1 Giải pháp đối với cơ quan quản lý nhà nước

Một phần của tài liệu Báo cáo “Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác xuất khẩu lao động ở Việt Nam” pps (Trang 60 - 64)

3. 2 Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác XKLĐ Ở VIỆT NAM.

3.2. 1 Giải pháp đối với cơ quan quản lý nhà nước

Cơ quan nhà nước cần tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các phương tiện thông tin đại chúng tuyên truyền một cách sâu rộng về lĩnh vực XKLĐ, nhất là thông tin thị trường, điều kiện làm việc, tiêu chuẩn tuyển chọn, mức lương, chi phí, các thủ đoạn của bọn cò mồi, môi giới lừa đảo trong lĩnh vực XKLĐ, đặc biệt là tại các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Bên cạnh đó, cần in ấn các tờ rơi, tờ gấp tài liệu hướng dẫn về XKLĐ phát cho các xã phường để họ phổ biến tuyên truyền đến người dân thông qua hệ thống loa truyền thanh xã, phường và doanh nghiệp trong khâu tuyển chọn nguồn lao động nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các hiện tượng cò mồi, môi giới bất hợp pháp. Các bộ ngành chức năng cần tăng cường phối hợp công tác trong kiểm tra, giám sát các doanh nghiệp XKLĐ, phối hợp với các cán bộ cơ quan công an, trong quá trình phát hiện, điều tra các vụ án hình sự liên quan đến XKLĐ, đặc biệt là xử lý nghiêm đối với những đối tượng lợi dụng chủ trương chính sách của nhà nước để lừa đảo.

Các bộ ngành liên quan cần xây dựng và đề nghị cấp có thẩm quyền ban hành các chính sách, văn bản pháp luật về phòng chống xử lý các hành vi vi phạm trong hoạt động XKLĐ, với các chế tài xử lý ngày càng mạnh mẽ và hiệu quả hơn. Các cơ quan cũng cần xác định rỏ chất lượng của từng bộ ngành địa phương, trong đó trách nhiệm của bộ lao động thương binh và xã hội là quản lý và kiểm tra chặt chẽ hoạt động của các doanh nghiệp XKLĐ hàng quý, hàng năm cục quản lý lao động ngoài nước. Thanh tra bộ lao động thương binh và xã hội và thanh tra các sở lao động thương binh và xã hội cần tiến hành nhiều cuộc thanh tra kiểm tra định kỳ về hoạt động XKLĐ tại các doanh nghiệp được cấp giấy phép hoạt động đồng thời tổ chức nhiều cuộc thanh tra, kiểm tra bất thường tại các doanh nghiệp XKLĐ khi nhận được thông tin phản ánh của các tổ chức, cá nhân từ các phương tiện thông tin đại chúng qua đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân. Qua đó phát hiện và xử lý nghiêm minh nhiều cá nhân tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật, xử phạt vi phạm hành chính đối với các doanh nghiệp XKLĐ hoặc chuyển hồ sơ tới cơ quan công an để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với những đối tượng có dấu hiệu phạm tội theo luật hình sự. Bên cạnh đó cũng cần kiên quyết cắt giảm thủ tục gây phiền hà cho doanh nghiệp cũng như

người lao động. Thực tế, có không ít địa phương cũng đã có nơi gây trở ngại không ít cho doanh nghiệp và người lao động. Nhiều địa phương yêu cầu doanh nghiệp phải có văn bản giới thiệu của Cục, một số địa phương chỉ chấp nhận văn bản giới thiệu của Cục trong thời gian nhất định, sau đó yêu cầu xin văn bản giới thiệu mới. Điều đó đã làm phát sinh thêm thủ tục hành chính gây khó khăn cho doanh nghiệp. Vì vậy, trong thời gian tới, Bộ lao động thương binh và xã hội sẽ tiếp tục phối hợp các bộ, ngành tiến hành rà soát về quy trình, thủ tục tuyển chọn lao động và thủ tục hồ sơ của người lao động để đơn giản hoá những giấy tờ không cần thiết. Đối với địa phương cũng vậy, rà soát và cắt giảm những thủ tục không cần thiết, chỉ đạo các cơ quan chức năng thực hiện nghiêm túc thời hạn giải quyết các thủ tục hành chính, không để kéo dài. Cho phép các doanh nghiệp được chủ động phối hợp với các cấp chính quyền, đoàn thể tại địa phương tuyển chọn lao động trên cơ sở kế hoạch đã thống nhất.

Để mở rộng và phát triển thị trường xuất khẩu lao động, Việt Nam cần có những chính sách hợp lý và định hướng đúng đắn. Trong thời gian tới cần thực hiện các định hướng sau:

Thứ nhất, cần đưa vấn đề này vào trong một tổng thể của chiến lược phát triển kinh tế, trong đó điểm mấu chốt là giải quyết công ăn việc làm cho mọi người có khả năng lao động. Việc xây dựng cơ sở hạ tầng, việc thu hút FDI, việc dùng ngân sách để yểm trợ các dự án phát triển công nghiệp phải hướng vào điểm mấu chốt đó. Việc hoạch định chính sách theo hướng đó và công bố rộng rãi chính sách này sẽ làm người dân tin tưởng vào tương lai đất nước, thấy an tâm là mình sẽ không bị bỏ rơi trong quá trình phát triển và như vậy giảm được áp lực tham gia xuất khẩu lao động.

Thứ hai, đặt kế hoạch đưa lao động đi thực tập và làm việc tại các nước phát triển theo một chương trình chuẩn bị chu đáo để bảo đảm người lao động có thể học tập qua công việc và quyền lợi lao động được bảo vệ. Những lao động được chọn đi không nên là lao động quá giản đơn (unskilled) mà là lao động có một trình độ học vấn nhất định (semi-skilled) để dễ thích ứng với điều kiện văn hoá, xã hội.

Thứ ba, tiếp tục xúc tiến và mở rộng thị trường. Phối hợp với các bộ, ngành, tỉnh, thành phố, doanh nghiệp phát triển thị trường xuất khẩu lao động. Đồng thời, kiện toàn ban quản lý lao động, đầu tư trang thiết bị, điều kiện làm việc và chuyên nghiệp hoá đội ngũ cán bộ về phát triển thị trường, về quản lý lao động ở nước ngoài, cũng như đội ngũ quản lý doanh nghiệp XKLĐ.

Thứ tư, tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền. Theo đó, các tỉnh, thành phố cần rà soát, bổ sung đề án xuất khẩu lao động với các nội dung bao gồm: thông tin, tuyên truyền chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, quy chế, quy trình xuất khẩu lao động với các hình thức phù hợp đến tận thôn, bản, tới người dân với tinh thần thật dễ hiểu.

Đồng thời, xây dựng lộ trình sắp xếp, phát triển doanh nghiệp xuất khẩu lao động theo định hướng, tiêu chí của Luật Đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, đặc biệt là đầu tư phát triển cơ sở đào tạo của doanh nghiệp để chủ động tạo nguồn lao động có chất lượng theo yêu cầu của thị trường, xây dựng thương hiệu, tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Có cơ chế biện pháp cụ thể để hỗ trợ người lao động, người nghèo vay vốn, học nghề, làm thủ tục XKLĐ.

Chúng ta cũng phải hết sức coi trọng làm tốt công tác quản lý lao động ở nước ngoài . Riêng đối với thị trường Qatar, Cục quản lý cũng đang trình Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phương án quản lý lao động ở nước này, trong đó có việc thành lập một ban quản lý lao động - đặt tại Dubai - để quản lý lao động Việt Nam tại Trung Đông. Sẽ quy định bắt buộc nếu các doanh nghiệp đạt một số lượng đưa đi nhất định phải có đại diện ở Quatar.

Tiếp theo, có lẽ trong vài năm trước mắt chưa thể chấm dứt ngay vấn đề xuất khẩu lao động, do đó cần tổ chức tốt để hoạt động này có hiệu quả hơn, tránh tình trạng lao động bị bóc lột như trong thời gian qua. Nói cụ thể hơn, cần thu thập, phân tích thông tin liên quan đến thị trường lao động, tổ chức theo dõi, quản lý tại các nước và phổ biến rộng rãi trong nước để người dân có đủ cơ sở chọn lựa tham gia xuất khẩu lao động hay không.

Đặc biệt, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cần có những văn bản yêu cầu các doanh nghiệp phải xây dựng văn phòng đại diện tại các thị trường có

số lượng lao động trên 100 người. Với những doanh nghiệp nhỏ, số lượng lao động ít, dưới 100, có thể kết hợp với doanh nghiệp khác thành lập chung văn phòng đại diện, có trách nhiệm quan tâm, quản lý lao dộng của doanh nghiệp mình, không được để xảy ra tệ nạn, làm ảnh hưởng đến thị trường lao động chung.

Một phần của tài liệu Báo cáo “Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác xuất khẩu lao động ở Việt Nam” pps (Trang 60 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w