ảnh hưởng của mật độ trồng và các mức bón đạm khác nhau đến sinh trưởng phát triển và năng suất cây cỏ ngọt (Stevia rebaudiana Bertoni) giống M1 tại xã Nghi Kim, TP. Vinh, Nghệ An

106 454 2
ảnh hưởng của mật độ trồng và các mức bón đạm khác nhau đến sinh trưởng phát triển và năng suất cây cỏ ngọt (Stevia rebaudiana Bertoni) giống M1 tại xã Nghi Kim, TP. Vinh, Nghệ An

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH  LÊ PHI LONG ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ TRỒNG VÀ CÁC MỨC BÓN ĐẠM KHÁC NHAU ĐẾN SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CÂY CỎ NGỌT (Stevia rebaudiana Bertoni) GIỐNG M1 TẠI XÃ NGHI KIM, TP.VINH, NGHỆ AN LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP NGHỆ AN – 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH  LÊ PHI LONG ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ TRỒNG VÀ CÁC MỨC BÓN ĐẠM KHÁC NHAU ĐẾN SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CÂY CỎ NGỌT (Stevia rebaudiana Bertoni) GIỐNG M1 TẠI XÃ NGHI KIM, TP.VINH, NGHỆ AN LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP Chuyên ngành: KHOA HỌC CÂY TRỒNG Mã số : 60 62 01 10 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Kim Đường NGHỆ AN - 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng: Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được sử dụng, được bảo vệ một học vị nào khác. Mọi sự giúp đỡ trong việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc. Người viết cam đoan Lê Phi Long i LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành tốt luận văn này tôi đã nhận được sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của thầy giáo, cô giáo, các tổ chức và cá nhân nơi triển khai đề tài, nhân dịp này tôi xin bày tỏ biết ơn tới: - Thầy giáo PGS.TS. Nguyễn Kim Đường là người hướng dẫn khoa học đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo trong suốt quá trình làm đề tài. - Khoa Sau Đại học Trường Đại học Vinh. - Ban chủ nhiệm khoa và các thầy cô giáo trong Khoa Nông- Lâm- Ngư, Trường Đại học Vinh đã góp ý để tôi làm đề tài thuận lợi hơn. - Ban lãnh đạo, cán bộ, công nhân trong Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển Stevia Á Châu đã luôn giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài. - Tất cả bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã động viên giúp đỡ. Do kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong được sự đóng góp quý báu của tất cả thầy giáo, cô giáo, cùng bạn bè, đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Vinh, ngày tháng 10 năm 2014 Tác giả Lê Phi Long ii MỤC LỤC Trang iii DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT Chữ cái viết tắt Nội dung NSCT Năng suất cá thể NSTT Năng suất thực thu NSLT Năng suất lý thuyết LSD 0,05 Sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa ở mức 0,05 FAO Tổ chức Nông Lương Liên hiệp quốc FDA Cục quản lý dược và thực phẩm Mỹ VIR Viện nghiên cứu cây trồng toàn Liên bang Nga VSA Hiệp hội giống cây trồng Việt Nam NN & PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn Cty CP Công ty cổ phần UBND Ủy ban nhân dân WHO Tổ chức y tế Thế giới iv DANH MỤC CÁC BẢNG Trang v DANH MỤC CÁC HÌNH Trang vi MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Xã hội ngày càng phát triển thì vấn đề nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân ngày càng được chú trọng hơn, các sản phẩm an toàn và có lợi cho sức khỏe luôn được người tiêu dùng hướng đến. Trong đó nhu cầu về chất ngọt là một trong những nhu cầu thiết yếu hàng ngày của con người. Tuy nhiên, trong sản xuất thực phẩm ở quy mô công nghiệp việc sử dụng chất ngọt hoá học như aspartame, acesulfame potasium, sodium cyclamate, sachet, saccharin, . . . thay thế cho đường tự nhiên là tình trạng phổ biến xảy ra ở nhiều quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, mặc dù rẻ và tiện lợi, nhưng nếu sử dụng thường xuyên, nó là nguyên nhân tiềm ẩn gây ra nhiều bệnh hiểm nghèo cho con người như bệnh ung thư gan, ung thư phổi, béo phì, . . . Trong đó, hai vấn đề của xã hội đang ngày càng nổi cộm và không ngừng tăng nhanh trong những năm gần đây đó là béo phì và tiểu đường. Theo nhận định của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thì vào những năm 20 của thế kỷ này, hàng năm thế giới phải chi khoảng 425 tỷ USD để phòng và trị bệnh tiểu đường. Tuy nhiên con người vẫn chưa tìm ra cách nào hữu hiệu để chặn đứng căn bệnh này. Trước viễn cảnh không mấy khả thi của các chất ngọt hóa học, tâm lý chung của người tiêu dùng là tìm về với những sản phẩm thiên nhiên để thay thế cho các sản phẩm hóa học, bởi thế vị ngọt thiên nhiên đã và đang thu hút các nghiên cứu và là mối quan tâm hàng đầu của các công ty dược phẩm, thực phẩm, . . . Rất nhiều cuộc hội thảo quốc tế đã được tổ chức, đặt ra những thách thức đối với các nhà khoa học nghiên cứu và khoa học phương diện ứng dụng. Trong nhóm những chất tạo vị ngọt thiên nhiên, cây cỏ ngọt (Stevia rebaudiana Bertoni) ngày càng được chú ý đến, vì từ lá cây cỏ ngọt các nhà kỹ nghệ đã chế biến ra đường Rebaudiana (Reb-A), một sản phẩm có độ ngọt gấp 300÷400 lần đường saccaroza nhưng lại không sinh năng lượng. Cây cỏ ngọt xuất hiện tại Việt Nam từ năm 1989. Qua thử nghiệm trồng cho thấy cỏ ngọt là loại cây khá dễ tính, thích ứng rộng trên nhiều loại đất và vùng sinh thái khác nhau của nước ta như : Sông Bé, Lâm Đồng, Đắc Lắc, Hà Nội, Hòa Bình, Vĩnh Phú, Yên Bái, Bắc Giang, . . . Mặt khác, kỹ thuật nhân giống, 1 gieo trồng và chăm sóc cỏ ngọt đơn giản, vốn đầu tư không nhiều, việc thu hoạch sản phẩm dễ dàng, sản phẩm là cành lá khô nên có thể làm nguyên liệu phục vụ trong y học, công nghiệp thực phẩm hoặc trực tiếp làm thành phẩm như các loại chè giải khát, chữa bệnh, . .v.v. Vì vậy, nó đã được các doanh nghiệp và chủ trang trại quan tâm và trong vòng vài năm gần đây cây Cỏ ngọt bắt đầu phát triển mạnh và được trồng rộng rãi. Tác dụng của cỏ ngọt là bổ tim, lợi tiểu, làm giảm huyết áp và đặc biệt nhất là đối với những người bị bệnh tiểu đường. Do không tạo calorie nên Cỏ ngọt rất thích hợp để giúp giảm cân. Ngoài ra, nó cũng giúp vào việc làm lành các vết thương ngoài da nên được dùng rộng rãi trong y học như sử dụng cho người bị đái tháo đường, chống xơ cứng động mạch, lưu thông khí huyết, chống béo phì ở phụ nữ cao huyết áp cũng như trong mỹ phẩm [13] Với những tác dụng lớn như vậy, sản phẩm cỏ ngọt không chỉ tiêu thụ mạnh trong thị trường nội địa mà còn được thị trường thế giới đặc biệt quan tâm. Tại Nghệ An, với tổng diện tích tự nhiên 1.637.068 ha (bằng 1/20 diện tích lãnh thổ Việt Nam). (dẫn theo Trần văn Quyền, 2008). Trong đó, diện tích đất trồng hoa màu tương đối lớn (khoảng 280.000 ha), đã cho thấy tiềm năng phát triển rộng rãi quy mô trồng. Cỏ ngọt được công ty CP đầu tư phát triển Stevia Á Châu đưa vào khảo nghiệm từ tháng 11/2009 tại xóm 4-Nghi Đồng, Nghi Lộc- Nghệ An. Qua hơn hai năm rưỡi nghiên cứu và khảo nghiệm, với tổng diện tích trồng là 8,2 ha, cây Cỏ ngọt đã cho thấy nó rất phù hợp thổ nhưỡng của Nghệ An. Với nhiều ưu điểm như là cây ngắn ngày, chu kỳ thu hoạch ngắn (1,5÷2 tháng/lứa), sản phẩm là cành lá nên chịu thâm canh, làm đất một lần cho thu hoạch hai năm, kỹ thuật canh tác đơn giản, sản phẩm được bao tiêu ngay sau khi thu hoạch nên cỏ ngọt đang từng bước khẳng định được vị thế của mình trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng của tỉnh nhà. Hiện nay nhiều xã thuộc huyện Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Hưng Nguyên, Nam Đàn, Thanh Chương, Đô Lương, Yên Thành đã chuyển sang trồng cây Cỏ ngọt thay hoa màu và cho thu nhập trung bình 150 triệu/ha/năm [14]. 2 [...]... triển và năng suất cây cỏ ngọt (Stevia rebaudiana Bertoni) giống M1 tại xã Nghi Kim, thành phố Vinh, Nghệ An - Xác định được ảnh hưởng của các mức bón đạm đến sinh trưởng phát triển và năng suất cây cỏ ngọt (Stevia rebaudiana Bertoni) giống M1 tại xã Nghi Kim, thành phố Vinh, Nghệ An - Xác định được ảnh hưởng của các mật độ trồng và các mức bón đạm đến sinh trưởng phát triển và năng suất cây cỏ ngọt (Stevia. .. cao năng suất và chất lượng cây cỏ ngọt, đồng thời góp phần vào việc hoàn thiện kỹ thuật trồng cây cỏ ngọt Chúng tôi đã nghi n cứu đề tài: Ảnh hưởng của mật độ trồng và các mức bón đạm đến sinh trưởng phát triển và năng suất cây cỏ ngọt (Stevia rebaudiana Bertoni) giống M1 tại xã Nghi Kim, TP Vinh, Nghệ An 2 Mục đích của nghi n cứu - Xác định được ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng phát triển. .. đề tài tập trung nghi n cứu: - Nghi n cứu ảnh hưởng của mật độ và các mức bón đạm đến sinh trưởng phát triển và năng suất cây cỏ ngọt ở lứa thu hoạch đầu - Nghi n cứu ảnh hưởng của mật độ và các mức bón đạm đến khả năng bật mầm sau thu hoạch của giống M1 22 Chương 2 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHI N CỨU 2.1 Đối tượng nghi n cứu - Cây Cỏ ngọt, giống M1: Đặc điểm của giống M1: Cỏ ngọt là cây đa niên bán... II (M1N2): Nền + Mật độ 1 và mức bón đạm 2 * Công thức III (M1N3): Nền + Mật độ 1 và mức bón đạm 3 * Công thức IV (M2N1): Nền + Mật độ 2 và mức bón đạm 1 * Công thức V (M2N2): Nền + Mật độ 2 và mức bón đạm 2 * Công thức VI (M2N3): Nền + Mật độ 2 và mức bón đạm 3 * Công thức VII (M3N1): Nền + Mật độ 3 và mức bón đạm 1 * Công thức VIII (công thức đối chứng): Nền + Mật độ 3 và mức bón đạm 2 * Công thức... này và giao Sở NN và PTNT Nghệ An chủ trì phối hợp với các Sở, ngành liên quan, căn cứ quy hoạch chung của tỉnh và các quy hoạch khác [4] 1.1.8 Yêu cầu ngoại cảnh cây Cỏ ngọt + Yêu cầu về nhiệt độ Nhiệt độ ảnh hưởng lớn đến điều kiện sinh trưởng và phát triển của cây cỏ ngọt Cỏ ngọt có thể sinh trưởng ở nhiệt độ 10÷35 °C Nhiệt độ tốt nhất từ 20÷30 °C cây sinh trưởng tốt, cho năng suất cao Nếu nhiệt độ. .. trồng, mức bón đạm và sự kết hợp có hiệu quả nhất giữa mật độ trồng và mức bón đạm cho cây cỏ ngọt đem lại năng suất và hiệu quả kinh tế khi mở rộng vùng trồng cây + Góp phần vào việc xây dựng quy trình sản xuất cây cỏ ngọt hoàn chỉnh mang lại thu nhập cao cho người dân 4 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Giới thiệu chung về cây cỏ ngọt 1.1.1 Nguồn gốc, phân bố của cây cỏ ngọt Cỏ ngọt (Stevia Rebaudiana Bertoni). . .Năng suất và phẩm chất cây trồng được quyết định bởi rất nhiều yếu tố, trong đó mật độ và phân bón là một trong những yếu tố đặc biệt quan trọng ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển và năng suất của cây cỏ ngọt Đạm là loại phân đa lượng đóng vai trò rất lớn đối với sự sinh trưởng phát triển và nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm cây trồng, đặc biệt nếu sử dụng đạm hợp lý còn nâng cao hiệu suất. .. hiệu suất sử dụng các loại phân bón khác Giữa việc bố trí mật độ trồng và mức bón phân có mối liên hệ qua lại chặt chẽ đối với nhau trong sản xuất Cỏ ngọt là loại cây trồng mới đưa vào trồng ở Việt Nam, đặc biệt là ở Nghệ An Quy trình kỹ thuật áp dụng đối với các loại giống cây cỏ ngọt cũng khác nhau và còn nhiều tranh luận về mật độ nào là phù hợp nhất, mức bón đạm nào là hợp lý nhất và sự kết hợp nào... (M3N3): Nền + Mật độ 3 và mức bón đạm 3 * Công thức X (M4N1): Nền + Mật độ 4 và mức bón đạm 1 * Công thức XI (M4N2): Nền + Mật độ 4 và mức bón đạm 2 * Công thức XII (M4N3): Nền + Mật độ 4 và mức bón đạm 3 - Sơ đồ bố trí thí nghi m Thí nghi m được bố trí theo kiểu SPLIT-PLOT (ô lớn-ô nhỏ) với nhân tố ô lớn là mật độ, nhân tố ô nhỏ là các mức đạm tương, có 12 công thức và 3 lần nhắc lại Số ô thí nghi m: 36... nước cây sinh trưởng kém, còi cọc, lá nhỏ, khả năng ra cành yếu dẫn đến năng suất thu hoạch giảm [9] - Độ ẩm: Tuỳ từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây cỏ ngọt mà yêu cầu về độ ẩm của cây cũng khác nhau Thời kỳ nẩy mầm ẩm độ 60÷85%, giai đoạn giâm cành yêu cầu độ ẩm từ 70÷80% thì cành giâm có tỷ lệ sống cao và cây con có chất lượng tốt Cây trưởng thành độ ẩm thích hợp nhất cho cây phát triển . trưởng phát triển và năng suất cây cỏ ngọt (Stevia rebaudiana Bertoni) giống M1 tại xã Nghi Kim, thành phố Vinh, Nghệ An. - Xác định được ảnh hưởng của các mật độ trồng và các mức bón đạm đến sinh. đến sinh trưởng phát triển và năng suất cây cỏ ngọt (Stevia rebaudiana Bertoni) giống M1 tại xã Nghi Kim, thành phố Vinh, Nghệ An. - Xác định được ảnh hưởng của các mức bón đạm đến sinh trưởng. sinh trưởng phát triển và năng suất cây cỏ ngọt (Stevia rebaudiana Bertoni) giống M1 tại xã Nghi Kim, TP Vinh, Nghệ An . 2. Mục đích của nghi n cứu - Xác định được ảnh hưởng của mật độ trồng đến

Ngày đăng: 19/07/2015, 19:28

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 3.1. Ý nghĩa khoa học

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan