Thực trạng thao tác so sánh

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệpthực trạng các thao tác tư duy của học sinh lớp 5 qua môn tiếng việt (Trang 41 - 45)

a) Bài tập 1

Các câu ghép dưới đây có gì giống và khác nhau.

a) Nếu cuộc đời của những thiên tài âm nhạc Mô -da kéo dài hơn thì ông sẽ còn cống hiến được nhiều hơn nữa cho nhân loại.

c) Vì ngưòi chủ quán không muốn cho Đan -tê mượn cuốn sách nên ông phải đứng ngay tại quầy để đọc.

+ Cách tiến hành: Chúng tôi tiến hành phát hiếu bài tập cho học sinh, yêu càu học sinh làm bài trong thòi gian 15 phút. Đây là dạng bài tổng hợp

bao gồm các các nối các vế câu của câu ghép đã được học vào các tiết trước đó. + Chuẩn đánh giá:

- Mức độ 1: Học sinh tìm được điểm giống và khác nhau giữa các câu ghép trên dựa trên lập luận chặt chẽ, chính xác

- Mức độ 2: Học sinh hoàn thành bài tập tuy nhiên còn thiếu một số ý

- Mức độ 3: Học sinh không hoàn thành bài hoặc có nêu được điểm giống và khác nhau, quá thời gian giáo viên quy định

Chúng tôi thu được kết quả như sau:

Có 35,2% học sinh đạt mức khá - giỏi, đây là những học sinh hoàn thành bài tập và có những lập luận, phân tích chi tiết để từ đó nêu ra được điểm giống và khác nhau giữa các câu ghép. Cụ thể, các em đã biết cách phân tích tìm ra đặc điểm chung bằng cách xác định được các từ nối trong câu, sau đó vận dụng linh hoạt những kiến thức đã được học trước đó để nhận ra điểm khác nhau giữa các câu ghép.

Đây là bài làm của học sinh: Nguyễn Diệu Linh Em thấy:

+ Câu a, câu c: Các vế câu ghép nối với nhau bằng cặp quan hệ từ ( nếu

- thì; vì - nên). Trong đó : “ nếu - thì” chỉ quan hệ giả thiết - kết quả; “vì - nên” chỉ quan hệ nguyên nhân - kết quả”

Bảng 11. Thực trạng thao tác so sánh của bài tập 1

Mức độ 1 Mức độ 2 Mức độ 3

SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ %

+ Câu b : các vế được nối với nhau bằng quan hệ từ “nhưng” chỉ quan hệ tương phản

■=> Các câu ghép trên giống nhau là: đều nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ ■=> Các câu ghép trên khác nhau là:

+ Câu a: Là câu ghép chỉ quan hệ giả thiết - kết quả + Câu b: Là câu ghép chỉ quan hệ tương phản + Câu c: Là câu ghép chỉ quan hệ nguyên nhân - kết quả Đây là một bài làm chi tiết và thể hiện được các em đã nắm được kiến thức của các bài học trước tương đối tốt. Đã biết cách tư duy để từ đó nhận diện được những điểm giống nhau và khác nhau của các câu ghép trên.

Có 51,3% học sinh ở mức trung bình, những học sinh này phải mất khá nhiều thời gian để tìm ra được kết quả. Các em chỉ tìm được điểm gống nhau, còn điểm khác nhau các em còn lúng túng và chưa tìm được cách làm. Có những học sinh quay sang hỏi bài bạn bên cạnh. Nhưng vẫn phải cần phải có sự trợ giúp của sách giáo khoa để hoàn thành bài tập.

Có 13,5% học sinh ở mức yếu - kém, trong đó có những học sinh chưa hoàn thành bài tập, có trình bày bài nhưng chưa chính xác hoặc có những học sinh hoàn thành được bài nhưng phải mất thời gian khá lâu, đa số sử dụng hết số thời gian giáo viên đề ra.

Ví dụ: Bài làm của các em trong mức độ này chỉ dừng lại như sau:

+ Câu a, câu c: Các vế câu ghép nối với nhau bằng cặp quan hệ từ (Nếu - thì; Vì - nên).

+ Câu b : Các vế được nối với nhau bằng quan hệ từ “nhưng” chỉ quan hệ tương phản

a) Bài tập 2

Dưới đây là hai đoạn mở đầu bài văn tả người. Theo em, cách mở bài ở hai đoạn này có gì khác nhau?

a) Neu có ai hỏi rằng “Em yêu ai nhất ?” thì không càn suy nghĩ, em có thể trả lời ngay: “Em yêu bà nhất.” (Đe bài: Tả một người thân trong gia đình em)

b) Lần về quê nội vừa qua, một buổi sáng, em chạy ra cánh đồng làng. Nơi ấy vòm trời cao vời vợi, không khí thoáng đãng, mùi lúa chín vẫn còn thoang thoảng, những chú trâu thong thả gặm cỏ; tất cả đều hấp dẫn em đến kì lạ. Phía trước, em thấy một bác nông dân đang cày mộng. Em chợt nhận ra đó là bác Tư, người lối xóm nội em. ( Đề bài: Tả một bác nông dân đang cày ruộng.)

+ Cách tiến hành: Chúng tôi phát cho mỗi học sinh phiếu bài tập có in sẵn hai đoạn mở bài và yêu cầu của bài tập. Học sinh sẽ trình bày vào một tờ giấy, thòi gian làm bài 15 phút + Chuẩn đánh giá:

- Mức 1: Học sinh nêu ra được điểm khác nhau giữa hai cách mở bài trên, có trình bày cách làm cụ thể.

- Mức 2: Nêu được điểm khác nhau giữa hai cách mở bài tuy nhiên không trình bày cụ thể

- Mức 3: Không hoàn thành bài tập Chúng tôi thu được kết quả sau:

Học sinh nêu được điểm khác nhau giữa hai cách mở bài đầy đủ, chính xác chiếm 27%, học sinh biết phân tích để tìm ra đặc điểm của từng dạng mở bài để từ đó thấy được điểm khác nhau của chúng. Những học sinh này có kiến thức khá chắc: Biết nhận dạng 2 đoạn mở bài này là đoạn mở bài cho kiểu bài văn tả người, biết phân tích các đặc điểm để từ đó nhận ra đặc điểm khác nhau của chúng.

Ví dụ: Em Hằng trình bày như sau:

Đoạn mở bài a và b là đoạn mở bài cho kiểu bài văn tả người

Bảng 12. Thực trạng thao tác so sánh của bài tập 2

Mức độ 1 Mức độ 2 Mức độ 3

SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ %

+ Đoạn mở bài a: Người định tả là người bà trong gia đình, được tả trực tiếp: “Em yêu nhất là bà” và và xuất hiện cũng trực tiếp “Khi có ai hỏi: Em yêu ai nhất”

+ Đoạn mở bài b: Người định tả là bác Tư, được giới thiệu qua hoàn cảnh: về quê, đi cánh đồng chơi...rồi bạn nhỏ mới thấy bác Tư đang cày ruộng và bác nông dân (bác Tư) chỉ xuất hiện sau hàng loạt các cảnh vật.

■=> Cách mở bài ở hai đoạn trên khác nhau là:

+ Đoạn a: Mở bài trực tiếp: Giới thiệu trực tiếp người định tả là người bà trong gia đình

+ Đoạn b: Mở bài gián tiếp: Giới thiệu hoàn cảnh nhìn thấy bác nông dân, sau đó mói giới thiệu người định tả là bác nông dân đang cày mộng.

Có 54,1% học sinh ở mức trung bình, học sinh không phân tích cụ thể cho từng kiểu mở bài trong từng đoạn, nhưng vẫn đưa ra được đặc điểm khác nhau như sau:

Đoạn a: Mở bài kiểu trực tiếp Đoạn b: Mở bài kiểu gián tiếp

Khi học sinh làm bài như vậy, không thể hiện được các thao tác mà các em đã vận dụng để từ đó cho người khác thấy vì sao hai kiểu mở bài của hai đoạn văn đó lại khác nhau. Vì thế, giáo viên cần quan tâm, hướng dẫn các em từng bước thực hiện bài là để dễ dàng hơn trong việc nắm rõ thao tác tư duy mà các em có.

Có 18,9% học sinh ở dưới mức trung bình, những học sinh này không đưa ra được câu trả lời. Nguyên nhân là do các em không tư duy phân tích đê thấy có những đặc điểm nổi bật của từng kiểu mở bài rồi tò đó xác định được sự khác nhau giữa chúng. Điều này cho thấy, những học sinh này không thực hiện các thao tác tư duy để giải quyết bài tập của mình, tư duy của các em còn hạn chế. Vì vậy, giáo viên cần có biện pháp thích hợp nhằm thức đẩy sự phát triển thao tác tư duy của học sinh, để làm cơ sở vững chắc cho sự hoàn thiện ở các giai đoạn sau.

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệpthực trạng các thao tác tư duy của học sinh lớp 5 qua môn tiếng việt (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(72 trang)
w