2.6.1. Muc tiêu
Đề xuất một số biện pháp nhằm hình thành phát triển các thao tác tư duy đạt hiệu quả cao
Giáo viên cần xây dựng nội dung bài tập, ôn tập trong đó có sử dụng các thao tác tư duy cuả học sinh để rèn luyện nhiều hơn các thao tác của học sinh trong các tiết hướng dẫn học.
2.6.3. Phương pháp dạy học
- Một số phương pháp dạy học tích cực cần phát triển ở trong các tiết dạy trong môn học Tiếng Việt như:
+ Phương pháp vấn đáp
Vấn đáp (đàm thoại) là phương pháp trong đó giáo viên đặt ra câu hỏi để học sinh trả lời, hoặc học sinh có thể tranh luận với nhau và với cả giáo viên; qua đó học sinh lĩnh hội được nội dung bài học. Trong quá trình đó, các thao tác tư duy có cơ hội phát triển. Sau mỗi câu hỏi, học sinh sẽ phải phân tích để tổng hợp hay so sánh, khái quát để đưa ra câu trả lời.
+ Phương pháp đặt và giải quyết vẩn đề
Tùy thuộc vào khả năng của học sinh mà giáo viên lựa chọn các mức độ sử dụng phương pháp này như sau:
- Giáo viên đặt vấn đề, nêu cách giải quyết vấn đề. Học sinh thực hiện cách giải quyết vấn đề theo hướng dẫn của giáo viên
- Giáo viên đánh giá kết quả làm việc của học sinh. Giáo viên nêu vấn đề, gợi ý để học sinh tìm ra cách giải quyết vấn đề. Học sinh thực hiện cách giải quyết vấn đề với sự giúp đỡ của giáo viên khi cần. Giáo viên và học sinh cùng đánh giá.
Trong dạy học theo phương pháp đặt và giải quyết vấn đề, học sinh vừa nắm được tri thức mới, vừa nắm được phương pháp lĩnh hội tri thức đó, phát triển được các thao tác tư duy cần thiết.
- Theo chúng tôi để phát triển các TTTD của học sinh, khi dạy học mỗi bài học cụ thể, giáo viên cần thực hiện và phát triển một số việc sau:
Trong quá trình dạy học, những câu hỏi của giáo viên có ý nghĩa hết sức quan trọng. Học sinh có hứng thú, tò mò hay không? Có động não hay không? Có tìm được câu trả lời hay không? Có cảm giác chiến thắng khi tìm thấy kết quả hay không? Tất cả những điều này phụ thuộc vào chính những câu hỏi của giáo viên. Có những câu hỏi tạo ra sự tích cực, kích thích tư duy, các thao tác tư duy từ đó được hoạt động và cũng có những câu hỏi không gây nên phản ứng gì. Một câu hỏi tốt có thể duy trì sự TD của học sinh hàng giờ. Khi đã có câu hỏi tốt, cần sử dụng câu hỏi vào những thời điểm thích hợp. Nhiều khi chỉ một sơ xuất nhỏ trong việc sử dụng câu hỏi không đúng lúc, đúng chỗ sẽ làm hỏng quá trình thao tác tư duy của học sinh.
Vậy câu hỏi nên như thế nào thì có thể kích thích được tư duy học sinh? Các chuyên gia giáo dục cho rằng một trong những loại câu hỏi có ưu thế kích thích TD của học sinh nhiều nhất là câu hỏi “mở” và câu hỏi “mở rộng”. Đó là những câu hỏi có nhiều hơn một câu trả lời, đồng thời không trả lời bằng “có” hoặc “không”. Sử dụng những câu hỏi “mở” và câu hỏi “mở rộng” được xem là một trong những biện pháp quan trọng để phát triển các TTTD của học sinh.
+ Khi một học sinh trả lời, hãy yêu cầu một hoặc vài học sinh khác có những phản ứng đối với câu phát biểu vừa xong
Ví dụ như giáo viên có thể nói: “Nam. Em nghĩ gì về phát biểu của Hoàng?”. Hoặc nói với học sinh rằng bạn muốn nghe chúng nói: “Em đồng ý với ý kiến của Hoàng bởi v ì “ E m không đồng ý với ý kiến của Hoàng bởi vì
+ Phát triển cho HS kĩ năng lẳng nghe, tranh luận, thảo luận bằng việc sử dụng câu hỏi như: “Ai đồng ý/không đồng ý với ý kiến của Hùng, vì sao?,...
Loại câu hỏi này khuyến khích học sinh nói với nhau, từ đó các thao tác tư duy của học sinh sẽ được phát triển ngay trong quá trình trao đổi bài với các bạn của mình.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết quả khảo sát thực trạng các thao tác tư duy của học sinh lớp 5 qua môn Tiếng Việt chúng tôi rút ra được một số kết luận sau:
+ Các thao tác tư duy như phân tích - tổng họp, so sánh, khái quát hóa và trừ tượng hóa ừong tư duy ở học sinh lớp 5 có sự phát triển hơn so với các lớp đầu tiểu học. Các em đã có thể phân tích đối tượng mà không cần tới những hành động thực tiễn đối với đối tượng đó và có khả năng phân biệt những dấu hiệu, những khía cạnh khác nhau của đối tượng dưới dạng ngôn ngữ.
+ Sự phát triển các thao tác phân tích và tổng hợp không đồng đều. Thao tác phân tích phát triển hơn thao tác tổng hợp. Đa phàn học sinh biết cách phân tích một đối tượng, một vấn đề, chia tách các yếu tố trong bài tập, nhận biết được các điều kiện, yếu tố riêng lẻ của bài tập một cách khá vững chắc, nhưng lại tỏ ra hạn chế trong việc kết hợp, tổng họp các yếu tố, dữ liệu trong bài tập để cho ra những yếu tố mới, điều kiện mới và khó khăn trong diễn đạt bài làm hoàn chỉnh.
+ Thực tiễn phát triển các thao tác tư duy cho học sinh trong dạy học hiện nay cho thấy:
- Nhận thức của giáo viên về rèn luyện các thao tác tư duy, tầm quan trọng của các thao tư duy còn chung chung và rất hạn chế
- Trong qúa trình dạy học, phần lớn giáo viên chưa có các biện pháp cụ thể để phát triển các thao tác tư duy cho học sinh.
-Những biểu hiện của học sinh qua những hoạt động, hành vi, việc làm chứng tỏ học sinh chưa vận dụng hết khả năng vận dụng các thao tác tư duy của mình.
+ Thực trạng dạy học hiện nay cho thấy có nhiều điều làm cản trở việc phát triển các thao tác tư duy của học sinh được xem là do một số nguyên nhân như: nhà trường hiện nay vẫn còn ảnh hưởng nhiều bởi xu hướng dạy học truyền thống, chưa khuyến khích được tinh thần phát triển các thao tác tư duy của học sinh; giáo viên chưa nắm được cách thức, biện pháp, phương pháp để rèn luyện và phát triển các thao tác tư duy cho học sinh trong quá trình dạy học của mình; phần khác là do học sinh thiếu kĩ năng
học tập, quan hệ thầy - trò và giữa học sinh với nhau còn ít cởi mở, thân thiện, học sinh e dè, thiếu mạnh dạn, thiếu tự tin. Những vấn đề về thực trạng chính là cơ sở thực tiễn để chúng tôi xây dựng các biện pháp phát triển các thao tác tư duy cho học sinh đảm bảo tính khả thi và hiệu quả.
Từ những cơ sở lí luận và thực tiễn được làm sáng tỏ trong đề tài, chúng tôi xây dựng hai nhóm biện pháp phát triển các thao tác tư duy cho học sinh lớp 5. Những biện pháp này sẽ giúp học sinh phát triển các thao tác tư duy của mình vì nó có tác dụng làm cho học sinh phải vận dụng các thao tác tư duy cơ bản vào quá trình giải quyết các nhiệm vụ học tập.
2. Kiến nghị
- Cần Nâng cao nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của dạy học phát triển các thao tác tư duy cho học sinh ngay từ cấp tiểu học
- Giáo viên càn lựa chọn, phối hợp nhiều phương pháp dạy học phù hợp, lựa chọn các hình thức tổ chức dạy học thích hợp để nhằm rèn luyện và phát triển các thao tác tư duy cho học sinh.