2.4.1. Thực trạng thao tác phân tích tổng hợp
a) Bài tập 1
+ Tiết học : Luyện từ và câu Các vế câu ghép dưới đây được nối với nhau bằng cách nào?
a) Mặc dù nhà Lan xa nhưng Lan không bao giờ đi học muộn
b) Vì tôi đạt danh hiệu “học sinh xuất sắc” nên bố mẹ thưởng cho tôi được đi tắm biển sầm Sơn
c) Không những trẻ con rất thích bộ phim Tây du kí mà người lớn cũng rất thích d) Hễ hươu đến uống nước thì rùa lại nổi lên
+ Cách tiến hành: Giáo viên phát phiếu bài tập có chứa bài tập 1 cho mỗi học sinh. Thời gian làm bài của học sinh là 10 phút.
+ Chuẩn đánh giá:
- Mức độ 1 (khá - giỏi): Học sinh phân tích, tìm ra được các từ, cặp từ nối giữ các vế câu để từ đó đưa ra kết luận chính xác, làm bài trong thời gian ngắn.
- Mức độ 2 (trung bình): Đưa ra được kết quả tuy nhiên trong quá trình làm bài vẫn còn nhầm lẫn, lúng túng và gạch xóa nhiều.
- Mức độ 3 (yếu - kém): Không hoàn thành bài tập trong thòi gian quy định. + Qua kết quả làm bài của học sinh, tôi thu được bảng số liệu sau:
Qua bảng số liệu trên cho thấy, học sinh lóp 5A1 đã đạt được kết quả khá cao. Cụ thể:
Có 67,6% học sinh ở mứ c khá - giỏi. Đây là những học sinh đã phân tích cụ thể các vế câu của mỗi câu ghép đã cho được nối với nhau bằng các từ nối hoặc cặp từ nối từ đó kết luận các vế của 4 câu ghép đã cho được nối vói nhau bằng cặp quan hệ từ. Điều này cho thấy, những học sinh này đã nắm kiến thức bài mới khá chắc nên khi thực hành vào bài tập các em thao tác rất nhanh và hoàn thành bài chính xác.
Ví dụ : Bài làm của em Thoa
- Câu a: các vế được nối với nhau bằng cặp quan hệ từ “mặc dù - nhưng” - Câu b: các vế được nối với nhau bằng cặp quan hệ từ “ vì - nên”
- Câu c: các vế được nối với nhau bằng cặp quan hệ từ “ không những - mà”
- Câu d: các vế được nối với nhau bằng cặp quan hệ từ “ hế - thì”
Vì vậy, các vế câu trong các câu ghép trên đều được nối vói nhau bằng căp quan hệ từ.
Có 27% học sinh ở mức trung bình, những học sinh này có kết quả làm bài tốt tuy nhiên thời gian làm bài chậm hơn một chút so vói các bạn đạt mức độ khá - giỏi, trình bày bài còn sơ sài, không được khoa học.
Em Vy làm bài như sau: - Câu a: “mặc dù - nhưng” - Câu b: “vì-nên”
Mức độ 1 Mức độ 2 Mức độ 3
SL Tỉ lê % • SL Tỉ lê % • SL Tỉ lê % •
- Câu c: “ không những - mà” - Câu d: “ hễ- thì”
Vì vậy, các vế câu trong các câu ghép trên đều được nối với nhau bằng cặp quan hệ từ.
Có hai học sinh ở mức độ yếu - kém(5,4%), những học sinh này hoàn thành bài tập trong thời gian tương đối lâu. Tuy nhiên vẫn chưa đưa ra được câu trả lời của đề bài yêu cầu. Các em chỉ phân tích các vế câu nối với nhau bằng cách nào chứ chưa tổng họp chung lại là “các vế của cả 4 câu ghép đều được nối vói nhau bằng cặp quan hệ từ”.
b) Bài tập 2 +Tiết học Tập làm văn
Hãy lập dàn ý cho đề bài: Tả chiếc đồng hồ báo thức + Chuẩn đánh giá:
- Mức 1: Lập được dàn ý tương đối đày đủ các ý chính, sắp xếp theo một trình tự hợp lý
- Mức 2: Lập dàn ý nhưng còn thiếu nhiều ý quan trọng - Mức 3: Chưa lập được dàn ý Kết
quả thu được như sau:
Bảng 8. Thực trạng thao tác phân tích - tổng họp của bài tập 2
Ta thấy, số học sinh biết cách lập dàn ý tương đối đầy đủ các ý chính, sắp xếp ý theo một trình tự hợp lý chiếm tỉ lệ cao(46%). Điều này cho thấy, những học sinh này đã nắm chắc các bước lập dàn ý cho một bài văn miêu tả đã được học ở dưới lớp 4. Các em đã dựa vào dàn ý chi tiết chung của bài văn miêu tả để từ đó phân tích đối tượng trong
Mức đô 1 • Mức đô 2 • Mức đô 3 •
SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ %
đề bài thành những ý chính cần thiết và tổng hợp và sắp xếp lại thành một dàn ý hoàn chỉnh.
Với đề bài này học sinh lập dàn ý như sau:
1. Mở bài : Giói thiệu chiếc đồng hồ nhà em( Ai mua? Vào lúc nào ? ) - Nhân dịp đầu năm học mới
- Mẹ mua cho em chiếc đồng hồ để báo thức 2. Thân bài:
1) Tả bao quát: hình dáng, màu sắc, chất liệu - Hình dáng tròn, bằng chiếc đĩa đựng trái cây. - Lóp vỏ bên ngoài làm bằng nhựa
- Màu hồng tươi, pha lẫn màu trắng hai bên. - Chân đế bằng làm bằng sắt xi mạ bóng loáng.
2) Tả chi tiết: mặt số, kim đồng hồ, quả lắc, bộ máy, ...
- Mặt số màu đỏ thẫm, có in hình chú chuột Mickey cầm bó hoa rất xinh - Có 12 chữ số màu trắng, viền đen
- Có bốn cây kim: kim giờ, kim phút, kim giây và kim báo thức
- Phía dưới có một con lắc hình tròn cũng có in hình chú chuột Mickey lúc nào cũng lắc qua lại một cách đều đặn.
- Phía sau có một cái hộp màu đen chứa bộ máy chính. 3. Kết bài:
- Chiếc đồng hồ rất có ích trong đời sống hàng ngày. - Nó báo giờ, báo thức giúp em đi học đúng giờ
- Nó còn nhắc nhở mọi người phải biết quý trọng thời gian và dùng thời gian vào những việc có ích.
■=> Nhìn chung, những học sinh mức khá - giỏi đã lập được dàn ý một cách chi tiết và có hệ thống.
Số học sinh lập được dàn ý nhưng thiếu nhiều ý quan trọng chiếm 35%, những học sinh này quên chi tiết miêu tả phía sau của chiếc đồng hồ: Nơi chứa bộ máy chính, nơi lắp pin để đồng hồ chạy được. Điều này cho thấy, khả năng phân tích một đối tượng của những học sinh này chưa nhanh thể hiện ở việc chưa phân tích để sắp xếp các ý sao cho họp lí.
Số học sinh không lập được dàn ý chiếm 19%. Nguyên nhân là do các em không nắm vững kiến thức ở lớp dưói về cách lập dàn ý chi tiết cho một bài văn miêu tả. Vì vậy, khi áp dụng vào một đề bài cụ thể thì 4 học sinh này không biết nên làm thế nào.