Hoàn thiện quy trình kinh doanh chương trình du lịch trọn gói cho khách du lịch nội địa tại Công ty du lịch quốc tế T&C
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Năm 2006 Việt Nam chính thức gia nhập Tổ Chức Thương Mại Thế Giới(WTO), việc mở cửa thị trường sẽ làm môi trường kinh doanh du lịch cạnh tranhhơn và các doanh nghiệp trong nước chỉ còn một sự lựa chọn là vươn lên để nângcao sức cạnh tranh Trên thực tế hoạt động kinh doanh lữ hành ở nước ta thời gianqua đã bộc lộ những mặt yếu kém như: công nghệ điều hành chưa chuyên nghiệp,mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành sản phẩm du lịch ( khách sạn, nhà hàng,phương tiện đi lại…) chưa ổn định, công tác tiếp thị kém…nói chung là chưachuyên nghiệp Sản phẩm chủ yếu và đặc trưng của các doanh nghiệp kinh doanh
lữ hành là chương trình du lịch, với tính đặc thù riêng khác với các hàng hóa hữuhình khác nên hoạt động kinh doanh chương trình du lịch cũng mang những đặcđiểm khác biệt Để các doanh nghiệp lữ hành có thể đương đầu với các đại gia củathế giới cần phải thực hiện việc kinh doanh của mình một cách bài bản, chuyênnghiệp và quy trình kinh doanh chương trình du lịch trọn gói chính là “ kim chỉnam” cho các doanh nghiệp áp dụng Năm bước của quy trình cũng là các hoạtđộng đặc trưng và cơ bản của một doanh nghiệp kinh doanh lữ hành chuyênnghiệp, từ việc thiết kế chương trình và tính toán chi phí, tổ chức xúc tiến hỗn hợp,
tổ chức kênh tiêu thụ, tổ chức thực hiện, đến các hoạt động hậu mãi
Trong những năm gần đây, do thành tựu của các công cuộc đổi mới, nềnkinh tế nước ta đã có những bước phát triển vượt bậc, đời sống của người dân đãđược tăng lên một cách rõ rệt, nhu cầu đi du lịch cũng trở nên phổ biến Chính vìvậy mà quy mô và tốc độ phát triển của lượng khách du lịch nội địa ngày càngtăng
Xuất phát từ thực tế đó, em đã chọn đề tài nghiên cứu trong chuyên đề
báo cáo tốt nghiệp của em là: “ Hoàn thiện quy trình kinh doanh chương trình du lịch trọn gói cho khách du lịch nội địa tại công ty du lịch quốc tế T&C.”
Trang 2Đối tượng nghiên cứu: Quy trình kinh doanh chương trình du lịch trọn góicho khách du lịch nội địa.
Phạm vi nghiên cứu: Công ty du lịch quốc tế T&C
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao tính hiệu quả của quy trình
Trong quá trình nghiên cứu em đã sử dụng phương pháp luận, phương phápthu thập thông tin sơ cấp và thứ cấp, phương pháp thống kê với các các hệ thốngbảng biểu đồ thị, kết hợp với phương pháp quan sát trong thời gian thực tập tạicông ty du lịch quốc tế T&C
Nội dung của bài luận văn tốt nghiệp gồm 3 phần:
Chương I: Những lí luận cơ bản về quy trình kinh doanh chương trình
du lịch trọn gói cho khách du lịch nội địa
Chương II: Thực trạng về quy trình kinh doanh chương trình du lịch
trọn gói cho khách nội địa tại công ty du lịch quốc tế T&C.
Chương III: Các kiến nghị, đề xuất nhằm nâng cao quy trình kinh
doanh chương trình du lịch trọn gói cho khách nội địa tại công ty.
Trang 3CHƯƠNG 1:
NHỮNG LÍ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH KINH DOANH CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH TRỌN GÓI CHO KHÁCH DU
LỊCH NỘI ĐỊA
1.1 Các khái niệm cơ bản về chương trình du lịch.
Hiện nay, các tài liệu về du lịch chưa có định nghĩa thống nhất về chươngtrình du lịch và không có sự nhất quán về tên gọi Có định nghĩa gọi là chuyến
du lịch, có định nghĩa gọi là chương trình du lịch, cũng có định nghĩa gọi làchương trình du lịch trọn gói Sau đây người viết xin nêu ra một số định nghĩatiêu biểu:
Định nghĩa của David Wright trong cuốn tư vấn nghề nghiệp lữ hành:
“Chương trình du lịch là các dịch vụ lộ trình du lịch Thông thường bao gồm
dịch vụ giao thông, nơi ăn ở, di chuyển và thăm quan ở một hoặc một số quốc gia, vùng lãnh thổ hay thành phố Sự phục vụ này phải được đăng ký đầy đủ hoặc ký hợp đồng trước với một doanh nghiệp lữ hành và khách du lịch phải thanh toán đầy đủ trước khi các dịch vụ được thực hiện”
Theo định nghĩa của các nước liên minh Châu Âu (EU) và hiệp hội các hãng
lữ hành Vương quốc Anh: “Chương trình du lịch là sự kết hợp được sắp xếp từ
trước của ít nhất hai trong số các dịch vụ: nơi ăn ở, các dịch vụ khác sinh ra từ dịch vụ giao thông hoặc nơi ăn ở và nó được bán với mức giá gộp và thời gian của chương trình phải nhiều hơn 24 giờ”
Theo nghị định số 27/2001/ NĐ-CP về kinh doanh lữ hành và hướng dẫn
du lịch ở Việt Nam ban hành ngày 5-6-2001 định nghĩa: “ Chương trình du lịch
là lịch trình được định trước của chuyến đi du lịch do các doanh nghiệp lữ hành
tổ chức, trong đó xác định thời gian chuyến đi, nơi đến du lịch, các điểm dừng chân, dịch vụ lưu trú, vận chuyển, các dịch vụ khác và giá bán chương trình”.
Trang 4Theo nhóm tác giả bộ môn du lịch – trường đại học Kinh tế quốc dân định
nghĩa: “ Chương trình du lịch là những nguyên mẫu để căn cứ vào đó, người ta
tổ chức các chuyến du lịch với mức giá đã xác định trước Nội dung của chương trình du lịch thể hiện lịch trình thực hiện chi tiết các hoạt động từ vận chuyển lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí tới tham quan…mức giá của chuyến bao gồm giá của hầu hết các dịch vụ, hàng hóa phát sinh trong quá trình thực hiện du lịch”
Luật du lịch Việt Nam có định nghĩa: “ Chương trình du lịch là lịch trình,
các dịch vụ và giá bán chương trình được định trước cho chuyến đi của khách
du lịch từ nơi xuất phát đến điểm kết thúc chuyến đi”.
Kế thừa từ các định nghĩa trên, nhóm tác giả bôn môn du lịch trường đại
học Kinh tế quốc dân rút ra định nghĩa sau: “ Chương trình du lịch là một tập
hợp các dịch vụ, hàng hóa được sắp đặt trước, liên kết với nhau để thỏa mãn ít nhất 2 nhu cầu khác nhau trong quá trình tiêu dùng du lịch của khách với mức giá gộp xác định trước và bán trước khi tiêu dùng của khách”.
1.2 Quy trình kinh doanh chương trình du lịch trọn gói
Quy trình kinh doanh chương trình du lịch trọn gói được thiết kế dựatrên mô hình AIDAS, có nghĩa là thiết kế chương trình du lịch, xúc tiến hỗn hợpphù hợp với đặc điểm tiêu dùng của khách để tạo ra sự chú ý, từ sự chú ý sẽnhận rõ lợi ích, khi đã nhận ra lợi ích sẽ tạo ra khát vọng, từ khát vọng dẫn đếnhành động tiêu dùng và khi tiêu dùng sẽ tạo ra sự thỏa mãn Sự thỏa mãn caohay thấp lại phụ thuộc vào chất lượng chương trình du lịch
Chất lượng chương trình du lịch phụ thuộc vào sự phù hợp giữa thiết kế
và thực hiện chương trình, tức là việc tổ chức thực hiện chương trình du lịch cóđảm bảo đúng theo kế hoạch ban đầu không? Những thay đổi trong quá trìnhthực hiện có ảnh hưởng nghiêm trọng đến chương trình được thiết kế hoàn hảonhất không? Chất lượng chương trình du lịch là mức độ thỏa mãn của chương
Trang 5trình du lịch đối với một động cơ đi du lịch cụ thể, là sự thể hiện mức độ hàilòng của khách khi tham gia vào chuyến đi Trên cơ sở đó để đánh giá hình ảnhthương hiệu và bản sắc thương hiệu của công ty lữ hành.
Có thể nói quy trình kinh doanh chương trình du lịch trọn gói thích hợpvới nhiều loại hình công ty khác nhau, kể cả các công ty có quy mô nhỏ Quytrình gồm 5 bước, các bước có liên quan chặt chẽ với nhau Đó cũng là các hoạtđộng đặc trưng và cơ bản của các công ty kinh doanh lữ hành
Các bước đó là:
1.2.1.Thiết kế chương trình và tính toán chi phí.
Chương trình du lịch của các công ty lữ hành muốn bán được thì nộidung thiết kế phải phù hợp với nội dung tiêu dùng du lịch của khách, nhữngmong đợi của họ về chương trình và cảm nhận khi tiêu dùng chương trình dulịch của công ty.Vì vậy hoạt động nghiên cứu thị trường du lịch là hoạt độngđóng vai trò tiền đề quyết định tới sự thành công hay thất bại của các công ty lữhành
1.2.1.1 Nghiên cứu nhu cầu của thị trường du lịch.
Trung tâm của mọi hoạt động kinh doanh là khách hàng, bất kỳ lĩnh vựckinh doanh nào cũng phải diễn giải được các vấn đề: Khách hàng của doanhnghiệp là ai? Họ là người như thế nào? Làm thế nào để đưa sản phẩm, dịch vụcủa doanh nghiệp đến với khách hàng Từ cơ sở đó doanh nghiệp phải phânđoạn thị trường, lựa chọn thị trường mục tiêu và đưa ra các chiến lược thu hútkhách hàng
Các doanh nghiệp thu thập dữ liệu của thị trường khách du lịch mục tiêubằng những cách sau đây:
a Nguồn dữ liệu thứ cấp:
Trang 6Dữ liệu thứ cấp bên trong doanh nghiệp như báo cáo tổng kết hàng năm,các hội nghị, hội thảo khách hàng, các công trình nghiên cứu đã được nghiệmthu.
Dữ liệu thứ cấp bên ngoài doanh nghiệp như văn bản của chính phủ, sách,báo, tạp chí, thông tin thương mại, du lịch, thể thao, văn hóa
Đây là phương pháp ít tốn kém nhưng đôi khi mức độ tin cậy không cao
b Nguồn dữ liệu sơ cấp:
Khảo sát trực tiếp bằng cách phỏng vấn, quan sát, phiếu trưng cầu ý kiến,thuê các công ty nghiên cứu thị trường…
Trao đổi với các doanh nghiệp lữ hành gửi khách để thu thập thông tin vàtham gia vào các chuyến du lịch giới thiệu hoặc làm quen, được tiếp xúc trựctiếp với khách du lịch, hiểu rõ hơn nhu cầu, sở thích của họ
Nội dung cần nghiên cứu về khách du lịch để làm cơ sở cho việc thiết kếchương trình du lịch:
- Mục đích chuyến đi: động cơ, mục đích đi du lịch là cơ sở xác định cáctuyến điểm du lịch có trong chương trình Nếu khách muốn đi thăm quan, tìmhiểu văn hóa thì trong chương trình không thể thiếu các di sản văn hóa như: đền,chùa, lăng, tẩm, phố cổ, thành cổ…Nếu khách muốn đi du lịch kết hợp nhiềumục đích khác nhau như công vụ với nghỉ ngơi giải trí hay chữa bệnh với tôngiáo tín ngưỡng…thì nội dung các tuyến điểm cũng phong phú và đa dạng phùhợp với nhu cầu của khách
- Quỹ thời gian rỗi: tìm khoảng thời gian rỗi trung bình dành cho du lịchcủa thị trường khách mục tiêu (căn cứ vào các ngày lễ, ngày kỷ niệm, ngày nghỉtrong năm) Độ dài của chương trình không được vượt quá khoảng thời gian rỗitrung bình này Trong thực tế vẫn có thể tăng giảm một khoảng % nào đó đốivới từng đối tượng cụ thể nào đó
Trang 7- Thời điểm sử dụng thời gian rỗi: thời điểm bắt đầu nghỉ ngơi của khách
có ảnh hưởng quyết định đến thời gian tổ chức chuyến đi Tuy nhiên, không nhấtthiết phải sau thời điểm sử dụng thời gian rỗi mà có thể trước không quá lâu
- Khả năng thanh toán: mức tài chính mà khách hàng sẵn sàng thanh toáncho chuyến đi là bao nhiêu? Xây dựng mức giá chương trình phải làm sao phùhợp với khả năng thanh toán của khách Với những khách nhiều tiền có khảnăng chi tiêu lớn do đó có thể đòi hỏi, yêu cầu chất lượng phục vụ cao thì mứcgiá cao Với những khác là những người lao động bình thường hay sinh viên cómức thu nhập trung bình và thấp thì mức giá phải mềm hơn
- Những yêu cầu, chất lượng, thói quen tiêu dung: nghiên cứu các đặcđiểm của khách như phong tục tập quán, thói quen tiêu dùng, hiểu biết du lịch…
từ đó thiết kế chương trình với cơ cấu, số lượng, chủng loại các dịch vụ phù hợp
Ví dụ như người đạo Hồi không ăn thịt lợn thì trong suất ăn phải thay thế bằngmón thịt khác Người Mỹ hay đi máy bay, người Việt Nam thì thích sử dụngphương tiện giao thông cá nhân hơn phương tiện công cộng
Nội dung nhu cầu du lịch có sự tác động tương ứng, trực tiếp đến chươngtrình du lịch Giữa chúng có sự gắn bó chặt chẽ với nhau Từ nhu cầu du lịch,các doanh nghiệp lữ hành xây dựng những chương trình phù hợp mà khách hàngcần Tuy nhiên, đôi khi cũng cần tạo ra những chương trình đặc sắc mới nhằmkích thích, dẫn dụ nhu cầu của khách hàng
1.2.1.2 Nghiên cứu khả năng đáp ứng
Nghiên cứu khả năng đáp ứng nhằm đảm bảo tính khả thi của chương trình
du lịch.Nội dung nghiên cứu gồm:
Giá trị tài nguyên du lịch:
- Căn cứ vào giá trị đích thực, sự nổi tiếng, uy tín của tài nguyên Giá trịcủa tài nguyên du lịch chính là những công nhận của xã hội như công nhận của
Trang 8UNESCO, của quốc gia, của địa phương và truyền miệng Giá trị của tài nguyênphải thỏa mãn nhu cầu, thị hiếu thẩm mỹ…của khách du lịch
- Nghiên cứu sự phù hợp của giá trị tài nguyên du lịch đối với mục đíchcủa chương trình, phải đáp ứng những trông đợi của khách, phù hợp với đặcđiểm tiêu dùng và những giới hạn ràng buộc
- Nghiên cứu tình hình chính trị, an ninh trật tự, điều kiện đi lại của khuvực có tài nguyên
Phương tiện vận chuyển: Khi xây dựng phương án vận chuyển phải quan
tâm đến khoảng cách giữa các điểm du lịch, thời gian trong chương trình, hệthống phương tiện vận chuyển trên các tuyến điểm du lịch và cũng cần phảiquan tâm đến tốc độ vận chuyển và mức giá
Khách sạn: Các căn cứ để quyết định lựa chọn khách sạn: vị trí khách sạn,
chất lượng phục vụ, giá, mối quan hệ của công ty với khách sạn
1.2.1.3 Xác định khả năng và vị trí của doanh nghiệp
Để tồn tại và phát triển doanh nghiệp phải biết điểm mạnh, điểm yếu, vị trícủa doanh nghiệp mình đang ở đâu trên thị trường Khả năng doanh nghiệp tạo
ra những sản phẩm và thâm nhập thị trường, hợp tác, hệ thống thông tin, khảnăng tập hợp vốn, quan hệ khách hàng, chất lượng quản lý, công tác tài chính,
kế toán v.v…Việc phân tích khả năng, vị thế của doanh nghiệp là điều kiện để
có những chương trình du lịch đúng đắn
1.2.1.4 Xây dựng ý tưởng của chương trình
Ý tưởng của chương trình là sự kết hợp cao nhất và sáng tạo nhất giữa đặcđiểm tiêu dùng của khách với giá trị tài nguyên du lịch Một cái tên gọi lôi cuốncủa chương trình du lịch hay là những sản phẩm du lịch mới lạ, đặc sắc…cũng
có thể tạo nên một chương trình du lịch hấp dẫn Tuy nhiên không phải dễ dàng
Trang 9mà có được những điều đó bởi vì hầu hết các ý tưởng đã được khai thác mộtcách triệt để.
1.2.1.5 Xác định giới hạn của giá và thời gian
Để đảm bảo sự hài hòa giữa mục tiêu của doanh nghiệp với yêu cầu củakhách cần phải cân đối giữa khả năng tài chính và thời gian của khách với nộidung, chất lượng của chương trình Một chương trình hoàn hảo phải đem lại sựlôi cuốn hấp dẫn và yên tâm cho du khách khi mọi chi tiết dù nhỏ nhất cũngđược cân nhắc để đảm bảo cho sự thành công của chuyến đi
1.2.1.6 Xây dựng tuyến hành trình cơ bản
Căn cứ vào nhu cầu du lịch, đặc điểm tiêu dùng, thời gian…xác định nhữngđiểm du lịch chủ yếu, bắt buộc của chương trình
1.2.1.7 Xây dựng phương án vận chuyển, lưu trú, ăn uống.
Xây dựng phương án vận chuyển phải quan tâm đến khoảng cách giữađiểm du lịch, thời gian trong chương trình, phương tiện vận chuyển, tốc độ vậnchuyển, mức giá….Giới hạn về quỹ thời gian có ảnh hưởng đến quyết địnhphương án vận chuyển
Việc lựa chọn các khách sạn phải căn cứ vào: vị trí, mức giá, thứ hạng,chất lượng các dịch vụ của khách sạn và cũng cần quan tâm đên mối quan hệgiữa công ty lữ hành với khách sạn
Xây dựng thực đơn ăn uống phải căn cứ vào đặc điểm tiêu dùng, sở thích,văn hóa, lối sống của khách
1.2.1.8 Xác định giá thành (Z) và giá bán (G) của một chương trình du lịch Xác định giá thành (Z):
Trang 10Giá thành là toàn bộ những chi phí trực tiếp mà công ty lữ hành phải chi trảcho một lần thực hiện chương trình du lịch Bao gồm: chi phí cố định và chi phíbiến đổi.
- Chi phí cố định cho cả đoàn khách: bao gồm tất cả các chi phí của tất cảcác hàng hóa và dịch vụ mà đơn giá của chúng được xác định cho cả đoàn chứkhông phụ thuộc một cách tương đối vào số lượng khách trong đoàn Ví dụ như:chi phí vận chuyển, chi phí các phương tiện tham quan (tầu thủy, ô tô), chi phíthuê bao khác (văn nghệ)…
- Chi phí biến đổi: là chi phí tính cho một khách Bao gồm tất cả các chiphí của tất cả các hàng hóa và dịch vụ mà đơn giá của chúng được xác định theotừng khách Ví dụ như: chi phí khách sạn, chi phí ăn uống, chi phí vé tham quan,chi phí visa-hộ chiếu…
FC: tổng chi phí cố định tính cho cả đoàn khách
VC: tổng chi phí biến đổi tính cho một khách
Xác định giá bán (G): Giá bán một chương trình du lịch phụ thuộc vào
các yếu tố sau:
1 Mục tiêu của công ty
2 Mức giá phổ biến trên thị trường du lịch
Trang 113 Thương hiệu, vị thế của công ty trên thị trường
Khái niệm xúc tiến hỗn hợp: “Xúc tiến hỗn hợ là quá trình kết hợp truyền
thông trong kinh doanh chương trình du lịch, nhằm mục đích truyền thông tin về sản phẩm là các chương trình du lịch tới người tiêu dùng trên thị trường mục tiêu để thuyết phục họ mua ” Hoạt động xúc tiến hỗn hợp bao gồm: quảng cáo, tuyên truyền và quan hệ công chúng, hoạt động khuyến khích thúc đẩy tiêu thụ”.
1.2.2.1 Hoạt động quảng cáo chương trình du lịch.
Hoạt động quảng cáo là tất cả các hoạt động nhằm khơi dậy nhu cầu củakhách hàng đối với sản phẩm của doanh nghiệp lữ hành Các sản phẩm quảngcáo phải tạo ra sự phù hợp giữa nhu cầu, nguyện vọng của khách du lịch vớichương trình du lịch
Để quảng cáo có hiệu quả cần thực hiện theo một quy trình thống nhất nhưsau:
Trang 12Xác định mục tiêu quảng cáo: mục tiêu quảng cáo xuất phát từ những quyếtđịnh về thị trường mục tiêu, định vị sản phẩm của công ty trên thị trường và nócòn phụ thuộc vào yêu cầu của hỗn hợp truyền thông công ty
Xác định ngân sách cho quảng cáo: căn cứ vào mục tiêu quảng cáo, doanhnghiệp xác định ngân sách cho quảng cáo Cần phân phối hợp lý ngân sáchquảng cáo cho các loại chương trình, các thị trường cần hoạt động quảng cáo Quyết định nội dung truyền đạt: thông điệp quảng cáo phải nói lên đượcmong ước, tính hấp dẫn, tính độc đáo, tính đáng tin cậy…của chương trình dulịch Để thể hiện thông điệp đó và đảm bảo cho sự thành công của hoạt độngquảng cáo phải chọn ngôn ngữ, cấu trúc thông điệp, lựa chọn phương tiện truyềntin thích hợp
Quyết định phương tiện quảng cáo: Doanh nghiệp cần căn cứ vào mục tiêuquảng cáo, đối tượng quảng cáo và đối tượng nhận tin mà chọn phương tiệnquảng cáo cụ thể Các hình thức quảng cáo cho các chương trình du lịch đượccác doanh nghiệp lữ hành áp dụng phổ biến là:
- Các hình thức khác: phim quảng cáo, băng video…
Trong các hình thức quảng cáo trên thì hình thức tập gấp được sử dụngnhiều nhất và có vai trò đặc trưng nhất bởi những lý do sau:
Trang 13Thứ nhất: khả năng chứa đựng thông tin lớn, cung cấp thông tin phù hợpvới đặc điểm của chương trình du lịch.
Thứ hai: dễ phân phát, chu kỳ sống dài
Thứ ba: giá thành rẻ
Thứ tư: đây là hình thức quảng cáo truyền thống, được các nhà kinh doanh
du lịch sử dụng phổ biến và trở thành quen thuộc với khách du lịch
1.2.2.2 Hoạt động tuyên truyền và quan hệ công chúng
Hoạt động tuyên truyền: “là những tác động gián tiếp nhằm khơi dậy nhucầu du lịch hay làm tăng uy tín của doanh nghiệp lữ hành bằng cách đưa ranhững thông tin về điểm, tuyến du lịch mới thông qua việc sử dụng các phươngtiện truyền thông đại chúng (báo hình, báo nói, báo điện tử, báo viết) với sự hỗtrợ của các phóng viên”
Những quyết định cơ bản về hoạt động tuyên truyền:
Xác định mục tiêu tuyên truyền: xuất phát từ mục tiêu marketing của doanhnghiệp; thiết kế thông điệp và chọn công cụ tuyên truyền; thực hiện tuyêntruyền; đánh giá kết quả tuyên truyền
Hiện nay, tuyên truyền là một hình thức quan trọng giúp doanh nghiệp đạtđược các mục tiêu sau đây:
- Xây dựng uy tín, thương hiệu do được nhiều người biết đến thông quacác trang báo
- Bán được nhiều sản phẩm
- Chi phí cho tuyên truyền thường thấp hơn chi phí quảng cáo
- Tạo ra sự biết đến dịch vụ du lịch mới (điểm đến, tổ chức, ý tưởng, conngười)
Trang 14Các hình thức tuyên truyền mà các doanh nghiệp lữ hành có thể áp dụng:xuất phát bản ấn phẩm, tổ chức sự kiện, tổ chức họp báo, các buổi thuyết trình,tham gia các hoạt động xã hội – từ thiện…
1.2.2.3 Hoạt động khuyến khích, thúc đẩy tiêu thụ, khuyến mại, khuyến mãi
Hoạt động khuyến khích thúc đẩy tiêu thụ – khuyến khích người bánchương trình du lịch: là việc sử dụng các biện pháp kích thích trực tiếp vào độingũ bán chương trình du lịch nhằm tạo động lực cho lực lượng phân phối nàytăng cường hoạt động phân phối, đẩy mạnh các hoạt động mua bán, mở rộngkênh phân phối, phân phối liên tục, nhằm mở rộng mùa vụ tiêu dùng du lịch.Cáchình thức khuyến mại mà doanh nghiệp du lịch có thể áp: tăng mức hoa hồng,thưởng, tặng quà…tạo điều kiện thuận lợi và các chính sách ưu đãi cho cáctrung gian tiêu thụ, các đại lý, nhân viên bán hàng
Hoạt động khuyến khích khách du lịch: là việc sử dụng các biện pháp kíchthích trực tiếp vào người tiêu dùng cuối cùng để khách sẵn sàng mua chươngtrình du lịch nhiều hơn, mua số lượng lớn hơn, thu hút những khách mới Cácbiện pháp kích thích có thể sử dụng:tặng quà, tổ chức trò chơi có thưởng, giảmgiá bán chương trình du lịch…
Để thực hiện tốt hoạt động xúc tiến bán cần giải quyết các vấn đề sau
- Cường độ kích thích: Cường độ kích thích tỷ lệ nghịch với nhịp độ tiêudùng Cần phải quyết định kích thích mạnh đến mức nào, mức kích thích tốithiểu
- Đối tượng tham gia: Xác định ai là người tham gia chương trình khuyếnkhích, thúc đẩy
- Phương tiện phổ biến: Các phương tiện xúc tiến như phiếu thưởng, cáccuộc thi, giảm giá bán, phiếu thưởng, quà tặng…Cần có phương án phát hành tàiliệu cần thiết cho những người tham gia
Trang 15- Thời gian kéo dài chương trình: Nếu thời gian khích bán quá ngắn,khách sẽ chưa kịp hiểu về chương trình và khách cũng không có cơ hội để thuđược lợi ích do chương trình mang lại Nếu thời gian quá dài sẽ làm khách khóchịu, giảm động lực mua sản phẩm du lịch
- Thời gian để thực hiện chương trình: Phụ thuộc vào đặc điểm củachương trình du lịch và đặc điểm của thị trường
- Xác định ngân sách xúc tiến bán
Hoạt động chào bán trực tiếp là các biện pháp tiếp cận đến tận địa chỉ củakhách và sử dụng các hình thức: Gửi chương trình du lịch, giá chương trình vàcác thủ tục đăng kí qua đường bưu điện, qua điện thoại, ti vi
Cần phải có kế hoạch cho hoạt động xúc tiến bán và đánh giá kết quả củachương trình kích thích tiêu thụ
1.2.3 Tổ chức kênh tiêu thụ chương trình du lịch.
Quá trình đưa các sản phẩm du lịch được tạo ra đến với khách hàng đượcgọi là quá trình phân phối sản phẩm Mục tiêu của phân phối sản phẩm là đưasản phẩm đến tay khách hàng một cách thuận tiện nhất với phương pháp tối ưunhất Các vấn đề cốt lõi của chiến lược phân phối là lựa chọn kênh phân phối; tổchức kênh phân phối và chính sách quản trị đối với kênh phân phối
Giống như các sản phẩm khác, sản phẩm du lịch cũng có hai kênh tiêu thụchính là: kênh tiêu thụ sản phẩm trực tiếp và kênh tiêu thụ sản phẩm gián tiếp
Trang 16Kênh tiêu thụ sản phẩm trực tiếp (bao gồm kênh A và kênh B): Với kênhnày doanh nghiệp phải giao dịch trực tiếp với khách hàng không qua bất kỳ một
trung gian nào.Khi lựa chọn kênh tiêu thụ này doanh nghiệp phải duy trì lực
lượng bán chính của mình và chịu trách nhiệm về tất cả các vấn đề của kênh.Doanh nghiệp giao dịch trực tiếp với khách hàng không qua bất cứ một trunggian nào.Kiểu kênh này phù hợp với doanh nghiệp chỉ tập trung vào một số ítkhách hàng lớn ( như các tổ chức) Khi đó phải quan tâm đến vấn đề đàm phán,
có những chính sách phù hợp, kịp thời Các kiểu tổ chức kênh tiêu thụ trực tiếpnhư sau
- Sử dụng nguồn lực của chính doanh nghiệp để chào bán trực tiếp chokhách, chủ yếu là bán hàng cá nhân
- Mở các văn phòng đại diện, chi nhánh văn phòng đại diện bán lẻ chodoanh nghiệp
- Sử dụng văn phòng, chi nhánh trong và ngoài nước làm cơ sở bánchương trình du lịch
Chi nhánh văn phòng đại diện
Đại lý
du lịch bán lẻ
Đại lý
du lịch bán buôn
(A) (B)
(C)
(D)
(E)
Trang 17- Ứng dụng công nghệ thông tin và thương mại điện tử để tổ chức bánchương trình du lịch cho khách tại nhà.
Kênh tiêu thụ sản phẩm gián tiếp ( bao gồm kênh C, kênh D và kênh E):Đặc điểm của kênh tiêu thụ gián tiếp là quá trình mua bán chương trình du lịchđược ủy nhiệm cho các trung gian thương mại với tư cách là doanh nghiệp lữhành gửi khách Doanh nghiệp lữ hành sản xuất chương trình du lịch chiu tráchnhiệm về sản mình ủy thác như chất lượng các dịch vụ có trong chương trình đãbán cho khách.Tùy vào mục tiêu của doanh nghiệp có thể lựa chọn nhiều hay ítcấp độ trung gian
Các doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong hai, hoặc cả hai kênh tiêu thụtrên cũng như lựa chọn nhiều loại cấp độ trung gian và cần có chính sách phùhợp cho từng loại kênh và cho từng cấp độ trung gian
Trong chiến lược phân phối, ngoài việc phải quyết định chọn hình thứcphân phối và chiều dài của kênh còn phải quyết định: cần có bao nhiêu nhà phânphối trung gian cho mỗi cấp độ của kênh, tức là quyết định bề rộng của kênhphân phối Để có chiến lược phân phối,doanh nghiệp cần trả lời ba câu hỏi: Hìnhthức phân phối nào cần lựa được lựa chọn ( hình thức kênh)? Cấu trúc kênhphân phối được lựa chọn như thế nào (chiều dài và chiều rộng của kênh)? Cácchính sách cho mỗi cấp độ trung gian của kênh phân phối ?
Lựa chọn kiểu kênh phân phối là nhiệm vụ đầu tiên của chiến lược phânphối Mục tiêu của việc lựa chọn là phải chọn ra được kênh phù hợp với điềukiện của doanh nghiệp và tình hình của thị trường để đạt được mục tiêu phânphối của doanh nghiệp Những căn cứ để lựa chọn kênh phân phối:
- Mục tiêu của kênh
- Đặc điểm của thị trường mục tiêu: vị trí địa lý, đối tượng khách hàng,đặc điểm tiêu dùng
- Đặc điểm của sản phẩm
Trang 18- Đặc điểm của các trung gian.
- Phân phối của đối thủ cạnh tranh
- Đặc điểm của doanh nghiệp
- Đặc điểm môi trường marketing
- Yêu cầu về mức độ bao phủ thị trường
- Yêu cầu về mức độ điều khiển kênh
Để quản lý các kênh tiêu thụ doanh nghiệp cần sử dụng ba phương phápphổ biến là:
- Khuyến khích các thành viên trong kênh hoạt động: Để tiêu thụ đượcnhiều chương trình du lịch doanh nghiệp cần phải thực hiên chiến lược đẩy như
là dành nhiều ưu đãi cho các trung gian phân phối Có ba phương pháp khuyếnkhích phổ biến là hợp tác, thiết lập quan hệ thành viên và xây dựng chương trìnhphân phối
- Sử dụng các công cụ marketing hỗn hợp khác trong quản lý kênh: Đẩymạnh các hoạt động tuyên truyền để hỗ trợ thêm cho quá trìn phân phối nhưtuyên truyền trên báo hình, báo nói, báo viết về các tuyến điểm du lịch mới,điểm du lịch, các chương trình du lịch mới…
- Đánh giá hoạt động của từng thành viên trong kênh và đưa ra nhữngchính sách quản lý mới: Đánh giá hoạt động của các thành viên trong kênh theonhững tiêu chuẩn như là doanh số bán, số chuyến, số lượt khách, số ngày khách,mức độ hợp tác, những dịch vụ mà các thành viên cung cấp, các thông tin trênthị trường Những con số này giúp cho các nhà quản lý thấy được hoạt động củatoàn kênh và bổ sung các chính sách phù hợp
1.2.4 Tổ chức thực hiện chương trình du lịch.
Tổ chức thực hiện chương trình du lịch bao gồm: 4 giai đoạn sau
Giai đoạn 1: Thỏa thuận với khách và công ty gửi khách
Trang 19Giai đoạn này bắt đầu từ khi công ty tổ chức bán chương trình du lịch đếnkhi các vấn đề đã được các bên thỏa thuận xong Đối với công ty lữ hành nhậnkhách, công vệc trong giai đoạn này bao gồm:
Nhận thông báo khách và yêu cầu từ khách, công ty gửi khách, đại lý.Sau
đó gửi tới phòng “marketing” những thông tin bao gồm:
- Số lượng khách trong đoàn
- Quốc tịch của đoàn khách hay từng thành viên trong đoàn khách
- Chương trình du lịch, các thông tin liên quan
- Thời gian bắt đầu thực hiện, thời gian tổ chức tham quan, địa điểm,nhập cảnh
- Yêu cầu về hướng dẫn, vận chuyển, khách sạn và các vấn đề về ănuống
- Hình thức thanh toán
- Danh sách đoàn khách
Thỏa thuận với khách hoặc công ty gửi khách đi đến thống nhất về chươngtrình du lịch và các vấn đề có liên quan
Giai đoạn 2: Chuẩn bị thực hiện
Các công việc trong giai đoạn này do bộ phận điều hành thực hiện Baogồm:
- Thiết kế, xây dựng chương trình chi tiết: Dựa vào các thông tin của bộphận marketing xây dựng chương trình chi tiết với đầy đủ nội dung hoạt động,thời gian, địa điểm tiến hành
- Chuẩn bị các dịch vụ:
Đặt phòng khách sạn: Làm rõ yêu cầu về số lượng, chủng loại,thờigian lưu trú, số lượng khách…
Trang 20 Đặt suất ăn: số lượng suất, các bữa ăn, mức ăn, các yêu cầu đăcbiệt…
Bên cạnh đó, có thể thực hiện những yêu cầu của khách: Đặt mua vé máybay, vé vận chuyển, vé xem biểu diễn nghệ thuật…
- Chuẩn bị các phương án để giải quyết các vấn đề có thể phát sinh trongquá trình thực hiện chương trình du lịch
- Điều động và giao nhiệm vụ cho hướng dẫn viên: bàn giao cho hướngdẫn bao gồm các loại giấy tờ cần thiết,các loại vé, tiền mặt, hối phiếu…Bảo đảmgiao nhận rõ ràng trên sổ sách
Giai đoạn 3: Triển khai thực hiện chương trình du lịch
Ở giai đoạn này công việc chủ yếu là của bộ phận hướng dẫn viên và cácnhà cung cấp Yêu cầu hướng dẫn tham quan theo đúng lịch trình đã định, nếu
có những tình huống bất thường xảy ra ( tai nạn, khách ốm, thay đổi dịch vụ…)hướng dẫn viên phải xử lý nhanh chóng theo các phương án có sẵn và phải báocáo với bộ phận điều hành Bộ phận điều hành cũng cần thực hiện một số nhiệm
vụ sau: Tổ chức hoạt động đón tiếp; Theo dõi, kiểm tra các dịch vụ, xử lý kịpthời các tình huống bất thường xảy ra
Giai đoạn 4: Các hoạt động sau khi kết thúc chương trình:
Trang 21thành của khách bằng những dịch vụ tốt, chất lượng cao và được hỗ trợ bằngnhững mối quan hệ vững mạnh, lâu dài, cùng có lợi.Những công việc chủ yếucủa giai đoạn này:
- Xử lý các công việc tồn đọng sau chương trình: mất đồ của khách,khách ốm…
- Thanh toán với công ty gửi khách và các nhà cung cấp trong chươngtrình
Các hoạt động sau khi khách tiêu dùng:
a Thu thập thông tin và đánh giá sự thỏa mãn của khách:
Trước tiên cần thu thập thông tin về sự hài lòng của khách hàng, nhữngthông tin này có được thường bằng phương pháp quán sát, phỏng vấn trực tiếpkhách hàng khi kết thúc chương trình, thông tin từ hướng dẫn viên hoặc có được
từ thông tin phản hồi khi kết thúc chương trình du lịch Sự hài lòng được đobằng mức độ đáp ứng những mong đợi của khách từ chương trình du lịch.Tuynhiên, những đánh giá của khách hàng có thể bị ảnh hưởng bởi những nhân tố cóthể dẫn đến thông tin thu thập thiếu chính xác:
- Những yếu tố nằm ngoài khả năng kiểm soát của công ty và các nhàcung cấp dịch vụ Như là tai nạn, thời tiết…
- Khách không nói thật những đánh giá của mình về chương trình
b Xử lý phàn nàn của khách hàng:
Có một số công ty cho rằng nếu khách hàng than phiền và được xử lýthỏa đáng thì họ sẽ trung thành hơn bất kỳ những khách hàng nào không bao giờphàn nàn.Điều này thể hiện tầm quan trọng của việc xử lý phàn nàn của kháchhàng Trường hợp xử lý không hay, khách hàng không chỉ cảm thấy mình bị đối
xử tệ và sẽ tìm đến các nhà cung cấp khác Trường hợp xử lý nhanh chóng, thỏa
Trang 22đáng khách hàng cảm thấy mình được tôn trọng và đánh giá cao và đó là mộtbiện pháp duy trì lòng trung thành của khách hàng đối với công ty.
c Xây dựng, duy trì mối quan hệ:
Khi khách mua chương trình, việc bán và tổ chức bán chưa phải đã kếtthúc mà mới chỉ bắt đầu Hãy biến việc mua bán đó là cơ sở để phát triển mốiquan hệ với khách hàng Một số biện pháp phát triển mối quan hệ với kháchhàng:
- Gọi điện thoại, gửi thư cảm ơn và hỏi thăm sức khỏe
- Kết hợp với việc gửi quà tặng, gửi thư mời mua chương trình, phiếugiảm giá cho lần mua tiếp theo
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Chương 1 của chuyên đề đã nêu ra được các khái niệm về chương trình dulịch và tập trung làm rõ năm bước trong quy trình kinh doanh chương trình dulịch trọn gói Bao gồm: thiết kế chương trình và tính toán chi phí; Tổ chức xúctiến hỗn hợp; Tổ chức kênh tiêu thụ chương trình du lịch; Tổ chức thực hiệnchương trình du lịch; Các hoạt động sau kết thúc
Nghiên cứu những nội dung lý luận cơ bản ở chương 1 làm cơ sở lý luậncho việc phân tích thực trạng về quy trình kinh doanh chương trình du lịch trọngói của công ty T&C ở chương 2 và để đề xuất các phương hướng, giải pháp ởchương 3 của chuyên đề
Trang 23CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG VỀ QUY TRÌNH KINH DOANH CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH TRỌN GÓI CHO KHÁCH NỘI ĐỊA TẠI CÔNG TY T&C.
2.1 Giới thiệu khái quát về công ty du lịch quốc tế T&C.
2.1.1 Giới thiệu chung về công ty
Tên công ty: Công ty TNHH Du lịch quốc tế T&C
Tên viết tắt : T&C Co.,LTD
Ngày thành lập : 02-04-2001
Ngành nghề kinh doanh : Lữ hành quốc tế
Giấp phép kinh doanh số : 0102002290
Giám đốc : Vũ Thị Hồng Mỹ
Trụ sở chính tại : số 102 ngõ 01 đường Hoàng Quốc Việt, phườngNghĩa Đô quận Cầu Giấy, Hà Nội
Trang 24Từ ngày thành lập đến nay, công ty luôn cung cấp các dịch vụ chất lượngcao khách Việt nam đi công tác, du lịch nước ngoài và khách nước ngoài đi Dulịch, công tác tại Việt nam Những năm gần đây uy tín tiếng tăm của công ty đãđược nhiều khách hàng, đối thủ cạnh tranh để ý đến.
Hiện nay, công ty đang sở hữu một đội ngũ cán bộ nhân viên có chuyênmôn nghiệp cao, nhiệt tình trong công việc và đặc biệt là có tinh thần đoàn kếtrất cao Phương châm của T&C là “mang đến cho khách hàng sự thoải mãi caonhất trong các dịch vụ”, chú ý quan tâm và đáp ứng từng nhu cầu nhỏ của kháchhàng
2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty T&C:
- Chức năng thương mại: thực hiện tốt các hoạt động mua và bán các sảnphẩm hàng hoá dịch vụ
Trang 25- Chức năng tài chính:là việc quản lý huy động và sử dụng các nguồn vốn
có hiệu quả trong hoạt động của công ty, phối hợp ăn khớp khong để chệch mụctiêu dự tính
b Nhiệm vụ:
Nhiệm vụ của công ty T&C như sau:
- Quan lý và sử dụng vốn kinh doanh đúng theo giấy phép kinh doanh đãđăng trình lên tổng cục du lịch
- Chấp hành nghiêm chỉnh mọi quy định của tổng cục du lịch đã quy định
- Các cán bộ phải đươc quan tâm và sử dụng nhân viên đúng theo quyđịnh Sử dụng tốt lực lương lao đông, thực hiên đầy đủ các chế độ của nhà nướcđối với nhân viên thực hiện phân phối hoạt động một cách hợp ý và công bằng
- Thường xuyên tìm hiểu thị trường nhất là những thông tin tránh tìnhtrạng thông tin của các điểm DU LỊCH đã lạc hậu cũ không chính xác
- Truyền đạt thông tin chính xác tránh sai lệch sự thật,đam bảo an toànthông tin quốc gia
- Công ty thường xuyên nắm bắt được nhu cầu của thị trường vì DU LỊCHthường thay đổi theo mùa vụ, do vậy thông tin của thị trường doanh nghiêp cần nắmvững Để từ đó xem xét sao cho hợp lý đối với khách đi du lịch
- Công ty có trách nhiệm bảo tồn - bảo vệ khu du lịch khi đoàn du lịchtham quan
- Hoạt động kinh doanh trong khuôn khổ cho phép của pháp luật
2.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy.
2.1.3.1 Cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty T&C
Năm 2001 vốn điều lệ là 1 tỷ năm trăm triệu đồng trong đó vốn cố định là 1
tỷ đồng, vốn lưu động là 5 trăm triệu
Trang 26Năm 2002 vốn điều lệ là 3 tỷ 136 triệu đồng.
Năm 2006 vốn điều lệ là 6 tỷ 157 triệu đồng
Trang thiết bị của công ty bao gồm:
2.1.3.2 Cơ cấu tổ chức của công ty:
Để đảm bảo việc kinh doanh của công ty đạt hiệu quả cao, yêu cầu đặt racho công ty là phải có một cơ cấu hợp lý, có thể khai thác tối đa năng lực củacác phòng ban và cá nhân Nó phải phù hợp với mục tiêu và chiến lược kinhdoanh, phải đảm bảo sự phân quyền rã ràng, cụ thể chính xác, vừa đảm bảo duytrì sự phối hợp hoạt động giữa các cá nhân trong công ty vừa phải đảm bảo tínhcân đối hiệu quả Đây cũng chính là yêu cầu mà lãnh đạo công ty đề ra nhằmvượt qua thử thách khắc nghiệt của nền kinh tế thị trường đang diễn ra gay gắt
Sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty
Trang 27
Tồng số nhân viên của công ty T&C là 16 người trong đó:
- 1 giám đốc nguyên là giáo viên giảng dạy tại trường trung học du lịchViệt Nam
- 1 kế toán
- 1 thủ quỹ
- Phòng Marketing: 4 người
- 3 lái xe
- 5 hướng dẫn viên (trong đó 3 người có thẻ HDV)
- Số cán bộ nhân viên có nghiệp vụ lữ hành là 9 người, chiếm 60% tổng
số CBCNV
Chức năng của từng bộ phận:
Công ty T&C với phương thức quản lý trực tuyến gồm các phòng: Giámđốc, kế toán, kinh doanh tổng hợp(bộ phận inbound, bộ phận outbound), phòngdịch vụ ( bộ phận hướng dẫn viên, vận chuyển, lễ tân.)
Trang 28khác, giám đốc doanh nghiệp thường xuyên được các phòng chức năng thamkhảo, xin ý kiến để chuẩn bị ra các quyết định, hướng dẫn và tổ chức thực hiệncác quyết định.
- Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, kịp thời phản ánh những thay đổi đểlãnh đạo có biện pháp xử lý kịp thời
- Theo dõi thị trường, thu thập thông tin, báo cáo và đề xuất kịp thời vớilãnh đạo của công
- Lập kế hoạch và triển khai các công việc liên quan đến việc hoàn thiệncác chương trình du lịch
- Thiết lập và duy trì mối quan hệ mật thiết với các cơ quan hữu quan như
bộ ngoại giao, bộ nội vụ, tổng cục hải quan
- Ký hợp đồng với các nhà cung cấp hàng hoá và dịch vụ du lịch
Trang 29- Theo dõi quá trình thực hiện các chương trình du lịch, phối hợp với bộphận kế toán thực hiện các hoạt động với khách hàng và nhà cung cấp dịch vụ
Bộ phận OUTBOUND: Có chức năng xây dựng, tổ chức các chương trìnhđưa công dân Việt Nam, người nước ngoài đang sinh sống và làm việc tại ViệtNam đi du lịch nước ngoài theo yêu cầu của du khách
Phòng hướng dẫn:
Đóng vai trò sản xuất trực tiếp, nhiệm vụ chính bao gồm:
- Căn cứ vào kế hoạch, tổ chức điều động, bố trí hướng dẫn viên cho cácchương trình du lịch
- Phối hợp chặt chẽ với các bộ phận để tiến hành công việc một cách cóhiệu quả nhất.Hướng dẫn viên phải thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ theođúng các quy định mà công ty đề ra
- Là đại diện trực tiếp của doanh nghiệp tiếp xúc trực tiếp với khách hàng,nhà cung cấp.Tiến hành các hoạt động quảng cáo, tiếp thị thông qua hướng dẫnviên
Trang 30- Xây dựng, duy trì và phát triển đội ngũ hướng dẫn viên và cộng tácviên.Đào tạo bồi dưỡng để đội ngũ hướng dẫn có trình độ chuyên mon nghiệp
vụ cao, phẩm chất nghề nghiệp tốt, đáp ứng nhu cầu về hướng dẫn của công ty
Phòng Marketting:
Là chiếc cầu nối giữa thị trường với công ty
- Tổ chức và tiến hành các hoạt động nghiên cứu, xúc tiến, thu hút cácnguồn khách du lịch trong và ngoài nước đến với công ty
- Thiết lập và duy trì các mối quan hệ của công ty với khách hàng
- Đề xuất và xây dựng phương án phát triển thị trường mới và sản phẩmmới
Tất cả các phòng kinh doanh này đều thực hiện kế hoạch mà công ty giaocho căn cứ vào tình hình kinh doanh và đặc thù của từng phòng để có những kếhoạch hợp lý, ngược lại, các phòng này phải thực hiện nghiêm túc các kế hoạchcủa công ty với phương châm là: “sự hài lòng của khách hàng chính là phươngchâm phục vụ của công ty” Việc phân công, phân nhiệm vụ công việc được đặt
ra cụ thể tới từng nhân viên ở các bộ phận, từ đó phát huy được năng lực trình
độ của từng nhân viên, góp phần vào thực hiện nhiệm vụ chung của công ty
Bộ phận hỗ trợ:
Bộ phận này được xác định là tạo ra các nguồn lực để phát triển của doanhnghiệp lữ hành, chủ động bảo đảm các dịch vụ đầu vào vừa đảm bảo mở rộngphạm vi lĩnh vực kinh doanh, đa dạng hóa sản phẩm của doanh nghiệp
Trang 31Bộ phận vận chuyển cung cấp cho khách hàng các dịch vụ về vận chuỷênnhư:vé tàu, máy bay…các dich vụ đưa đón khách trong suốt cuộc hành trình.
2.1.4 Kế hoạch kinh doanh lữ hành của công ty.
2.1.4.1 Thị trường hoat động của công ty:
Công ty hoạt động trong lĩnh vực thị trường rộng lớn, Khách hàng là cácbạn hàng là tất cả những người có nhu cầu đi du lịch, tham quan nội địa và cácnước khác trong khu vực và thế giới Thị trường tập chung chủ yếu vào các lĩnhvực như
- Thị trường trong nước (nội địa ): T&C tập chung khai thác nguồn khách
từ nhà mày xí nghiệp, các công ty, tổ chức trường học, tổ chức công đoàn ,…
- Thị trường khách inbound: tập trung vào các thị trường du lịch trongđiểm như: MỸ, NHẬT BẢN, HÀN QUỐC, EU mà công ty có quan hệ với cácđối tác nước ngoài
Thị trường khách outbound: Khai thác nguồn khách Việt Nam từ các nơi,trong đó chủ yếu ở thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh theo các tuyến
du lịch các nước: Trung Quốc, Thái Lan, Singapore, …
Tổ chức các Tuor Du lịch đa dạng, du lịch kết hợp với hội nghị hội thảo,
du lịch kết hợp với văn hóa lễ hội Du lịch thăm thân nghỉ dưỡng…
Mở rộng các đại lý bán TOUR trong nước và một số nước trọng điểm