1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

thái độ của học sinh trường trung học cơ sở nghi kim (tp vinh - nghệ an) về vấn đề bạo lực học đường

98 2,9K 25

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 98
Dung lượng 738 KB

Nội dung

DANH MỤC CÁC BẢNG 3.1 Nhận thức của học sinh về biểu hiện của khái niệm bạo lực giữa các học sinh với nhau theo kết quả chung 483.2 Nhận thức của học sinh về khái niệm bạo lực giữa các h

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi Các số liệu, kết quảnêu trong khóa luận là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ côngtrình nghiên cứu nào khác Tôi xin chịu hoàn toàn về tính khoa học của côngtrình

Đà Nẵng, ngày tháng 06 năm 2010

Tác giả

Nguyễn Thị Ngọc Anh

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, em đã nhận được rất nhiều sự giúp

đỡ của các thầy cô giáo và bạn bè

Trước hết, em xin tỏ lòng biết ơn chân thành đến các thầy cô giáo trong khoaTâm lý – giáo dục đã cung cấp cho em những kiến thức trong 4 năm học qua để

em hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp

Em xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới cô giáo – Thạc sỹ Phạm Thị Mơ – côgiáo trực tiếp hướng dẫn đã nhiệt tình dẫn dắt, tận tâm chỉ bảo em trong suốt quátrình làm đề tài

Xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo, các em học sinh ở trường TrungHọc Cơ Sở Nghi Kim – Thành Phố Vinh – Nghệ An đã giúp đỡ em trong quátrình điều tra, thu thập dữ liệu thực tiễn

Cảm ơn các bạn trong lớp đã giúp tôi trong thời gian học tập cũng như chia

sẻ tài liệu, đóng góp ý kiến giúp tôi làm tốt đề tài của mình

Trong quá trình nghiên cứu không thể tránh khỏi những sai sót, rất mongđược sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn để đề tài nghiên cứu đượchoàn thiện hơn

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Đà Nẵng, ngày /06/2010

Tác giả

Nguyễn Thị Ngọc Anh

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài ……… … …… 1

2. Mục đích nghiên cứu ………3

3 Đối tượng nghiên cứu, khách thể nghiên cứu, đối tượng khảo sát ………3

4 Nhiệm vụ nghiên cứu ………4

5 Phạm vi nghiên cứu ……… 4

6 Giả thuyết khoa học ……… 4

7 Phương pháp nghiên cứu ……… 4

NỘI DUNG Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1 Các nghiên cứu về bạo lực học đường trên thế giới ……… 6

1.1.1 Nghiên cứu bạo lực học đường ở nước ngoài ……… 6

1.1.2 Nghiên cứu bạo lực học đường ở trong nước ……… 9

1.2 Các khái niệm cơ bản sử dụng trong đề tài ……… 12

1.2.1 Lý luận về thái độ ……… 12

1.2.1.1 Các thuyết về thái độ ………12

1.2.1.2 Khái niệm thái độ ……….14

1.2.1.3 Đặc điểm của thái độ ………17

1.2.1.4 Chức năng của thái độ ……… 18

1.2.1.5 Cấu trúc của thái độ ……… 18

1.2.1.6 Cơ chế hình thành thái độ ………20

1.2.1.7 Phân loại thái độ ……… 21

1.2.2 Lý luận về bạo lực học đường ………22

1.2.2.1 Khái niệm bạo lực ………22

1.2.2.2 Khái niệm bạo lực học đường ……… 23

1.2.2.3 Các hình thức bạo lực học đường ………24

Trang 4

1.2.2.4 Nguyên nhân bạo lực học đường ………26

1.2.2.6 Hậu quả của bạo lực học đường ……… 29

1.2.3 Thái độ của học sinh trường THCS Nghi Kim đối với vấn đề bạo lực học đường ……… 31

1.2.3.1 Khái niệm học sinh THCS ……… 31

1.2.3.2 Một số đặc điểm tâm sinh lý của học sinh THCS ………32

1.2.3.3 Khái niệm “Thái độ của học sinh THCS đối với vấn đề bạo lực giữa các học sinh với nhau” ……… ……….34

1.3 Yếu tố tâm lý ảnh hưởng đến thái độ của học sinh với vấn đề bạo lực học đường ……… 35

Chương 2 TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Vài nét về khách thể nghiên cứu ……… 40

2.2 Các phương pháp nghiên cứu ……… 40

2.2.1 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi ……… 40

2.2.2 Phương pháp phỏng vấn ……….46

2.2.3 Phương pháp quan sát ………47

2.2.4 Phương pháp thống kê toán học ……….…47

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Thái độ của học sinh trường THCS Nghi Kim đối với vấn đề bạo lực học đường ……… 48

3.1.1 Thái độ của học sinh với vấn đề bạo lực học đường thể hiện ở mặt nhận thức ……….48

3.1.2 Thái độ của học sinh đối với vấn đề bạo lực học đường thể hiện ở mặt xúc cảm ……… 60

3.1.3 Thái độ của học sinh với vấn đề bạo lực học đường thể hiện ở mặt hành vi ……….66

3.2 Nguyên nhân thực trạng thái độ của học sinh trường THCS Nghi Kim đối với vấn đề bạo lực học đường ………

……….75

Trang 6

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ĐHKH – XHNV : Đại học khoa học xã hội và nhân vănĐHQGHN : Đại học quốc gia Hà Nội

ĐTB : Điểm trung bình

GD – ĐT : Giáo dục đào tạo

GDCD : Giáo dục công dân

HS – SV : Học sinh – sinh viên

Trang 7

DANH MỤC CÁC BẢNG

3.1

Nhận thức của học sinh về biểu hiện của khái niệm bạo lực

giữa các học sinh với nhau theo kết quả chung 483.2

Nhận thức của học sinh về khái niệm bạo lực giữa các học sinh

3.3

Nhận thức của học sinh về những loại hành vi bạo lực học

3.4

Nhận thức của học sinh về nguyên nhân gây ra bạo lực giữa

3.5

Nhận thức của học sinh về nguyên nhân gây ra bạo lực giữa

3.6

Nhận thức của học sinh về hậu quả của bạo lực giữa các học

3.7

Nhận thức của học sinh về vai trò của gia đình, nhà trường các

tổ chức xã hội trong việc phòng chống bạo lực học đường 583.8

Tổng hợp đánh giá nhận thức chung của học sinh đối với vấn

3.9

Cảm xúc của các em học sinh trước tình trạng bạo lực học

3.10

Cảm xúc của các em học sinh khi chứng kiến hành vi bạo lực

3.11

Cảm xúc của các em học sinh khi đặt mình vào vị trí kẻ gây ra

3.12

Cảm xúc của các em học sinh khi đặt mình vào vị người bị bạo

3.13

Tổng hợp đánh giá chung mặt xúc cảm của học sinh đối với

vấn đề bạo lực học đường giữa các học sinh 653.14

Hành vi ứng xử của học sinh khi lâm vào các tình huống có thể

3.15 Hành vi ứng xử của học sinh khi xảy ra mâu thuẫn với bạn bè 68

Trang 8

Hành vi can thiệp của học sinh khi có hiện tượng bạo lực học

3.17

Tổng hợp đánh giá chung mặt hành vi của học sinh đối với vấn

3.18

Thái độ của học sinh trường đối với vấn đề bạo lực học đường

Trang 9

Trẻ em là chủ nhân tương lai của đất nước, là người sẽ góp phần xây dựngquê hương, đất nước giàu mạnh trong tương lai Chính vì vậy mà giáo dục luôn làquốc sách hàng đầu của mỗi quốc gia Tuy nhiên, thực tế đáng buồn hiện nay làtình trạng bạo lực học đường đang ngày một gia tăng Hiện nay, nó đang là vấn

đề bức thiết và được xã hội quan tâm

Bạo lực học đường không là một vấn đề mới mẻ nhưng thời gian gần đâymới bùng phát một cách mạnh mẽ, mức độ và tính chất của hành vi này ngàycàng nguy hiểm Bạo lực học đường đang trở thành mối lo ngại của ngành giáodục, cha mẹ học sinh và toàn xã hội Nó tác động trực tiếp đến tinh thần, thái độhọc tập của học sinh và việc giảng dạy của các thầy, cô giáo Nó diễn ra khôngchỉ ở thành phố mà còn ở các vùng nông thôn, không chỉ xảy ra ở học sinh nam

mà còn cả học sinh nữ Thật đau lòng khi bạo lực học đường còn xảy ra ở cả phái

nữ, vốn được mệnh danh là “phái yếu” Có thể nói, đây không phải là vấn đềcủa riêng mỗi quốc gia nào mà đã trở thành vấn nạn của toàn cầu

Thật vậy Có lẽ chưa có đất nước nào thoát khỏi tình trạng bạo lực họcđường Bạo lực học đường có dấu hiệu gia tăng mạnh; quy mô, cùng hậu quả của

nó cũng ngày càng nặng nề hơn trước đây rất nhiều lần, đặc biệt là bạo lực xảy ragiữa các em học sinh với nhau Đáng sợ hơn, các em còn dám quay lại cảnh mìnhđánh đấm dã man, rồi công khai phát tán trên mạng internet, thách thức dư luận,nhà trường và những nhà quản lí giáo dục Theo thống kê, trên thế giới, mỗi năm

có 6 triệu em trai và 4 triệu em gái có liên quan trực tiếp đến bạo lực học đường.Trên thực tế, con số đó đang ngày càng tăng lên, bạo hành trường học trở thànhvấn đề chung của giáo dục quốc tế

Ở Việt Nam những năm gần đây, dư luận xã hội lên tiếng khá nhiều về bạolực học đường, với những lo ngại về sự đa dạng và mức độ nguy hiểm của hành

vi này Theo ông Phùng Khắc Bình, nguyên Vụ trưởng Vụ Công tác HS-SV của

Bộ GD - ĐT thì theo báo cáo của 38/61 Sở GD - ĐT, từ năm 2003 đến nay cóhơn 8.000 học sinh tham gia đánh nhau, bị xử lý kỷ luật Thời gian gần đây, các

vụ bạo lực học đường không chỉ tăng về số lượng mà còn tăng về mức độ nguy

Trang 10

hiểm của nó, và lan rộng ra nhiều địa phương Những con số này đang gióng lênhồi chuông báo động cho chúng ta về thực trạng lối hành xử bạo lực, thiếu lànhmạnh của các em học sinh.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng bạo lực giữa các em học sinhvới nhau, một trong những nguyên nhân quan trọng là do xuất phát từ nhận thứccòn hạn chế và thái độ thờ ơ, dửng dưng của các em học sinh về vấn đề này Các

em hiện nay có rất ít môi trường thật an toàn và trong lành để vui chơi thể thao,thư giãn sau những giờ học căng thẳng khiến các em dễ cáu giận, phản ứng tháiquá, hoặc lệch lạc Có em mất phương hướng, không biết làm gì để khẳng địnhbản thân Có em do quá căng thẳng, mệt mỏi trong học tập đã nổi khùng trướcngười khác hoặc có ý nghĩ phải làm tổn thương ai đó hay làm tổn thương chínhmình Rất nhiều các em không ngần ngại tạo dựng cho mình một sức mạnh nào

đó qua băng nhóm bạn bè và luôn sẵn sàng lao vào đánh nhau mà không cần mảymay suy nghĩ hậu quả Đánh bạn vì ghét cái nhìn, đánh vì bị xúc phạm hay tranhngười yêu của nhau… trở nên khá phổ biến ở lứa tuổi học trò Nhiều em họcsinh cho rằng bạo lực giữa các bạn học sinh với nhau không gây ra hậu quả gìnghiêm trọng cả nên cứ có mâu thuẫn là lại dùng bạo lực để giải quyết Khi xảy

ra mâu thuẫn giữa các học sinh, thay vì cùng nhau hòa giải hay thông báo chonhà trường, thầy cô can thiệp thì các em “tự xử” với nhau một cách bạo lực.Những em chứng kiến những cảnh đó cũng không dám lên tiếng vì sợ hãi hoặcthờ ơ, vô cảm, không quan tâm, coi đó là chuyện riêng của người khác; thậm chí

có em còn cổ vũ cho những hành động đó Thái độ sai lệch đó cùng nhận thứccòn kém của các em đã góp phần làm cho hiện tượng bạo lực tăng lên trong thờigian gần đây

Thời gian qua, các cấp chính quyền nước ta đã có nhiều giải pháp để ngănchặn tình trạng bạo lực học đường song kết quả thu được vẫn chưa cao, công tácthực hiện vẫn chưa triệt để Bạo lực học đường đã trở thành vấn đề đáng quantâm của toàn xã hội, đòi hỏi các cấp chính quyền cũng như các ban ngành phải cónhững biện pháp thích hợp để khắc phục tình trạng trên nhằm thiết lập một môi

Trang 11

trường học đường an toàn, thân thiện cho học sinh, đảm bảo an ninh cho xã hội.Cũng đã có một số công trình nghiên cứu về vấn đề này song chủ yếu mới chỉ đềcập đến thực trạng bạo lực học đường, một số yếu tố ảnh hưởng tới tình trạngtrên,… mà ít có công trình nào tìm hiểu sâu thái độ của học sinh về vấn đề này.

Tình hình bạo lực học đường và thái độ của học sinh trường THCS NghiKim (TP Vinh - Nghệ An) cũng không nằm ngoài xu thế chung của xã hội

Từ những lý luận và thực tiễn trên, chứng tôi quyết định lựa chọn đề tài

“Thái độ của học sinh trường trung học cơ sở Nghi Kim (TP Vinh - Nghệ An) về vấn đề bạo lực học đường”.

3 Đối tượng nghiên cứu, khách thể nghiên cứu, đối tượng khảo sát

- Đối tượng nghiên cứu: Thái độ của học sinh trường trung học cơ sở Nghi Kim(TP Vinh - Nghệ An) về vấn đề bạo lực học đường

Khách thể nghiên cứu: Học sinh trường trung học cơ sở Nghi Kim (TP Vinh Nghệ An)

Khách thể khảo sát: 300 em học sinh trường trung học cơ sở Nghi Kim (TPVinh - Nghệ An)

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu các vấn đề lý luận chung về thái độ, bạo lực, bạo lực học đường,thái độ của học sinh về bạo lực học đường

- Tìm hiểu thực trạng thái độ của học sinh trường trung học cơ sở Nghi Kim (TPVinh - Nghệ An) về vấn đề bạo lực học đường

- Đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế và đẩy lùi tình trạng bạo lực học đường,nâng cao nhận thức, thái độ của các em học sinh về vấn đề này

Trang 12

5 Phạm vi nghiên cứu

Do điều kiện hạn chế nên trong đề tài này chúng tôi chỉ tập trung nghiêncứu thái độ của học sinh đối với dạng bạo lực học đường giữa các học sinh vớinhau trong phạm vi trường THCS Nghi Kim (TP Vinh - Nghệ An)

6 Giả thuyết khoa học

Học sinh trường trung học cơ sở Nghi Kim (TP Vinh - Nghệ An) nhìnchung đã có những hiểu biết nhất định về bạo lực học đường tuy nhiên sự hiểubiết này còn hạn chế Các em có thái độ phản đối, lên án những hành vi bạo lực

đó song chưa có hành vi can thiệp đúng mức

7 Phương pháp nghiên cứu

7.1 Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết

Để xây dựng hệ thống khái niệmlàm cơ sở lý luận cho đề tài, chúng tôi đã

sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết

7.2 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

Đây là phương pháp chủ yếu được sử dụng trong đề tài để thu thập thôngtin về thái độ của Học sinh trường trung học cơ sở Nghi Kim (TP Vinh - NghệAn) về vấn đề bạo lực học đường

Bảng hỏi được xây dựng dựa trên cấu trúc của thái độ là: mặt nhận thức,mặt cảm xúc và mặt hành vi của học sinh về vấn đề này

7.3 Phương pháp phỏng vấn

Sử dụng phương pháp này tôi nhằm thu thập thông tin đầy đủ, chính xáchơn thái độ của học sinh về vấn đề bạo lực học đường nhằm bổ trợ cho quá trìnhđiều tra bằng phương pháp bảng hỏi

7.4 Phương pháp quan sát

Trang 13

Phương pháp này được sử dụng nhằm bổ trợ cho các phương pháp điều trabằng bảng hỏi và phương pháp phỏng vấn trong việc tìm hiểu thái độ của các emhọc sinh về vấn đề bạo lực học đường.

7.5 Phương pháp thống kê trong toán học

Để xử lý số liệu thu được, nhằm đưa ra những kết luận chính xác, kháchquan cho đề tài nghiên cứu, tôi sử dụng phương pháp thống kê trong toán học:tính tỉ lệ % và tính trung bình cộng

NỘI DUNG

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

1.1 Các nghiên cứu về bạo lực học đường trên thế giới

1.1.1 Nghiên cứu bạo lực học đường ở nước ngoài

Trang 14

- Có lẽ chưa có quốc gia nào “miễn dịch” nạn bạo lực học đường Theothống kế điều tra của Hội Nghiên cứu Harvest (năm 2006) tại Singapore có tới

2800 trên tổng số 4000 em học sinh trả lời mình bị bạo lực trường học Điều tracủa Hiệp hội Y tế cho biết có đến 10% trẻ em bị bạo lực trường học tại Mỹ Cókhoảng 30% lứa tuổi teen (5.7 triệu) chịu ảnh hưởng của bạo lực học đường Cóthể các em bị xúc phạm về thân thể, bị tổn thương do những ngôn từ nặng nề, bị

ám ảnh bởi thái độ lạnh lùng, thờ ơ… Những vấn đề này đã và đang gióng lênhồi chuông cảnh tỉnh chúng ta [9]

-Nhà tâm lý học Na Uy Dan Olweus đã đưa ra chương trình chống bắt nạttrong trường học Được áp dụng từ năm 1983, nó tỏ ra hữu hiệu đến mức đượcnhiều nước phát triển áp dụng Số liệu thống kê cho hay, nhờ chương trình này,

số lượng nạn nhân và số lượng “kẻ ăn hiếp” giảm từ 30 – 50% Đồng thời, cũngnhờ nó mà tỷ lệ phạm tội trộm cắp, ăn cướp, cưỡng hiếp … trong trẻ vị thànhniên thuyên giảm đáng kể

- Ở Canada, hệ thống chẩn đoán tâm lý của học sinh đã được thiết lậptrong trường học Việc này đang được tiến hành ngày một kỹ càng hơn vì kết quảxét nghiệm độ hung hãn của từng học sinh giúp cho công tác chống bắt nạt trongtrường sở ngày một hữu hiệu

- Ở châu Âu đã thành lập ban quan sát toàn châu lục về bạo lực trong nhà

trường Các quốc gia đã triển khai dự án Hiến chương châu Âu vì trường học dân chủ không bạo lực Theo đó, nhiều trò chơi trên máy tính đã thiết kế nhằm rèn

cho học sinh kỹ năng chống bắt nạt trong nhà trường, trên đường phố; khuyếnkhích các em tham gia những trò chơi tập thể trên lớp, dựng những vở kịch, viếtvăn, làm thơ, tham gia thảo luận về đề tài chống bắt nạt, hoá giải hành động, thái

độ hung hãn Nhà trường cũng đã xây dựng những quy tắc hành vi cho những emthường rơi cào tình thế bị bắt nạt, và những em có xu hướng dùng bạo lực giảiquyết tranh chấp, những em có tình thích trêu chòng bạn bè quá mức …

Nét chung của các chương trình chống bắt nạt quốc tế là sự tỉ mỉ, chu đáo,

có hệ thống, và tôn trọng nhân cách của học sinh và phụ huynh.[10]

Trang 15

- Theo một cuộc điều tra của nhà xã hội học người Pháp Cécile Carra công

bố năm 2009 (thực hiện trên 2000 học sinh từ 7-12 tuổi tại 31 trường học), cóhơn 40 % học sinh khẳng định từng là nạn nhân của bạo lực học đường ít nhấtmột lần trong năm và 28 % học sinh thừa nhận từng là “hung thủ” trong các vụbạo lực học đường Vấn đề bạo lực học đường gây lo ngại tới mức Bộ Giáo dụcPháp phải tổ chức một hội nghị kéo dài 2 ngày (7 - 8/4) tại Paris để bàn riêng vềchủ đề này [11]

- Năm 2006, sau một vụ tự sát của một cô gái sau khi bị quấy nhiễu tìnhdục tại trường, Bộ trưởng Bộ Giáo dục Ba Lan, Roman Giertych, đã tung ra mộtcuộc cải cách trường học "không khoan dung" Theo kế hoạch này, các giáo viên

sẽ có vị thế pháp lý như các nhân viên dân sự, khiến việc thực hiện hành độngbạo lực chống lại họ bị trừng phạt với những mức độ cao hơn Hiệu trưởng, trên

lý thuyết, có thể gửi những học sinh hung hãn tới thực hiện phục vụ cộng đồng vàcha mẹ của các học sinh đó cũng có thể bị phạt Các giáo viên không phản ánhcác vụ bạo lực ở trường có thể phải đối mặt với một án tù

- Cao uỷ Nhân quyền Nam Phi đã thấy rằng 40% trẻ em được phỏng vấnnói rằng chúng từng là các nạn nhân của tội phạm tại trường học Hơn một phầnnăm số vụ tấn công tình dục vào trẻ em Nam Phi được phát hiện diễn ra tạitrường học Việc phải đương đầu với bạo lực gia đình, băng đảng và ma tuý đểlại dấu ấn lâu dài trong tính cách của học sinh.[12]

- Theo Trung tâm Thống kê Quốc gia về Giáo dục Mỹ, bạo lực học đường

là một vấn đề nghiêm trọng Năm 2007, năm gần nhất có dữ liệu tổng thể, mộtcuộc điều tra toàn quốc, được tiến hành hai năm một lần bởi Các Trung tâm Ngănchặn và Kiểm soát Dịch bệnh (CDC) và có những mẫu đại diện của các học sinhtrung học Hoa Kỳ, thấy rằng 5.9% học sinh mang theo một loại vũ khí (như súng,dao, vân vân) vào trường học trong 30 ngày trước thời điểm điều tra Tỷ lệ này ởnam lớn gấp ba lần nữ Trong 12 tháng trước cuộc điều tra, 7.8% học sinh trunghọc được thông báo đã bị đe doạ hay bị thương tích bởi một vũ khí trong trườnghọc ít nhất một lần, với tỷ lệ cao trong nam lớn gấp hai lần nữ Trong 12 tháng

Trang 16

trước cuộc điều tra, 12.4% học sinh từng tham gia vào một vụ đánh nhau tạitrường ít nhất một lần Tỷ lệ nam cũng cao gấp hai lần nữ Trong 30 ngày trướccuộc điều tra, 5.5% học sinh được thông báo bởi họ không cảm thấy an toàn, họ

đã không tới trường ít nhất một ngày Các tỷ lệ này ở nam và nữ xấp xỉ bằngnhau [12]

- Tại Mỹ, nghiên cứu của Hội đồng phòng chống tội phạm quốc gia(NCPC) khẳng định 43% học sinh cả nam lẫn nữ thuộc độ tuổi từ 13-17 tuổi từng

bị doạ nạt hoặc chế giễu trên Internet.[13]

- Một nghiên cứu do nhà nghiên cứu Mottot Florence thực hiện ở châu Âu,đăng trên tạp chí Sciences Humaines của Pháp (số tháng 2/2008) khẳng định cóđến 61% nạn nhân của bạo lực học đường có ý định tự tử Còn theo số liệu củatoà khám nghiệm y lý bang Victoria (Mỹ) năm 2007, có tới 40% nạn nhân các vụ

tự tử từng là đối tượng của nạn bạo lực học đường.[13]

- Trong một nghiên cứu công bố năm 2004, các tác giả James D Unnever

và Cornell Dewey cho biết có tới 1/4 số trẻ là nạn nhân của bạo lực học đườngkhông hề nói với bất kỳ ai và 40% không nói với một người lớn nào Các nghiêncứu mới được thực hiện ở Mỹ cũng cho thấy khi các vụ bạo lực học đường diễn

ra, các nạn nhân chỉ âm thầm chịu đựng: Có tới 85% các trường hợp không có sựcan thiệp từ bên ngoài, trong khi chỉ có 4% có sự can thiệp của người lớn và 11%nhờ sự can thiệp của bạn bè.[13]

- Liên quan đến bạo lực học đường qua Internet, số liệu của Hội đồngphòng chống tội phạm quốc gia (NCPC) cũng đáng báo động: Có tới 40% họcsinh là nạn nhân của những hành động dọa nạt qua Internet hoặc điện thoại diđộng nhưng chỉ có 10% thổ lộ với cha mẹ mình Cứ 9 nạn nhân, có 1 em khẳngđịnh biết ai đứng đằng sau những thông điệp gửi cho mình nhưng không dám tốcáo

Cũng vì nỗi lo sợ bị dọa nạt, rất nhiều học sinh đã lựa chọn cách tự vệ Cácthống kê ở Mỹ cho thấy có khoảng 100.000 học sinh mang súng tới trường 1/3

Trang 17

số học sinh được hỏi nói rằng các em từng nghe thấy một học sinh khác đe dọagiết ai đó và 1/5 số học sinh biết có học sinh mang súng tới trường[13]

1.1.2 Nghiên cứu bạo lực học đường ở trong nước

Ở Việt Nam những năm gần đây, dư luận xã hội lên tiếng khá nhiều về bạolực học đường, với những lo ngại về sự đa dạng và mức độ nguy hiểm của hành

vi này Thực chất, bạo lực học đường không phải là một vấn đề mới, nhưng càngngày, mức độ và tính chất của hành vi này càng nguy hiểm, phức tạp hơn

- Một cuộc khảo sát do khoa Xã hội học, trường ĐHKH XHNV (ĐHQGHN) thực hiện vào năm 2008 tại 2 trường THPT thuộc quận Đống Đa (Hà Nội)

về tình trạng bạo lực nữ sinh đã cho thấy nhiều kết quả đáng lo ngại Cụ thể, cóđến 96,7% số học sinh trong mẫu được hỏi cho rằng, ở trường các em có xảy rahiện tượng nữ sinh đánh nhau Mức độ bạo lực trong nữ sinh là 44,7% rất thườngxuyên; 38% thường xuyên; và 17,3% không thường xuyên

Kết quả khảo sát cũng cho con số đáng lo khi có tới 64% các em nữ đượchỏi thừa nhận là đã từng có hành vi đánh nhau với các bạn khác; có đến 45,3%học sinh cho rằng hành vi đó là bình thường; 30,7% trả lời có thể chấp nhậnđược; và chỉ có 24% học sinh không chấp nhận hành vi bạo lực trong nữ sinh

Khảo sát cho thấy, có những lý do rất đơn giản nhưng cũng là cớ gây raxung đột, như không ưa thì đánh (24%); bị khiêu khích nên đánh (16%); đánh vì

lí do tình cảm (13,3%) Đáng lo ngại là, có những lý do không thể hình dungđược, ví dụ: người khác nhờ đánh (20%) và chẳng có lý do gì cũng đánh (12%).Còn phải kể thêm một yếu tố thúc đẩy hành vi bạo lực học đường, đó là sự cổ vũcủa bạn bè, trong đó có các nam sinh

Khảo sát này cũng đặc biệt quan tâm tới thái độ của cha mẹ khi con cái cóhành vi bạo lực, bởi điều này có ảnh hưởng quan trọng tới diễn biến tâm lý vàviệc điều chỉnh hành vi của các em Kết quả thật đáng buồn: Có 41,7% các emnói rằng bị cha mẹ “mắng chửi và đánh”; 9,4% cha mẹ “khuyên bảo nhẹ nhàng”;6,3% yêu cầu phải “xin lỗi bạn”; và có đến 42,6% nói rằng “cha mẹ không quantâm đến hành vi đánh nhau của con gái”

Trang 18

Những con số này đáng gióng lên hồi chuông báo động về vai trò làm cha

mẹ trong gia đình hiện nay Chính sự thờ ơ, vô cảm và vô trách nhiệm của nhiềubậc làm cha làm mẹ đối với con cái, cộng thêm phương pháp giáo dục sai lầm sẽ

là mảnh đất nuôi dưỡng hiện tượng bạo lực phát triển trong học sinh.[14]

- Chiến dịch “Trường học thân thiện“ chống bạo lực đối với trẻ em do tổchức phi chính phủ quốc tế Plan đã phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và

Xã hội thực hiện Chiến dịch được thực hiện từ nay cho tới năm 2011 với mụcđích ngăn ngừa tất cả các hình thức bạo lực đối với trẻ em trong trường học Mụctiêu lớn của chiến dịch là đến năm 2011 sẽ có ít nhất 80% trường học trong địabàn dự án thiết lập và duy trì được môi trường học tập thân thiện, phi bạo lực vớitrẻ em Sau đó, mô hình hệ thống bảo vệ trẻ em dựa vào cộng đồng sẽ được đưavào thử nghiệm tại một số địa bàn dự án.[11]

- Ngày 19/3, Hệ thống giáo dục Hà Nội tổ chức chương trình toạ đàm “Bạolực học đường – nguyên nhân - thực trạng và giải pháp” cho phụ huynh và họcsinh của khối THCS Một trong những nội dung chính của buổi toạ đàm là tìmhiểu cảm xúc, sự nhận thức về pháp luật, những kiến thức về phòng vệ chínhđáng của học sinh thông qua những đoạn video clip về bạo lực học đường.Những vấn đề trên sẽ được đặt ra không chỉ với học sinh mà cả giáo viên và phụhuynh nhằm tìm hiểu tâm lý lứa tuổi để có những phương pháp giáo dục tích cực.[15]

- Hội thảo chuyên đề “Phòng chống bạo lực trong nhà trường” do Sở

GD-ĐT TP.HCM tổ chức ngày 09/04/2010.[16]

- Báo Pháp Luật TP.HCM đã thực hiện cuộc khảo sát 10 trường học tại

TP.HCM với 250 phiếu điều tra dành cho học sinh và 100 phiếu dành cho giáoviên

Qua kết quả khảo sát, đúng như lo ngại của nhiều người, chuyện nữ sinhđánh nhau ngay trong khuôn viên trường học không phải là chuyện hiếm 64%học sinh cho biết đã từng nhìn thấy thấy các nữ sinh đánh nhau trong khuôn viêntrường 67% học sinh đã chọn giải pháp tích cực khi nhìn thấy bạn bè đánh nhau:

Trang 19

can ngăn bạn, gọi người lớn can thiệp Bên cạnh cũng có 2,6% học sinh trả lời

sẽ cổ vũ khi nhìn thấy bạn đánh nhau Để lý giải việc không can ngăn khi nhìnthấy bạn bị đánh, hơn một nửa (54%) các em giải thích sợ bị trả thù Lý do khác

có số lượng học sinh trả lời nhiều thứ hai là: “chuyện riêng của ai, người đó tựgiải quyết” Kết quả này cho thấy vấn đề đáng lo ngại khác là lối sống “Makeno”(mặc kệ nó) đang hình thành một cách đáng sợ trong lứa tuổi học trò

Nhận xét về hiện tượng học sinh đánh nhau, đâm chém nhau trong thờigian gần đây, 56% giáo viên cho rằng tình trạng bạo lực đang gia tăng, học sinhđang có xu hướng giải quyết mâu thuẫn bằng sức mạnh Các thầy cô giáo cũngtrả lời có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng bạo lực trong trường học Trongnhiều nguyên nhân từ gia đình, nguyên nhân được nhiều thầy cô chọn nhất là “docha mẹ bận rộn, không quan tâm dạy dỗ con” (45%)

Nguyên nhân từ nhà trường và xã hội dẫn đến tình trạng bạo lực gia tăngđược nhiều thầy cô chọn lần lượt là: “các môn học giáo dục công dân, đạo đứcchưa hiệu quả và chưa phù hợp” (31%), thiếu hoạt động tư vấn giúp học sinhtháo gỡ vướng mắc tâm lý là 17%

Nguyên nhân gia tăng bạo lực học đường từ môi trường xã hội có 67%giáo viên cho rằng do “ảnh hưởng của văn hóa phẩm xấu, có 5% cho rằng dopháp luật chưa nghiêm, 10% cho rằng do khuynh hướng giải quyết mâu thuẫnbằng sức mạnh đang phổ biến”.[17]

Nhìn chung trên thế giới và Việt Nam đã có rất nhiều công trình nghiêncứu về vấn đề bạo lực học đường, nhất là về bạo lực giữa các em học sinh.Những nghiên cứu này đã thống kê về thực trạng bạo lực bằng những số liệu cụthể, mô tả hiện trạng về tính chất hoặc hành vi bạo lực học đường, xem xétnguyên nhân và hậu quả của nó Những nghiên cứu trên góc độ tâm lý học cũngchỉ ra rằng sự thờ ơ của học sinh, thái độ bàng quan, sự nhận thức còn hạn chếcủa các em là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng bạo lực họcđường đang gia tăng hiện nay Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu

Trang 20

chuyên sâu về thái độ của các em học sinh về vân đề này mặc dù đây là vấn đềquan trọng, nhất là trên địa bàn trường THCS Nghi Kim – Tp Vinh – Nghệ An.

1.2 Các khái niệm cơ bản sử dụng trong đề tài

1.2.1 Lý luận về thái độ

1.2.1.1 Các thuyết về thái độ

- Thuyết hành động hợp lý: Ajzen và Fishbein phát triển lý thuyết hànhđộng hợp lý trên cơ sở giả định rằng con nguời thưòng hành xử theo cách nhạycảm, tính đến thông tin và thái độ của mình trong hành động

Trong mô tả này xuất phát từ sự kết hợp hai yếu tố cơ bản: Thứ nhất là thái

độ của cá nhân trái với hành vi hay những quan điểm của họ Thứ hai là nhậnthức áp lực xã hội của cá nhân phải thực hiện hay không thực hiện hành động,điều này gọi là tiêu chuẩn chủ quan Có nghĩa là chúng ta chú ý thực hiện mộthành vi nếu chúng ta đánh giá nó tích cực và thấy rằng hành vi đó đã được xã hộichấp nhận, ủng hộ, chúng ta thuờng hành động theo những chuẩn mực, tiêuchuản thuờng có trong xã hội Những điều này dựa vào kinh nghiệm của bản thântruớc một sự vật hiện tượng nào đó, trên cơ sở kinh nghiêm gắn kết với hành vicủa chúng ta theo một tình huống cụ thể, từ đó đánh giá hành vi đó là hợp lý haykhông hợp lý, khi đó sẽ hình thành nên thái độ của cá nhân

Những tiêu chuẩn xã hội này chủ yếu nằm trong một nhóm xã hội cụ thể

Và khi cá nhân tham gia vào một nhóm xã hội nào đó sẽ cũng thực hiện theonhững tiêu chuẩn, chuẩn mực này

- Thuyết cân bằng của Heider: Ông cho rằng tìm hiểu nhận thức hay quanđiểm của con người về các mối quan hệ của họ là tiền đề để tìm hiểu các hành vi

xã hội của họ Theo ông con nguời luôn có mong muốn thái độ của mình sẽ luônnhất quán với nhau, do đó nếu nó không nhất quán sẽ gây nên tình trạng mất cânbằng nhận thức, điều này có thể dẫn đến sự mệt mỏi, căng thẳng cho con nguời,

vì vậy họ sẽ luôn có xu huớng tìm kiếm sự cân bằng trong thái độ

Heider áp dụng nguyên tắc cân bằng bộ đôi và bộ ba trong việc tìm hiểucác mối quan hệ cá nhân và tìm hiểu thái độ Mối quan hệ dễ chịu giữa hai nguời

Trang 21

là cân bằng bộ đôi, nếu mối quan hệ mất cân bằng sẽ gây nên sự hiểu lầm, căngthẳng và có thể phá vỡ mối quan hệ Ông cho rằng căng thẳng tạo nên bộ ba, mấtcân bằng cũng tạo ra áp lực thay đổi sao cho chúng ta lấy lại sự cân bằng nhậnthức Những điều này liên quan đến những tình huống trực tiếp và cụ thể khácnhau.

Sau này, các nhà nghiên cứu thường có cái nhìn tích cực hơn so với bộ ba

và đánh giá rằng con người chúng ta thường có thái độ tích cực nhiều hơn là tiêucực Chúng ta thấy bộ ba có thái độ tích cực giữa một cá nhân với một đối tượngthái độ dễ học và dễ nhớ hơn

Thuyết đồng hoá tương phản: Sherif và Hovland cho rằng con ngườithường sử dụng kinh nghiệm cá nhân của riêng mình như mọt chuẩn đánh giá cácphát biểu khác Vì thế nếu cá nhân đó nhận thấy rằng việc đó là có thể chấp nhậnđược sẽ đánh giá có lợi hơn và tích cực hơn giống với suy nghĩ của họ so vớithang điểm chung Điều này gọi là tác dụng đồng hoá

Từ đó hai ông dự đoán rằng có tác dụng tương phản tức là ta sẽ có đánh giá

và phát biểu mang tính cực đoan tiêu cực hơn nếu nó trái với nhìn nhận kinhnghiệm của cá nhân ta Và nếu những phát biểu này mang tính kinh nghiệm cánhân trong một giới hạn nhất định nào đó thì ta hoàn toàn có thể thay đổi thái độ

đó được, và nó nằm trong một phạm vi gọi là phạm vi chấp nhận được Conngười cũng sẽ dễ dàng thay đổi những quan niệm của mình về một sự vật hiệntượng nào đó để những phát biểu và hành vi của mình trở nên phù hợp hơn so vớingười khác và so với những chuẩn mực chung Thái độ này dễ dàng thay đổi nếunhững quan niệm, suy nghĩ, cách đánh giá của họ về một điều gì đó là khôngđược chắc chắn lắm

Đôi khi phát biểu rất cực đoan tạo ra tác dụng mà Sherif và Hovland gọi làtác động dội lại Sự tương phản được hình thành do sự khác nhau giữa phát biểu

và giá trị riêng của cá nhân mạnh đến mức tạo ra sự thay đổi hoàn toàn trái ngượcvới thái độ theo chủ ý Mặc dù hầu hết nhũng tác động dội lại là không phổ biến,

Trang 22

chúng ta thường có những khuynh hướng bị những phát biểu rơi vào phạm vichấp nhận tác động vì chúng ta đang đồng hóa chúng dễ hơn

1.2.1.2 Khái niệm thái độ

Thái độ là một hiện tượng tâm lý được nghiên cứu nhiều trong tâm lý học

xã hội, ngay từ năm 1935 trong “sổ tay tâm lý học xã hội” Allport đã cho rằng

“Thái độ có lẽ là khái niệm phân biệt nhất và quan trọng nhất trong tâm lý họchiện đại xã hội Mỹ” Nhiều nhà khoa học đã định nghĩa thái độ xã hội thực tế làkhoa học nghiên cứu các thái độ Có nhiều người cho rằng quan điểm đó là tháiquá Nhưng thực tế mấy chục năm qua đã chứng minh rằng tuyên bố của Allport

có giá trị dự đoán Năm mươi năm sau, năm 1985 trong cuốn “sổ tay tâm lý học

xã hội” của tác giả Kiliam McGuire, ông đã tổng kết rằng “Thái độ và sự thay đổithái độ vẫn là một trong những đề tài được nghiên cứu nhiều nhất trong tâm lýhọc xã hội”

Người đầu tiên sử dụng khái niệm thái độ như một đặc tính quan trọng củamột vấn đề là Thomas và Znanicki – hai nhà nghiên cứu Mỹ Trong nhữngnghiên cứu của mình về thái độ hai ông cho rằng: Thái độ là trạng thái tinh thầncủa cá nhân đối với một giá trị

Allport lại coi nhân cách như là một tổ chức bên trong cơ động, một cáitôi siêu hình nào đó bao gồm các mục đích, các thái độ được hiện thực hoá bằnghành vi và tư duy Năm 1935 ông định nghĩa: “Thái độ là trạng thái sẵn sàng vềmặt tinh thần và thần kinh được tổ chức thông qua kinh nghiệm sử dụng sự điềuchỉnh hoặc ảnh hưởng năng động trong phản ứng của cá nhân với tất cả cáckhách thể và tình huống mà nó có mối quan hệ” “Thái độ là cách phản ứng củamột người theo cách có lợi hoặc bất lợi với các đối tượng và tình huống mà người

đó gặp phải” Định nghĩa này bao hàm cả nghĩa thái độ là trạng thái sẵn sàng củatâm thần kinh cho hoạt động tâm lý hoặc sinh lý, thái độ chuẩn bị, định hướngcho cá nhân với một hoạt động nào đó và thái độ điều chỉnh hành vi của conngười

Trang 23

Tiếp cận dưới quan điểm của tâm lý học nhân cách Guilford (1964) đã chorằng nhân cách là cấu trúc độc đáo, có cấu trúc gồm 7 khía cạnh (nhu cầu, hứngthú, khí chất năng lực, giải phẫu hình thành, thái độ) để đưa ra khái niệm về thái

độ Theo ông: Thái độ là những cử chỉ, phong thái, ý nghĩ liên quan đến nhữnghoàn cảnh xã hội Ở khái niệm này ông chỉ ra rằng thái độ của con người có mốiquan hệ chặt chẽ với những hoàn cảnh xã hội cụ thể

Cũng tiếp cận theo quan điểm này thì Miaxisev lại cho rằng: Thái độ lànòng cốt của nhân cách, là điều kiện khách quan bên trong của hệ thống các hành

vi con người, và là mặt quan trọng biểu hiện rõ nhất trong nhân cách con người

R.Martens lại cho rằng “Thái độ là xu hướng thường xuyên đối với tìnhhuống xã hội, nó biểu thị sự thống nhất của ý nghĩ, tình cảm và hành động Thái

độ của con người có mối quan hệ chặt chẽ với hành vi bởi thế được xác định bởitính thống nhất bên trong Quan điểm này khẳng định thái độ là một cấu trúc có

hệ thống, thái độ thể hiện ý nghĩ, xúc cảm bên trong con người mà được biểuhiện thông qua hành vi Và quan điểm của Martens giống với quan điểm củaGuilford về thái độ

Hfillmore thì định nghĩa: Thái độ là sự sẵn sàng phản ứng tích cực hay tiêucực đối với đối tượng hay các đối tượng hay các ký hiệu trong môi trường thái độ

là sự định hướng của cá nhân đến các khía cạnh khác nhau của môi trường và làcấu trúc có tính cơ động

Theo Newcome thì thái độ của cá nhân đối với một khách thể nào đó là:

“Thiên hướng hành động, nhận thức, tư duy, cảm nhận của anh ta với khách thểliên quan” Đó là sự sẵn sàng phản ứng Những gì mà chúng ta tin là đúng và cómột thái độ nhất định về một khách thể nào đó hay một nhóm nào đó sẽ đóng mộtvai trò hiển nhiên trong việc quy định sự sẵn sàng phản ứng theo một cách thứcnhất định của chúng ta Tuy nhiên định nghĩa này chưa bao hàm một thực tế rằngtrong nhiều trường hợp quá trình này diễn ra phức tạp hơn nhiều

Tác giả Philipkotkie thì cho rằng: Thái độ là sự đánh giá tốt hay xấu của cáthể được hình thành trên cơ sở tri thức hiện có và bền vững về một khách thể hay

Trang 24

một ý tưởng nào đó quy định phương hướng hành động Định nghĩa này chỉ rađược mặt đánh giá của cá nhân với một sự vật hiện tượng nào đó trong cuộcsống, chính sự đánh giá là tốt hay xấu này quy định thái độ của cá nhân đối với

sự vật hiện tượng đó

Như vậy các định nghĩa trên của các nhà tâm lý học được diễn đạt bằngnhiều hình thức khác nhau nhưng đều có chung một điểm là nghiên cứu thái độtheo quan điểm chức năng thái độ định hướng hành vi ứng xử các vấn đề xã hội

Ở Việt Nam cũng có những tác giả và tài liệu đề cập đến vấn đề thái độ.Trong Từ điển Tiếng Việt – Hoàng Phê (chủ biên) cho rằng: “Thái độ làtổng thể nói chung những biểu hiện ra ngoài (nét mặt, cử chỉ, lời nói, hành động)của ý nghĩ, tình cảm đối với ai hoặc sự kiện nào đó trước một vấn đề

Theo từ điển Tâm lý học của Nguyễn Khắc Viện thì trước một đối tượngnhất định, nhiều người thường có phản ứng tức thì, tiếp nhận dễ dàng hay khókhăn, đồng tình hay chống đối như đã có sẵn, tri giác về đối tượng cũng như trithức bị chi phối về vấn đề thì thái độ gắn liền với tâm thế

Trong từ điển Tâm lý học (Vũ Dũng chủ biên) thì lại cho rằng: Thái độ lànhững phản ứng tức thì tiếp nhận dễ dàng hay khó khăn, đồng tình hay chống đốinhư đã có sẵn những cơ cấu tâm lý tạo ra định hướng cho việc ứng phó

Trong Tâm lý học xã hội thái độ là sự sẵn sàng ổn định của cá nhân đểphản ứng lại tình huống gắn liền với một cá nhân đó Và đối với một số nhà tâm

lý học Việt Nam thái độ thường là biểu hiện của tính cách Thái độ chính là phảnứng của con người trước thực tiễn môi trường sống, thái độ đó có thể là tiêu cựchoặc tích cực tuỳ thuộc vào nhận thức cũng như xúc cảm của cá nhân trước sựviệc đó như thế nào

Qua đó ta thấy cả trên thế giới và ở Việt Nam có rất nhiều các định nghĩakhác nhau về thái độ, mỗi định nghĩa thường tiếp cận dưới một góc độ nhưng đều

có những điểm chung nhất định về khái niệm thái độ Qua việc phân tích kháiniệm của các tác giả về thái độ, nắm bắt được những nội hàm cơ bản trong khái

niệm thái độ, tôi xin rút ra khái niệm thái độ cho đề tài của mình như sau: Thái

Trang 25

độ là trạng thái tinh thần có tính đặc trưng của con người, đó là sự sẵn sàng phản ứng với một đối tượng nào đó liên quan đến chủ thể và nó được thông qua kinh nghiệm, sự hiểu biết của con người Thái độ có tác dụng điều chỉnh, ảnh hưởng hoặc tác động tới hành vi hoặc tình huống và khách thể mà nó tham gia.

sự đánh giá thái độ là sự đánh giá theo hướng cụ thể là thái độ tiêu cực hoặc tích cực, không có thái độ một cách chung chung không rõ ràng.

1.2.1.3 Đặc điểm của thái độ

Năm 1957 G.W.Allport đã rút ra 5 đặc điểm của thái độ:

Thái độ là trạng thái tinh thần của hệ thần kinh

Thái độ là sự sẵn sàng phản ứng

Thái độ là trạng thái có tổ chức

Thái độ đựoc hình thành trên cơ sở kinh nghiệm quá khứ

Thái độ điều khiển và ảnh hưởng tới hành vi

Ngoài ra thái độ còn có những đặc điểm sau:

- Tính phân cực: Bất kỳ một thái độ nào cũng được biểu hiện bằng sự đòng tìnhhay phản đối, thích hay không thich, tích cực hay không tích cực

- Tính ổn định: Thể hiện ở thời gian tồn tại của thái độ, mối quan hệ giữa bathành phần của thái độ: nhận thức – tình cảm – hành vi Hệ thống thái độ đã đượchình thành ở người trưởng thành thì đó là thuộc tính tâm lý khá bền vững

- Cường độ: Là sự thể hiện mạnh hay yếu của thái độ

- Mức độ: Thái độ thể hiện nhiều hay ít, cùng một tính chất nhưng mức độ biểuhiện có thể là không giống nhau

Như vậy trong những tình huống, hoàn cảnh, điều kiện cụ thể thì thái độtồn tại như một trạng thái, một tâm thế chủ quan, chi phối sự định hướng, quyếtđịnh hành vi phản ứng của cá nhân được biểu hiện ở hành vi, cử chỉ,ngôn ngữ ởbên ngoài hay những cảm xúc bên trong cá nhân Vì vậy chúng ta phải có cáinhìn vừa khoa học, vừa linh hoạt khi nghiên cứu và đánh giá về thái độ của conngười

1.2.1.4 Chức năng của thái độ

Trang 26

Tổng kết ý kiến của các nhà nghiên cứu có thể thấy thái độ xã hội có mộtssố chức năng chủ yếu sau:

- Chức năng thích nghi: Tuỳ vào những trường hợp cụ thể mà con người thay đổithái độ do tác động của môi trường xung quanh để phù hợp hơn

- Chức năng nhận thức: Nhờ có thái độ mà chủ thể biết cách phải ứng xử như thếnào trong các tình huống khác nhau một cách đơn giản, tiết kiệm thời gian sứclực năng lực thần kinh

- Chức năng biểu hiện: Thái độ là phương tiện giúp con người biểu lộ cảm xúc,đánh giá, hoạt động và thể hiện giá trị nhân cách của mình

- Chức năng bảo vệ: Thái độ giúp con người tìm cách tự bào chữa, tìm lý do giảithích, hợp lý hoá hành vi của mình, giảm bớt xung đột nội tâm

1.2.1.5 Cấu trúc của thái độ

Như ta đã biết, có rất nhiều quan điểm, định nghĩa khác nhau về thái độ Vìthế mặt cấu trúc của thái độ cũng có nhiều quan điểm khác nhau Có người chorằng: Cấu trúc trong của thái độ bao gồm những thuộc tính tạo nên mặt nội dungcủa thái độ như: nhu cầu, hứng thú, niềm tin, tình cảm, kinh nghiệm…Cấu trúcngoài bao gồm những yếu tố tạo nên phương thức biểu hiện của thái độ như: Khíchất, thói quen, trạng thái tâm sinh lý… cả nội dung và phương thức thể hiện củathái độ chỉ được bộc lộ khi được biểu hiện cụ thể ra bên ngoài bằng hành vi, cửchỉ, lời nói, nét mặt

Tuy nhiên phần lớn các nhà tâm lý học đều nhất trí với cấu trúc 3 thànhphần của thái độ do Smith (1942) đưa ra Theo ông thái độ bao gồm nhận thức,tình cảm và hành vi của cá nhân với đối tượng

+ Yếu tố nhận thức: Nhận thức là kiến thức của cá nhân về đối tượng củathái độ, cho dù kiến thức đó có tương ứng hay không tương ứng, tức là có đúnghay không

Nhận thức là yếu tố tiền đề, đầu tiên của thái độ, klhi đứng truóc một đốitượng nào đó người ta sẽ không có thái độ nếu như không biết gì về đối tượng đó

Trang 27

Con người có thể đạt đến những mức độ nhận thức khác nhau: Mức độ thấp lànhận thức cảm tính bao gồm cảm giac, tri giác, ở mức độ cao là nhận thức lý tínhbao gồm tư duy, tưởng tượng Hai mức độ này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau,

bổ sung cho nhau, chi phối lẫn nhau trong cùng một hoạt động thống nhất củacon người

Nhận thức trong cấu trúc của thái độ thể hiện chủ yếu ở những quan điểm,những đánh giá của chủ thể về đối tượng của thái độ Đặc biệt một trong nhữngyếu tố quan trọng nhất trong nhận thức của thái độ là quan điểm và đánh giá vềmối quan hệ mà đối tượng của thái độ có được đối với mục đích quan trọng nàođó

Nhận thức là một quá trình lĩnh hội tri thức kinh nghiệm, nhờ tri thức cóđược về đối tượng mà chủ thể có cảm xúc và có khả năng đánh giá đối tượng.+ Yếu tố xúc cảm, tình cảm:

Xúc cảm, tình cảm là thái độ rung cảm của cá nhân đối với sự vật, hiệntượng liên quan đến nhu cầu, cuộc sống của con người Thể hiện ở sự hài lòng, dễchịu, đồng cảm, vui sướng, mừng rỡ hoặc khó chịu, bất bình, tức giận… tức là cóvảm tình hay không có cảm tình với đối tượng và ở sự rung động, quan tâm chú ýđến đối tượng

Xúc cảm tình cảm là sự biểu thị thái độ của cá nhân đối với các hiện tượngxảy ra trong hiện thực có liên quan mật thiết đến việc thoả mãn hay không thoảmãn các nhu cầu của cá nhân

Xúc cảm tình cảm thúc đẩy con người trong hoạt động, giúp họ vượt quakhó khăn trở ngại trong cuộc sống, thúc đẩy và tạo điều kiện cho cá nhân nhậnthức về đối tượng Chính xúc cảm tình cảm đã làm cho tư duy về đối tượng tốthơn và ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi của họ Vì vậy yếu tố xúc cảm tình cảmtình cảm được xem như một chỉ bảo quan trọng khi nghiên cứu về thái độ

Tuy nhiên trong quan hệ với đối tượng, xúc cảm luôn luôn mang sắc tháichủ quan của cá nhân Dựa vào tình cảm người ta thường gán cho đối tượngnhững thuộc tính mà có thể đối tượng không có, tạo nên sự nhân thức sai lệch về

Trang 28

đối tượng “Yêu nên tốt, ghét nên xấu”, phản ánh rõ ràng ảnh hưởng của tình cảmvới nhận thức.

+ Yếu tố hành vi:

Hành vi được coi như là một cấp độ của thái độ, đó là những biểu hiện rabên ngoài hay xu hướng hoạt động của cá nhân với đối tượng của thái độ và chialàm 2 loại: Hành vi tích cực và hành vi tiêu cực

Hành vi có thể biểu hiện ra bên ngoài và được người khác đánh giá cònthái độ bên trong đối tượng với hành vi đó của bản thân được thể hiện ở sự tựđánh giá theo chuẩn mực mà chủ thể đã cảm nhận

Ba yếu tố trên có quan hệ mật thiết với nhau Trong thực tế yếu tố tình cảmthường chứa đựng các yếu tố ý thức và yếu tố hành vi có các khía cạnh của yếu tốtình cảm Có nghĩa là nếu một người nào đó thích đối tượng của thái độ (Yếu tốtình cảm) thì tin rằng đối tượng sẽ dẫn đến một điều gì đó tốt đẹp, (yếu tố ý thức)

và có xu hướng hành động một cách tích cực với đối tượng, có những hành vimang tính tích cực nhiều (Yếu tố hành vi) Tuỳ theo tình huống mà một thànhphần nào đó chiếm vị trí chủ đạo chi phối hành vi cá nhân Cấu trúc 3 thành phần

là cơ sở cho việc xây dựng các thang đo thái độ khi nghiên cứu về vấn đề này

- Đồng nhất hóa:

Đồng nhất hóa là sự bắt chước một cách tự giác, có ý thức Tức là quátrình chủ thể thống nhất bản thân mình với cá nhân khác của nhóm này hay nhómkhác dựa trên mối liên hệ xúc cảm và đồng thời chuyển những chuẩn mực, giá trị

Trang 29

vào thế giới nội tâm của mình Hay nói cách khác, đó chính là quá trình cá nhân

tự đặt mình vào người khác để có những ý nghĩa và hành động như người khác

Ta có thể thấy rằng, bốn cơ chế trên tuy khác nhau song đều ảnh hưởng tới

sự hình thành, củng cố hay thay đổi thái độ

1.2.1.7 Phân loại thái độ

Từ các quan điểm khoa học khác nhau, các nhà tâm lý học đã đã có sựphân loại thái độ theo các cách khác nhau Chẳng hạn: dựa vào tính chất của thái

độ, V.N.Miasixev đã chia thái độ thành các loại là thái độ tích cực, thái độ trungtính, phân cực Biểu hiện của nó có thể là phản ứng hoặc đánh giá thích haykhông thích, đồng ý hay không đồng ý

B.Ph.Lomov lại dựa vào tính chi phối của thái độ để chia thái độ thành hailoại là thái độ chủ đạo hay thứ yếu Các loại thái độ chủ đạo(hay chi phối) là cácloại thái độ có liên quan đến mục đích sống và động cơ chủ đạo của cá nhân, chiphối toàn bộ hệ thống thái độ

Dựa vào cách phân loại trên, chúng tôi xác định trong đề tài của mình, thái

độ được phân thành 3 loại như sau: Thái độ tích cực, thái độ chưa tích cực, thái

Trang 30

1.2.2 Lý luận về bạo lực học đường

1.2.2.1 Khái niệm bạo lực

Có khá nhiều khái niệm khác nhau về bạo lực song nó chủ yếu được hiểutheo nghĩa hẹp của chuyên ngành chính trị học

- “Bạo lực là sức mạnh dùng để trấn áp, lật đổ” (Theo từ điển Tiếng Việt – HoàngPhê chủ biên, 2003)

- “Bạo lực là sức mạnh dùng để trấn áp, chống lại lực lượng đối lập hay lật đổchính quyền” (Đại từ điển Tiếng Việt, 1998)

Với cách định nghĩa như vậy, bạo lực vẫn thường được hiểu với tính chấtcủa một phương thức vận động chính trị

Dưới góc nhìn xã hội học thì khái niệm này được hiểu rộng hơn

- Bạo lực là việc sử dụng vũ lực để gây thương tích cho người hoặc tài sản Bạolực có thể gây ra đau đớn về thể chất cho người trực tiếp gây ra các hành vi bạolực cũng như cho những người bị hại Cá nhân, gia đình, trường học, nơi làmviệc, cộng đồng, xã hội, và môi trường – tất cả đều bị tổn thương do bạo lực gâyra.[18]

- Bạo lực là một phương thức hành xử trong các mối quan hệ xã hội và tồn tại từrất lâu trong lịch sử Với bản chất như vậy thì bạo lực cũng có thể là những hìnhthức chém giết, đánh đập, hành hạ nhau về mặt thể xác, nhưng cũng có thể là trấn

áp, đe doạ, gây sức ép về mặt tâm lý, tâm thần [2]

Bạo lực xảy ra có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, chẳng hạn như: domâu thuẫn giữa hai bên về các lĩnh vực trong cuộc sống không thể hòa giải; do sựcạnh tranh, ghen ghét, đố kỵ lẫn nhau; do sự tham vọng hay cố chấp của mộtngười hay một bè phái nào đó; do sự nóng giận bột phát thiếu suy nghĩ,… Tuynhiên, cho dù do nguyên nhân nào đi nữa thì bạo lực cũng là một hành động tiêucực, mang lại nhiều hậu quả khôn lường, không như mong muốn Bạo lực có thểlàm cho con người bị thương tật về mặt thể xác, tổn thương về tinh thần thậm chí

có thể nguy hiểm đến tính mạng của những người tham gia; gây ảnh hưởng xấutới xã hội như an ninh xã hội không được an toàn, người dân lo lắng, hoang

Trang 31

mang, sợ hãi, tiêu phí tiền bạc để chữa trị thương tật,… Bạo lực trở thành vấn nạnchung của toàn xã hội cần phải được ngăn chặn kịp thời

1.2.2.2 Khái niệm bạo lực học đường

Thời gian gần đây, bạo lực học đường đang trở thành vấn đề nóng bỏng,được dư luận xã hội quan tâm Song một định nghĩa hay khái niệm chuẩn về bạolực học đường thì chưa hề có Các khái niệm về bạo lực học đường được hiểukhác nhau tuỳ theo góc độ đánh giá

- Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp công

lý, đạo lý, xúc phạm trấn áp người khác gây nên những tổn thương về tinh thần

và thể xác diễn ra trong phạm vi trường học.[19]

- Bạo lực học đường là những hành vi xâm phạm có chủ ý, có ý đồ, thườnggây hậu quả nghiêm trọng và xảy ra trong phạm vi nhà trường Và nếu nhìn từgóc độ lấy học sinh làm trung tâm thì bạo lực học đường là sự xâm hại của họcsinh đối với học sinh, sự xâm hại của học sinh đối với người bên ngoài nhàtrường, là sự xâm hại của giáo viên đối với học sinh và ngược lại… Bạo lực ấyxâm phạm đến sức khoẻ hoặc danh dự của người bị hại, hoặc xâm phạm đến tínhmạng và nhân phẩm của người bị hại Bạo lực ấy không chỉ xảy ra trong phạm vinhà trường mà nhiều khi xảy ra bên ngoài nhà trường.[20]

Như vây, theo khái niệm này thì bạo lực học đường có phạm vi rất rộng,bao gồm phạm vi cả trong và ngoài trường học, xảy ra giữa học sinh với họcsinh, giữa thầy cô với học sinh

Trong đề tài này, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu về bạo lực học đườngxảy ra giữa các học sinh với nhau Theo đó, bạo lực giữa các học sinh với nhau làcách ứng xử, giải quyết các mâu thuẫn, bất đồng nảy sinh trong học tập, sinh hoạttrong nhà trường giữa các học sinh bằng bạo lực

Bạo lực học đường thể hiện ở các loại hành vi sau:

- Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc có hành vi xâm hại đến sức khoẻ tính mạng,thể xác người khác

Trang 32

- Hành vi, lời nói lăng mạ, xỉ nhục, xúc phạm danh dự, nhân phẩm làm tổnthương về mặt tinh thần của con người.

- Xâm hại, cưỡng bức tình dục nơi trường học

- Hành vi chiếm đoạt, huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác

- Cưỡng ép người khác đóng góp tài chính quá khả năng của họ, kiểm soát nguồntài chính của họ

1.2.2.3.Các hình thức bạo lực học đường

* Theo Chiến dịch “Trường học thân thiện” chống bạo lực đối với trẻ em

do tổ chức phi chính phủ quốc tế Plan đã phối hợp với Bộ Lao động - Thươngbinh và Xã hội thực hiện, bạo lực học đường bao gồm:

- Loại thụ động: là những hành vi của học sinh bị sai lệch do các em nhận thứckhông đầy đủ hoặc nhận thức sai chuẩn mực, nội quy, quy tắc của trường lớp hay

bị bạn bè rủ rê Ví dụ, một em học sinh thường ngày khá ngoan, chưa có hành viphạm lỗi gì nhưng do bị bạn bè trêu chọc khiến em tức giận và đã đánh lại bạn.Loại hành vi này không đáng lo ngại vì có thể giáo dục, cung cấp thông tin đểhọc sinh hiểu đúng, từ đó các em sẽ có hành vi đúng đắn

- Loại chủ động: là những hành vi mà cá nhân mặc dù biết rõ những quy tắcchuẩn mực đạo đức của nhà trường, xã hội nhưng vẫn cố ý làm khác Ví dụ, họcsinh biết rằng đánh bạn là xấu, không được phép nhưng vẫn cứ đánh Đối với loạibạo lực học đường này, việc khắc phục gặp nhiều khó khăn, đòi hỏi sự kiên trì,nhẫn lại của cha mẹ, thầy cô, nhà trường và xã hội.[21]

Trang 33

Như vậy, ta có thể rút ra các hình thức bạo lực học đường chủ yếu như sau:

- Bạo lực về thể chất: Là loại dễ thấy nhất của bạo lực học đường đây là hành vi

sử dụng vũ lực để làm tổn thương một ai đó Cụ thể như: xô đẩy, đánh đập, đấm,đá,… hoặc dùng các công cụ để gây thương tích như roi, gậy, các vật dụng khác,

… Loại bạo lực này thường làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ của người

bị hại

- Bạo lực về tinh thần: bao gồm các hành vi như: Đe doạ làm người khác sợ hãi;Doạ nạt bạn bằng lời nói; Hét lên, cao giọng, lớn tiếng quát tháo với bạn; Chếnhạo hoặc chỉ trích, mắng chửi bạn, làm mất thanh thế của bạn và gia đình bạn; Buộc tội sai cho bạn, đổ oan, vu cáo bạn; Bới móc và nói ra những lỗi của bạn; Tung tin đồn thất thiệt,…

Đây là hình thức có thể nhìn thấy được của bạo lực và mặc dù khó khănhơn để phát hiện nhưng vẫn là vết sẹo lâu dài đối với người bị hại Bạo lực tinhthần làm tổn thương về mặt tâm lý người bị hại, “đánh” vào lòng tự trọng, tự tincủa họ; Làm cho người khác cảm thấy tội lỗi, thua kém, hoặc sợ hãi, đau khổ, loâu

- Bạo lực về tình dục: Là việc buộc người khác tham gia vào các hành vi tìnhdục Có thể có nhiều hình thức như: làm nhục bằng lời nói với các từ mang tínhchất tình dục, bị buộc phải hôn nhau, tiếp xúc với những cảnh tình dục, bất cứ sựđụng chạm nào vào bất cứ chỗ nào trên cơ thể bạn mà bạn không muốn, bất cứ sựbình luận về tình dục không được yêu cầu nào hay những nhận xét khêu gợi nàonói ra với bạn, Cưỡng ép bạn quan hệ tình dục, Đối xử với bạn như một đốitượng tình dục, Cưỡng ép bạn xem sách báo khiêu dâm, Săn lùng bạn vì mụcđích tình dục, …

Có thể nói đây là loại bạo lực làm tổn thương nghiêm trọng đến thể xáccũng như tinh thần đối với các em học sinh là nạn nhân

- Bạo lực về xã hội: bao gồm một số hành vi như: Làm bạn bẽ mặt bạn ở nhữngnơi công cộng, cô lập bạn với nhiều người khác, Không cư xử tốt với bạn bè củabạn, Gây chuyện cãi lộn, …

Trang 34

- Bạo lực về kinh tế: Có thể có nhiều hình thức như: trấn lột tiền hoặc tài sản cógiá trị của bạn bè, chiếm đoạt các vật dụng của bạn bè; yêu cầu, hăm doạ các họcsinh khác phải cống nộp tiền bạc hay tài sản khác có giá trị cho chúng; cố ý huỷhoại hoặc làm hỏng các vật dụng của học sinh khác,…

1.2.2.4 Nguyên nhân bạo lực học đường

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bạo lực giữa các em học sinh với nhau,song chung quy lại thì có một số nguyên nhân chủ yếu như sau:

- Nguyên nhân chủ quan:

Trước tiên, phải nói đến nguyên nhân từ chính bản thân các em học sinh.Như chúng ta đã biết, Lứa tuổi học sinh trung học cơ sở dễ bốc đồng và khó tựchủ, thường bị bạn bè kích động Vì vậy, nhiều khi các em đánh nhau chỉ vìnhững chuyện nhỏ nhặt như: Nhìn đểu, nói móc, tranh giành người yêu, khôngcùng đẳng cấp, hoặc được bạn bè nhờ vả,…

Ngoài ra, sự phát triển thiếu toàn diện, thiếu hụt về nhân cách, thiếu khảnăng kiểm soát hành vi ứng xử của bản thân, non nớt trong kĩ năng sống, sai lệchtrong quan điểm sống, mất phương hướng vào cuộc sống… cũng là một nguyênnhân quan trọng khiến các em có những hành bi bạo lực Các em có rất ít môitrường thật an toàn và trong lành để vui chơi thể thao, thư giãn sau những giờ họccăng thẳng Lịch học dày kín, chương trình học quá tải đang tạo ra cho các emnhững áp lực không nhỏ, áp lực đó lại tăng lên rõ rệt qua các kỳ thi nặng về thànhtích, cộng thêm cảm giác bị tù túng trong bốn góc nhà càng khiến các em dễ cáugiận, phản ứng thái quá, hoặc lệch lạc Có em mất phương hướng, không biết làm

gì để khẳng định bản thân; sợ đến trường vì thấy bản thân không thể chống lại sựbắt nạt của bè bạn Có em do quá căng thẳng, mệt mỏi trong học tập đã nổi khùngtrước người khác hoặc có ý nghĩ phải làm tổn thương ai đó hay làm tổn thươngchính mình Rất nhiều các em không ngần ngại tạo dựng cho mình một sức mạnhnào đó qua băng nhóm bạn bè và luôn sẵn sàng lao vào đánh nhau mà không cầnmảy may suy nghĩ hậu quả

Trang 35

Hoặc cũng có thể các em dùng bạo lực để khẳng định cái tôi của bản thân.thay vì khẳng định bản thân mình bằng kết quả học tập, các em lại lấy những

“chiến tích”, như bắt nạt bạn cùng trường, trấn lột, đánh bạn để ra oai với bạn

bè cùng trang lứa, được các bạn trong nhóm gọi là “đại ca”

Tất nhiên, chúng ta không thể không kể tới ảnh hưởng từ môi trường vănhóa bạo lực tới các em: phim, ảnh, sách, báo, đồ chơi mang tính bạo lực (kiếm,súng ), internet,… Ngày nay, trong xã hội xuất hiện tràn lan các sản phẩm bạolực nhằm vào đối tượng là các em học sinh Các em xem và bắt chước rất nhanhnhững điều đó Một bộ phận học sinh đắm mình vào các nhân vật ảo của gametrực tuyến đầy tính chất bạo lực, thậm chí nhiều em nghiện game Các trò chơinày đã ảnh hưởng không nhỏ đến tính cách của trẻ

- Nguyên nhân khách quan:

+ Sự giáo dục chưa đúng đắn, thiếu quan tâm của gia đình:

Gia đình là nơi nuôi dưỡng tâm hồn, nhân cách trẻ em ThS Nguyễn VănLượt cho biết, các nghiên cứu trong tâm lý học nhận thấy tồn tại 3 kiểu quan hệgiữa cha mẹ và con cái: tin tưởng - bình đẳng, bàng quan - xa cách và nghiêmkhắc – cứng nhắc Những trẻ vị thành niên bị cha mẹ đối xử bàng quan - xa cách

có xu hướng vi phạm nhiều chuẩn mực hành vi hơn những em được cha mẹ đối

xử tin tưởng - bình đẳng Chính mối quan hệ tin tưởng - bình đẳng giữa cha mẹ

và con cái đã tạo điều kiện cho trẻ được tâm sự nhiều hơn với cha mẹ, thông quaquá trình đó, cha mẹ kịp thời nắm bắt những nhận thức, hành vi lệch lạc của concái và có biện pháp điều chỉnh kịp thời Nếu cha mẹ đối xử bàng quan - xa cáchhoặc nghiêm khắc - cứng nhắc với con cái thì con cái họ không có cơ hội chia sẻnhững tâm tư, tình cảm Những thiếu hụt trong nhận thức, những lệch lạc tronghành vi không được kịp thời uốn nắn

Không chỉ kiểu quan hệ cha mẹ - con cái dẫn đến hành vi bạo lực của họcsinh mà chính cha mẹ trong gia đình cũng góp phần hình thành hành vi bạo lực ởtrẻ Biện pháp giáo dục trong gia đình tốt nhất là nêu gương Nếu cha mẹ lànhững người luôn luôn chấp hành tốt các quy định thì đứa trẻ sẽ có xu hướng

Trang 36

chấp hành các quy định đó tốt hơn so với các gia đình mà bố mẹ chúng coithường pháp luật, thường xuyên vi phạm quy tắc, chuẩn mực chung của xã hội Trẻ em quan sát và bắt chước những gì người lớn làm, nếu cha mẹ chúng vi phạmquy tắc, chuẩn mực, có các hành vi bạo lực thì các em cũng có thể làm điềutương tự như vậy ở trường học.

Nhiều gia đình lo làm ăn kinh tế chưa quan tâm, chưa thân thiện với concái, phó mặc con em mình cho nhà trường trong khi xã hội lại có quá nhiều yếu

tố độc hại đối với lứa tuổi các em Theo TS Nguyễn Thị Bích Hồng - Khoa Tâm

lý Trường ĐH Sư phạm TP.HCM : “Bạo lực học đường là hậu quả của một quátrình cô đơn, bế tắc” Trẻ bây giờ thường xuyên bị cha mẹ bỏ rơi (do cha mẹ bậnlàm ăn hoặc có những mối bất hòa) Vì không được yêu thương nên trẻ tự ti, dễ

bị bạn bè ăn hiếp, đến khi bị dồn vào chân tường, trẻ sẽ phản kháng lại bằng bạolực…

+ Sự giáo dục trong nhà trường còn nặng về dạy kiến thức văn hóa, đôi khi lãngquên nhiệm vụ giáo dục con người “tiên học lễ hậu học văn” Theo PGS-TS TrầnTuấn Lộ, Trưởng khoa Tâm lý Trường ĐH Văn Hiến cho rằng: “Nguyên nhân từnhà trường chính là sự giáo dục chưa đủ, thậm chí không giáo dục về việc phòngchống bạo lực Đó còn là hệ quả của sự vô cảm của người lớn, của việc giáodục quá nặng về lý thuyết, kiến thức mà không giáo dục về kĩ năng, đạo đức,nhân cách làm người”

Ngoài ra, mối quan hệ thầy – trò cũng là một yếu tố quan trọng Sự gắn bógiữa các em với thầy cô chưa thực sự bền chặt, thân thiết để các em đặt trọn niềmtin và báo cáo hết sự thật Không chỉ cô đơn trong nhà, trẻ còn cô đơn ở trường

“Một lớp học nếu chỉ có 20-30 học sinh thì quan hệ thầy trò là quan hệ nhân văn.Nhưng khi lớp học có tới 50-60 học sinh thì quan hệ thầy trò sẽ là quan hệ hànhchính Với một mối quan hệ hành chính như vậy, liệu thầy cô giáo có thể quantâm, sâu sát đến từng học sinh? Sự cô đơn trong trường học khiến học sinh xalánh thầy cô, có chuyện gì cũng tự “xử lý”, “giải quyết” với nhau chứ hiếm khi

Trang 37

tâm sự cùng thầy cô”, TS Huỳnh Công Minh - Giám đốc Sở GD-ĐT thành phố

Hồ Chí Minh khẳng định.[16]

+ Xã hội thờ ơ, dửng dưng, buông xuôi, chưa có sự quan tâm đúng mức, nhữnggiải pháp thiết thực, đồng bộ, triệt để

Trong những năm gần đây, cảnh bạo lực diễn ra ở mọi lĩnh vực Trên sân

cỏ, cầu thủ đánh nhau, huấn luyện viên chửi trọng tài, cổ động viên “choảng”nhau Ngoài đường phố, taxi húc xe vào cảnh sát, nhiều băng nhóm thanh toánnhau đẫm máu ngay trong khu phố, bạo lực gia đình,… Một khi môi trường xãhội ngày càng xuống cấp, cảm giác về sự mất an toàn trước những tệ nạn xã hộiđang ngày càng gia tăng thì dù kinh tế có tăng trưởng bao nhiêu đi nữa, conngười vẫn cảm thấy bất an, mất niềm tin vào những giá trị sống tốt đẹp Và khiniềm tin bị xói mòn thì thay vì dùng pháp luật thì người ta ứng xử với nhau bằng

“luật rừng”

Dường như mọi người đã quá quen thuộc với những cảnh bạo lực như thếnên đã trở nên vô cảm, thờ ơ Các biện pháp giải quyết vẫn chưa thuyết phục,triệt để khiến cho tình trạng bạo lực vẫn còn xảy ra

1.2.2.5 Hậu quả của bạo lực học đường

- Đối với học sinh:

Bạo lực học đường gây nên những hậu quả không nhỏ đối với các em họcsinh, bao gồm những em gây ra bạo lực lẫn những em là nạn nhân của nhữnghành vi bạo lực đó

+ Đối với những em học sinh là nạn nhân:

Bạo lực gây nên tổn thương về tinh thần và thể xác của các em Nếu nhưtổn thương về thể xác khiến các em đau đớn trong một thời gian nhất định thì tổnthương về mặt tinh thần sẽ để lại những di chứng nặng nề hơn Theo Marilyn S.Massey, những trẻ là nạn nhân của bạo lực học đường thường gánh chịu nhữnghậu quả tiêu cực như: sợ hãi, lo lắng; xuất hiện các triệu chứng tâm thần như mấtngủ, trầm cảm, đau đầu,…; rối loạn ăn uống; có xu hướng tự tử; giảm năng lựchọc tập, …

Trang 38

Một nghiên cứu do nhà nghiên cứu Mottot Florence thực hiện ở châu Âu,đăng trên tạp chí Sciences Humaines của Pháp (số tháng 2/2008) khẳng định cóđến 61% nạn nhân của bạo lực học đường có ý định tự tử Còn theo số liệu củatoà khám nghiệm y lý bang Victoria (Mỹ) năm 2007, có tới 40% nạn nhân các vụ

tự tử từng là đối tượng của nạn bạo lực học đường

Đối với một số em, những di chứng của một thời thơ ấu bị bắt nạt còn kéodài cho tới khi trưởng thành Thậm chí, do nỗi ám ảnh của nạn bạo lực họcđường, một số nạn nhân sau này đã trở thành thủ phạm của chính các hành độngbạo lực tại trường học

Theo một nghiên cứu của tiến sĩ Catherine Blaya thuộc Đại học Bordeaux

2 (Pháp), khoảng 20% - 46% nạn nhân của các vụ bạo lực học đường đã tái diễnchính những hành động bạo lực mà các em từng phải chịu đựng nhằm vào cácnạn nhân khác [13]

+ Đối với những em học sinh gây ra bạo lực:

Những em này dĩ nhiên cũng phải gánh chịu những hậu quả không nhỏ.Những hành vi bạo lực của các em sẽ khiến cho mọi người lên án, căm ghét, xalánh; riêng các em nữ sinh thì hành động bạo lực này còn bị phê phán mạnh mẽhơn, làm mất đi vẻ đẹp thuần khiết của người con gái

Đây thực sự là những mầm mống của tội ác mất hết tính người sau này nếunhư các hành động bạo lực ấy ngày càng tiếp diễn Các em sẽ trở thành nhữngcon người phát triển không toàn diện, mất dần tính “người” mà đi ngược về phía

“con” Tương lai của các em sẽ trở nên mù mịt nếu không sửa chữa ngay từ bâygiờ

- Đối với gia đình:

Bạo lực học đường đã tạo nên mối lo lắng của cha mẹ về con em mình.Trước thực trạng bạo lực học đường như hiện nay khiến cho tâm lý lo lắng, bất

an bao trùm không khí gia đình Đối với gia đình nạn nhân thì còn gây ra tổn thất

về kinh tế, về tâm lý đau lòng hơn Họ không yên tâm về sự an toàn của con cái,

về các mối quan hệ của chúng,…

Trang 39

- Đối với nhà trường và xã hội:

Bạo lực học đường có ảnh hưởng sâu sắc tới nhà trường và xã hội Môitrường an toàn nơi trường học bị phá vỡ, làm rối loạn tình hình an ninh trật tựtrường học Gây tâm lý lo lắng, hoang mang cho các em học sinh, khiến các emkhông yên tâm học tập, vì thế chất lượng dạy học của thầy và trò không đượcđảm bảo

Bạo lực học đường cũng làm ảnh hưởng tới các giá trị truyền thống tốtđẹp, gí trị con người bị chà đạp Bạo lực học đường gây mất trật tự an toàn xãhội, gây ảnh hưởng xấu dến văn hoá xã hội, góp phần làm tăng tỉ lệ bạo lực nóichung trong xã hội Điều đó khiến cho xã hội phải tìm ra các giải pháp giải quyếtvấn đề, tiêu tốn một khoản lớn chi phí vào nó như: điều trị y tế cho nạn nhân bịbạo lực, tổ chức giáo dục cho các em có hành vi lệch chuẩn, chi phí cho các tổchức chính quyền, công an,

1.2.3 Thái độ của học sinh trường THCS Nghi Kim đối với vấn đề bạo lực học đường

1.2.3.1 Khái niệm học sinh THCS

Lứa tuổi học sinh trung học cơ sở được xác định là những em có độ tuổi từ

11, 12 tuổi đến 14,15 tuổi Đó là những em đang theo học từ lớp 6 đến lớp 9 ởtrường trung học cơ sở

Lứa tuổi này còn gọi là lứa tuổi thiếu niên và nó có một vị trí đặc biệt trongthời kỳ phát triển của trẻ em Vị trí đặc biệt này được phản ánh bằng những têngọi khác nhau như: “thời kì quá độ”, “tuổi khủng hoảng”, “tuổi bất trị”,… Nhữngtên gọi đó nói lên tính phức tạp và tầm quan trọng của lứa tuổi này trong quátrình phát triển của trẻ

Đây là thời kì chuyển từ thời thơ ấu sang tuổi trưởng thành

1.2.3.2 Một số đặc điểm tâm sinh lý của học sinh THCS

* Đặc điểm giải phẫu sinh lý:

Trang 40

Đây là lứa tuổi phát triển mạnh mẽ nhưng không đồng đều về mặt cơ thể.Các em học sinh THCS có sự nhảy vọt về chiều cao, trung bình một năm các em

có thể cao lên được 5 – 6 cm, thậm chí là 10cm Các em nữ ở độ tuổi 12,13 pháttriển chiều cao nhanh hơn các em nam cùng độ tuổi, nhưng đến 18,20 tuổi thìdừng lại Các em nam ở độ tuổi 15, 16 thì cao đột biến, vượt các em nữ và đến24,25 tuổi mới dừng lại Trọng lượng cơ thể các em mỗi năm tăng từ 2,4 đến 6kg

Sự phát triển các xương tay, xương chân rất nhanh nhưng xương ngón tay,ngón chân lại phát triển chậm Vì thế, ở lứa tuổi này các em có vẻ lóng ngóng,vụng về, không khéo léo khi làm việc, thiếu thận trọng hay làm đổ vỡ,… Các em

ý thức được điều đó và cố che giấu nó bằng những điệu bộ không tự nhiên, tỏ ramạnh bạo để người khác không chú ý vẻ bề ngoài của mình Chỉ một sự mỉa maichế giễu nhẹ nhàng về hình thể, tư thế đi đứng của các em đều gây cho các emnhững phản ứng mạnh mẽ

Tim phát triển nhanh hơn các mạch máu, điều đó gây ra sự mất cân bằng

và thường là nguyên nhân gây ra các rối loạn chức năng trong hoạt động của hệtim mạch như: tim đập nhanh, huyết áp cao, thường chóng mặt, nhức đầu, mệtmỏi khi làm việc Tuyến nội tiết hoạt động mạnh, gây sự mất cân bằng của hệthần kinh trung ương dễ gây nên những cơn xúc động mạnh, gây những phản ứngnóng nảy vô cớ, những hành vi bất thường, hoặc những hành vi xấu không đúngvới bản chất của các em Ở tuổi học sinh THCS, các quá trình thần kinh của vỏnão mạnh và chiếm ưu thế, nên nhiều khi các em không làm chủ được bản thân,không kiềm chế được xúc động mạnh, dễ bị kích thích, dễ nổi nóng, gây gổ, tính

uể oải và thờ ơ có chu kỳ ở tuổi các em,…

* Một số đặc điểm tâm lý:

- Đặc điểm giao tiếp:

Ngày đăng: 02/07/2014, 16:26

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[2] Lê Thị Duyên (2009), Thái độ của người dân phường Hòa Khánh Nam quận Liên Chiểu – TP Đà Nẵng về vấn đề bạo lực gia đình đối với người phụ nữ , Luận văn tốt nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thái độ của người dân phường Hòa Khánh Nam quận Liên Chiểu – TP Đà Nẵng về vấn đề bạo lực gia đình đối với người phụ nữ
Tác giả: Lê Thị Duyên
Năm: 2009
[3] Lê Nhị Hà (2004), Giáo trình Tâm lý học phát triển, Trường Đại Học Sư Phạm Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Tâm lý học phát triển
Tác giả: Lê Nhị Hà
Năm: 2004
[4] Lê Văn Hồng – Lê Ngọc Lan – Nguyễn Văn Thàng (2007), Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, NXB ĐHQG Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm
Tác giả: Lê Văn Hồng – Lê Ngọc Lan – Nguyễn Văn Thàng
Nhà XB: NXB ĐHQG Hà Nội
Năm: 2007
[5] Dương Thiệu Tống (2005), Trắc nghiệm và đo lường thành quả học tập, NXB Khoa học xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trắc nghiệm và đo lường thành quả học tập
Tác giả: Dương Thiệu Tống
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
Năm: 2005
[6] Phạm Minh Hạc (1980), Nhập môn Tâm lý học, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhập môn Tâm lý học
Tác giả: Phạm Minh Hạc
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1980
[7] Trần Hiệp (1996), Tâm lý học xã hội – những vẫn đề lý luận, NXB khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý học xã hội – những vẫn đề lý luận
Tác giả: Trần Hiệp
Nhà XB: NXB khoa học xã hội
Năm: 1996
[8] Bùi Văn Huệ - Vũ Dũng (2003), Tâm lý học xã hội, NXB ĐHQG Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý học xã hội
Tác giả: Bùi Văn Huệ - Vũ Dũng
Nhà XB: NXB ĐHQG Hà Nội
Năm: 2003
[9] Website: www.baomoi.com [10] Website: www.tin247.com [11] Website: www.vovnews.vn Khác
[15] Website: www. Giadinh.Net .vn [16] Website: www.giaoduc.edu.vn [17] Website: www.phapluattp.vn Khác
[20] Website: www.duytanchool.com [21] Website: www.dayhocintel.net Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 3.1. Nhận thức của học sinh trường THCS Nghi Kim về biểu hiện của khái  niệm bạo lực giữa các học sinh với nhau theo kết quả chung - thái độ của học sinh trường trung học cơ sở nghi kim (tp vinh - nghệ an) về vấn đề bạo lực học đường
Bảng 3.1. Nhận thức của học sinh trường THCS Nghi Kim về biểu hiện của khái niệm bạo lực giữa các học sinh với nhau theo kết quả chung (Trang 56)
Bảng 3.2. Nhận thức của học sinh trường THCS Nghi Kim về khái niệm bạo lực  giữa các học sinh với nhau khi xét riêng từng biểu hiện - thái độ của học sinh trường trung học cơ sở nghi kim (tp vinh - nghệ an) về vấn đề bạo lực học đường
Bảng 3.2. Nhận thức của học sinh trường THCS Nghi Kim về khái niệm bạo lực giữa các học sinh với nhau khi xét riêng từng biểu hiện (Trang 57)
Bảng 3.3. Nhận thức của học sinh trường THCS Nghi Kim về những loại hành vi   bạo lực học đường giữa các học sinh với nhau - thái độ của học sinh trường trung học cơ sở nghi kim (tp vinh - nghệ an) về vấn đề bạo lực học đường
Bảng 3.3. Nhận thức của học sinh trường THCS Nghi Kim về những loại hành vi bạo lực học đường giữa các học sinh với nhau (Trang 59)
Bảng 3.4. Nhận thức của học sinh trường THCS Nghi Kim về nguyên nhân gây  ra bạo lực giữa các học sinh với nhau - thái độ của học sinh trường trung học cơ sở nghi kim (tp vinh - nghệ an) về vấn đề bạo lực học đường
Bảng 3.4. Nhận thức của học sinh trường THCS Nghi Kim về nguyên nhân gây ra bạo lực giữa các học sinh với nhau (Trang 60)
Bảng 3.6.   Nhận thức của học sinh trường THCS Nghi Kim về hậu quả của bạo  lực giữa các học sinh với nhau - thái độ của học sinh trường trung học cơ sở nghi kim (tp vinh - nghệ an) về vấn đề bạo lực học đường
Bảng 3.6. Nhận thức của học sinh trường THCS Nghi Kim về hậu quả của bạo lực giữa các học sinh với nhau (Trang 64)
Bảng 3.8. Tổng hợp đánh giá nhận thức chung của học sinh trường THCS Nghi  Kim đối với vấn đề bạo lực học đường giữa các học sinh - thái độ của học sinh trường trung học cơ sở nghi kim (tp vinh - nghệ an) về vấn đề bạo lực học đường
Bảng 3.8. Tổng hợp đánh giá nhận thức chung của học sinh trường THCS Nghi Kim đối với vấn đề bạo lực học đường giữa các học sinh (Trang 67)
Bảng 3.11. Cảm xúc của các em học sinh khi đặt mình vào vị trí kẻ gây ra hành  vi bạo với học sinh khác - thái độ của học sinh trường trung học cơ sở nghi kim (tp vinh - nghệ an) về vấn đề bạo lực học đường
Bảng 3.11. Cảm xúc của các em học sinh khi đặt mình vào vị trí kẻ gây ra hành vi bạo với học sinh khác (Trang 70)
Bảng 3.12 . Cảm xúc của các em học sinh khi đặt mình vào vị người bị bạo lực - thái độ của học sinh trường trung học cơ sở nghi kim (tp vinh - nghệ an) về vấn đề bạo lực học đường
Bảng 3.12 Cảm xúc của các em học sinh khi đặt mình vào vị người bị bạo lực (Trang 71)
Bảng 3.13. Tổng hợp đánh giá chung các nội dung ở mặt xúc cảm của học   sinh trường THCS Nghi Kim đối với vấn đề bạo lực học đường giữa các học sinh - thái độ của học sinh trường trung học cơ sở nghi kim (tp vinh - nghệ an) về vấn đề bạo lực học đường
Bảng 3.13. Tổng hợp đánh giá chung các nội dung ở mặt xúc cảm của học sinh trường THCS Nghi Kim đối với vấn đề bạo lực học đường giữa các học sinh (Trang 72)
Bảng 3.14. Hành vi ứng xử của học sinh khi lâm vào các tình huống có thể xảy  ra bạo lực học đường - thái độ của học sinh trường trung học cơ sở nghi kim (tp vinh - nghệ an) về vấn đề bạo lực học đường
Bảng 3.14. Hành vi ứng xử của học sinh khi lâm vào các tình huống có thể xảy ra bạo lực học đường (Trang 74)
Bảng 3.15. Hành vi ứng xử của học sinh khi xảy ra mâu thuẫn với bạn bè - thái độ của học sinh trường trung học cơ sở nghi kim (tp vinh - nghệ an) về vấn đề bạo lực học đường
Bảng 3.15. Hành vi ứng xử của học sinh khi xảy ra mâu thuẫn với bạn bè (Trang 75)
Bảng 3.17. Tổng hợp đánh giá chung các nội dung ở mặt hành vi của học sinh  trường THCS Nghi Kim đối với vấn đề bạo lực học đường giữa các học sinh - thái độ của học sinh trường trung học cơ sở nghi kim (tp vinh - nghệ an) về vấn đề bạo lực học đường
Bảng 3.17. Tổng hợp đánh giá chung các nội dung ở mặt hành vi của học sinh trường THCS Nghi Kim đối với vấn đề bạo lực học đường giữa các học sinh (Trang 79)
Bảng 3.18. Thái độ của học sinh trường THCS Nghi Kim đối với bạo lực học  đường thể hiện ở cả 3 mặt : nhận thức, tình cảm, hành vi - thái độ của học sinh trường trung học cơ sở nghi kim (tp vinh - nghệ an) về vấn đề bạo lực học đường
Bảng 3.18. Thái độ của học sinh trường THCS Nghi Kim đối với bạo lực học đường thể hiện ở cả 3 mặt : nhận thức, tình cảm, hành vi (Trang 81)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w