0
Tải bản đầy đủ (.doc) (77 trang)

2 Thị trường mới

Một phần của tài liệu BÁO CÁO “MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM” PPS (Trang 46 -52 )

Ngoài viêc luôn phải duy trì đuợc thế đứng cho người lao đông chúng ta ở các thị trường truyền thống, chúng ta cũng cần phải tích cực “xâm chiếm” sang

các “mảnh đất mới” đầy triển vọng. Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, cho biết, năm 2005 sẽ có khoảng 70.000 lao động Việt Nam ra nước ngoài làm việc. Để đạt được con số trên, ngoài việc duy trì các thị trường đã có như Đài Loan, Nhật Bản, Malaixia và Hàn Quốc, các doanh nghiệp đều có kế hoạch mở thêm nhiều địa chỉ xuất khẩu lao động mới, trong đó chú ý đến các thị trường có nhiều tiềm năng như Libi, Arapxeut, Pháp, Canada, Anh và Hylạp.

Trong chuyến khảo sát thị trường Libi mới đây của Thứ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Nguyễn Lương Trào, phía Libi bày tỏ mong muốn sớm ký được hiệp định hợp tác tiếp nhận lao động Việt Nam, nhất là lao động thuộc ngành xây dựng và đánh bắt hải sản. Phía Việt Nam cũng đã gửi cho Libi dự thảo Hiệp định hợp tác lao động để phía bạn nghiên cứu, tìm hiểu. Hiện đã có khoảng 1.000 lao động Việt Nam đang làm việc tại Libi (theo các hợp đồng riêng lẻ) trong các ngành xây dựng và công nhân quốc phòng, với thu nhập bình quân khoảng 300-400 USD/người/tháng. Năm 2007 được đánh giá là năm bùng phát của những thị trường mới. Đối với khu vực châu Á, bên cạnh các thị trường truyền thống như Hàn Quốc, Đài Loan, Malaysia, Nhật Bản…, thị trường Macao gần đây được rất nhiều doanh nghiệp “nhòm ngó”. Cục Quản lý lao động ngoài nước cũng đã cho phép 10 doanh nghiệp chính thức khai thác thị trường này.

Theo thống kê của Bộ lao động - thương binh và xã hội, 8 tháng đầu năm 2007, đã có 1.461 lao động được đưa sang Macao, làm việc ở các lĩnh vực dịch vụ nhà hàng khách sạn, thợ xây dựng, trang trí nội thất, nhưng chủ yếu là giúp việc gia đình... Nhiều công ty khai thác tại thị trường này cho biết, Macao là một vùng lãnh thổ nhỏ, chỉ với 180.000 hộ dân, nhưng nhu cầu nhập khẩu lao động rất lớn. Đa số hộ dân cần sử dụng giúp việc gia đình. Bên cạnh đó, chính sách tiếp nhận lao động của Macao khá thông thoáng. Đây là điều kiện dễ dàng cho các doanh nghiệp Việt Nam đưa lao động sang thị trường này. Mặc dù ở Macao không quy định mức lương tối thiểu cho lao động giúp việc gia đình nhưng thu nhập của lao động tại thị trường này khá cao so với chi phí bỏ ra ban đầu. Đối với lao động phổ thông, mức thu nhập khoảng 5 triệu đồng/người/tháng. C òn lao động giúp việc gia đình lương không dưới 3triệu đồng. Tuy nhiên, cũng chính vì chính sách "quá mở", người nước ngoài có thể vào Macao thường xuyên và rất

dễ dàng nên bất cứ ai đặt chân lên đất Macao chỉ được cấp visa du lịch, kể cả trong lĩnh vực xuất khẩu lao động, đây chính là lỗ hổng phát sinh nhiều bất cập. Pháp luật Việt Nam (luật đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài) quy định không được phép đưa lao động ra nước ngoài bằng hình thức visa du lịch. Thế nhưng, với thị trường Macao hình như là một ngoại lệ. Cả 10 công ty khai thác thị trường này đều phải chấp nhận đưa lao động đi theo hình thức visa du lịch. Sau khi sang đến đất Macao, người lao động được chủ sử dụng lao động tiếp nhận, họ sẽ có trách nhiệm lo thủ tục làm thẻ xanh, tức là thẻ cư trú khoảng 1năm. Theo đó, người lao động sau khi nhập cảnh vào Macao mới được biết chủ sử dụng lao động là ai. Điều này hoàn toàn trái ngược với quy trình đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài của Việt Nam hiện nay. Đấy là chưa kể đến chuyện ngay cả khi đặt chân lên đất Macao rồi, doanh nghiệp xuất khẩu lao động cũng như chính người lao động không biết chắc mình có được chủ chọn hay không? Thời gian ký kết hợp đồng và mức lương như thế nào? Thậm chí, không loại trừ trường hợp sẽ có nhiều lao động đã sang Macao nhưng không được chủ chọn. Doanh nghiệp sẽ có trách nhiệm với những lao động sau khi hết thời hạn visa du lịch mà vẫn chưa tìm được việc. Cụ thể, doanh nghiệp sẽ đưa lao động về nước và hoàn trả lại toàn bộ chi phí mà người lao động bỏ ra. Tuy nhiên, nhiều người lo ngại việc đi ngược lại với quy định của pháp luật trong hoạt động xuất khẩu lao động sang Macao sẽ tạo nên kẽ hở cho những đối tượng lừa đảo có cơ hội lộng hành. Hoạt động đưa lao động ra nước ngoài bằng hình thức visa du lịch.có lẽ cần được sự xem xét kỹ lưỡng hơn từ phía các cơ quan quản lý.

Tại Anh và Hy Lạp, bước đầu đã có lao động Việt Nam làm việc, tuy số lượng không nhiều, nhưng thu nhập của lao động Việt Nam tại các nước này tương đối cao. Tại các thị trường đã có, phần lớn lao động Việt Nam được đánh giá khá tốt về khả năng làm việc, chăm chỉ và tiếp thu nhanh. Nhìn chung, thu nhập của người lao động ổn định. Đặc biệt, lao động làm việc trong các nhà máy sản xuất công nghiệp, công trường xây dựng lớn có liên doanh với nước ngoài có điều kiện làm việc, ăn ở và thu nhập khá tốt. Gần đây xuất hiện thêm hai thị trường xuất khẩu lao động "mới toanh", đó là Australia và Ireland. Mức lương tại đây có thể lên tới 2.000 euro/tháng .Thời gian qua, một số doanh nghiệp xuất

khẩu lao động Việt Nam cũng đã đàm phán với một số doanh nghiệp Australia để có thể đưa số lao động "thí điểm" đầu tiên sang làm việc tại các lĩnh vực: xây dựng, trang trại, dịch vụ và khách sạn... Ngoài ra, một số doanh nghiệp xuất khẩu lao động Việt Nam cũng đang lên kế hoạch khai thác thị trường Ireland - một điểm đến rất mới. Theo kế hoạch sắp tới những kỹ sư xây dựng đầu tiên sẽ đến Ireland làm việc với mức lương khoảng 2.000 Euro. Thời gian gần đây, một số doanh nghiệp xuất khẩu lao động Việt Nam đang “gõ cữa” hai thị trường n ày, chi phí trước khi đi khoảng 3.000-5.000 USD. Theo hãng tin AC Nielsen, Australia đang thiếu nhân công trầm trọng trong lĩnh vực xây dựng, trang trại... Do thiếu lao động nên đã vài tháng qua, đa số doanh nghiệp xây dựng nước này không hoàn thành tiến độ, chỉ tiêu nhiều dự án quan trọng; bên cạnh đó, hầu hết các trang trại lớn cũng đang rơi vào tình cảnh trái chín rụng do không kịp thu hoạch. Tình trạng thiếu nhân lực đã buộc Chính phủ nước này phải chuẩn bị lên kế hoạch nhập khẩu lao động từ các nước thuộc khu vực châu Á- Thái Bình Dương; trước mắt số lao động dự định sẽ tuyển sang khoảng 20.000 người, lương khoảng 1.500 - 2.000 USD/người/tháng... (Vnmedia ngày tin 12/04/2005). Nắm bắt nhu cầu, một số doanh nghiệp xuất khẩu lao động Việt Nam đang có kế hoạch thăm dò, khai thác thị trường này. Từ trước đến nay, Australia chưa nhập khẩu lao động từ các nước khu vực châu Á, nhưng lần này có thể sẽ khác. Chính phủ nước này đang xem xét kế hoạch cấp một loại thị thực (ngắn hạn) đặc biệt cho lao động đến từ các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Bên cạnh đó, Chính phủ Australia cũng đang nghiên cứu để có thể tăng số người nhập cư lên 140.000 người/năm nhằm giải quyết tình trạng thiếu nhân công. Về phía các doanh nghiệp xuất khẩu lao động, mới đây, Công ty Xây dựng Dịch vụ và Hợp tác lao động (OLECO) đã thống nhất được với các đối tác Ixraen tiếp nhận lao động nông nghiệp từ Việt Nam dưới dạng tu nghiệp sinh, ngoài mức trợ cấp được phía Ixraen trả khá cao, những tu nghiệp sinh nông dân này sẽ học tập được phương pháp sản xuất nông nghiệp kỹ thuật cao của IIxraen - một trong những quốc gia hàng đầu về khoa học kỹ thuật nông nghiệp. Công ty Cung ứng lao động Quốc tế và Dịch vụ Inmasco hiện cũng đang tuyển dụng một số lượng lớn kỹ sư xây dựng đi làm việc tại Angiêri thông qua một nhà thầu Nhật Bản.

Tại một thị trường mới khác là Singapo, nhiều doanh nghiệp điện tử và các công ty kinh doanh dịch vụ nước này cũng đã có xu hướng tuyển dụng lao động Việt Nam nhiều hơn. Đơn vị "mở hàng" thị trường này năm nay là Công ty Dịch vụ xuất khẩu lao động và chuyên gia (Suleco) với một hợp đồng tuyển 70 lao động với mức lương rất cao, từ 1.400-1.800 SGD/người/tháng (xấp xỉ 14 -18 triệu VND). Đây là khoản thu nhập chính thức cao nhất mà lao động Việt Nam có được trong số các thị trường xuất khẩu ở Châu Á. Theo Cục Quản lý Lao động Ngoài nước, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, hai tháng đầu năm nay đã có trên 15.760 lao động đi làm việc tại nước ngoài. Trong số này, các thị trường truyền thống là Đài Loan, Malaixia, Hàn Quốc và Nhật Bản vẫn chiếm phần lớn nhưng đang gặp khó khăn do quota bị hạn chế và những điều kiện khách quan khác. Một số doanh nghiệp xuất khẩu lao động Việt Nam khẳng định, các chủ sử dụng của nước này tỏ ra rất khắt khe khi nhận lao động nước ngoài. Họ thường nhấn mạnh đến chất lượng lao động. Vì thế doanh nghiệp khai mở thị trường mà chất lượng lao động đảm bảo sẽ được ưu tiên hàng đầu. Hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu lao động Việt Nam dự đoán, hiện nay một bộ phận không nhỏ người dân Australia chưa cảm thấy thoải mái với chính sách nhập khẩu lao động nhưng nếu lao động nước ngoài đến đất nước này mà góp phần giải quyết tốt tình trạng thiếu nhân công thì chắc chắn sẽ chiếm được cảm tình lâu dài của chủ sử dụng lao động.

Qua những phân tích ở trên, chúng ta đã thấy được rằng : Trong bối cảnh toàn cầu hoá, di cư lao động quốc tế dưới hình thức xuất khẩu lao động gia tăng mạnh và đã góp phần tích cực vào chiến lược giải quyết việc làm, tăng thu nhập, tạo sự ổn định và phát triển đất nước. Với một số lượng lao động khá lớn đang làm việc ở nước ngoài, hằng năm đã mang lại một nguồn thu nhập rất lớn bằng ngoại tệ mạnh góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đồng thời cải thiện đời sống của nhiều gia đình. Đối với người lao động, mức lương trung bình 300- 500USD/tháng, bình quân hàng năm mỗi lao động làm việc ở nước ngoài tiết kiệm được khoảng 4000 USD, góp phần giúp đỡ cho gia đình, cộng đồng và quê hương. Ngoài ra, bản thân người lao động còn tiếp thu học hỏi được nhiều kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, tác phong công nghiệp, lối sống văn minh, tiếp nhận các giá trị xã hội mới. Đây là những cái được cần phát huy. Tuy nhiên, lao động

Việt Nam cũng có những nhược điểm căn bản như trình độ ngoại ngữ, tay nghề, ý thức kỷ luật, trách nhiệm trong công việc còn kém so với lao động từ nhiều nước khác. Về mặt tổ chức, công tác tuyển chọn và đào tạo trước khi đi làm việc ở nước ngoài chưa được thực hiện tốt dẫn đến nhiều tiêu cực. Tình trạng lao động Việt Nam bị bỏ rơi sau khi đặt chân đến nước bạn, hoặc bị trả về trước thời hạn do không đáp ứng được nhu cầu của bên sử dụng lao động hoặc do phá hợp đồng diễn ra thường xuyên trên thực tế. Đây là những bất lợi và thách thức lớn đòi hỏi phải có những bước đột phá trong cơ chế chính sách quản lý xuất khẩu lao động của nước ta hiện nay. Điều đáng đề cập là cơ hội đi xuất khẩu lao động không hoàn toàn dễ dàng đối với lao động nông nghiệp, đặc biệt là đối tượng nghèo, nghèo cả về thông tin, quan hệ xã hội lẫn tiềm lực kinh tế. Người có nhu cầu đi lao động ở nước ngoài còn phải trải qua nhiều thủ tục rườm rà, khó khăn trong giấy tờ, thế chấp, đặt cọc ngân hàng với những thủ tục đến nản lòng, tạo kẽ hở cho kẻ xấu lợi dụng lừa đảo bóc lột người lao động. Thật khó có thể giúp người nông dân nghèo vay mượn 4-5 nghìn USD để đóng cho công ty tuyển dụng cung ứng lao động. Tại nhiều doanh nghiệp, mạng lưới môi giới đã xuất hiện với cách “làm giá” đi xuất khẩu với cách “làm ăn chụp giật”, gây mất uy tín, thậm chí vi phạm pháp luật. Hoạt động xuất khẩu lao động của nước ta gặp nhiều khó khăn hơn do sự khốc liệt của thị trường quốc tế. Lao động Việt Nam giờ đây phải cạnh tranh với ngay chính các lao động đến từ các nước trong khu vực như Inđônêxia, Băng-la-đét, Philípin. Các thị trường tiếp nhận lao động trên thế giới trở nên “khó tính” hơn, thận trọng hơn, trong khi tiền lương tối thiểu cho người lao động ngày càng giảm sút trong bối cảnh cạnh tranh, toàn cầu hoá. Trong khi các kênh di cư lao động chính thống dưới hình thức xuất khẩu lao động chưa đủ sức đáp ứng được nhu cầu việc làm thì các luồng di cư qua các kênh phi chính thức diễn ra khá phổ biến, đó là đưa người ra nước ngoài trái phép gia tăng trong những năm qua. Số nạn nhân bị lừa gạt, buôn bán qua biên giới Trung quốc và Cămpuchia ngày càng nhiều, với những thủ đoạn tinh vi, che đậy dưới nhiều hình thức, vỏ bọc khác nhau. Vấn nạn buôn người đã đánh trúng tâm lý mong muốn có được việc làm dễ dàng, có thu nhập, không đòi hỏi thủ tục và đặc biệt là sự kém hiểu biết do thiếu thông tin của nạn nhân. Giống như ở nhiều nước khác trên thế giới, tình trạng buôn bán phụ nữ và trẻ em từ nông thôn ra thành phố cũng như qua biên giới đến các khu vực khác sẽ tiếp tục gia tăng ở Việt Nam.

Xuất khẩu lao động vẫn đang là một kênh rất hữu hiệu để giải quyết việc làm cho lao động Việt Nam hiện nay và cho những năm tiếp theo. Vì vậy, phải làm thế nào để đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động ở nước ta hiện nay đang là vấn đề cấp bách. Đề tài này xin được phép đưa ra một số giải pháp cho vấn đề này ở chương tiếp theo.

CHƯƠNG 3 - ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG CÔNG

TÁC XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu BÁO CÁO “MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM” PPS (Trang 46 -52 )

×