Năm 2006, cả nước đưa được hơn 78.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài, vượt chỉ tiêu đề ra. Trong đó lớn nhất là Malaysia với 37.950 lao động, tiếp theo là Đài Loan (Trung Quốc) với 14.120 lao động. Năm 2007, thị trường xuất khẩu lao động tiếp tục phát triển, có thể đạt mục tiêu xuất khẩu khoảng 80.000 lao động ra nước ngoài. Trong số các thị trường truyền thống, Nhật Bản là điểm sáng với con số đưa đi gần 5.400 người, cao hơn nhiều so với những năm trước đây. Mục tiêu của Việt Nam đến năm 2010 đưa được hơn 10.000 lao động sang thị trường này.
Đối với thị trường Đài Loan - một thị trường khá hấp dẫn đối với lao động Việt Nam, nhưng chi phí môi giới khá cao - Cty chủ trương tuyển chọn trực tiếp, không thu phí tuyển chọn đối với người lao động, công khai chỉ tiêu và số lượng tuyển nhằm đảm bảo các quyền lợi chính đáng của người lao động. Tuy nhiên, cục Quản lý lao động ngoài nước cho biết, năm 2004, tại Đài Loan có trên trên 33.000 người lao động Việt Nam làm việc. Nhưng do tình trạng lao động bỏ hợp đồng ra ngoài làm việc bất hợp pháp ngày càng nhiều, dẫn tới việc phía Đài Loan ngừng tiếp nhận lao động Việt Nam. Để khắc phục tình trạng này, Cục đã đưa ra một số giải pháp nhằm chấn chỉnh công tác tuyển chọn, đào tạo-giáo dục định hướng, quản lý lao động ở nước ngoài của các doanh nghiệp; đồng thời, cùng với
Ban Quản lý lao động Việt Nam tại Đài Bắc phối hợp với phía Đài Loan tìm kiếm, vận động để đưa số lao động bất hợp pháp này về nước.
Malaysia từng được xem là thị trường “vàng” của các doanh nghiệp xuất khẩu lao động Việt Nam bởi điều kiện tiếp nhận lao động khá dễ dàng, chi phí lao động phải bỏ ra ban đầu thấp. Vì thế, con số mà mỗi doanh nghiệp xuất khẩu lên đến hàng nghìn người/năm. Tuy nhiên, theo thống kê từ Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, những tháng gần đây, số lao động đăng ký đi Malaysia đã giảm một cách đáng kể. Mỗi doanh nghiệp chỉ có thể xuất được vài trăm, vài chục lao động, thậm chí nhiều doanh nghiệp nhỏ đã không xuất được một lao động nào. “Nếu tình trạng này còn kéo dài thì chúng tôi đành phải bỏ thị trường này vì không đủ chi phí tạo nguồn và các chi khác”, giám đốc trung tâm xuất khẩu chia sẻ. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến việc thị trường Malaysia không thu hút được lao động Việt Nam chính là mức lương thấp so với chi phí mà người lao động phải trả. Mặc dù mức lương tối thiểu mà người lao động ký với chủ sử dụng lao động đúng với cam kết và phù hợp với luật lao động, nhưng nó lại không hợp lý với cuộc sống của người lao động. Mức lương tối thiểu của Malaysia hiện tại là 494.000 RM/tháng (tương đương với 2.180.000 VND), trong khi đó, người lao động phải chi trả: 100.000 RM (400.000 VND) tiền thuế thu nhập, tiền ăn mỗi tháng 100.000 RM nữa…, như vậy, số tiền người lao động còn lại không đáng là bao, đó là chưa kể đến những khoản chi phí phụ và những khoản chi phí mới phát sinh. Chị Nguyễn Thị Tình (Hà Nội), một lao động đã từng làm việc tại Malaysia cho biết, với 36 tháng làm việc tại Malaysia, chị chỉ có thể tiết kiệm được 40 triệu đồng. Sau khi đã trừ phí môi giới cho doanh nghiệp, chị còn lại được hơn 20 triệu đồng… Số tiền đó chưa đạt được mục tiêu xóa đói giảm nghèo, vì thế có thể hiểu được tại sao người lao động từ chối thị trường này. Với số tiền đó, ngay tại Việt Nam người lao động vẫn có thể kiếm được nếu làm việc trong các khu công nghiệp, khu chế xuất hay nhà máy, lại không phải chịu cảnh xa xứ.
Bên lề một hội nghị về xuất khẩu lao động, nhiều chuyên gia đã đưa ra cảnh báo, nếu để tình trạng nói trên kéo dài, thị trường Malaysia sẽ bị “xóa sổ”. Nhiều doanh nghiệp đưa ra dẫn chứng, họ đã phải rút mục tiêu xuất khẩu lao
động sang Malaysia xuống 1/3 so với năm 2007. Mặc dù vậy, họ vẫn không giám chắc sẽ đạt được con số ít ỏi đó.
(Theo VnEconomy ngày 11/03/2008). Trao đổi với VnEconomy về việc làm gì để khôi phục lại thị trường Malaysia truyền thống, ông Nguyễn Xuân Vui, Giám đốc Airserco cho rằng, rất khó để làm việc đấy nếu Chính phủ Malaysia không có kế hoạch tăng lương cho lao động nhập cư. Trước mắt, cách duy nhất để níu giữ thị trường Malaysia, các doanh nghiệp cần giảm chi phí đi xuống mức tối thiểu cho người lao động. Ngoài ra, doanh nghiệp phải thỏa thuận được với ngân hàng để người lao động có thể vay tiền nhưng không phải chịu lãi hàng tháng và cố gắng tìm kiếm những hợp đồng có thu nhập tối thiểu khoảng 4,5 triệu đồng/tháng, đặc biệt là tìm được những công việc có thể giúp người lao động làm thêm giờ. Về lâu dài, nhiều doanh nghiệp cho rằng, cơ quan quản lý nhà nước, trực tiếp là Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Cục quản lý Lao động ngoài nước cần có những biện pháp khẩn cấp, đàm phán về lương để giữ lại thị trường mới và tiềm năng này. Tuy nhiên, đại diện của Cục Quản lý lao động ngoài nước lại cho rằng, doanh nghiệp cần quan tâm đến khâu thẩm định hợp đồng, tránh tình trạng đưa người lao động sang đến Malaysia rồi mà vẫn không có việc làm hoặc làm không đúng việc, thu nhập không đảm bảo gây tâm lý hoang mang và mất lòng tin của người lao động.
Đối với khu vực Trung Đông, năm 2006 cũng là năm có nhiều chuyển biến tích cực với các thị trường Qatar, Dubai và Ảrập Xêút, riêng Qatar đã có gần 6.000 lao động được cấp visa và phía bạn thông báo sẽ cấp 27.000 quota cho lao động Việt Nam. Trung Đông là khu vực nhận nhiều lao động nước ngoài nhất thế giới từ trước đến nay. Trong thời gian tới, đây vẫn là thị trường tiềm năng lớn cho việc đưa lao động sang làm việc tại vùng dầu mỏ này. Lao động ở khu vực này chủ yếu là xây dựng với mức lương cho lao động không có nghề khoảng từ 190 USD trở lên, có nghề là 250 USD và tay nghề cao thì mức lương sẽ cao hơn nữa. Ngoài ra, người lao động có thể làm thêm giờ để hưởng mức lương cao hơn. Mặc dù thị trường xuất khẩu lao động Trung Đông được tiến hành từ nhiều năm nay nhưng theo đánh giá chung thì đây vẫn là một thì trường có nhu cầu rất lớn về nguồn nhân lực từ nước ngoài. Theo thống kê từ Cục Quản lý lao động ngoài
nước, hiện có hơn 10.000 lao động của Việt Nam đang làm việc tại các nước thuộc khu vực này, chủ yếu là Qatar, các tiểu Vương quốc ả rập - xê út. Và trong thời gian tới, nhu cầu về nhân lực tại các nước này sẽ vẫn tiếp tục gia tăng. Tuy nhiên khu vực Trung Đông khí hậu nóng bức kéo dài;sự khác biệt về văn hóa nhất la tình hình an ninh tương đối phức tạp là trở ngại lớn nhất khiến NLĐ còn e dè đến thị trường này.Việc mở rông thị trường sang Trung Đông là tín hiệu vui cho người lao động, đ ặc biệt là lao động kỹ thuật, sinh viên mới ra trường đang thất nghiệp.
Canada được coi là thị trường tiềm năng, ngoài điều kiện ăn ở và làm việc tốt, người lao động Việt Nam còn được học hỏi thêm về kinh nghiệm làm việc và kinh doanh để khi về nước có thể tự phát triển sản xuất hoặc kinh doanh. Thị trường này đang có nhu cầu tuyển lao động làm việc trong các khách sạn, trang trại, nhà máy và ng ành xây dựng với mức lương khoảng 1000 USD/tháng.
Hàn Quốc cũng là một điểm dừng chân tốt cho lao động Việt Nam, Đến nay đã có hơn 52.000 tu nghiệp sinh Việt Nam đang làm việc tại Hàn Quốc. Đặc biệt, có khoảng 3.000 lao động đang làm việc theo Luật lao động mới của Hàn Quốc. Bộ Lao động, thương binh và xã hội đã lập 10 trường đào tạo tiếng Hàn và giáo dục định hướng cho lao động trước khi sang làm việc tại Hàn Quốc. Thời gian tới, phía Hàn Quốc sẽ giúp đỡ Việt Nam trong việc cung cấp giáo trình và giáo viên đào tạo ti ếng Hàn cũng như phong tục tập quán của Hàn Quốc.
Tại các thị trường đã có, phần lớn lao động Việt Nam được đánh giá khá tốt về khả năng làm việc, chăm chỉ và tiếp thu nhanh. Nhìn chung, thu nhập của người lao động ổn định. Đặc biệt, lao động làm việc trong các nhà máy sản xuất công nghiệp, công trường xây dựng lớn có liên doanh với nước ngoài có điều kiện làm việc, ăn ở và thu nhập khá tốt.
Khó khăn tại thị trương truyền thống
Năm 2006, Malaysia tiếp nhận 26.704 lao động Việt Nam. Năm nay, mặc dù vẫn chiếm số lượng cao nhất so với các thị trường khác, nhưng con số này chỉ bằng 70% số lao động đã đưa đi năm 2006. Lao động không còn mặn mà với thị trường này, bởi mức lương không hấp dẫn. Hiện nay có khoảng 120 ngàn lao
động Việt Nam đang làm việc tại nước này, thu nhập nhìn chung ổn định. (Theo VnEconomy ngày 19/12/2007).
Theo nhận định của các doanh nghiệp xuất khẩu lao động, năm 2008, các thị trường truyền thống sẽ tiếp tục khó khăn. Đơn cử, thị trường Đài Loan là một trong những thị trường truyền thống luôn tiếp nhận số lượng lớn lao động Việt Nam nhưng do nơi đây vẫn tiếp tục tạm dừng nhận lao động Việt Nam sang làm việc trong các gia đình, nên lao động đưa sang chủ yếu là lao động công nghiệp, xây dựng và thuyền viên đánh cá. Tổng cộng có gần 24 ngàn lao động đã sang Đài Loan năm 2007.
Thị trường Quatar từ cuối năm 2006 đã bắt đầu nhận lao động Việt Nam trong lĩnh vực xây dựng, ngay sau đó, trong các tháng đầu năm 2007, số lượng lao động đưa đi tăng rất nhanh. Tuy nhiên, do toàn bộ lao động đưa sang Qatar là lao động xây dựng, chủ yếu là lao động tự học nghề, chưa qua đào tạo trường lớp nên ý thức tổ chức, kỷ luật kém. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã phải chỉ đạo giảm nhịp độ đưa lao động đi để chấn chỉnh việc quản lý lao động.
Với thị trường cao cấp cánh cửa nhận lao động đã hẹp nay càng hẹp hơn. Việc Chính phủ Hàn Quốc hiện dừng thực hiện chương trình tiếp nhận lao động dưới hình thức tu nghiệp sinh công nghiệp. Vì vậy đưa lao động Việt Nam sang làm việc tại nước này chỉ được thực hiện theo chương trình tiếp nhận lao động nước ngoài do Bộ Lao động Hàn Quốc và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Việt Nam phối hợp. Hiện nay có khoảng 46.000 lao động Việt Nam đang làm việc tại Hàn Quốc.
Ngoài số lượng lao động được đưa theo chương trình nói trên, năm 2007, Việt Nam còn cung ứng khoảng 1.700 thuyền viên đánh cá cho các chủ tàu Hàn Quốc. Vấn đề nổi lên trong việc đưa lao động sang Hàn Quốc hiện nay là tuyển chọn người. Số lượng được nước bạn tiếp nhận thì có hạn (mỗi năm chừng 10 ngàn người), trong khi lại có quá nhiều nhu cầu. Vì thế đã nảy sinh những vấn đề tiêu cực liên quan như: lừa đảo người lao động, chi phí trung gian lớn... Trong tương lai, Hàn Quốc sẽ xóa hẳn chế độ tu nghiệp sinh và thay thế hoàn toàn bằng chế độ cấp phép lao động. Trước mắt phía Hàn Quốc sẽ cải tiến chế độ tu nghiệp sinh một cách minh bạch và công khai hơn.
Eo hẹp thị trường cao cấp
Thị trường Nhật Bản cũng là một trong những điểm dừng chân đem lại thu nhập cao cho lao động Việt Nam. Chủ yếu lao động Việt Nam đưa sang Nhật Bản là dưới dạng tu nghiệp sinh, phía bạn đánh giá cao tay nghề, tính cần cù, chịu khó và khả năng tiếp thu kỹ thuật lao động mới của lao động người Việt.Thu nhập bình quân của các tu nghiệp sinh hiện ở mức từ 700-1.100 USD/tháng. Các năm trước, số tu nghiệp sinh Việt Nam tại Nhật tự ý bỏ hợp đồng ra ngoài làm viêc với tỷ lệ cao nên hàng năm Việt Nam chỉ đưa được chừng 3.000 lao động sang. Sau khi bị siết chặt lại, số người bỏ ra ngoài chỉ còn khoảng 3%. Kết quả năm ngoái đã đưa được 5.517 người (mục tiêu là đưa được 10.000 tu nghiệp sinh hàng năm).
Với thị trường Czech, từ đầu năm 2007, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ đạo mở lại thị trường để thí điểm đưa lao động đi. Đến nay mới đưa được khoảng 400 lao động. Còn với thị trường Australia, số lượng không nhiều do lao động không đáp ứng được các điều kiện về tay nghề và ngoại ngữ. Riêng thị trường Hoa Kỳ và Canada vẫn chưa đưa lao động đi dược do các doanh nghiệp gặp khó khăn khi xin thủ tục nhập cảnh cho người lao động. Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước, chất lượng nguồn lao động xuất khẩu chưa đáp ứng được yêu cầu là trở ngại lớn nhất. Với mục tiêu đưa 85.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài, năm 2008 sẽ tập trung đầu tư, nâng chất lượng nguồn lao động. Xây dựng kế hoạch và đưa vào thực hiện đào tạo lao động xuất khẩu trong khuôn khổ chương trình đào tạo nghề quốc gia. Hơn nữa, hoạt động xuất khẩu lao động của nước ta ngày càng gặp nhiều khó khăn hơn do sự khốc liệt của thị trường quốc tế. Lao động Việt Nam giờ đây phải cạnh tranh với ngay chính các lao động đến từ các nước trong khu vực như Inđônêxia, Băng-la-đét, Philípin. Các thị trường tiếp nhận lao động trên thế giới trở nên “khó tính” hơn, thận trọng hơn, trong khi tiền lương tối thiểu cho người lao động ngày càng giảm sút trong bối cảnh cạnh tranh, toàn cầu hoá.