sựgắn kết chặt chẽ, hợp tác chiến lược giữa cơ sở dạy nghề với doanh nghiệp xuấtkhẩu lao động Thực tế các trường dạy nghề khá nhiều nhưng phần lớn vẫn chưabắt bén được nhu cầu thị trường cả trong ngành nghề lẫn công nghệ Nhiều họcviên học nghề xong không biết sử dụng những thiết bị hiện đại Còn việc dạyngoại ngữ trong các trường dạy nghề hầu hết chưa đáp ứng được yêu cầu của xãhội, các hoc viên học theo kiểu ứng phó “học cho có”,vì vậy học viên ra trườngkhông đủ trình độ ngoại ngữ để đi làm việc ở nước ngoài Vì thế, từ trước đếnnay, phần lớn các doanh nghiệp xuất khẩu lao động đều tự tạo nguồn và tự đàotạo lấy lao động Tuy nhiên, các doanh nghiệp chủ yếu là đào tạo ngoại ngữ vàgiáo dục định hướng Doanh nghiệp nào có cơ sở dạy nghề thì chủ yếu dạy nghềngắn hạn Số doanh nghiệp xuất khẩu lao động có trường dạy nghề rất ít, và cũngkhông thể đào tạo được nhiều nghề để đáp ứng yêu cầu đa dạng về nghề của thịtrường lao động quốc tế Ngoài ra, lao động khi có nguyện vọng đi làm việc ởnước ngoài đều muốn đi băng con đường nhanh nhất, việc họ không đủ kiên trì

và kinh phí để theo học một lớp chính quy từ 12-24 tháng cũng là một nguyên

Trang 26

nhân kiến họ phải mang cái mác lao động “3 không” Một nguyên nhân nữa củatình trạng lao động yếu về chất lượng là chưa thiết lập được sự gắn kết giữa cơ sởdạy nghề và doanh nghiệp xuất khẩu lao động Sự gắn kết này nếu được thiết lậptốt sẽ đem lại lợi ích cho cả hai phía Nhà trường sẽ thực hiện được định hướngthị trường trong đào tạo, có điều kiện nhanh chóng tiếp thu công nghệ mới vàođào tạo, nâng cao chất lượng “đầu ra” và tăng sức hấp dẫn “đầu vào” khi họcsinh tốt nghiệp được thị trường chấp nhận Còn doanh nghiệp xuất khẩu laođộng thì khắc phục được tình trạng tuyển lao động theo kiểu “ăn đong” khôngkịp thời, không đáp ứng được yêu cầu chất lượng và số lượng, khắc phục đượctình trạng mất cơ hội, thị phần và uy tín.

Về thị trường xuất khẩu

Mặc dù cho đến cuối năm 2007 Việt Nam đã đưa 85.020 người đi làmviệc ở nước ngoài (vượt mức kế hoạch năm 2007 là 80ngàn người) nhưng trongthời gian qua thị trường xuất khẩu lao động phát những tín hiệu không thuận lợi.Theo đánh giá của chuyên gia,một số thị trường nhận nhiều lao động đang gặpkhó khăn, như nhu cầu lao động của Malaysia giảm đi, Đài Loan vẫn tạm ngừngnhận lao động Việt Nam làm việc tại các gia đình, Quatar giảm hẳn tốc độ tiếpnhận lao động từ giữa năm 2006 do tình trạng lao động Việt Nam vi phạm kỹluật tăng lên Ngoài ra, các thị trường đang tiến hành thí điểm như Canada,Hoa

Kỳ chưa triển khai được do chưa giải quyết được vấn đề thủ tục nhập cảnh chongười lao động Cụ thể, Đài Loan là một trong những thị trường truyền thốngluôn tiếp nhận số lượng lao động Việt Nam lớn nhưng do nơi đây vẫn tiếp tụctạm dừng nhận lao động Việt Nam sang làm việc trong các gia đình, nên laođộng đưa sang chủ yếu là lao động công nghiệp, xây dựng và thuyền viên đánh

cá Tổng cộng có gần 24ngàn lao động sang Đài Loan năm 2007, trong đó chỉmột phần đáng kể là lao động ký tiếp hợp đồng Cũng trong năm qua, Malaysiatiếp nhận 26.704 lao động Việt Nam Mặc dù vẫn chiếm số lượng cao nhất so vớicác thị trường khác, nhưng con số này chỉ bằng 70% số lao động đưa đi năm

2006 Sở dĩ như vậy là do hiện nay tâm lý người lao động muốn lựa chọn nhữngthị trường có thu nhập cao hơn nên các doanh nghiệp không tuyển được người.Hiện nay, có khoảng 120ngàn lao động Việt Nam đang làm việc tại nước này, thu

Trang 27

nhập nhìn chung ổn định Mặc dù phía Malaysia dự kiến thực hiện các giải pháphạn chế nhận thêm lao động nước ngoài, nhưng nhu cầu lao động của thị trườngnày vẫn lớn Thị trường này phù hợp với việc xóa đói giảm nghèo do không đòihỏi quá cao về chất lượng lao động và chi phí trước khi đi thấp Thị trương Ca-ta

từ cuối năm 2006 đã bắt đầu nhận lao động Việt Nam trong lĩnh vực xây dựng,ngay sau đó trong các tháng đầu năm 2007 số lượng lao động đưa đi tăng rấtnhanh Tuy nhiên, do toàn bộ lao động đưa sang nước này là lao động xây dựng,chủ yếu là lao động tự học nghề, chưa qua đào tạo trường lớp nên ý thức tổ chức,

kỹ luật kém Một số công nhân đã vi phạm kỹ luật lao động, đình công, đánhnhau, thậm chí trộm cắp Vì vậy, Bộ lao động – thương binh và xã hội đã phảichỉ đạo giảm nhịp độ đưa lao động đi để chấn chỉnh việc quản lý lao động

Thị trường cao cấp cánh cửa đi vào còn hẹp Thị trường Nhật Bản cũng làmột trong những điểm dừng chân đem lại thu nhập cao cho lao động Việt Nam.Nhưng chủ yếu lao động Việt Nam đưa sang Nhật Bản là dưới dạng tu nghiệpsinh, phía bạn đánh giá cao tay nghề, tính cần cù, chịu khó và khả năng tiếp thu

kỹ thuật lao động mới của lao động Việt Nam Thu nhập bình quân của các tunghiệp sinh ở mức từ 700-1.100 USD/tháng Tuy nhiên hiện tượng các tu nghiệpsinh tự ý bỏ hợp đồng ra ngoài làm việc với tỷ lệ khá cao nên hàng năm chỉ đưađược chừng 3.000 lao động sang Điều này còn góp phần gây ra hình ảnh xấu củalao động Việt trên thị trường quốc tế Với thị trường Sec, từ đầu năm 2007, Bộlao động thương binh và xã hội chỉ đạo mở lại thị trường để thí điểm đưa laođộng đi Đến nay mới đưa được khoảng 400 lao động Còn với thị trườngAustralia, số lượng không nhiều do lao động không đáp ứng được các điều kiện

về tay nghề và ngoại ngữ Riêng thị trường Hoa Kỳ và Canada vẫn chưa đưađược nhiều lao động sang làm việc do các doanh nghiệp gặp khó khăn khi xin thủtục nhập cảnh cho người lao động

Về vấn đề quản lý người lao động ở nước ngoài

Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội cho biết, hiện nay có 50 doanhnghiệp được phép đưa người lao động sang thị trường Trung Đông Tuy nhiên,trong đó chỉ có 3 doanh nghiệp có văn phòng đại diện tại các nước trên Điều đóchứng tỏ phần lớn các doanh nghiệp đang hoạt động theo kiểu “đem con bỏ chợ”

Trang 28

Đấy là chưa kể tại một số thị trường, các doanh nghiệp chỉ biết tạo nguồn trongnước, thu phí, bàn giao lao động và… hết trách nhiệm Chính vì thế mới xảy rachuyện lao động Việt Nam tại nước ngoài không có “người quản lý” dẫn tới việcsống và làm việc vô tổ chức, bị trục xuất về nước cũng chẳng có cơ quan nàođứng ra giải quyết Trong thời gian ngắn gần đây, có hàng trăm lao động ViệtNam đi Trung Đông làm việc bị trục xuất về nước vì vi phạm pháp luật Một sốkhác thì bị bắt, bị phạt tù vì nấu rượu, đánh nhau và ăn cắp Nghịch lý là cácdoanh nghiệp xuất khẩu lao động đang tìm mọi cách mở rộng thị trường thìngười lao động của ta lại vô tư phá Trước khi lên đường đến các nước ở khu vựcTrung Đông làm việc, phần lớn lao động Việt Nam đều được học giáo dục địnhhướng, trang bị kiến thức về luật pháp, lối sống nghiêm khắc ở xứ sở đạo hồi Đó

là cấm uống rượu, nấu rượu và chọc ghẹo phụ nữ,… Thế nhưng, vừa chân ướtchân ráo đến đây nhiều lao động của ta đã phá rào – ngang nhiên nấu rượu và chèchén say sưa Theo ông Phạm Văn Thắng, trưởng phòng Trung Đông công tySovilaco nói “đúng là lao động của ta coi trời bằng vung”.Nhiều công trình xâydựng ở Quarta bị lao động Việt Nam ăn cắp vật tư xây dựng, chủ yếu là dâyđồng Để hợp thức hóa số dây đồng lấy cắp, họ mua axit về đổ vào cho nó biếnthành phế liệu…Vì các nước ở Trung Đông đều cấm uống rượu, nấu rượu lậunên lao động của ta “sáng tạo” bằng cách lấy đường và bột nồi nấu chung rồi ủthành rượu Mới đây, cảnh sát Quarta bắt được nhiều vụ lao động Việt Nam nấurượu lậu với số lượng lớn để bán, trong đó có vụ ủ rượu trong thùng phi chứa60lít Một tật xấu khác khiến cho nhiều chủ sử dụng lao động ở Trung Đông phảithốt lên rằng không hiểu tại sao lao động Việt Nam dễ nổi nóng và dễ đánh nhaunhư thế? Chỉ vì những vụ việc va chạm, xích mích nhỏ là họ gây gỗ và choảngnhau Theo số liệu chưa đầy đủ, trong số 7.000 lao động được tiếp nhận vàoQuatar làm việc, đã có khoảng 400 người bị trục xuất về nước vì vi phạm phápluật Ngoài ra, còn có vài trăm lao động bị phạt tù vì nấu rượu lậu để bán hoặc ăncắp Điều đáng nói là lao động VN mới có mặt ở Quatar, Dubai, Ảrập -Xêút khoảng gần 2 năm nay và số lượng còn khiêm tốn nhưng tiếng xấu “nổinhư cồn” Cộng đồng lao động nước ngoài đến từ nhiều nước khác nhau như Ấn

Độ, Nêpan, Philippines… lên đến cả triệu người đang làm việc ở đây nhưng thái

Trang 29

độ tuân thủ pháp luật, lối sống của nước sở tại của họ khá cao Còn lao động của

ta thì ngược lại - nổi đình nổi đám vì các “tật xấu” như gây sự, đánh nhau, sốngbừa bãi, đình công và hay đòi hỏi… Trước thực trạng chất lượng lao động VN có

“vấn đề” như nêu trên, nhiều DN mới đưa lao động sang thị trường Trung Đônghoặc chuẩn bị bước chân vào đều có chung tâm lý rụt rè, ngán ngẩm Họ cóchung trăn trở là “DN thì cố mở thị trường còn người lao động thì lại phá” Mớiđây, Công ty Sovilaco và một số công ty khác đã bị đối tác hủy hợp đồng đưahàng trăm lao động VN sang làm việc Lý do là ở những nhà máy đó vừa xảy ranhiều vụ việc lao động đánh nhau và hay ăn cắp Một nguyên nhân khác khiếncho chất lượng lao động VN ở đây đáng báo động là có nhiều DNXKLĐ làm ăntheo kiểu chụp giựt Họ tuyển lao động ồ ạt từ những vùng sâu, vùng xa nhưngthiếu trang bị kiến thức, giáo dục định hướng cho họ trước khi đi nước ngoài làmviệc

Một điều đáng lo ngại nữa là tình trạng phá vỡ hợp đồng vẫn còn diễn ranhưng chưa có giải pháp hữu hiệu để giải quyết Ở một số thị trường truyềnthống như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, tỷ lệ vi phạm hợp đồng của lao độngnước ta vẫn cao ( khoảng 10 – 15%) làm ảnh hưởng tới uy tín của lao động ViệtNam Hiện tượng các tổ chức, cá nhân lợi dụng để lừa đảo, thu tiền bất chính củangười lao động đi XKLĐ vẫn còn

Đề án đưa người lao động đi làm việc nước ngoài đến năm 2015 củaChính phủ đang được thực hiện, theo đó cùng với việc nâng tỷ lệ đưa người laođộng Việt Nam ra nước ngoài, mở rộng thị trường lao động, nâng cao chất lượng,thì siết chặt quản lý, nhất là đối với các doanh nghiệp xuất khẩu lao động cũngđược đặt ra cấp thiết

Thiếu sự gắn kết giữa Doanh nghiệp – Địa phương và người lao động

Mô hình liên kết xuất khẩu lao động được Bộ lao động – Thương binh và

xã hội bắt đầu được triển khai từ năm 2003 và đã được thực hiện trên 40 tỉnh,thành phố Phải thừa nhận thời gian đầu mô hình phát huy khá tốt Các thànhphố, tỉnh, huyện, xã đã có nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ người lao động và giúp

đỡ doanh nghiệp Tuy nhiên hiện nay mô hình này đang bị biến tướng và khôngphát huy được hiệu quả liên kết xuất khẩu lao động như mong muốn Theo ông

Trang 30

Nguyễn Xuân Vui, Giám đốc Trung tâm xuất khẩu lao động Airserco (Tổng công

ty Hàng không Việt Nam), từ một chủ trương rất đúng, rất hay của ngành laođộng, nhiều ban chỉ đạo xuất khẩu lao động các cấp ở địa phương mà chủ yếu làcấp huyện và xã đã và đang biến tướng thành một dạng quota mới về lao động.Khi doanh nghiệp hậu đãi tốt sẽ được phân về xã gần, huyện gần và tạo mọithuận lợi để doanh nghiệp làm việc, còn nếu không sẽ bị từ chối thẳng thừng.Ông Vui bức xúc: “Chúng tôi được giới thiệu xuống một số xã, thật lạ lùng khiông trưởng phòng nội vụ huyện thẳng thừng từ chối và cho rằng thu chi là domình, muốn kết hợp với ai là do mình Ở nhiều xã, trong suốt cuộc đàm phán,ban chỉ đạo xuất khẩu lao động không hỏi đến những vấn đề liên quan đến quyềnlợi của người lao động, mà chỉ quan tâm đến vấn đề họ sẽ được bao nhiêu tiềnkhi một lao động xuất khẩu” Công ty Airserco đã từng đến huyện Thanh Sơn(Phú Thọ) thực hiện liên kết xuất khẩu lao động và thoả thuận sẽ hỗ trợ tranh, tre,nứa, lá cho gia đình người đi xuất khẩu lao động, nhưng ban chỉ đạo xuất khẩulao động huyện đã từ chối không liên kết

Các doanh nghiệp phải tổ chức hội thảo, tư vấn từ tỉnh xuống đến huyện,đến xã rồi đến thôn Nếu gặp ban chỉ đạo nào đòi hỏi, hạch sách thì doanh nghiệpthật trắc trở Trước kia việc hỗ trợ của doanh nghiệp đối với Ban chỉ đạo xuấtkhẩu lao động là tự nguyện thì nay đã trở thành điều kiện bắt buộc! Tính chungmức chi phí “ngoài” mà ban chỉ đạo một số địa phương “đặt giá” khoảng 1,5triệu đồng/lao động Nếu không trả thì lao động rất khó làm được thủ tục xácnhận để vay vốn và làm hộ chiếu qua huyện và số lao động này sẽ được chuyểncho công ty khác ngay Theo ông Vui, không bao giờ có một doanh nghiệp nàolại móc tiền túi của mình cho địa phương cả Nếu chi cho địa phương từ 200 -

300 USD thì đều tính vào túi người lao động Như vậy vô hình dung địa phương

đã móc túi chính con em mình Tuy nhiên cũng có nhiều ý kiến cho rằng, để Banchỉ đạo xuất khẩu lao động một số địa phương hành xử như vậy cũng một phần

do lỗi từ các doanh nghiệp Lúc đầu, nhiều doanh nghiệp đã chủ động “bồidưỡng” Và cứ thế doanh nghiệp đến sau lại muốn cạnh tranh để tuyển nhiều laođộng nên phí môi giới cứ thế đội lên cao Thực tế mô hình liên kết, liên thôngxuất khẩu lao động với địa phương rất có lợi thế Theo ông Vui, vẫn nên duy trì

Trang 31

mô hình này, nhưng khi triển khai cần phải giám sát, kiểm tra và có hình thức kỷluật, đưa lên báo chí những trường hợp vi phạm Bộ Lao động – Thương binh và

Xã hội nên có văn bản hướng dẫn các địa phương tạo điều kiện cho doanhnghiệp Doanh nghiệp về làm việc với địa phương cần phải công khai hoá, xuấttrình giấy tờ Phải báo cáo ngược lại khi có vướng mắc Bộ nên làm đường dâynóng Ông Nguyễn Lương Trào, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xãhội khẳng định, mô hình liên kết xuất khẩu lao động đã khắc phục được nhiềukhiếm khuyết trong quan hệ giữa địa phương – doanh nghiệp -người lao độngtrong hoạt động xuất khẩu lao động, không chỉ tạo điều kiện cho người lao độngvay vốn mà còn tăng cường trách nhiệm của địa phương đối với họ và với doanhnghiệp Thực tế cũng đã nảy sinh một số hiện tượng ở một số địa phương hoặcmột số công đoạn trong quy trình liên kết, Bộ đã có công văn chỉ đạo các địaphương chấn chỉnh lại Tuy nhiên, bản thân doanh nghiệp xuất khẩu lao độngcũng cần nhìn nhận lại Bộ sẽ tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và nếu cóthông tin chính xác từ phía các doanh nghiệp hay địa phương nào vi phạm, Bộ sẽ

có biện pháp hoặc kiến nghị xử lý

Hơn nưa, phí môi giới xuất khẩu lao động hiện nay là khá cao Nhưngngười đi xuất khẩu lao động phải "oằn vai vì phí môi giơi" Theo quy định của

Bộ lao động - Thương binh và xã hội phí môi giới tối đa cho thị trường Đài Loan

là 1.500 USD, nhưng trên thực tế để được đi xuất khẩu lao động, người lao độngđều được các doanh nghiệp xuất khẩu lao động thông báo sẽ phải đem theo3.000 USD nữa, đóng vào phong bì và đưa cho công ty môi giới Đài Loan khi họđến đón tại sân bay Theo lý giải của các doanh nghiệp thì để ký được hợp đồng,doanh nghiệp đều phải chọn cách lách luật này vì thực tế không có đối tác nàochấp nhận mức phí môi giới 1.500 USD như quy định Ngoài ra các doanhnghiệp Việt Nam đành phải chấp nhận mức phí này bởi sau khi Đài Loan có quyđịnh về cách xử phạt lao động bỏ trốn phải nộtp 150.000 đài tệ, các công ty môigiới đều đưa ra điều kiện công ty Việt Nam cung ứng lao động sang phải có tiềnđặt cọc tương ứng (khoảng 3.000 USD/ lao động) và nếu lao động bỏ trốn làđương nhiên mất trắng khoản tiền này Mặt khác, có một thực tế đáng buồn là, dodoanh nghiệp Việt Nam "khát" đơn hàng nên để có được đơn đặt hàng, cách cạnh

Trang 32

tranh đơn giản nhất là nâng cao phí môi giới Vì vậy từ chỗ phí môi giới chỉkhoảng 2000 USD nay đã có những đơn hàng phí môi giới đã lên tới 5.000 USD.

Do phía Đài Loan không cho phép các công ty môi giới được thu phí môi giớinên khoản tiền này chủ yếu được giao dịch “ngầm”, không hóa đơn, khôngchứng từ Vì vậy khi lao động bị về nước trước hạn, về nguyên tắc phí môi giớiphải được trích trả nhưng lao động không khi nào được hoàn khoản tiền này ÔngNguyễn Bá Hải, Trưởng ban quản lý lao động Việt Nam tại Đài Loan cũng thừanhận do thiếu các chứng từ nên rất khó có bằng chứng để xử lý những doanhnghiệp cạnh tranh không lành mạnh Không chỉ có Đài Loan, tại thị trườngBrunei hiện cũng đang nhức nhối chuyện nâng phí môi giới vô tội vạ Với mứclương 300- 400 USD/ tháng, đây được coi là thị trường nhiều tiềm năng vìBrunei có nhiều nét tương đồng với thị trường Malaysia (đang rất cần lao độngxây dựng, công nhân nhà máy và giúp việc gia đình) nhưng mức lương cao hơn

và không phải đóng khoản thuế chính phủ như thị trường Malaysia Phí môi giới

là trở ngại lớn cho lao động Việt Nam Theo quy định của Brunei, chủ sử dụngmuốn nhận lao động nước ngoài phải tiến hành đặt cọc tại Cục di trú Brunei Sốtiền đặt cọc trung bình khoảng 600 USD Brunei Nhưng các công ty Việt Namphải chịu mức phí đặt cọc quy định là 900 USD vì được coi là thị trường mới.Trong khi các cơ quan chức năng còn đang đàm phán để hạ chi phí cho người laođộng thì đã có tình trạng doanh nghiệp đổ xô vào thị trường Brunie và nâng phímôi giới lên tới 1.000 USD (trong khi mức phí môi giới ban đầu chỉ là 300USD” Và đương nhiên những chi phí này đều đổ lên đầu người lao động Đượcbiết, mới đây Bộ LĐ- TB&XH đã có đoàn công tác sang Brunei để tìm hiểu vàphát triển thị trường Đoàn đã cùng với Đại sứ quán rà soát lại thị trường, tìmhiểu về các vấn đề như quy định về đặt cọc, quy định về phí môi giới Đoàncông tác đã phát hiện có một số doanh nghiệp đưa lao động sang Brunei làm việcvới chi phí cao (trên 50 triệu)

Tới đây, Bộ LĐ- TB&XH sẽ nghe báo cáo để rà soát lại tất cả các chi phí

và quy định tại thị trường này để hướng dẫn cho doanh nghiệp thực hiện cũngnhư có hướng xử lý các doanh nghiệp sai phạm Hy vọng, người lao động đi làmviệc tại hai thị trường này không phải gánh thêm một gánh nặng trên vai

Trang 33

Hình ảnh của công ty xuất khẩu lao động- sáng, tối đan xen.

Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu lao động Việt Nam trênthị trường lao động quốc tế còn yếu, số doanh nghiệp có năng lực còn ít Trongtổng số 145 doanh nghiệp chuyên doanh hiện nay, chỉ có khoảng 15 doanhnghiệp đưa được trên 1000 lao động xuất mỗi năm Một tình trạng khiến chohình ảnh các công ty xuất khẩu lao động đang ngày càng xấu đi trong mắt ngườilao động đó là hiện tượng ngày càng có nhiều công ty, doanh nghiệp lừa đảo vàthủ đoạn môi giới lừa đảo, tuyển dụng ngày càng tinh vi, phức tạp Trong thờigian qua đã xuất hiện một số doanh nghiệp không có chức năng xuất khẩu laođộng nhưng cũng làm công tác tư vấn và thu tiền bất hợp pháp của người laođộng dưới danh nghĩa đưa đi học và làm việc tại nước ngoài Một số tổ chức, cánhân đã nhập nhằng lập nên những cái gọi là “trung tâm” hoặc “công ty cung ứnglao động”, mượn danh pháp hoặc mạo danh các doanh nghiệp có chức năng xuấtkhẩu lao động có chức năng xuất khẩu lao động với mục đích lừa đảo người laođộng Tình trạng lừa đảo xảy ra nhiều ở các thị trường tiềm năng, có thu nhậpcao đang thực hiện thí điểm đặc biệt là ở những thị trường hấp dẫn như HànQuốc, Nhật Bản, Australia, Canada, Mỹ… Đáng chú ý là hơn 80% số vụ lừa đảođều nhắm vào lao động có nhu cầu đi làm việc tại Hàn Quốc Bên cạnh một số tổchức, cá nhân hoạt động phi pháp, cò mồi, môi giới lừa đảo, còn có một số đốitượng người Hàn Quốc thông tin rằng họ có thể tác động tới các cơ quan có thẩmquyền của nước này để người lao động Việt Nam đã nộp hồ sơ đăng ký dự tuyểnsớm được lựa chọn vào xuất cảnh đi làm việc tại Hàn Quốc Thêm vào đó, mặc

dù chương trình tu nghiệp sinh sang Hàn Quốc (do các doanh nghiệp xuất khẩulao động tuyển chọn, đào tạo ngoại ngữ) đã hết hạn từ 1/1/2007, nhưng vẫn có rấtnhiều người bị cò mồi lừa đảo thu tiền, hứa hẹn sẽ đưa đi theo dạng này Nguyênnhân chủ yếu là do thông tin về xuất khẩu lao động chưa đến được với mọi ngườilao động, phần lớn người lao động không biết tiếp cận với cơ quan đơn vị nào đểlàm thủ tục đi làm việc ở nước ngoài Ở một số địa phương,công tác quản lý hoạtđộng xuất khẩu lao động của cơ quan chức năng trên địa bàn chưa chặt chẽ, chưakịp thời phát hiện, ngăn chặn những vụ việc lừa đảo người lao động Bên cạnh

Trang 34

đó,việc mở nhiều chi nhánh, trung tâm của các doanh nghiệp xuất khẩu lao độngcũng khiến tình hình trở nên phức tạp hơn Hiện nay, cả nước có khoảng hơn

1500 doanh nghiệp có chức năng xuất khẩu lao động nhưng 1 số doanh nghiệp có

cơ sở đào tạo tràn lan không quản lý được, có doanh nghiệp còn bán cả giấyphép Điều đáng nói là những doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) lợi dụng sự sơ hởtrong vấn đề quản lý lao động nước ngoài của chính phủ, tận dụng nguồn nhânlực này với giá rẻ mạt dưới danh nghĩa là thực tập sinh Mặt khác, tình trạng cácdoanh nghiệp khuyếch trương thanh thế để tuyển lao động mà năng lực không códẫn tới đổ vỡ hợp đồng gây tổn thất lớn cho người lao động đã từng xảy ra Điểnhình là công ty Napaco Nghệ An, thuộc Sở LĐTBXH Nghệ An Công ty nàytừng nhiều lần tuyên bố trên các phương tiện thông tin đại chúng là doanh nghiệpmạnh trong lĩnh vực XKLĐ nhưng lại đầy rẫy sai phạm Theo kết quả đoàn thanh tra liên ngành mới công bố đầu tháng 11 này thì ông Phan Thanh Giản,

GĐ Cty XKLĐ & chuyên gia (Napaco) sau 4 năm nhận chức đã khai vốn điều lệtăng nhiều lần (được Sở Tài chính Nghệ An xác nhận), lừa dối Bộ LĐTB&XH đểđược cấp đổi giấy phép hoạt động XKLĐ theo tinh thần của NĐ 81CP Thành lậptới 21 đơn vị trực thuộc, rải khắp nhiều tỉnh, thành phố phía Bắc, 21 chi nhánh,

cơ sở, trung tâm này đều có chức năng xuất khẩu lao động Công ty này cũngtừng hào phóng chuyển cả 100% số tiền 244.723.500 đồng cho đối tác Malaysia

và hệ quả là mất trắng Ông GĐ Giản còn mua 7 chứng chỉ đào tạo nghề mộccho 7 lao động xuất khẩu, khiến cho số lao động này mặc dù có chứng chỉ nghề,nhưng không có tay nghề phải trở về nước Ngoài ra cũng chính ông này kýkhống 50 chứng chỉ cho một trung tâm của Napaco tại quận Long Biên Hà Nội,

để Trung tâm tự do cấp cho LĐXK, bị CA Hà Nội phát hiện thu giữ 49 chứng chỉ(Theo báo lao động số 272)

DN nào về địa phương cũng tuyên bố mình là DN mạnh, là "số 1" tronglĩnh vực XKLĐ rồi đưa ảnh, đưa băng video quay cảnh giám đốc đi thăm nơinày, nơi kia, ông nọ bà kia đón tiếp Thú thực là anh em địa phương chúng tôihoa cả mắt, không biết đâu mà lần", trưởng phòng nội vụ một huyện của tỉnhLạng Sơn bức xúc cho biết

Trang 35

Hiệp hội XKLĐ sau một đợt khảo sát các địa phương cũng phải thừa nhậnrằng có tình trạng "loạn, nhiễu" thông tin do các DN cạnh tranh không lànhmạnh, mỗi DN một giá, một thông tin thị trường khiến cho địa phương và ngườilao động “tẩu hỏa nhập ma” Trong khi nhà nước hàng năm công bố danh sáchcác DN xuất khẩu hàng hoá uy tín, rồi có hàng loạt các Hội chợ hàng Việt Namchất lượng cao, Top 50 DN ngành dệt may uy tín hay 100 DN Việt Nam tiêu biểuthì chúng ta chẳng thấy có một chương trình nào công bố những DN trong lĩnhvực XKLĐ uy tín, có trách nhiệm với người lao động để “chọn mặt giữ vàng”.XKLĐ là lĩnh vực nhạy cảm liên quan đến con người, cần những DN có thươnghiệu" Rõ ràng việc xếp hạng DN là điều nên làm một cách thực sự bởi ngay từnăm 2001 Thủ tướng Chính phủ cũng từng giao Bộ LĐTBXH thực hiện đề ánđổi mới, chấn chỉnh, sắp xếp DN hoạt động XKLĐ trong đó đã đề cập đến hoạtđộng xếp hạng doanh nghiệp mạnh Từ năm 2006, Hiệp hội XKLĐ dựa trên báocáo số lao động đưa đi hàng năm của các DN đã có một bảng thống kê "Top" 20

DN mạnh Việc thống kê về con số này ít nhất cũng đã phần nào phân loại DNlàm được và DN còn yếu kém song theo các DN chỉ xếp hạng về số lượng làchưa đủ Việc xếp hạng DN sẽ thúc đẩy các DN phát triển, cạnh tranh lành mạnhvới nhau bởi bảng xếp hạng cũng là "tấm gương" để DN "soi mình” Số lượng làmột tiêu chí quan trọng khẳng định năng lực của DN nhưng những yếu tố kháccũng quan trọng không kém như tỷ lệ lao động phải về nước trước hạn, tỷ lệ laođộng gặp rủi ro, việc xử lý các sự cố phát sinh liên quan đến người lao động khilàm việc ở nước ngoài Một DN hoạt động XKLĐ bài bản sẽ không làm bằng

"mọi giá" mà phải đảm bảo lời hứa với người lao động thì mới tồn tại lâu dàiđược Bộ LĐTBXH là cơ quan có trách nhiệm xếp hạng các doanh nghiệp, thếnhưng khi trao đổi với lãnh đạo Bộ thì được biết câu chuyện xếp hạng DN cũngchỉ là ý tưởng, chưa hề được sắp xếp một cách có quy củ Nếu xếp hạng được

DN cũng sẽ giúp cho công tác quản lý nhà nước được tốt hơn, các chính sách hỗtrợ công tác XKLĐ như mở thị trường, “hậu” XKLĐ…sẽ được triển khai có hiệuquả hơn

Công tác quản lý nhà nước với xuất khẩu lao động chưa được thực hiện tốt.

Trang 36

Xuất khẩu lao động đang được Đảng, Nhà nước, các bộ, ngành, chínhquyền địa phương các cấp rất quan tâm Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội,Cục Quản lý lao động ngoài nước đã có công tạo được phong trào xuất khẩu laođộng lớn mạnh trong dân chúng, đưa xuất khẩu lao động trở thành ngành kinh tếmũi nhọn có nguồn thu ngoại tệ lớn, hàng tỉ USD mỗi năm Tuy dự luật về đưangười lao động đi làm việc ở nước ngoài đã được thông qua từ năm 2006 và Dựthảo Luật gồm 8 Chương, 62 Điều và so với những quy định hiện hành đã thểhiện được chủ trương của Đảng và Nhà nước; quy định rõ quyền và nghĩa vụ củacủa doanh nghiệp, tổ chức đưa người đi làm việc ở nước ngoài, của người laođộng đi làm việc ở nước ngoài; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người laođộng làm việc ở nước ngoài; trách nhiệm quản lý nhà nước của các cấp; quy địnhchế tài xử lý các vi phạm Nhưng khi đi vào phân tích cụ thể từng điều luật, nhiềuđại biểu cho rằng dự án Luật chưa quy định rõ trách nhiệm của cơ quan quản lýnhà nước cũng như DN tham gia đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài trong suốtquá trình từ khâu mở thị trường, đào tạo, tuyển chọn, đưa đi, quản lý cho đến tạođiều kiện cho NLĐ tiếp tục phát huy tay nghề khi trở về nước Trong dự thảoLuật không có quy định việc ký tiếp hợp đồng lao động sau khi đã hết hợp đồngcũng như quy định NLĐ có quyền chấm dứt hợp đồng khi DN có vi phạm hợpđồng lao động Và bắt đầu từ ngày 1/7/2007, Luật đưa lao động đi làm việc ởnước ngoài theo hợp đồng (gọi tắt là Luật XKLĐ) có hiệu lực pháp luật và đi vàocuộc sống Thế là từ đây, các chủ thể tham gia quá trình xuất khẩu lao động như

cơ quan quản lý Nhà nước, doanh nghiệp XKLĐ và người lao động sẽ chịu sựđiều chỉnh của pháp luật, nhằm mục đích lập lại trật tự kỷ cương trong lĩnh vựcXKLĐ, khuyến khích các hoạt động đúng pháp luật, đồng thời xử lý nghiêmminh các hành vi vi phạm, dù vi phạm ấy là của doanh nghiệp hay của người laođộng Thời buổi tăng trưởng và hội nhập kinh tế quốc tế buộc các doanh nghiệpXKLĐ Việt Nam phải “làm ăn” theo luật nếu không muốn tự mình chôn vùi uytín và thương hiệu của mình Thế nhưng, ở đời lại có sự phức tạp riêng của nó:Luật là một chuyện nhưng cuộc sống có chấp nhận nó hay không lại là chuyệnkhác! Nhìn lại những năm trước đây, hoạt động XKLĐ của không ít doanhnghiệp đã làm các nhà quản lý Nhà nước điêu đứng vì cứ phải chạy theo khắc

Trang 37

phục hậu quả Đó là tình trạng thuê mướn giấy phép; “ăn tiền” thêm của ngườilao động ngoài việc họ phải nộp theo quy định; tuyển chọn và đào tạo lao độngkhông hẳn đã theo quy trình; “liên thông” biến tướng ra nhiều loại giấy phép

“con” gây phiền hà và cản trở cho doanh nghiệp XKLĐ Nhìn chung, cơ chếchính sách, pháp luật trong lĩnh vực này còn bất cập và chưa đồng bộ Phạm viđối tượng điều chỉnh chưa bao quát được các hình thức đưa người đi làm việc ởnước ngoài, trong đó có việc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài dướihình thức thực tập nâng cao tay nghề đang xuất hiện trong các doanh nghiệp cóvốn đầu tư nước ngoài Chưa quy định đầy đủ các hành vi bị nghiêm cấm đểdoanh nghiệp, tổ chức và người lao động chấp hành, đồng thời cũng làm cơ sởcho việc xử lý vi phạm Hơn nữa, hiện chưa có sự phối hợp giữa các cơ quan từTrung ương đến địa phương Hiệu quả của công tác tuyên truyền, phổ biến phápluật còn hạn chế, dẫn đến nhận thức của một bộ phận người lao động chưa đúng.Các doanh nghiệp chưa đủ mạnh cả về năng lực, tài chính và đội ngũ cán bộ, cónhững doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả, tiêu cực, không công khai, minhbạch…Quyền và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan trong hoạtđộng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài chưa được quy định cụ thể,đặc biệt là những quy định liên quan đến các loại phí của doanh nghiệp Chi phícủa người lao động đi làm việc ở nước ngoài còn cao Luật cũng chưa quy địnhchặt chẽ các điều kiện để doanh nghiệp được hoạt động trong lĩnh vực này, vìvậy chưa hạn chế được số lượng doanh nghiệp ngày càng tăng; cạnh tranh khônglành mạnh, thiếu trách nhiệm đối với người lao động

Cuộc sống của người lao đông ở nước ngoài

Cuộc sống của người lao động ở nước ngoài đang là vấn đề gây bức xúclớn trong xã hội Hầu hết những người Việt Nam sang nước ngoài làm việc lànhững người nghèo khó ở thôn quê, những người này thường làm những loạicông việc được gọi là 3-Ds (dangerous, dirty, demanding) - những công việcnguy hiểm, dơ bẩn, và cực nhọc mà người bản xứ không muốn làm hoặc chỉ làmvới mức lương cao gấp đôi hoặc gấp ba Những lao động xuất khẩu này sangnước ngoài làm việc với hy vọng có thể dành dụm được ít tiền bạc để giúp đỡ giađình, tuy nhiên, chế độ lao động nhập cư có nhiều chổ không hợp lý của các quốc

Trang 38

gia nhập khẩu lao động cộng với nạn thu phí môi giới quá cao đã khiến cho nhiềungười đã trở thành nạn nhân của nạn nô lệ lao động Tại thời điểm hiện nay, vớinhững lao động không có trình độ chuyên môn, cơ hội việc làm như vậy là hoàntoàn phù hợp và cũng đáng mừng Song tình trạng này nếu không khắc phục thìxuất khẩu lao động khó tránh được sự o ép, người lao động sẽ bị thiệt thòi, có thể

bị khinh rẻ, bị đối xử bất bình đẳng Một ví dụ cho tình trạng này là một phụ nữViệt Nam quê ở Hà Tây sang Đài Loan làm việc tại một viện dưỡng lão Tại đây,

cô đã bị người chủ ép buộc phải làm việc đến 18,19 tiếng đồng hồ mỗi ngày,không được nghĩ ngơi và bị đối xử không khác gì nô lệ Thực tế trên xảy rakhông ít đối với người lao động ở nước ngoài Cuộc sống của nhiều người laođộng Việt Nam ở nước ngoài còn có nhiều khó khăn, họ chưa được quan tâm đầy

đủ đến việc chăm sóc sức khỏe và các chế độ làm việc khác Trên thực tế, thựctập sinh nước ngoài vào Nhật Bản để làm việc chứ không phải để học nghề Tuynhiên, do mang tiếng là thực tập sinh, nên các doanh nghiệp trả lương rất thấpdưới dạng trợ cấp tu nghiệp Họ phải tằn tiện lắm mới đủ sống, không có dư đểgửi về giúp gia đình Vì vậy, họ thường bỏ trốn ra ngoài làm thêm Các SMEnhận những lao động này thông qua các công ty môi giới, nên thực tập sinhkhông được hưởng đầy đủ, hoặc bị cắt xén các quyền lợi Trong khi các công tymôi giới hưởng khoảng 1/3 lợi nhuận từ công sức của những lao động được gọi

là thực tập sinh này Theo thống kê mới nhất thì Việt Nam “lọt vào top ten” danhsách các quốc gia có người lao động cư trú bất hợp pháp ở Nhật Bản (khoảng4.000 người) Nhưng đây chỉ là danh sách “có khai đến mà không có khaivề”,còn những lao động đến Nhật bằng những con đường khác thì có thể cao gấpđôi thực tế Cuộc sống của những người lao động sống bất hợp pháp gặp rấtnhiều rủi ro: Họ phải làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm, thiếu tiệnnghi với tiền công khoảng 6,5 USD/giờ Khi bị tai nạn lao động, hoặc đau ốmthì phải tự lo; chưa kể nhiều khi còn bị người sử dụng lao động quỵt tiền công màchẳng biết kêu ai Ở Nhật, không ít bệnh viện từ chối nhận bệnh nhân là ngườilao động nước ngoài Bởi có tình trạng sau khi chữa trị, những bệnh nhân nàykhông có tiền đóng viện phí nên họ bỏ trốn

Ngày đăng: 03/07/2014, 10:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1- Thị trường xuất khẩu lao động trong những năm gần đây                                                                             Đơn vị: người - Báo cáo “Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác xuất khẩu lao động ở Việt Nam” pps
Bảng 2.1 Thị trường xuất khẩu lao động trong những năm gần đây Đơn vị: người (Trang 40)
Bảng 2.2 Mức lương bình quân ở một số thị trường                                                                     Đơn vị: triệu đồng - Báo cáo “Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác xuất khẩu lao động ở Việt Nam” pps
Bảng 2.2 Mức lương bình quân ở một số thị trường Đơn vị: triệu đồng (Trang 41)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w