Thực trạng thao tác trừu tượng hóa và khái quát hóa

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệpthực trạng các thao tác tư duy của học sinh lớp 5 qua môn tiếng việt (Trang 30 - 34)

Để đo thực trạng thao tác này, chúng tôi tiến hành xây dựng hai bài tập ừong tiết học bài mới và được đánh giá theo mức độ sau:

+ Chuẩn đánh giá:

- Mức độ 1: Học sinh trình bày được đày đủ, chính xác các câu hỏi dẫn dắt vào câu hỏi chính.

- Mức độ 2: Hoàn thành các câu hỏi, nêu được câu hỏi lớn tuy nhiên chưa đưa được cách ừả lời khái quát nhất.

- Mức độ 3: Không hoàn thành bài hoặc càn đến sự giúp đỡ của giáo viên mới có thể đưa ra được câu trả lời

a) Bài tập 1

Tiết học : Câu ghép

Tiến hành theo các câu hỏi trong phiếu bài tập để từ đó nêu được: Thế nào là câu ghép?

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

Mỗi lần dời nhà đi, bao giờ con khỉ cũng nhảy phóc lên ngồi trên lưng con chó to. Hễ con chó to đi chậm, con khỉ cấu hai tai chó giật giật. Con chó chạy sải thì khỉ gò lưng như người phi ngựa. Chó chạy thong thả, khỉ buông thõng hai tay, ngồi ngúc nga ngúc ngoắc.

Câu hỏi 1. Đánh số thứ tự các câu trong đoạn văn trên. Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong từng câu

Câu hỏi 2. Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong từng câu.

Câu hỏi 3: Có thể tách mỗi cụm chủ ngữ - vị ngữ trong các câu ghép nói trên thành một câu đơn được không? Vì sao?

■=> Giáo viên hỏi: Theo em thế nào là câu ghép? + Chúng tôi thu được kết quả sau:

Bảng 5. Thực trạng thao tác trừu tượng hóa và khái quát hóa

Ta thấy ở bài tập này, thao tác trừu tượng hóa và khái quát hóa ở học sinh lớp 5 tương đối tốt, học sinh đạt mức khá - giỏi có số lượng lớn hơn nhiều so với các bài tập đo được của 2 thực trạng trên. Cụ thể:

Có 81,1% số lượng học sinh khá - giỏi, những học sinh này hoàn thành các câu hỏi gợi mở trước đó một cách nhanh chóng và khi nêu định nghĩa về câu ghép thì các em đã biết đưa ra câu trả lời một cách khái quát nhất, đầy đủ nhất: “Câu ghép là câu do nhiều vế câu ghép lại. Mỗi vế câu ghép thường có cấu tạp giống một câu đơn (có đủ chủ ngữ , vị ngữ) và thể hiện một ý có quan hệ mật thiết với ý của những vế câu khác”.

Có 16,1% học sinh đạt mức trung bình, mặc dù những học sinh này cũng hoàn thành các câu hỏi gợi mở tương đối tốt nhưng khi trả lời: “Thế nào là câu ghép” các em chỉ đưa ra được câu trả lời chung chung, chưa được khái quát, cụ thể.

của bài tập 1

Mức đô 1 Mức đô 2 Mức đô 3

SL Tỉ lê m % SL Tỉ lê m % SL Tỉ lê m %

Ví dụ: Em Bùi Huy Đương khi đưa ra câu trả lời như sau: “Câu ghép là câu có hai, ba hay nhiều hơn ba vế câu ghép lại”.

Câu ừả lời ừên không sai, tuy nhiên nếu Đương biết cách khái quát các từ “hai, ba” thành từ “nhiều” thì câu trả lời sẽ cụ thể hơn. Và Đương cũng chưa đưa được mối quan hệ của các vế trong câu ghép.

Có duy nhất 1 học sinh không đưa ra câu trả lời, vốn kiến thức cũ không nắm chắc nên không vận dụng vào bài tập để thực hiện các thao tác vào giải quyết bài tập trên. b) Bài tập 2

Tiết học: Cách nối các vế câu ghép (tuần 19, Tiếng việt 5, tập 2)

Ở bài tập này, giáo viên đưa ra các câu hỏi từ đó dẫn dắt học sinh để trả lời cho câu hỏi chính: Có mấy cách nối các vế câu ghép? Cụ thể được tiến hành như sau:

Đọc những câu ghép dưới đây:

a) Súng kíp của ta mới bắn một phát thì súng kíp của họ đã bắn được năm, sáu mươi phát. Quân ta lạy súng thần công bốn lạy rồi mói bắn, trong khi đại bác của họ đã bắn được hai mươi viên.

b) Cảnh tượng xung quanh tôi đang có sự thay đổi lớn: Hôm nay tôi đi học.

с)Kia là những mái nhà đứng sau lũy tre; đây là mái đình cong cong; kia nữa là sân phơi.

Câu hỏi 1: Tìm các vế câu trong mỗi câu ghép

Câu hỏi 2: Ranh giới giữa các vế câu được đánh dấu bằng những từ hoặc những dấu câu nào?

Câu hỏi 3: Vậy có mấy cách nối vế câu trong câu ghép? ■=> Chúng tôi thu được kết quả sau:

Bảng số liệu trên cho thấy: Có 21,6% học sinh khá - giỏi hoàn thành bài tập đầy đủ, chính xác. Biết cách thâu tóm những ý chính, những yếu tố cần thiết để đưa ra câu trả lời cuối cùng cho câu hỏi số 3: Có hai cách nối vế câu trong câu ghép là: Nối trực tiếp và nối bằng những từ có tác dụng nối.

Cụ thể như sau: Những học sinh này đã biết tìm các vế trong câu ghép và xác định được ranh giới giữa vế câu của các câu ghép đó như sau:

- Câu a gồm 2 câu ghép

+ Câu thứ nhất “Súng kíp của ta mới bắn một phát thì súng kíp của họ đã bắn được năm, sáu mươi phát” gồm 2 vế câu được nối với nhau bằng tò “thì”.

+ Câu ghép thứ 2 “Quân ta lạy súng thần công bốn lạy rồi mới bắn, ừong khi đại bác của họ đã bắn được hai mươi viên” có 2 vế câu được nối với nhau bằng dấu “phẩy”

- Câu b gồm 2 vế câu được nối với nhau bằng dấu hai chấm (: ) - Câu c gồm 3 vế câu được nối với nhau bằng dấu chấm phẩy (;)

Sau đó, học sinh nhận thấy những câu dùng các dấu câu như dấu phẩy, dấu hai chấm hay dấu chấm phẩy để nối các vế câu lại với nhau thì cho vào một nhóm: “cách nối trực tiếp”. Còn câu ghép dùng từ “thì” để nối cho vào một nhóm gọi là “nối bằng từ có tác dụng nối”.

Có 51,3% học sinh đạt mức trung bình, đây là những học sinh hoàn thành câu hỏi (1) (2) khá tốt tuy nhiên chưa biết cách thâu tóm hay dùng những từ ngữ bao hàm để thể hiện cụ thể về các cách nối của câu hỏi số (3).

Ví dụ: Các em chỉ nói rằng: Có hai cách nối vế câu trong câu ghép là:

của bài tập 2

Mức độ 1 Mức độ 2 Mức độ 3

SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ %

- Nối bằng tò “thì” - Nối bằng các dấu câu

Có 18,9% học sinh ở mức yếu - kém, khả năng phân tích của những học sinh này tương còn yếu cho nên khi phân tích những câu trên thì các em vẫn còn lúng túng và làm rất chậm, việc xác định ranh giới các vế câu của câu ghép còn làm sai. Chính vì thế, không khái quát được các đặc điểm của những ranh giới đó của câu ghép như nào nên không thể đưa ra các cách nối vế câu trong câu ghép.

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệpthực trạng các thao tác tư duy của học sinh lớp 5 qua môn tiếng việt (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(72 trang)
w