Nội dung và phương pháp dạy học

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệpthực trạng các thao tác tư duy của học sinh lớp 5 qua môn tiếng việt (Trang 46 - 50)

2.5.1.1. Nội dung

- Trong quá trình thực tập, chúng tôi nhận thấy, nội dung chương trình của sách giáo khoa lớp 5 hiện này quá tải. Điều này làm cho giáo viên ít có thời gian luyện tập để rèn luyện các thao tác tư duy cho học sinh.

Tuy nhiên, nội dung các tiết học nói chung đã có khả năng phát triển các thao tác tư duy của học sinh. Cụ thể, khi xây dựng các bài tập đo về thực trạng các thao tác tư duy ở trên chúng tôi nhận thấy mỗi loại bài tập đều cần sử dụng các thao tác tư duy của học sinh để giải quyết được bài tập.

Ví dụ trong tiết học “Câu ghép”, để đi mục đích cuối cùng là tìm hiểu thế nào là câu ghép, ttong phàn bài mới đã xây dựng bài tập mà trong đó yêu cầu học sinh phải kết hợp nhuần nhuyễn hai thao tác tư duy: phân tích - tổng hợp; khái quát hóa trừu tượng hóa thì mói có thể hiểu một cách chính xác “ thế nào là từ ghép”. Học sinh cần phân tích các câu, các vế của các câu và phân tích cấu tạo của từng vế của các câu đó rồi tổng hợp các câu đó vào nhóm câu ghép. Cuối cùng, dựa vào những đặc điểm của nhổm câu ghép có học sinh sẽ khái quát được khái niệm về câu ghép.

Tuy nhiên, trong các tiết học thực hành, nội dung ôn tập, khi xây dựng các bài tập, giáo viên vẫn chưa có ý thức và chưa biết khai thác các bài tập có nội dung có thể phát triển các thao tác tư duy cho học sinh

2.5.1.2. Phương pháp dạy học +

Phương pháp dạy của giáo viên:

Trong thời gian thực tập tại trường Tiểu học Đại Thịnh B - Mê Linh - Hà Nội, bản thân tôi đã học hỏi được rất nhiều điều, tôi nhận thấy có một điểm mới trong lớp học của thầy giáo chủ nhiệm lớp 5A1: Đó là thầy đã tạo mọi điều kiện khuyến khích học sinh của mình tham gia thực hiện các thao tác tư duy. Nhóm đối tượng học sinh trung bình và dưới trung bình chiếm số lượng nhiều nhất trong lớp học được thầy giáo quan tâm nhiều và được tạo cơ hội phát triển các thao tác tư duy. Trong mỗi giờ dạy, mỗi hoạt động, mỗi

nội dung học tập, các thầy cô đều tạo điều kiện để các em tham gia nhiều nhất. Vái mỗi bài tập, câu hỏi khó, các thầy cô đều kiên trì dẫn dắt, gợi mở từng phàn để các em tìm ra câu trả lời. Trước những vấn đề các em gặp bế tắc đều được các thày cô khích lệ giải quyết đến cùng,...

Ví dụ: Trong tiết học bài mới: Luyện từ và câu: “Câu ghép”, khi đưa ra câu hỏi: “Có thể tách mỗi cụm chủ ngữ - yị ngữ trong các câu ghép nói trên thành một câu đơn được không? Vì sao?”, giáo viên thấy có nhiều học sinh trong lớp chưa tìm được ra câu trả lời. Vì yậy, cô giáo đã đưa ra thêm câu hỏi để gợi ý, dẫn dắt để những học sinh đó có thể phát hiện ra được. Chẳng hạn như: Các em thấy mỗi vế của câu ghép thường có cấu tạo như nào ? Và mỗi vế của câu ghép thường có quan hệ như thế nào với nhau? Khi học sinh trả lời được hai câu hỏi đó thì học sinh sẽ tự phát hiện ra câu trả lời cho câu hỏi đầu tiên mà cô giáo nêu ra?

Nội dung của các bài học được giáo viên thực hiện đầy đủ và đã tạo được điều kiện để học sinh thực hiện các thao tác tư duy của mình. Chẳng hạn như trong tiết: Luyện từ và câu: “Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ”, trong phần hướng dẫn tìm hiểu bài thầy đã tổ chức cho học sinh giải quyết từng phần của bài học thông qua các câu hỏi mở, gợi ý, dẫn dắt để HS tự chiếm lĩnh nội dung của bài (phần ghi nhớ) một cách tự nhiên, hoàn toàn không có sự áp đặt kiến thức, học sinh hoàn toàn chủ động và tích cực suy nghĩ. Thầy kết họp hợp lý các hình thức học tập như thảo luận, trao đổi cặp đôi ở những vấn đề chung mà đòi hỏi sự cộng tác, chia sẻ kiến thức kinh nghiệm và sự kết hợp giải quyết vấn đề mới, đồng thời kết họp hình thức làm việc cá nhân khi học sinh phải suy nghĩ để tìm ra câu riêng của mình (chủ yếu là phàn minh họa). Tức sản phẩm riêng của từng học sinh khi đã lĩnh hội phần kiến thức chung. Bằng cách tổ chức các hoạt động rất mở, thầy đã tạo điều kiện để học sinh chủ động, tích cực huy động vốn hiểu biết cá nhân cũng như vận dụng các thao tác tư duy nhiều nhất vào giải quyết các nhiệm vụ học tập một cách có trình tự.

về chiến lược, biện pháp dạy học thì mỗi thầy cô đều có một phương thức khác nhau như: Phương pháp tích cực, kích thích tính tự giác của học sinh hay phương pháp giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm hay bản đồ tư duy nhưng các thày cô hầu như chưa nắm chắc được nội dung cũng như cách thức thực hiện phương pháp. Cụ thể:

Trong quá trình dạy học, giáo viên thường cử những học sinh khá giỏi đại diện cho nhóm trả lời câu hỏi thảo luận; gọi những học sinh khá giỏi hoặc những học sinh xung phong trả lòi các câu hỏi; đưa ra câu ừả lời hay phương án giải quyết khi thấy học sinh gặp khó khăn; khen thưởng ngay lập tức khi học sinh thứ nhất có câu trả lời đúng và chuyển luôn sang câu hỏi hoặc vấn đề khác, sẽ hoàn toàn không thúc đẩy TTTD của học sinh. Vì rằng: Nếu cử đại diện nhóm là học sinh giỏi trả lòi thì những học sinh khác sẽ không có cơ hội suy nghĩ, không cần phải TD. Điều này cũng giống như chỉ gọi những học sinh giỏi xung phong trả lời câu hỏi; nếu đưa ra câu trả lời hay phương án giải quyết khi thấy học sinh gặp khỏ khăn thì học sinh sẽ ỉ nại và không chịu động não, tích cực suy nghĩ,...; nếu một học sinh nào đó (thường là học sinh giỏi) trả lời nhanh và đúng ngay, đồng thời giáo viên khen thưởng và chuyển ngay sang vấn đề khác thì tất cả lớp học sẽ mất luôn cơ hội để cho hoạt động tư duy diễn ra.

Ví dụ, trong tiết Luyện từ và câu mà tôi đã dự giờ. Tên bài dạy: Mở rộng vốn từ: Trật tự - an ninh (Tiếng việt 5, tập 2, trang 59)

Có thể thấy, bài mở rộng vốn từ là một trong những dạng bài dạy khá mở, nhưng trong tiết dạy này, ngoài những bài tập trong sách giáo khoa, thầy giáo không yêu càu thêm bài tập tương tự nào khác. Việc chia nhóm, thảo luận nhóm được thực hiện nhưng rất hình thức. Một số học sinh khá giỏi trong các nhóm luôn là những người đại diện nhóm để trả lòi và trình bày bài làm cho nhóm. Thầy giáo hầu như không hỏi ý kiến của học sinh khác mà tự đưa ra nhận xét cho các câu trả lòi của học sinh, mặc dù hình thức là cả lớp và giáo viên nhận xét. Cụ thể:

Thầy giáo đã tổ chức cho học sinh thảo luận trong quá trình làm bốn bài tập. Trong mỗi hoạt động thảo luận, thày đưa ra câu hỏi và học sinh đại diện (là học sinh giỏi

trong mỗi nhóm) trả lời rất nhanh, thày đồng ý và không khuyến khích học sinh phản ứng (nhận xét và bổ sung) thêm. Dường như thầy đã tính trước được các câu trả lời là đáp án đúng cho mỗi bài tập. Vì vậy hoạt động thảo luận diễn ra rất nhanh. Thời gian còn lại thầy dành cho học sinh ghi chép đáp án, bài làm của bạn vào vở của chúng.

Chẳng hạn, tìm những danh từ và động từ có thể kết hợp với từ an ninh (bài 2). Sau khi cho học sinh thảo luận, thầy gọi 6 học sinh ttả lời, thầy ghi từ vào bảng. Học sinh trả lời đến đâu, thầy hỏi luôn “tò này đúng chưa?”, học sinh chỉviệc đồng thanh trả lời là “đúng rồi” hoặc “chưa đúng”. Với từ chưa đúng thày chỉ nói “à, từ này chưa đúng” và không ghi từ đó hoặc dùng dẻ lau bảng xóa đi. Ngay sau đó thày tự đưa ra (chốt lại): a) Danh tò kết hợp vói từ an ninh là: Cơ quan an ninh, lực lượng an ninh, sĩ quan an ninh, chiến sĩ an ninh, xã hội an ninh.... b) Động từ kết hợp với từ an ninh: bảo vệ an ninh, giữ

gìn an ninh, củng cố an ninh ...

Thày chuyển sang các bài tập tiếp theo...

■=> Khi thầy thực hiện như vậy, sẽ không kích thích được các thao tác tư duy của học sinh, cũng như không làm cho các TTTD của học sinh phát triển. Các học sinh khi không được thầy giáo gọi phát biểu, hay đưa ra ý kiến thì các em đó sẽ ỉ nại và không muốn động não, suy nghĩ vì biết chắc rằng khi nhóm trưởng đại diện trả lời thì thầy giáo sẽ đưa đáp án luôn. Điều này làm kìm hãm khả năng phát triển các thao tác tư duy của các em.

+ Phương pháp học của học sinh:

về phía học sinh, qua điều tra tôi thấy trong các giờ học Tiếng việt hầu như các em đều rất chăm chú học tập. Tuy nhiên, khi hỏi học sinh “nhưng các em có thích học Tiếng việt không?” thì hơn một nửa lớp trả lời “không”. Thực tế cho thấy, những em có cảm hứng, hứng thú yêu thích môn học thì trong mỗi tiết học đều hăng hái, tích cực tư duy đưa ra câu trả lòi, xây dựng ý kiến phát biểu. Những học sinh này có kết quả học tập tương đối cao. Ngược lại, những em không yêu thích môn học, thì quan sát thấy các em

ngồi ttong lớp rất ngoan, không mất trật tự tuy nhiên lười tư duy, không chăm chú lắng nghe giáo viên giảng bài. Vì thế, sự phát triển các thao tác tư duy của những em học sinh này rất hạn chế, khi được gọi lên giải quyết một bài tập, câu hỏi thì thường lúng túng, không biết cách giải quyết.

Trong quá trình thực tập tại lớp 5A1, tôi nhận thấy một nguyên nhân làm ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của các thao tác tư duy ở học sinh. Đó là, học sinh rất lười suy nghĩ thể hiện ở việc các em thường xuyên phụ thuộc vào sách tham khảo, sách hướng dẫn hay sách “những bài làm văn mẫu”. Trong các tiết học Tập đọc, Luyện từ và câu hay Tập làm văn các em đều sử dụng đến sách có sẵn các câu trả lời.

Học sinh chưa biết chia nhỏ vấn đề (bài tập, câu hỏi) để giải quyết từng phần một cách dễ dàng

Tóm lại, mặc dù việc phát triển các TTTD cho học sinh Tiểu học thông qua dạy học các môn học là rất cần thiết. Tuy nhiên, hầu như giáo viên chưa quan tâm đúng mức đến dạy học phát triển các TTTD cho học sinh cũng như chưa có biện pháp phát triển TTTD cho học sinh một cách hiệu quả.

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệpthực trạng các thao tác tư duy của học sinh lớp 5 qua môn tiếng việt (Trang 46 - 50)