a) Bài tập 1
Tiết học: Câu ghép
Ở bài tập này, chúng tôi tiến hành trên phiếu bài tập: “So sánh câu đơn và câu ghép”
+ Chúng tôi tiến hành như sau:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh hiểu bài mới: Thế nào là câu ghép?
- Sau khi nắm được định nghĩa, đặc điểm của câu ghép, giáo viên cho học sinh so sánh giữa hai kiểu câu: Câu đơn và câu ghép.
+ Chuẩn đánh giá:
- Mức độ 1 (Khá - giỏi): Học sinh đưa ra được câu trả lờiđầy đủ và chính xác dựa trên những kiến thức giáo viên đã truyền đạt
- Mức độ 2 (Trung bình): Học sinh so sánh được hai kiểu câu trên tuy nhiên vẫn cần đến sự giúp đỡ của giáo viên.
- Mức độ 3 (Yếu - kém): Học sinh không đưa ra được câu trả lời, khi có thêm những câu hỏi gợi ý, dẫn dắt của giáo viên vẫn không trả lời được hoặc có trả lời nhưng thiếu sót nhiều.
Học sinh khá - giỏi có số lượng là 48,6%: những học sinh này đưa ra được câu trả lời chính xác, đầy đủ mặc dù diễn đạt còn lúng túng, thiếu sót.
Ví dụ: Em Nguyễn Ngọc Lan trình bày câu trả lời như sau:
+ Câu đơn: Là câu chỉ có một vế câu và thường có một chủ ngữ, một vị ngữ
+ Câu ghép: Là câu thường có hai vế câu trở lên và câu ghép bắt buộc phải có 2 cụm chủ ngữ - vị ngữ trở lên.
Có 17 học sinh đạt mức trung bình, chiếm 46%. Đây là những học sinh sau khi giáo viên đưa ra thêm những câu hỏi gợi ý, dẫn dắt mới có thể trả lời được. Cụ thể ừong bài tập này, học sinh đã biết so sánh: Câu đơn chỉ có một vế câu còn câu ghép có từ hai vế câu trở lên. Tuy nhiên, vẫn còn thiếu vì vậy giáo viên đã đưa ra thêm câu hỏi: “Câu đơn và câu ghép có mấy cụm chủ ngữ
- vị ngữ tạo thành?”. Từ đây, học sinh đã tìm ra thêm một đặc điểm khác nữa giữa hai kiểu câu này và hoàn thành câu trả lời của mình chính xác.
số học sinh ở mức yếu - kém chiếm tỉ lệ thấp 5,4%. Đây là 2 học sinh cá biệt trong lớp, mặc dù giáo viên đã đưa ra những câu hỏi gợi ý như trên nhưng các em vẫn không nắm bắt được, không chọn ra được những đặc điểm khác nhau giữa hai kiểu câu này. b) Bài tập 2
+ Tiết học Luyện từ và câu: Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ (trang 21, Tiếng việt 5, tập 2)
Đọc đoạn văn sau:
Bảng 3. Thực trạng thao tác so sánh của bài tập 1
Mức độ 1 Mức độ 2 Mức độ 3
SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ %
Trong hiệu cắt tóc, anh công nhân I-va-nốp đang chờ tới lượt mình thì cửa phòng lại mở, một người nữa tiến vào... Một lát sau, I-va-nốp đứng dậy nói: “Đồng chí Lê-nin, giờ đã đến lượt tôi. Tuy đồng chí không muốn làm mất trật tự nhưng tôi có quyền nhường chỗ và đổi chỗ cho đồng chí. Đó là quyền của tôi.
Mọi người đều cho là I-va-nốp nói rất đúng. Lê-nin không tiện từ chối, đồng chí cảm ơn I-va-nốp và ngồi vào ghế cắt tóc.
Theo Hồ Lăng + Ở bài tập này, chúng tôi tiến hành trên phiếu bài tập, tiến hành như sau:
-Bước 1: Cho học sinh tìm câu ghép ừong đoạn văn, sau đó yêu cầu học sinh xác định từng vế trong từng câu ghép
-Bước 2: Yều cầu học sinh xác định các tò nối của câu ghép
-Bước 3: Giáo viên hỏi học sinh: Các cách nối trong câu ghép đó có gì khác nhau?
+ Chuẩn đánh giá:
- Mức độ 1 (khá - giỏi): So sánh được các cách nối trong các câu ghép tìm được có gì khác nhau, trình bày cụ thể và chi tiết
- Mức độ 2 (trung bình): Tìm được điểm khác nhau giữa các cách nối cấc vế câu ghép, nhưng vẫn còn thiếu sót, chưa đày đủ
- Mức độ 3 (yếu - kém): Học sinh không đưa ra được câu trả lời. + Chúng tôi thu được kết quả như sau:
Bảng 4. Thực trạng thao tác so sánh của bài tập 2
Mức đô 1 • Mức đô 2 ■ Mức đô 3 •
SL Tỉ lê % • SL Tỉ lê % • SL Tỉ lê % •
Qua bảng số liệu trên cho thấy khi đến với bài tập 2, số học sinh khá - giỏi và học sinh yếu - kém đã giảm đi so với bài tập 1. Cụ thể:
Có 43,2% học sinh đạt mức khá - giỏi, các em đã biết làm theo hướng dẫn của giáo viên và tìm ra những điểm giống nhau và khác nhau chung nhất giữa cách nối vế câu ghép trong các câu tìm được. Hơn thế, những học sinh này đã biết khái quát thành đặc điểm chung nhất để đưa ra câu trả lời.
Ví dụ: Em Phạm Thị Hải Yến làm bài như sau: Có 3 câu ghép trong đoạn văn trên:
+ Câu 1: Anh công nhân I-va-nốp đang chờ tới lượt mình /thì cửa phòng lại mở_,_/ một người nữa tiến vào.
+ Câu 2: Tuy đồng chí không muốn làm mất trật tự /nhưng tôi có quyền nhường chỗ và đổi chỗ cho đồng chí.
+ Câu 3: Lê-nin không tiện từ chối_,_/ đồng chí cảm ơn I-va-nốp và ngồi vào ghế cắt tóc.
Em thấy:
+ Câu 1 và câu 2 các vế câu ghép được nối với nhau bằng quan hệ tò (thì) , cặp quan hệ từ ( Tuy - nhưng) hoặc dùng dấu phẩy để nối trực tiếp.
+ Câu 3: Chỉ sử dụng các nối trực tiếp là dùng dấu phẩy.
Đây là cách làm của hàu hết các bạn đạt mức khá - giỏi, thể hiện các em nắm kiến thức rất tốt khi thâu tóm lại các từ nối hay cặp từ nối bằng cách trả lời đó là quan hệ từ hoặc cặp quan hệ từ. Hơn nữa, Yến có cách trình bày bài khoa học thể hiện ở việc em dùng dấu gạch chéo(/) để tách các vế câu ghép và
dùng dấu gạch chân (_____) để đánh dấu từ nối ừong câu ghép. Điều này đã
giúp những học sinh này có thao tác so sánh, tìm điểm khác biệt giữa các cách nối của câu ghép được hiệu quả và chính xác nhất.
Có tới 54% học sinh ở mức độ trung bình, nhìn chung các em đã biết suy nghĩ và tìm ra được các điểm khác nhau giữa các cách nối ừong câu ghép. Tuy
nhiên, những học sinh này chưa biết cách làm thế nào để đưa ra câu trả lời cụ thể nhưng vẫn đầy đủ như những học sinh ở mức độ khá - giỏi.
Chỉ có 1 học sinh không làm được bài tập này, đây là học sinh theo như giáo viên chủ nhiệm cho chúng tôi biết thì em học sinh này có ý thức học tập ừên lớp không được tích cực như các bạn khác, không chịu suy nghĩ và không có nhu cầu giải quyết bài tập giáo viên giao cho. Chính vì vậy, khi có bài tập học sinh này không vận dụng được thao tác làm bài vào để giả quyết bài tập của mình.