1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tính thời vụ trong du lịch & các biện pháp khắc phục tại Công ty Cổ phần du lịch Ao Vua

57 3,1K 14
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 57
Dung lượng 388 KB

Nội dung

Tính thời vụ trong du lịch & các biện pháp khắc phục tại Công ty Cổ phần du lịch Ao Vua

Trang 1

Đề tài :

TÍNH THỜI VỤ TRONG DU LỊCH VÀ CÁC BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH AO VUA

LỜI NÓI ĐẦU

Hà Tây là một trong những tỉnh có tiềm năng to lớn trong việc phát triển

Du lịch Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ IX (Năm1999) đã xác định

“Trong năm năm tới phải tăng cường đầu tư phát triển du lịch thành ngànhkinh tế mũi nhọn ” Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Hà Tây đến năm

2010 được lập năm 1994 cũng đã chỉ ra những tiềm năng cho sự phát triển của

du lịch Hà Tây và xác định cụm Sơn Tây - Ba Vì là một trung tâm của sự pháttriển đó với các tiềm năng thế mạnh cho du lịch sinh thái, du lịch nghỉ ngơicuối tuần, vui chơi giải trí và tham quan các di tích lịch sử văn hoá

Ba Vì là một vùng đất cổ có truyền thống văn hoá lịch sử lâu đời và đếnnay vẫn bảo lưu được nhiều giá trị đặc sắc Thiên nhiên đã ưu đãi cho Ba Vìmột vùng rừng núi “nhất cao là núi Ba Vì” gắn liền với truyền thuyết Sơn Tinh

- Thuỷ Tinh với những giá trị sâu sắc về địa hình, khí hậu, động thực vật đểhình thành nên một khu vực với rất nhiều những điểm phát triển hoạt động dulịch Đó là Ao Vua, Khoang Xanh – Suối Tiên, Thác Mơ, Thác Ngà, ThácHương, Vườn Quốc gia Ba Vì, hồ Suối Hai, rừng nguyên sinh Bằng Tạ, nguồnnước khoáng thiên nhiên Thuần Mỹ, đồi cò Ngọc Nhị, khu di tích K 9 Trong

đó Ao Vua chính là điểm nổi bật với việc trở thành điểm du lịch đầu tiên đãtrải qua quá trình phát triển hiện chiếm tới trên 60% số lượng du khách, 50%doanh thu, 80% nộp ngân sách của ngành du lịch Ba Vì

Quá trình thực tập tại Công ty cổ phần Du lịch Ao Vua đã cho thấy doquá phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên lại chủ yếu là các loại hình du lịch sinhthái, tham quan nghỉ dưỡng tại vùng núi Ba Vì nên đặc điểm nổi trong hoạtđộng kinh doanh du lịch ở đây là khá rõ rệt Nghiên cứu về tính thời vụ sẽ cho

ta một cái nhìn đúng đắn về du lịch Ao Vua, tìm ra những phương hướng, giảipháp tháo gỡ những khó khăn và giúp cho sự phát triển của Công ty

Trang 2

Chính vì vậy bản báo cáo thực tập tốt nghiệp với đề tài “Tính thời vụtrong du lịch và các biện pháp khắc phục tại Công ty cổ phần Du lịch Ao Vua”

đã ra đời

Đối tượng nghiên cứu của Đề tài không chỉ đơn thuần là tính thời vụtrong kinh doanh du lịch mà còn cả các vấn đề khác có liên quan đến hoạt độngkinh doanh du lịch của công ty: tiềm năng phát triển, các vấn đề nhân lực,marketing, mối quan hệ với chính quyền và nhân dân địa phương Trongphạm vi không gian chủ yếu tại khu du lịch Ba Vì ngoài ra còn đề cập thêm tớingành du lịch của huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây nói chung

Trong quá trình nghiên cứu sẽ vận dụng kết hợp nhiều phương phápnghiên cứu là: Phương pháp duy vật biện chứng, Duy vật lịch sử, Phương phápthống kê, Phương pháp phân tích tổng hợp, Phương pháp diễn giải, phươngpháp quy nạp

Mục tiêu của đề tài “Tính thời vụ du lịch và các biện pháp khắc phục tạiCông ty cổ phần du lịch Ao Vua” mong muốn trình bầy được những có sở lýluận về tính thời vụ trong du lịch, khái quát về Công ty cổ phần du lịch AoVua, và đặc biệt là việc phân tích những yếu tố thời vụ qua hoạt động kinhdoanh của Công ty, qua đó đã khái quát được về tính thời vụ ở đây đồng thời

đã đề ra được một số những giải pháp nhằm khắc phục những ảnh hưởng bấtlợi của nó

Vì vậy phần nội dung được bố cục như sau:

Chương 1: Lý luận chung về kinh doanh du lịch và tính thời vụ trong du lịch.

I. Khái niệm chung về kinh doanh du lịch

7 Doanh nghiệp kinh doanh du lịch

II. Tính thời vụ trong du lịch

1 Khái niệm

2 ảnh hưởng của tính thời vụ trong du lịch

Trang 3

I Khái quát chung

1 Hoàn cảnh ra đời

2 Lịch sử phát triển

3 Chức năng nhiệm vụ

II Cơ sở vật chất kỹ thuật

1 Sơ đồ tổng thể khu du lịch Ao Vua

2 Các khu vực

3 Cơ sở hạ tầng khác

III Cơ cấu tổ chức

1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức

2 Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận

3 Nguồn lao động

IV Chính sách đối với một số dịch vụ bổ trợ

V Mối quan hệ với chính quyền và dân cư địa phương

VI Kết quả hoạt động kinh doanh

1 Kết quả

2 Nhận xét

VII Phương hướng, mục tiêu phát triển của Công ty tới năm 2005

Chương 3: Tính thời vụ trong du lịch tại Công ty cổ phần Du lịch Ao Vua

I Các nhân tố tác động

1 Địa hình

2 Khí hậu

3 Khả năng đón tiếp của Công ty

II Kết quả kinh doanh theo thời vụ

Trang 4

ra các mối quan hệ kinh tế và phi kinh tế có tính tương hỗ lẫn nhau giữa bốnnhóm nhân tố khách du lịch, các nhà kinh doanh phục vụ du lịch, dân cư địaphương và chính quyền địa phương.

Tại Việt Nam, theo Pháp lệnh du lịch thì: Du lịch là hoạt động của conngười ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thoả mãn nhu cầu thamquan, giải trí nghỉ dưỡng trong một thời gian nhất định

3 Tài nguyên du lịch

Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích cáchmạng, giá trị nhân văn, công trình lao động sáng tạo của con người có thể được

Trang 5

Tài nguyên du lịch được chia làm hai loại là Tài nguyên du lịch thiênnhiên và Tài nguyên du lịch nhân văn

5 Kinh doanh du lịch

Kinh doanh du lịch là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các côngđoạn của quá trình hoạt động du lịch hoặc thực hiện dịch vụ du lịch trên thịtrường nhằm mục đích sinh lợi

Hoạt động kinh doanh du lịch được chia làm bốn mảng chính:

 Mảng kinh doanh vận chuyển khách du lịch (transportation) kinhdoanh vận chuyển là hoạt động nhằm tạo ra các dịch vụ vận chuyển khách dulịch: đưa khách du lịch từ nơi cư trú thường xuyên đến điểm du lịch và ngượclại; vận chuyển khách du lịch tại điểm du lịch

 Kinh doanh khách sạn (Hospitality) là hoạt động kinh doanh nhằmtạo ra dịch vụ và hàng hoá nhằm thoả mãn những nhu cầu về lưu trú, ăn uống

và vui chơi giải trí phục vụ khách du lịch (Những dịch vụ phục vụ ăn uống, vuichơi giải trí phải nằm trong quần thể khách sạn hoặc khu du lịch thì mới đượcgọi là hoạt động kinh doanh du lịch

 Kinh doanh lữ hành: gồm bốn hoạt động chức năng cơ bản: nghiêncứu thi trường, xây dựng chương trình (trọn gói hoặc chương trình du lịch từngphần), quảng cáo và tổ chức bán những chương trình du lịch đã được xây dựng,

tổ chức thực hiện

 Kinh doanh các dịch vụ khác như tư vấn du lịch, thông tin quảngcáo về du lịch

Trang 6

6 Sản phẩm du lịch

Là tập hợp tất cả các yếu tố có thể thoả mãn những nhu cầu khác nhaucủa khách du lịch

Sản phẩm du lịch bằng Tổng hợp của: Hàng hóa du lịch + Dịch vụ dulịch + Tài nguyên du lịch

Thể loại:

 Sản phẩm đơn lẻ là sản phẩm của những nhà cung ứng dịch vụ dulịch ví dụ sản phẩm của một khách sạn, sản phẩm của một nhà hàng,

 Sản phẩm tổng hợp: những chương trình du lịch có thể là trọn góihoặc từng phần

Tính chất của sản phẩm du lịch:

 Sản phẩm du lịch chủ yếu mang tính dịch vụ (dịch vụ chiếm 80 –90%) Giá trị của sản phẩm du lịch là từ dịch vụ dẫn đến sản phẩm du lịch chủyếu mang tính vô hình suy ra có những yếu tố không do nhà kinh doanh quyếtđịnh và như vậy sản phẩm du lịch không thể được đánh giá chất lượng theonhững chỉ tiêu từ phía các nhà kinh doanh mà được đánh giá từ sự cảm nhậncủa khách hàng (tính chủ quan) do vậy gây khó khăn trong việc quản lý chấtlượng sản phẩm trong du lịch

 Sản phẩm du lịch thường được gắn liền với tài nguyên du lịch.Hướng vận động trong kênh sản xuất tiêu thu là ngược với sản xuất hàng hoácung tìm đến cầu còn trong du lịch cầu tìm đến cung dẫn đến gây khó khăn chotiêu thụ sản phẩm do thiếu tính chủ động của nhà kinh doanh do đó việc tìm ranguồn khách, khai thác nguồn khách là một trong những hoạt động quan trọngnhất của nhà kinh doanh du lịch

 Việc tạo ra và tiêu dùng sản phẩm du lịch là có sự trùng lặp vềmặt không gian và thời gian suy ra sản phẩm du lịch chỉ tồn tại trong một thờiđiểm nhất định không thể vận chuyển đến nơi khác, không thể tồn kho lưu bãi,gây khó khăn cho việc hạch toán kinh doanh

 Việc tiêu dùng sản phẩm du lịch mang tính thời vụ Tuy nhiên

Trang 7

7 Doanh nghiệp kinh doanh du lịch

Doanh nghiệp kinh doanh du lịch là tập hợp người và vốn có mục đíchkinh doanh để kiếm lời

Doanh nghiệp du lịch chỉ có thể thực hiện việc tìm kiếm lợi nhuận tối đabằng cách đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách du lịch biến động theo hướngngày càng đa dạng hơn, phong phú hơn, cao cấp hơn

Mục tiêu chung là không ngừng nâng cao hiệu quả kinh, mục tiêu cụ thể

gắn với hai loại hình doanh nghiệp, ngoài loại hình hoạt động sản xuất và cungcấp các hàng hoá công cộng với mục tiêu không ngừng nâng cao hiệu quả kinh

tế – xã hội trong nhiều trường hợp hiệu quả xã hội được đặt cao hơn hiệu quảkinh tế Các doanh ngiệp khác hoạt động theo cơ chế thị trường mục tiêu màchúng hướng tới là không ngừng nâng cao hiệu quả kinh tế, lợi nhuận là tiêuchuẩn hàng đầu cho sự ra đời, tồn tại, phát triển thậm chí phá sản của doanhnghiệp Với việc cụ thể hoá mục tiêu hoạt động kinh doanh về mặt tài chính(quản lý vốn): bảo toàn, phát tiển vốn sản xuất kinh doanh; theo độ dài thờigian: trong thời kỳ ngắn hạn tìm kiếm lợi nhuận tối da trong điều kiện có thể,trong thời kỳ dài hạn hướng tới lợi ích kinh tế tối ưu thể hiện ở ba mặt là đạtđược lợi nhuận tối ưu trong thời kỳ dài hạn, mức độ ổn định của hoạt động thịtrường, vị thế của doanh nghiệp trên thị trường

Chức năng, có ba chức năng cơ bản là

 Sản xuất và cung cấp các hàng hoá dịch vụ, đáp ứng nhu cầu củathị trường du lịch ngày càng đa dạng, cao cấp, và phong phú hơn

 Làm chức năng phân phối theo hai hướng: tìm ra các kênh, luồngphân phối để đưa các sản phẩm dịch vụ du lịch của mình đến với du khách mộtcách có hiệu quả nhất và phân phối một cách công bằng hợp lý mọi kết quả sảnxuất kinh doanh đạt được

 Làm chức năng xã hội, có trách nhiệm với cộng đồng, đối với địaphương, đối với đất nước

 Riêng đối với doanh nghiệp Nhà nước còn có chức năng là công

cụ điều tiết trong tay Nhà nước để làm bình ổn thị trường, tạo môi trường vàđiều kiện kinh doanh lành mạnh, công bằng cho mọi loại hình doanh nghiệp

Vị trí (mối quan hệ cơ bản) của doanh nghiệp du lịch là:

Trang 8

Doanh nghiệp du lịch là một chủ thể kinh doanh có quyền tự chủ, độclập, tự quyết định những vẫn đề sản xuất kinh doanh và tự chịu trách nhiệm cả

về mặt kinh tế và pháp lý đối với kết quả thực hiện

Là một đơn vị kinh tế, một tế bào của nền kinh tế quốc dân và là mộtphân hệ kinh tế mở trong nền kinh tế khu vực và thế giới

Là một đơn vị, tổ chức xã hội nơi hàng ngày hàng giờ người lao độngthực hiện và giám sát việc thực hiện các chủ trương, đường lối phát triển kinh

tế, nơi chăm lo phát triển toàn diện nhân tố con người

Nhiệm vụ của doanh nghiệp du lịch: được xem xét theo ba hướng: nhiệm

vụ đối với Nhà nước, đối với các doanh nghiệp khác và đối với nội bộ bản thândoanh nghiệp

Trang 9

II TÍNH THỜI VỤ TRONG DU LỊCH

1 Khái niệm

Tính thời vụ trong du lịch là những biến động lặp đi lặp lại theo một chu

kỳ thời gian của cung và cầu du lịch (đối với các sản phẩm du lịch) diễn radưới tác động của một số nhân tố xác định như thời tiết, khí hậu, loại hình dulịch và trong thực tế thì đó là tập hợp những biến động theo mùa của cung vàcầu du lịch tại các khu du lịch

Tính thời vụ có ở tất cả các điểm, các khu vực có hoạt động du lịch.Nhưng quá trình diễn ra giữa các vùng, các khu vực có sự khác nhau phụ thuộcvào các yếu tố khác

Một điểm du lịch, khu du lịch thì có thể có một hoặc nhiều thời vụ dulịch và nó phụ thuộc vào các thể loại du lịch phát triển ở khu vực đó

Tại các khu vực mà hoạt động du lịch phát triển thì mùa du lịch thườngkéo dài hơn, mức độ thay đổi của cường độ hoạt động du lịch nhỏ hơn

Độ dài của mùa du lịch và cường độ mùa chính còn phụ thuộc vào thểloại du lịch khác nhau Thông thường loại hình du lịch chữa bệnh thường có độdài hơn nhưng cường độ yếu vì giá trị tài nguyên du lịch phục vụ cho loại hình

du lịch này ít biến động trong năm Trong khi đó du lịch nghỉ biển thì ngượclại: mùa du lịch ngắn hơn nhưng cường độ mùa chính cao hơn nhiều vì tàinguyên du lịch phục vụ cho thể loại này phụ thuộc nhiều vào thời tiết khí hậu

Để đơn giản hoá ta có thể nghiên cứu tính thời vụ trong du lịch qua sựthay đổi của cường độ hoạt động kinh doanh du lịch qua các khoảng thời gian(mỗi tháng, mỗi ngày) Về mặt tổng quát có thể biểu thị thời vụ du lịch theo đồthị sau:

Trang 10

Trong đó:

Chính vụ: (trong vụ) là khoảng thời gian mà cường độ hoạt động du lịchmạnh và cũng chính là thời gian mà doanh thu cũng như số lượng khách hàngtập trung chủ yếu

Đỉnh vụ: là thời điểm mà cường độ hoạt động đạt mức cao nhất

Ngoài vụ: (trái vụ) là khoảng thời gian không phải là chính vụ, thời điểmlượng khách cũng như doanh thu mang lại là ít, rất nhỏ bé so với thời điểmchính vụ Ngoài vụ bao gồm có trước vụ và sau vụ

Trước vụ: khoảng thời gian trước chính vụ

Sau vụ: khoảng thời gian sau chính vụ

Tính thời vụ du lịch tồn tại một cách khách quan, nó gắn liền với ngành

du lịch và gây ra rất nhiều khó khăn cho việc kinh doanh đối với các doanhnghiệp kinh doanh du lịch Ngoài ra nó còn gây một số tác hại về mặt kinh tế

xã hội, tổ chức sản xuất kinh doanh Sau đây xin được nêu các ảnh hưởng của

Trang 11

2 Ảnh hưởng của tính thời vụ trong du lịch

Đối với tài nguyên du lịch Tính thời vụ trong du lịch làm cho việc sử

dụng tài nguyên du lịch bất hợp lý, gây ra lãng phí lớn Cụ thể là trong mùachính thì sử dụng quá tải nguồn tài nguyên dẫn đến xuống cấp, cạn kiệt hoặcnhững hư hỏng Trong khi đó khoảng thời gian trái vụ lại hầu như không được

sử dụng cũng như không kịp để sửa chữa, phục hồi

Đối với môi trường sinh thái Với cường độ hoạt động cao trong mùa vụ

sẽ dẫn đến những tác động không nhỏ tới môi trường sinh thái Xả rác thải bừabãi, ô nhiễm nguồn nước, chặt cây phá rừng, làm hỏng cảnh quan

Đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của cơ sở kinh doanh du lịch.

Tính thời vụ làm cho hoạt động của cơ sở kinh doanh không đều, vào mùa vụthì cường độ hoạt động cao dẫn đến doanh thu, lợi nhuận cao còn ngoài vụ thìcường độ hoạt động thấp chỉ mang tính chất duy trì Như vậy hiệu quả sản xuấtkinh doanh không đồng đều

Tính thời vụ còn tác động rất lớn tới tình hình nhân lực Việc sử dụng

cũng như trình độ nhân lực gặp rất nhiều tác động xấu Cụ thể là trong thờigian chính vụ cần một đội ngũ lao động đông đảo, với rất nhiều các công đoạn,công việc cụ thể khác nhau trong khi đó ngoài vụ thì chỉ cần một lượng laođộng vừa phải với tính chất công việc chỉ là nhằm duy trì Điều này dẫn tới rấtkhó khăn cho đơn vị kinh doanh du lịch trong việc tuyển chọn đào tạo và sửdụng nguồn nhân lực trong mùa vụ, thường thì khi chuẩn bị vào mùa vụ lạiphải tổ chức tuyển chọn và đào tạo cho một số lao động lớn nhưng khi hết mùa

vụ thì lượng lao động này lại không có việc và họ phải tìm kiếm các công việckhác nhằm duy trì cuộc sống, đến vụ sau việc tuyển chọn và đào tạo gần nhưphải làm mới hoàn toàn với những con người mới Chính vì vậy trình độ củađội ngũ lao động không được đảm bảo

Tính thời vụ trong du lịch còn ảnh hưởng cả đến các du khách Đó là

việc du khách vào chính vụ thì qúa đông dẫn đến nhìn xung quanh lúc nàocũng chỉ thấy người là người, các dịch vụ thì có khi lại không đảm bảo chấtlượng với việc xô bồ lộn xộn, giá cả cao hoặc bị chèn ép, có khi lại gặp nhữngtrường hợp quá tải dẫn đến không có dịch vụ đáp ứng như không có phòng chothuê, không có hàng ăn, giải khát

Trang 12

Ngoài ra tính thời vụ trong du lịch cũng có ảnh hưởng đến nhiều đốitượng khác như: đối với dân cư địa phương bị ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế

xã hội đặc biệt là đối với những người có đời sống gắn liền với hoạt động dulịch ví dụ những người bán hàng rong ; chính quyền địa phương thất thu cáckhoản thuế, lệ phí không nhỏ ngoài mùa vụ; các ngành nghề lĩnh vực kinh tếkhác như ngành nông nghiệp, ngành nghề truyền thống, thủ công mỹ nghệ,điện, nước, viễn thông cũng bị ảnh hưởng trong việc cung cấp các sản phẩm,dịch vụ phục vụ cho hoạt động du lịch

3 Các nhân tố quyết định

Các nhân tố quyết định đến tính mùa vụ trong kinh doanh du lịch đượcxem xét là những nhân tố có tác động đến các tính chất, độ dài, cường độ, sựdao động của tính mùa vụ, các nhân tố này bao gồm có khí hậu, địa hình, đặcđiểm tài nguyên, thời gian rỗi, phong tục tập quán, đặc điểm của đơn vị kinhdoanh

Khí hậu Khí hậu là nhân tố cơ bản quyết định tới toàn bộ lĩnh vực kinh

doanh du lịch chứ không chỉ là tính mùa vụ Khí hậu bao gồm có các yếu tố:nhiệt độ, độ ẩm, số ngày mưa, nắng cùng các hiện tượng thời tiết đặc biệt khác.Các yếu tố này có sự thay đổi theo một quy luật nhất định hình thành nên cácmùa khác nhau trong năm như mùa xuân - hạ - thu - đông, mưa - khô, nóng -lạnh Và theo sự thay đổi này mà hình thành nên tính mùa vụ của hoạt độngkinh doanh du lịch

Địa hình Địa hình có mối quan hệ khăng khít với khí hậu và chúng làm

nên các giá trị tài nguyên thiên nhiên cho điểm du lịch Các yếu tố địa hìnhnhìn chung mang tính ổn định lâu dài nhưng không vì thế mà không có sự ảnhhưởng đến tính thời vụ trong du lịch Sự ảnh hưởng thể hiện ở việc địa hìnhlàm nên đặc điểm của tài nguyên du lịch thiên nhiên và tác động đến cung cầucủa hoạt động kinh doanh du lịch

Văn hóa Văn hóa và du lịch là hai lĩnh vực khác nhau nhưng lại có mối

quan hệ mật thiết vì lẽ văn hoá là tài nguyên của du lịch, là sản phẩm đặc trưngcủa du lịch và nó cũng là một trong những điều kiện để cho du lịch phát sinh và

Trang 13

trong du lịch được nhắc đến chủ yếu là các tài nguyên du lịch nhân văn - là mộttrong những nguồn lực cho sự phát triển du lịch Tài nguyên du lịch nhân văntác động tới hầu hết các lĩnh vực của hoạt động kinh doanh du lịch trong đó cótính thời vụ Nó thể hiện qua các giá trị văn hoá của vùng đất diễn ra hoạt động

du lịch, qua các phong tục tập quán (chính là những tập tục, nền nếp thói quenlâu đời của người dân) và qua các giá trị tín ngưỡng tôn giáo của người dân.Điều này càng có ý nghĩa trong các thể loại du lịch văn hoá: lễ hội – thườngdiễn ra chủ yếu và xung quang dịp lễ hội như du lịch lế hội Chùa Hươngthường diễn ra từ sau Tết Nguyên đán dến hết mùa xuân; du xuân – thườngdiễn ra vào mùa xuân sau tết Cổ truyền của dân tộc; các cuộc hành hương vềquê hương, đất tổ, vùng đất thánh

Thời gian rỗi Đây là một nhân tố rất quan trọng, cũng là một điều kiện

cho sự phát triển du lịch Có thời gian rỗi thì du khách mới có thời gian đi dulịch Thời gian rỗi bao gồm thời gian nghỉ cuối tuần, nghỉ phép, nghỉ tết, nghỉhè Thời gian rỗi quyết định đến thời điểm đi du lịch của du khách và vì vậydẫn đến tính thời vụ trong du lịch Cụ thể đối với các điểm du lịch thì thời điểmcuối tuần bao giờ cũng đông khách nhất, các chương trình du lịch nghỉ biển thìđông khách vào mùa hè, với đối tượng khách là học sinh, sinh viên thì mùa hèchính là thời điểm họ đi du lịch nhiều nhất Tại các điểm du lịch khác nhau cầndựa vào thị trường mục tiêu của mình với các đặc điểm thời gian rỗi như thếnào mà cần có một chính sách hợp lý cho hoạt động kinh doanh

Đơn vị kinh doanh du lịch Thể hiện sự tác động tới tính thời vụ ở khả

năng sẵn sàng đón tiếp khách chủ yếu được thể hiện trong các khoảng thời giantrái vụ là như thế nào, có đáp ứng được những yêu cầu về sản phẩm dịch vụ dulịch không, chất lượng cung cấp là tốt hay xấu

Ngoài những nhân tố trên còn có một số các nhân tố khác nhưng mức độtác động yếu hoặc chỉ trong một số trường hợp cá biệt

Trang 14

4 Các căn cứ để khắc phục tính thời vụ trong du lịch

Việc khắc phục tính thời vụ du lịch là một yêu cầu cấp thiết trong kinhdoanh du lịch đặc biệt là đối với các điểm du lịch bị ảnh hưởng nặng của nó.Một số căn cứ để đề ra các biện pháp khắc phục là:

 Căn cứ vào sức hấp dẫn và khả năng tiếp nhận của tài nguyên du lịchhiện có ở khu du lịch

 Căn cứ vào số lượng khách du lịch hiện tại của Công ty cũng như sốlượng khách du lịch tiềm năng mà Công ty sẽ thu hút được trong tương lai

 Căn cứ vào sức tiếp nhận của cơ sở vật chất kỹ thuật ở khu du lịch làlớn hay nhỏ

 Căn cứ vào nguồn cung ứng lao động ở địa phương, trình độ nghiệp

vụ của cán bộ công nhân viên cũng như kinh nghiệm tổ chức hoạt động du lịchtại điểm du lịch

 Căn cứ vào khả năng kết hợp các loại hình du lịch có đồng nhất haykhông Theo hướng phát triển đồng thời nhiều thể loại du lịch nhằm hạn chếtính thời vụ ở khu du lịch Để phát triển các loại hình du lịch ở khu du lịch cònphụ thuộc vào các yếu tố tại khu du lịch đó như:

o Tính hấp dẫn của tài nguyên du lịch ngoài mùa chính đối với thểloại du lịch cơ bản

o Khả năng huy động những tài nguyên chưa được khai thác, tức lànhững tài nguyên có khả năng phát triển cho loại hình du lịchkhác

o Cơ cấu nguồn khách du lịch tiềm năng cho thể loại du lịch mới

o Nguồn vốn đầu tư để có thể huy động cho việc xây dựng cơ sở vậtchất kỹ thuật phục vụ cho loại hình du lịch mới (chú ý xét tớitính hiệu quả của nó) và việc thực hiện các loại hình du lịch đó

Trang 15

5 Các biện pháp khắc phục

5.1 Đối với doanh nghiệp

Thứ nhất: làm tăng cầu du lịch tại các thời điểm ngoài mùa vụ Tổ chức

nghiên cứu thị trường nhằm xác định thị trường mục tiêu cần chú ý quan tâmđến những vấn đề sau:

 Tập trung thu hút khách du lịch công vụ đến điểm du lịch của mìnhbởi ưu điểm của loại khách này là không phụ thuộc nhiều vào thời vụ du lịch

và có khả năng thanh toán cao

 Tập trung thu hút nhóm khách du lịch tiềm năng là cán bộ công nhânviên chức mà do đặc điểm nghề nghiệp, họ không có thời gian rỗi trong mùa vụchính

 Tập trung thu hút nhóm khách hàng là những người hưu trí cao tuổi,

ưu điểm của loại khách này là không bị ràng buộc về thời gian đi du lịch,thương hay lưu trú dài ngày

 Tập trung thu hút nhóm khách hàng là các gia đình có con nhỏ, thunhập thấp và những người có nhu cầu đặc biệt không liên quan đến mùa vụchính

Qua đó bằng các chính sách Markettinh – mix: chính sách sản phẩm, giá

cả, phân phối và xúc tiến bán để có thể lôi kéo thị trường mục tiêu này đến vớidoanh nghiệp nhất là trong các khoảng thời gian trước và sau mùa vụ với mụctiêu thu hẹp dần khoảng cách về cường độ hoạt động du lịch giữa trái vụ vàchính vụ

Thứ hai: Nâng cao khả năng sẵn sàng đón tiếp khách tại các thời điểm

ngoài chính vụ của doanh nghiệp Theo hướng này cần chú trọng đến nhữngvấn đề sau đây: Đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật nhằm phục vụ du khách ngoàimùa vụ chính; luôn trong trạng thái sẵn sàng các yếu tố dịch vụ cung cấp cho

du khách; đội ngũ cán bộ, công nhân viên đầy đủ, sẵn sàng phục vụ kịp thờicác yêu cầu của công việc

Thứ ba: Ngiên cứu đặc điểm của doanh nghiệp để có thể phát triển

nhiều loại hình thể loại du lịch Vì như vậy sẽ có được nhiều chương trình, sảnphẩm du lịch mới đưa ra thị trường làm hạn chế thêm những tác động của cácnhân tố ảnh hưởng đến tính thời vụ trong du lịch

5.2 Về phía Nhà nước

Trang 16

Không chỉ có những tác động xấu tới bản thân doanh nghiệp mà quanhững phân tích ở trên ta thấy rằng tính thời vụ trong du lịch còn gây ảnhhưởng bất lợi tới các yếu tố kinh tế – xã hội của địa phương, tới các ngànhnghề khác có liên quan và tới cuộc sống của nhân dân Chính vì vậy Nhà nước

mà cụ thể là các cấp chính quyền, cơ quan quản lý ngành du lịch, các cơ quanquản lý các ngành có liên quan cần phải có chính sách hỗ trợ và khuyến khíchcác doanh nghiệp kinh doanh du lịch ngoài thời điểm chính vụ

Nhà nước có thể hỗ trợ bằng các cách khác nhau sau đây:

 Miễn, giảm thuế, lệ phí trong các khoảng thời gian ngoài chính vụ

 Miễn, giảm giá thành các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuấtkinh doanh như điện, nước

 Có các biện pháp hỗ trợ đời sống cho những người dân bị ảnhhưởng bởi hoạt động kinh doanh du lịch bị giảm sút đình trệ như: tổ chức nghềphụ, trợ cấp

 Tạo công việc cho bản thân khu du lịch hay phía doanh nghiệpnhư giao tổ chức các hoạt động khác cho Nhà nước, hay tổ chức ra các chươngtrình du lịch hoạt động phục vụ lợi ích công cộng

 Lợi dụng thời điểm ngoài chính vụ để tổ chức các lớp học đào tạo,nâng cao trình độ nghiệp vụ cho người lao động cũng như dân cư địa phương,làm các công việc mà có thể ảnh hưởng xấu cho hoạt động du lịch nếu tổ chứcvào chính vụ ví dụ sửa chữa đường xá

5.3 Về phía người dân

Người lao động tại đơn vị kinh doanh du lịch và người dân có hoạt độnggắn liền với hoạt động kinh doanh du lịch phải chủ động đối mặt với tính thời

vụ du lịch, không để nó gây ra những bất lợi cho mình hoặc là hạn chế đếnmức thấp nhất những bất lợi đó

Với du khách cần có suy nghĩ đúng đắn trong việc lựa chọn thời điểm đi

du lịch Nếu có thể thì đi du lịch vào những thời điểm ngoài mùa vụ khi mà vẫnđạt được lợi ích mà mình đặt ra

Trang 17

CHƯƠNG 2 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH AO VUA.

I KHÁI QUÁT CHUNG

1 Hoàn cảnh ra đời.

Giữa những năm 80 của thế kỷ, sau những bộn bề lo toan, hồi phục củađất nước sau thời chiến, những khó khăn của xã hội quan liêu bao cấp và cùngvới công cuộc đổi mới của Đảng và Nhà nước, nhu cầu đi tham quan thắngcảnh, vui chơi giải trí của người dân bắt đầu được chú trọng Một số các địađiểm có phong cảnh đẹp, đặc sắc bắt đầu được khai phá

Nằm trong một khu vực đồi núi rộng với quần thể núi Ba Vì hùng vĩ.Đây là dãy núi đá vôi bao gồm nhiều ngọn núi trong đó có ba đỉnh cao nhất làđỉnh Vua 1.296 m, đỉnh Tản Viên 1.226 m và đỉnh Ngọc Hoa 1.220 m Sườnnúi phía đông thoai thoải, sườn phía Tây dốc ngược xuống dòng Đà giang hung

dữ Vùng đồi gò dưới chân và bao quanh núi Ba Vì có độ cao trên 11 m so vớimực nước biển với rất nhiều khe nứt gẫy bị cắt sẻ do sự xâm thực của các dòngnước chảy từ trên đỉnh núi xuống như thác trong mùa mưa cùng nhiều hồ nướclớn như hồ Suối Hai, hồ Đồng Mô - Ngải Sơn Thảm động thực vật ở đây cực

kỳ phong phú với nhiều loài động thực vật quý hiếm, khu rừng nguyên sinh với

100 ha trên độ cao từ 800 m trở lên

Khu vực này còn là một vùng đất cổ có lịch sử quần cư lâu đời, với badân tộc là người Kinh, Mường, Dao cùng sinh sống Cũng là một vùng đất có

vị trí chiến lược về quân sự với rất nhiều các đơn vị quân đội; các trường học,

cơ quan hành chính sự nghiệp

Trong bối cảnh như vậy khu du lịch Ao Vua ra đời từ rất sớm qua sựphát hiện của dân cư địa phương Ao Vua ở sườn núi phía bắc của núi Ba Vì,trên độ cao từ 70 - 80 mét giữa cảnh trí thanh u của một vùng núi rừng tĩnhmịch, một dòng suối đẹp từ trên cao đổ xuống đã tạo ra nhiều cái thác vànhững bồn tẵm thiên nhiên đầy thú vị Đẹp nhất là thác dưới cùng tức thác AoVua, dưới chân thác là một hồ nước nhỏ nơi sâu nhất khoảng 5 - 6 mét, nướctrong xanh và không bao giờ cạn Hồ nước này chính là Ao Vua theo truyềnthuyết đây là bãi chiến trường của huyền thoại Sơn Tinh - Thuỷ Tinh để giànhlấy công chúa Ngọc Hoa con của vua Hùng Vương thứ 18 Trở thành địa điểmtham quan duy nhất lúc bấy giờ của thể loại lội suối, ngắm cảnh rừng núi Sau

đó cùng với tiến trình đổi mới, đời sống của nhân dân khấm khá lên, nhu cầu

Trang 18

nghỉ ngơi, du lịch trở nên bức thiết hơn Đã đòi hỏi khu vực này cần có mộtkhông gian cảnh quan, phương thức tổ chức quy củ hơn.

2 Lịch sử phát triển.

Đó là vào khoảng giữa những năm 80, đến năm 1988 UBND huyện Ba

Vì đã cho thành lập ở đây một Tổ Dịch vụ nhằm đưa các hoạt động du lịch vào

nề nếp để quản lý và phục vụ du khách Tổ Dịch vụ lúc đầu do các xã viên củaHợp tác xã nông nghiệp Tản Lĩnh làm nòng cốt còn mang tính chất thô sơ dân

dã, sau đó đã được chuyên trách hơn (thực chất là hình thức “thầu” của một số

tư nhân), được Thành phố Hà Nội (lúc bấy giờ) UBND huyện Ba Vì chú ý vàđầu tư Thời điểm này Tổ Dịch vụ đã làm được khá nhiều việc như xây dựngđường giao thông trải nhựa từ Tỉnh lộ 87 vào tận chân thác dài 4 km, cải tạodòng suối làm đường đi lên theo dòng suối, các hàng rào bảo vệ và các biệnpháp an toàn cho du khách, xây dựng các khu nhà khách, phòng ăn và các dịch

vụ khác Năm 1988 nơi đây đón được 8000 lượt người

Đầu năm 1994 với sự phát triển của khu du lịch một dự án đầu tư lớn

hơn được thực hiện, Công ty du lịch Ba Vì ra đời thay thế cho Tổ Dịch vụ,Khách sạn Hương Rừng với 30 phòng được xây dựng Lúc này khu du lịch AoVua được lột xác hoàn toàn với sự bề thế tiện nghi hơn Tiếng tăm của khu dulịch bắt đầu được lan xa, lượng khách đến với khu du lịch đông lên rất nhiều,không chỉ từ các vùng lân cận mà khách từ Hà Nội và các địa phương khác

Ngày 1-4-1999 trở thành cái mốc chính thức ra đời Công ty Cổ phần Du

lịch Ao Vua theo Quyết định 267 của UBND tỉnh Hà Tây trên cơ sở sự sátnhập của hai doanh nghiệp là Công ty Du lịch Ba Vì và Khách sạn HươngRừng Bao gồm 8 cổ đông, trong đó Nhà nước chiếm 8% Tổng số vốn ban đầugồm có 4 tỷ 658 triệu đồng, trong đó vốn lưu động là 223 triệu đồng Đến nayước tính tổng giá trị tài sản của công ty lên tới 17,5 tỷ đồng

Trang 19

3 Chức năng, nhiệm vụ

Tổ chức kinh doanh khai thác hoạt động du lịch tại khu du lịch Ao Vua.Công ty đã đầu tư xây dựng nhiều công trình hạng mục phục vụ cho yêu cầunhiệm vụ của mình Đã tổ chức tốt việc kinh doanh, đón và phục vụ du kháchđến khu du lịch

Tạo việc làm ổn định cho hàng trăm lao động tại công ty cũng như cácdịch vụ khác có thu nhập cho người dân địa phương

Thực hiện các công tác xã hội tại địa phương và nghĩa vụ nộp thuế chonhà nước

Trang 20

II CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT

1 Sơ đồ tổng thể khu du lịch Ao Vua

HồDiênHồng

Nhà

H ngàBìnhDân

KhuKháchSạn

KhuNhàSàn

Khu chân thác

KhuTrungTâm

Khu Nuôi Thú

Đồi núi

Đồi núi

Đồi núi

Bể bơi

Bể bơi

HồYên

Trang 21

2 Các khu vực

Tọa lạc trên diện tích gần 20ha (khu vực chính), quần thể khu du lịch AoVua được chia làm sáu khu vực là: khu Trung tâm, khu Chân thác, khu Nhàsàn, khu Khách sạn, khu Vườn thú và Nhà hàng bình dân

Khu Trung tâm: gồm 3 tòa nhà hai tầng được dùng làm văn phòng làm

việc, phòng tiếp khách, 1 phòng hội thảo 50 chỗ, 1 nhà hàng 100 chỗ, 9 phòngmát-xa, 2 phòng karaoke và 30 phòng nghỉ, khu y tế; ba bể bơi, hệ thống cầutrượt gồm 4 làn cao 11m, dài 60m cùng các cầu trượt nhỏ; khu đu quay đảo, tròchơi dân gian cùng với các hình thức dịch vụ khác

Khu Chân thác: gồm có một nhà hàng giải khát hai tầng rất rộng với

khoảng 400 chỗ ngồi có cảnh quan rất đẹp tuy được bố trí còn đơn giản bằngbàn ghế nhựa Một nhà hàng ăn uống một tầng với khoảng 100 chỗ phục vụ cácmón ăn đơn giản Hai bể bơi rộng, xây dựng khá đẹp, với bốn làn trượt nướchai làn cao thiết kế hình con rồng và hai làn nhỏ thiết kế hình con rắn Cùngcác phòng thuê, thay quần áo, gửi đồ, phòng tắm

Khu Nhà sàn: gồm một nhà sàn to trung tâm với quầy bar, chỗ ngồi uống

nước, xây dựng bằng gỗ theo đúng dáng dấp nhà sàn dân tộc Mường Và 20nhà sàn nhỏ là các phòng nghỉ (mỗi căn nhà chia làm hai hoặc bốn phòng)được xây dựng bê tông, khép kín với đầy đủ trang thiết bị

Khu Khách sạn: gồm một nhà ăn rộng 200 chỗ với các trạng thiết bị khá

hiện đại, một phòng hội thảo rộng 150 chỗ, và 20 phòng nghỉ tiện nghi và một

số phòng dùng làm phỏng ở cho nhân viên, nhà kho

Khu Vườn thú: mới được xây dựng sẽ hoàn thành vào cuối tháng 3 năm

2002 với tổng vốn đầu tư vào khoảng 1 tỷ đồng Bao gồm có hồ nước rộng gần

1 ha sẽ được dùng cho bơi thuyền, nhà nổi; khu Thuỷ Cung, động Sơn Tinh –Thuỷ Tinh; khu vườn thú với các loài thú quý hiếm như hổ, báo, gấu, khỉ vượn;khu vườn Bướm, chim chóc ; vườn cây cảnh với phong lan, địa lan, và cáccây quý khác; nhà dịch vụ

Khu nhà ăn Bình dân: là một khu nhà cấp bốn rộng toạ lạc gần cổng,

phục vụ nhu cầu ăn uống bình dân của du khách

Khu vực bán hàng lưu niệm: vừa được xây dựng lại bàng tôn khá đẹp

(trước là bằng tre lợp rơm) trên nền xi măng cao ráo dọc bên đường đi nhưngkhông hề gây cản trở cho giao thông cũng như gây mất mỹ quan Có 40 gian

Trang 22

hàng quán được xây dựng kiểu này Khi vào vụ còn có khá nhiều gian hàngquán khác được mở thêm.

Các bãi trông giữ xe cho khách là các khoảng không gian rộng lớn giữa

các khu vực đủ cho một lượng xe rất lớn

Đền thờ Đức Thánh Tản phục vụ cho nhu cầu tín ngưỡng, tâm linh của

du khách

3 Các cơ sở hạ tầng khác

3.1 Hệ thống nước

Được dẫn qua hệ thống ống dẫn từ dòng suối trên núi chảy về, qua một

bể lắng lọc rồi trữ trong một bể nước to để chủ động phục vụ nhu cầu sinh hoạtcho cả khách và nhân viên của công ty ngay trong mùa mưa cũng như mùakhô Mặt khác đây còn là nguồn cung cấp nước cho hệ thống bể bơi, cầu trượtnước

3.2 Hệ thống thông tin liên lạc

Đáp ứng được đầy đủ nhu cầu thông tin liên lạc viễn thông của Công tycũng như du khách với hệ thống liên lạc bằng điện thoại cả trong nước và quốc

tế, điện thoại công cộng dùng thẻ có một trạm, điện thoại di động đã được phủsóng với chất lượng rất tốt

3.3 Hệ thống giao thông

Có được sự quan tâm đầu tư của tỉnh, huyện và bản thân Công ty Đườnggiao thông rải nhựa từ ngoài đường tỉnh lộ 87 vào tận công ty dài 4 km với chấtlượng tốt, bề rộng 4 mét cùng khoảng lưu không rộng 3 met hai bên đường.Đường đi trong công ty toàn bộ được đổ đê tông, ô tô ca có thể dễ dàng vào tớitận sát các khu vực Hệ thống cấu cống cũng được xây dựng hiện đại với haicây cầu lớn bằng bê tông bắc qua suối Đường lội suối được chỉnh sửa hay giữnguyên nét hoang sơ với nhiều lối đi khác nhau bằng những bậc đá, xi mănghoặc bằng tre, gỗ với các biện pháp đảm bảo an toàn đến tận cùng của dòng

Trang 23

III CƠ CẤU TỐ CHỨC

Tổ

Y tế

Tổ Cảnh quan

Khu nh à ăn Bình dân

Văn phòng đại

diện tại H à

Nội

Trang 24

2 Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận

Hội đồng quản trị: Gồm 8 thành viên, do ông Nguyễn Mạnh Thản làm

Chủ tịch Hội đồng quản trị và Chủ tịch có chức năng nhiệm vụ được quy địnhtheo như Điều lệ Công ty Ngoài ra còn có Ban Kiểm soát

Giám đốc: Nguyễn Mạnh Thản, là người đại diện theo Pháp luật của

Công ty, điều hành chung các công việc hàng ngày của Công ty và rất nhiều cáccông việc khác, có quyền hành rất lớn

Phó Giám đốc phụ trách An ninh trật tự cảnh quan: (Thiện) Chịu trách

nhiệm điều hành các công việc thuộc lĩnh vực về An ninh, trật tự, cảnh quan.Quản lý trực tiếp ba tổ: tổ Bảo vệ, tổ Môi trường và tổ Xây dựng Ngoài ra cònthực hiện các công việc khác

Tổ Bảo vệ: có một trưởng phòng phụ trách chung, xắp sếp công việc ca

trực, chấm công Có từ 15 đến 20 người tuỳ theo mùa vụ Phòng bảo vệ thựchiện các công việc về bảo vệ An ninh trật tự giữ gìn cảnh quan tài sản vật chất

Tổ Môi trường: gồm 15 người, với nhiệm vụ giữ gìn vệ sinh chung, sửa

chữa cơ sở vật chật kỹ thuật toàn khu như các lĩnh vực điện nước, nhà cửa.Trồng, chăm sóc, bảo vệ cây cảnh, hồ nước và rừng cây chung quanh

Phó Giám đốc Phụ trách Kinh doanh, kiêm Trưởng phòng Kinh doanh:

(Điểm) Điều hành các công việc kinh doanh hàng ngày của Công ty, ngoài racòn phụ trách phòng tài vụ, các công tác tài chính, chấm công, trả lương chongười lao động Quản lý năm khu vực là: khu Trung tâm, khu Chân thác, khuNhà sàn, khu Khách sạn và Vườn thú ; cùng tổ Hành chính, tổ Y tế, tổ Cảnhquan

Tổ Cảnh quan: gồm 5 người, làm công việc bán vé vào cổng.

Tổ Y tế: gồm 2 người, với các trang thiết bị, đồ dùng, thuốc thang, phục

vụ sơ cứu tạm thời

Tổ Hành chính: gồm 5 người, thực hiện các công việc văn thư, đánh

máy, kế toán tài chính, chấm công, trả lương cho người lao động

Văn đại diện tại Hà Nội: mới được ra đời có trụ sở tại 78B Nguyễn Du –

Trang 25

3 Nguồn lao động

Đặc điểm nổi bật của lao động của Công ty là gần như toàn bộ lao động được bố sinh hoạt trong khuôn viên của khu du lịch

Thời gian lao động và các nội quy lao động được tuân thủ chặt chẽ

Khối lượng công việc không nhiều (trừ số ít những lúc cao điểm) và ít đòi hỏi tính chuyên môn hoá, luôn có sự cơ động thay thế giữa các bộ phận

Kết cấu lao động:

(Số liệu tháng 4 năm 2002)Các chỉ tiêu Số lượng (người) Tỉ trọng (%)

10,033,357,7

ở bộ phận gián tiếp phải có trình độ chuyên môn, trình độ quản lý giỏi thì mới

tổ chức và điều hành tốt việc thực hiện các kế hoạch đã đề ra Ngoài ra còn đòihỏi ở bộ phận này khả năng nắm bắt các thông tin kinh tế, sự thay đổi về nhucầu thị hiếu của khách du lịch, đồng thời phải xử lý các thông tin đó một cáchnhanh nhạy và chính xác để làm cơ sở cho việc đề ra các giải pháp, các kếhoạch tối ưu trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ở cả hiệntại và cả trong tương lai Do vậy để đáp ứng đòi hỏi đó, bộ phận gián tiếp củacông ty du lịch Ba Vì chủ yếu đã được đào tạo nghiệp vụ chuyên môn ở trình

độ đại học Bộ phận lao động gián tiếp không trực tiếp tạo ra doanh thu chodoanh nghiệp nhưng nó có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả kinh doanh và tìnhhình hoạt động của doanh nghiệp Mặt khác, lượng lao động ở bộ phận này lạikhông chịu sự biến động của tính thời vụ du lịch nên chi phí hàng năm cho bộ

Trang 26

phận này không phải nhỏ Do vậy, để đem lại hiệu quả kinh tế cao và phù hợpvới tình hình cạnh tranh của lĩnh vực kinh doanh du lịch trong nền kinh tế thịtrường, công ty du lịch Ba Vì đã tổ chức bộ máy quản lý tương đối gọn nhẹ,phù hợp với tình hình hoạt động của công ty nhưng vẫn đảm bảo được khốilượng công việc và đáp ứng được yêu cầu kinh doanh của doanh nghiệp

Còn lượng lao động trực tiếp hàng năm của công ty là rất lớn (so với quy

mô kinh doanh và tính chất hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty), dẫnđến chi phí cho bộ phận này không phải nhỏ nếu như với lượng lao động đóhoạt động liên tục trong năm Tuy nhiên, do hoạt động của công ty chịu ảnhhưởng rất lớn của tính chất mùa vụ cho nên vào những tháng ngoài vụ thìlượng du khách đến với công ty giảm xuống làm cho khối lượng công việcphục vụ trong kinh doanh giảm, dẫn đến lượng lao động ở bộ phận trực tiếpcũng giảm theo Chính điều này đã không tạo ra sự chuyên môn hóa nghềnghiệp làm cho trình độ chuyên môn ở một số khâu dịch vụ của bộ phận laođộng này có chất lượng phục vụ chưa cao do chưa được đào tạo qua các lớp cóchất lượng cao và công việc có tính chất mùa vụ Cụ thể là số lượng được đàotạo ở trình độ đại học, cao đẳng ở bộ phận lao động trực tiếp mới chỉ đạt 6người (đạt 5% trên tổng số lao động) Mặc dù với lượng lao động trực tiếptrình độ chuyên môn còn thấp nhưng chất lượng phục vụ của nhân viên luônđạt ở mức khá cao Có được chất lượng phục vụ như vậy là do bản thân mỗinhân viên trong công ty luôn vừa làm vừa học tập kinh nghiệm Hơn nữa cáccấp lãnh đạo luôn có sự sâu sát trong quản lý cũng như thường xuyên tổ chứccác lớp huấn luyện, bồi dưỡng và đào tạo nghiệp vụ cho các nhân viên trongtoàn công ty nên chất lượng phục vụ ở đây rất được sự khen ngợi từ phía dukhách

Tính theo kết cấu về giới tính thì lực lượng lao động ở đây chủ yếu lànam giới do đặc thù công việc ở nhiều bộ phận như Bảo vệ, Môi trường, Xâydựng, Bể Bơi, Vườn chim thú, Cảnh quan đòi hỏi đại đa số nhân viên là nam.Còn một số bộ phận khác nữ giới lại phải chiếm chủ yếu như bộ phận Lễ tântại các Quầy

Trang 27

IV CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI MỘT SỐ DỊCH VỤ BỔ TRỢ

1 Dịch vụ chụp ảnh

Đây là dịch vụ mang lại thu nhập rất lớn và khá quan trọng Các nămtrước dịch vụ chụp ảnh được gần như là khoán trọn cho tư nhân đảm nhiệm,Công ty có dành cho họ một phòng dùng cho việc đặt máy trảng rửa ảnh.Nhưng yêu cầu phải tuân theo một số nội quy như Công ty quy định mức giá,không được chèn ép khách, tổng số máy ảnh không được quá mức (năm ngoái

là không được quá 150 máy, mỗi thợ ảnh được phép dẫn theo một người giúpviệc trả ảnh), máy ảnh phải đảm bảo chất lượng không được quá cũ hay bịhỏng hóc Công ty cũng cùng với tổ ảnh đề ra nội quy đối với việc chụp ảnhcủa khách như không cho khách chụp ảnh bằng máy ảnh cơ Năm ngoái người

“thầu” dịch vụ chụp ảnh phải nộp cho Công ty tổng cộng là 120 triệu đồng.Tuy nhiên việc khoán trắng này đã xẩy ra một số bất cập, đó là nhiều khi thợchụp ảnh còn chèn ép khách, ảnh chụp xấu không không muốn lấy thì lại ép họphải lấy Bước vào năm nay Ban lãnh đạo công ty quyết định có một số sựthay đổi như tuy vẫn giao cho tư nhân bên ngoài phụ trách khâu này nhưngcông ty có một vai trò tích cực hơn, đề ra nhiều quy định mới như thi tay nghềthợ ảnh, chỉ cho phép những người có tay máy khá vào, quy định về chất lượngmáy ảnh phải đạt được, củng cố lại hệ thống các quy định khác Nhận xét vềdịch vụ chụp ảnh ta thấy đây là một dịch vụ có khả năng thu lợi nhuận rất lớn

do nhu cầu chụp ảnh, lưu giữ những khoảng khắc kỷ niệm của du khách là cao

mà không phải du khách nào cũng có máy ảnh (máy ảnh tự động) hoặc họ đòihỏi chất lượng ảnh cao cần đến những thợ ảnh chuyên nghiệp Tuy nhiên, đây

là loại hình dịch vụ rất khó quản lý bởi không thể theo dõi sát xao những ngườithợ chụp ảnh để biết thu nhập của họ tránh tình trạng biển thủ tiền nếu như

họ là nhân viên của Công ty Trong tình trạng trước mắt thì việc giao cho tưnhân rồi Công ty thu tiền khoán theo hàng tháng là biện pháp tối ưu Nhưngđòi hỏi Công ty phải có sự theo dõi tránh các tình trạng lộn xộn có thể có cũngnhư các hành vi làm ảnh hưởng đến chất lượng tiếng tăm của khu du lịch.Ngoài ra việc xác định đúng đắn mức tiền hàng tháng mà Tổ chụp ảnh phải nộp

là quan trọng tránh gây thiệt hại cho Công ty là rất cần thiết

2 Dịch vụ vệ sinh chung:

Trang 28

Với một diện tích rộng lớn, trải trên một địa hình khá hiểm trở và với sốlượng người rất đông nên lượng rác thải nhiều , ngoài ra do ý thức của dukhách chưa tốt vẫn xả rác thải bừa bãi mà đối với một khu du lịch phải ngănnắp, sạch sẽ nên công việc giữ gìn vệ sinh ở đây rất được coi trọng Hiện nay,việc quét dọn, thu gom, đổ rác thải được công ty giao khoán cho một số ngườidân địa phương đảm nhiệm Với yêu cầu phải luôn luôn sạch sẽ Công ty bỏtiền đầu tư sắm sửa các thùng đựng rác, tại các khu vực chính có thùng đựngrác bằng sắt được để trên lối đi bên các khu vực mà nhu cầu xả rác là nhiều.Tổng số thùng loại này là 100 thùng, đảm bảo được tính mỹ thuật cũng nhưchắc chắn được rằng du khách rất thuận tiện trong việc đổ rác Trên đường dọctheo hai bên suối luôn có các thùng rác được đan bằng tre (khoảng 50 m lại cómột thùng) tuy nhiên đây lại là những địa điểm mà du khách thường xả rácnhiều mà lại hay thiếu ý thức vứt bừa bãi, đòi hỏi phải luôn luôn được dọn.Ngoài ra Công ty còn sắm các xe chở rác, chuẩn chị bãi rác phục vụ cho côngtác vệ sinh chung Vào những lúc ít khách, không phải mùa vụ thì số lượngngười đảm trách công việc này là ít thường là 2 người làm việc hàng ngày vàomột khoảng thời gian nhất định thường là buổi chiều Công ty phải giả cho họ700.000 đồng Càng đến lúc khách đông thì số lượng người tăng lên đáng kể,lúc cao điểm lên tới gần 10 người Nhận xét về công việc vệ sinh chung ta thấyđây là việc rất quan trọng nó mang lại bộ mặt, ấn tượng cho khu du lịch nhưng

có lẽ do tính mùa vụ, khối lượng công việc thay đổi nhiều nên công ty không

tự tay quản lý trực tiếp mà thuê (gần như khoán) cho tư nhân đảm nhiệm Điềuquan trọng là công ty cần có sự theo dõi nhắc nhở việc làm của họ để đảm bảocho vấn đề vệ sinh của toàn khu

3 Dịch vụ vệ sinh cá nhân:

Công ty đã xây dựng nhiều nhà vệ sinh cá nhân rất sạch sẽ hiện đại ở các

vị trí thuận lợi phục vụ cho các nhu cầu vệ sinh cá nhân của du khách Các nhà

vệ sinh này được công ty giao cho một số cá nhân là người dân địa phươngquản lý, họ được phép thu tiền cho mỗi lần đi của du khách (500 đồng) Họphải có trách nhiệm giữ gìn vệ sinh luôn luôn phải sạch sẽ, thường xuyên cóngười của Công ty đi kiểm tra Hàng tháng họ phải nộp cho Công ty một khoản

Ngày đăng: 01/02/2013, 14:51

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

1. Địa hình 2. Khí hậu - Tính thời vụ trong du lịch & các biện pháp khắc phục tại Công ty Cổ phần du lịch Ao Vua
1. Địa hình 2. Khí hậu (Trang 3)
1. Sơ đồ tổng thể khu du lịch Ao Vua - Tính thời vụ trong du lịch & các biện pháp khắc phục tại Công ty Cổ phần du lịch Ao Vua
1. Sơ đồ tổng thể khu du lịch Ao Vua (Trang 20)
1. Sơ đồ tổ chức - Tính thời vụ trong du lịch & các biện pháp khắc phục tại Công ty Cổ phần du lịch Ao Vua
1. Sơ đồ tổ chức (Trang 23)
Qua bảng trên ta thấy Lực lượng lao động gián tiếp của Công ty chỉ có 16,7% tổng số lao động nhưng chủ yếu là đội ngũ lãnh đạo các bộ phận đòi hỏi  ở bộ phận gián tiếp phải có trình độ chuyên môn, trình độ quản lý giỏi thì mới  tổ chức và điều hành tốt vi - Tính thời vụ trong du lịch & các biện pháp khắc phục tại Công ty Cổ phần du lịch Ao Vua
ua bảng trên ta thấy Lực lượng lao động gián tiếp của Công ty chỉ có 16,7% tổng số lao động nhưng chủ yếu là đội ngũ lãnh đạo các bộ phận đòi hỏi ở bộ phận gián tiếp phải có trình độ chuyên môn, trình độ quản lý giỏi thì mới tổ chức và điều hành tốt vi (Trang 25)
Bảng Kết quả hoạt động kinh doanh du lịch của Công ty cổ phần du lịch Ao Vua 1999- 2001 - Tính thời vụ trong du lịch & các biện pháp khắc phục tại Công ty Cổ phần du lịch Ao Vua
ng Kết quả hoạt động kinh doanh du lịch của Công ty cổ phần du lịch Ao Vua 1999- 2001 (Trang 31)
Qua bảng tổng hợp kết quả hoạt động kinh doanh trên của Công ty cổ phần du lịch Ao Vua có thể thấy ngay rằng hoạt động sản xuất kinh doanh của  Công ty trong thời gian qua có sự tăng trưởng khá nhanh. - Tính thời vụ trong du lịch & các biện pháp khắc phục tại Công ty Cổ phần du lịch Ao Vua
ua bảng tổng hợp kết quả hoạt động kinh doanh trên của Công ty cổ phần du lịch Ao Vua có thể thấy ngay rằng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong thời gian qua có sự tăng trưởng khá nhanh (Trang 31)
Bảng Kết quả hoạt động kinh doanh du lịch của  Công ty cổ phần du lịch Ao Vua 1999- 2001 - Tính thời vụ trong du lịch & các biện pháp khắc phục tại Công ty Cổ phần du lịch Ao Vua
ng Kết quả hoạt động kinh doanh du lịch của Công ty cổ phần du lịch Ao Vua 1999- 2001 (Trang 31)
Sơ đồ Cơ cấu lượng khách tại Công ty cổ phần du lịch Ao Vua - Tính thời vụ trong du lịch & các biện pháp khắc phục tại Công ty Cổ phần du lịch Ao Vua
c ấu lượng khách tại Công ty cổ phần du lịch Ao Vua (Trang 37)
Bảng kết quả lượng khách và doanh thu - Tính thời vụ trong du lịch & các biện pháp khắc phục tại Công ty Cổ phần du lịch Ao Vua
Bảng k ết quả lượng khách và doanh thu (Trang 40)
Bảng kết quả lượng khách và doanh thu Công ty cổ phần du lịch Ao Vua qua các tháng của năm 2000 - 2001 - Tính thời vụ trong du lịch & các biện pháp khắc phục tại Công ty Cổ phần du lịch Ao Vua
Bảng k ết quả lượng khách và doanh thu Công ty cổ phần du lịch Ao Vua qua các tháng của năm 2000 - 2001 (Trang 40)
Ngoài ra cần đặc biệt quan tâm đến hình thức quảng cáo tuyên truyền qua chính các du khách đã đến Công ty - Tính thời vụ trong du lịch & các biện pháp khắc phục tại Công ty Cổ phần du lịch Ao Vua
go ài ra cần đặc biệt quan tâm đến hình thức quảng cáo tuyên truyền qua chính các du khách đã đến Công ty (Trang 53)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w