Thục trạng thao tác trừu tượng hóa và khái quát hóa

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệpthực trạng các thao tác tư duy của học sinh lớp 5 qua môn tiếng việt (Trang 38 - 41)

a) Bài tập 1

Phân loại các các câu dưới đây thành hai loại: Câu đơn và câu ghép. Em dựa vào đâu để phân chia như vậy?

a) Mùa thu năm 1929, Lý Tự Trọng về nước, được giao nhiệm vụ làm liên lạc, chuyển và nhận thư tài liệu trao đổi với các đảng bạn qua đường tàu biển.

b)Lương Ngọc Quyến hi sinh nhưng tấm lòng trung với nước của ông còn sáng mãi. c) Mấy con chim chào mài từ hốc cây nào đó bay ra hót râm ran.

d)Mưa rào rào trên sân gạch, mưa đồm độp trên phên nứa.

+ Cách tiến hành: Chúng tôi tiến hành phát phiếu bài tập cho học sinh và thời gian giải quyết bài tập là 10 phút + Chuẩn đánh giá:

- Mức 1: Học sinh phân loại đúng các câu vào nhóm câu đơn và câu ghép thích họp trước khi hết thời gian quy định

- Mức 2: Học sinh phân loại đúng tuy nhiên chưa trình bày rõ cách làm để có câu trả lời.

- Mức 3: Học sinh không phân chia được. + Chúng tôi thu được kết quả như sau:

Trong bài tập này, số lượng học sinh khá - giỏi và trung bình chiếm tới 97,6%. Chỉ có duy nhất một học sinh không hoàn thành. Điều này cho thấy học sinh hàu như đã nắm được chắc kiến thức của tiết học bài mói.

Có 56,7% học sinh ở mức độ khá - giỏi, những học sinh này đã biết phân tích các câu đã cho bằng cách xác định các vế câu của từng câu hoặc xác định cụm chủ ngữ - vị ngữ trong từng câu và biết xếp những câu có 1 vế câu vào nhóm câu đơn và câu có từ 2 vế câu trở lên vào nhóm câu ghép. Và thao tác làm bài của các em rất nhanh, trong 5 phút đầu tiên đã có vài học sinh nộp bài.

Bài làm của em Nguyễn Hoàng Anh như sau:

a) Câu này chỉ có một cụm chủ ngữ - vị ngữ : Lý Tự Trọng //về nước, được giao nhiệm yụ làm liên lạc, chuyển và nhận thư tài liệu trao đổi với các đảng bạn qua đường tàu biển.

b) Câu này có 2 vế câu :

+ Lương Ngọc Quyến// hi sinh

+ Tấm lòng trung với nước của ông //còn sáng mãi.

c) Câu này có một cụm chủ ngữ - vị ngữ : Mấy con chim chào mào từ hốc cây nào đó// bay ra hót râm ran.

d) Câu này có 2 vế câu: + Mưa //rào rào trên sân gạch + Mưa// đồm độp trên phên nứa.

■=> Câu (a) và câu (c) đều có một cụm chủ ngữ - vị ngữ nên đây là câu đơn ■=> Câu (b) và câu (d) đều có 2 vế câu nên đây là câu ghép.

của bài tập 1

Mức đô 1 • Mức đô 2 ■ Mức đô 3 ■

SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ %

Có 40,9% học sinh đạt mức trung bình, các em chỉ xếp loại câu vào nhóm câu đơn và câu ghép nhưng không giải thích lí do tại sao có kết quả như vậy. Các em đã bỏ qua thao tác phân tích để từ đó tìm ra điểm chung của từng câu để hợp nhất những câu có điểm chung vào một nhóm. b) Bài tập 2

Em hãy lập dàn ý cho bài văn miêu tả đồ vật

+ Giáo viên ghi đề bài trên bảng, yêu cầu học sinh làm vào giấy để làm một dàn ý cho bài văn miêu tả đồ vật một cách khái quát nhất.

+ Chuẩn đánh giá:

- Mức độ 1: Học sinh viết được dàn ý chung của dạng văn miêu tả đồ vật đầy đủ - Mức độ 2: Dàn ý của học sinh còn thiết sót 1 - 2 ý

- Mức độ 3: Học sinh không lập được dàn ý

Sau khi thu bài của học sinh chúng tôi có kết quả như sau:

Bảng 10. Thực trạng thao tác trừu tượng hóa và khái quát hóa

Đây là một bài tập nhằm kiểm tra lại kiến thức đã được học từ lớp 4. Chính vì vậy đòi hỏi học sinh phải nắm chắc được kiến thức cũ mói hoàn thành bài tập một cách chính xác.

Có 48,6% học sinh đạt mức khá - giỏi(18HS), dựa và kiến thức đã học và khẳ năng tư duy của mình, những học sinh này đã nêu được cách lập dàn ý chung cho một bài văn miêu tả đồ vật..

1. Mở bài (3-4 dòng)

- Giới thiệu đồ vật (Đồ vật em định tả là gì? Tại sao em có nó? Có nó vào thời gian nào?) 2. Thân bài

của bài tập 2

Mức đô 1 Mức đô 2 Mức đô 3

SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ %

a. Tả bao quát: (3-4 dòng): Hình dáng, kích thước, màu sắc

b. Tả chi tiết : (10 - 15 dòng) : Tả các bộ phận của đồ yật (khoảng 3-5 bộ phận, mỗi bộ phận tả từ 2-3 câu)

c. Tả công dụng của đồ vật (5-10 dòng): từ 2-3 công dụng d. Hoạt động hoặc kỉ niệm của em với đồ vật đó (3-4 dòng) 3. Kết bài: (2-4 dòng)

Nêu cảm nghĩ của em với đồ vật (Em hãy coi nó như là một người bạn của mình. Có 40,4% học sinh lập xong dàn ý của mình nhưng chưa được hoàn chỉnh, vẫn còn thiếu sót một vài ý như trong phần thân bài có những em chỉ nêu được: “Thân bài: Tả về đồ vật”

Khi học sinh nêu dàn ý chung của dạng văn miêu tả đồ vật sơ sài và thiếu sót như trên thì khi cần dựa vào đó các em sẽ không thể nào lập dàn ý cho một đề bài cụ thể được.

Có 11% học sinh ở mức yếu - kém, những học sinh này phần lớn là không nắm được kiến thức cũ đã học. Ngoài ra, các thao tác tu duy của học sinh còn yếu đặc biệt là thao tác khái quát hóa. Ví dụ như ở yêu cầu bài tập này, khi học sinh quên kiến thức nhưng khi miêu tả một đồ vật các em cũng có thể lên tưởng đến một đồ vật cụ thể để từ đó khái quát thành một dàn ý theo trình tự mà các em định tả. Để từ đó có được một dàn ý chung cho bài miêu tả đồ vật tuy rằng còn thiếu sót tuy nhiên cũng thể hiện được việc các em đã tư duy.

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệpthực trạng các thao tác tư duy của học sinh lớp 5 qua môn tiếng việt (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(72 trang)
w