Thực trạng và giải pháp trong phân tích các nhân tố của môi trường vĩ mô và vi mô do ảnh hưởng của tự do hoá thương mại đến ngành dịch vụ du lịch quốc tế và Công ty cổ phần Du lịch Tân Định
Trang 1MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
1.Tính cấp thiết của đề tài : 1
2 Mục đích của việc nghiên cứu: 1
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu : 1
4 Kết cấu của bài tiểu luận: 1
PHẦN 1 TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA QUÁ TRÌNH TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠI ĐẾN DỊCH VỤ DU LỊCH QUỐC TẾ 3
Hướng phân tích : 1.Tổng quan về quá trình tự do hóa thương mại 3
1.1 Tự do hóa thương mại là gì 3
1.2 Vai trò của tự do hóa thương mại 3
2 Tổng quan về dịch vụ du lịch quốc tế 5
2.1 Khái niệm về dịch vụ 5
2.2 Khái niệm về du lịch 5
2.3 Khái niệm về dịch vụ du lịch 5
2.4 Khái niệm về dịch vụ du lịch quốc tế 6
2.5.Vai trò của dịch vụ du lịch quốc tế 6
2.5.1 Đối với nền kinh tế thế giới 6
2.5.2 Đối với nền kinh tế mỗi quốc gia 6
2.5.3 Đối với doanh nghiệp 7
3 Phân tích ảnh hưởng của tự do hóa thương mại đến dịch vụ du lịch quốc tế 7
3.1 Phân tích ảnh hưởng của tự do hóa thương mại đến dịch vụ du lịch quốc tế qua các nhân tố của môi trường vĩ mô 7
3.1.1 Môi trường kinh tế 7
3.1.2 Môi trường văn hóa 8
3.1.3 Môi trường chính trị - luật pháp 9
Trang 23.1.4 Môi trường công nghệ 103.2 Phân tích ảnh hưởng của tự do hóa thương mại đến dịch vụ du lịch quốc tếqua các nhân tố của môi trường vi mô 103.2.1 Cạnh tranh 103.2.2 Khách hàng 11
PHẦN 2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN DU LỊCH TÂN ĐỊNH TRONG QUÁ TRÌNH TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠI TRONG GIAI ĐOẠN 2007 - 2010 12
1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần
Du lịch Tân Định 12 1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty 12 1.2 Các lĩnh vực hoạt động của Công ty 13
2 Phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh du lịch của Công ty Cổ phần Dulịch Tân Định 13
3 Nhận xét chung về cơ hội và thách thức trong quá trình tự do hóa thương mạicủa doanh nghiệp 133.1 Cơ hội đối với doanh nghiệp 173.2 Thách thức đối với doanh nghiệp 17
PHẦN 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH DULỊCH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH TÂN ĐỊNH TRONG THỜIGIAN TỚI 18
1 Giải pháp để phát huy cơ hội 18
2 Giải pháp để hạn chế thách thức 18
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài :
Việt Nam là một trong những địa điểm du lịch được ưa chuộng nhất trong khuvực châu Á-Thái Bình Dương Gần đây, Hội đồng Du lịch và Lữ hành Thế giới(WTTC) đã nêu tên Việt Nam là địa điểm du lịch đang tăng trưởng nhanh đứnghàng thứ tư thế giới Trong năm 2008, Việt Nam đã tiếp đón khoảng 4,25 triệulượt khách du lịch quốc tế, tăng khoảng 2% so với năm 2007 Tổng số du kháchViệt Nam ra nước ngoài cũng đạt mức cao kỷ lục trong năm 2008.Với mức đónggóp của ngành du lịch vào GDP quốc gia ngày càng tăng,Việt Nam nhận thức rõ
vị thế quan trọng của ngành công nghiệp không khói này, đang từng bướcchuyển dịch cơ cấu kinh tế
Tuy nhiên, ngành này khá nhạy cảm với những biến đổi của các nhân tố môitrường vĩ mô và vi mô nhất là khi toàn cầu hóa hiện nay đang là xu thế tất yếucủa thế giới Việc Việt Nam tham gia tự do hóa thương mại đã mở ra cơ hội vàthách thức cho ngành dịch vụ du lịch quốc tế Bởi vậy việc đánh giá, phân tíchtầm ảnh hưởng của sự hội nhập kinh tế, quá trình tự do hóa thương mại sẽ là mộtbước quan trọng nhằm thúc đẩy bước đi của ngành dịch vụ du lịch
Công ty Cổ phần Du lịch Tân Định là công ty kinh doanh dịch vụ du lịch quốc tếđược bình chọn là thương hiệu lữ hành hàng đầu Việt Nam Trong giai đoạntoàn cầu hóa, Công ty đang chịu sự tác động tích cực và tiêu cực của việc hộinhập và tự do hóa thương mại Đứng trước tình hình đó, Công ty cần nhận thứcảnh hưởng của các nhân tố của môi trường vĩ mô và vi mô tới hoạt động kinhdoanh
Kết hợp cơ sở lập luận và thực trạng của Công ty Cổ phần Du lịch Tân Đinh em
xin đưa ra một số phân tích các nhân tố của môi trường vĩ mô và vi mô nhằm làm rõ ảnh hưởng của tự do hóa thương mại đến ngành dịch vụ du lịch quốc
tế nói chung và Công ty Cổ phần Du lịch Tân Định nói riêng Qua đó đưa ra
Trang 4một số giải pháp phát huy cơ hội và hạn chế thách thức trong môi trường hiện tại.
2 Mục đích của việc nghiên cứu :
Phân tích ảnh hưởng của tự do hóa thương mại đến sự phát triển của ngành dịch
vụ du lịch quốc tế Qua đánh giá mức độ tác động của các nhân tố của môitrường vi mô và vĩ mô đến lĩnh vực kinh doanh dịch vụ du lịch quốc tế, Công ty
Cổ phần Du lịch Tân Định nhằm đưa ra các giải pháp hạn chế những bất lợi vàphát huy những thuận lợi trong lĩnh vực kinh doanh này
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu :
- Đối tượng : Phân tích ảnh hưởng của tự do hóa thương mại đến sự phát triển
của ngành dịch vụ du lịch quốc tế tại Công ty Cổ phần Du lịch Tân Định
- Phạm vi : Công ty Cổ phần Du lịch Tân Định từ năm 2007 đến năm 2010
4 Kết cấu của bài tiểu luận :
Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và mục lục, bài tiểuluận được trình bày trong ba phần Các nội dung chính được thiết kế theo trình
Trang 5PHẦN 1 TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA QUÁ TRÌNH TỰ DO HÓA
THƯƠNG MẠI ĐẾN DỊCH VỤ DU LỊCH QUỐC TẾ
Hướng phân tích :
- Phân tích ảnh hưởng của tự do hóa thương mại đến các nhân tố của môitrường vĩ mô như văn hóa-xã hội, môi trường kinh tế, chính trị, pháp luật, côngnghệ và môi trường vi mô như cạnh tranh, khách hàng
- Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố của môi trường vi mô và vĩ mô trên tớidịch vụ du lịch quốc tế
1.Tổng quan về quá trình tự do hóa thương mại
1.1 Tự do hóa thương mại là gì
Tự do hóa thương mại được hiểu là việc loại bỏ các biện pháp hạn chế haybảo hộ thương mại của các chính phủ nhằm tạo ra một môi trường công bằng,tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các hoạt động thương mại quốc tế
cả về bề rộng và bề sâu Cụ thể, Nhà nước áp dụng các biện pháp cần thiết đểtừng bước giảm thiểu những hàng rào thuế quan và hàng rào phi thuế quan trongquan hệ thương mại với nước ngoài
- Hàng rào thuế quan: Thuế quan được áp dụng trước hết là nhằm mục đíchtăng nguồn thu ngân sách cho chính phủ, sau đó là vì những mục đích khác nhưngăn chặn hàng nhập khẩu và bảo vệ hàng trong nước, trả đũa một quốc giakhác, bảo vệ một ngành sản xuất quan trọng hay còn non trẻ của nước mình
- Các hàng rào phi thuế quan bao gồm: hạn ngạch, cấp phép, trợ cấp, địnhgiá hải quan, quy định về xuất xứ, kiểm tra hàng hóa trước khi xuống tầu, cácquy định về kỹ thuật, vệ sinh, nhãn mác, trợ cấp, chống bán phá giá, sở hữu trítuệ
( Nguồn : Theo thời báo Kinh tế Việt Nam )
1.2 Vai trò của tự do hóa thương mại
Quan điểm kinh tế về một hệ thống thương mại mở trên cơ sở những nguyên tắcđược thoả thuận đa biên tương đối đơn giản và chủ yếu xuất phát từ xu hướng
Trang 6chung của thương mại Không những thế, nó còn được ủng hộ bởi thực tiễnthương mại thế giới và sự tăng trưởng kinh tế Thuế quan đối với hàng côngnghiệp đã giảm nhanh chóng và hiện nay trung bình ở dưới mức 5% tại các nướcphát triển Trong vòng 25 năm sau chiến tranh thế giới thứ hai, tăng trưởng kinh
tế thế giới đạt mức bình quân 5%/năm, một phần là nhờ việc giảm bớt các ràocản thương mại Thương mại thế giới tăng trưởng với tốc độ nhanh hơn, với tỷ
lệ trung bình khoảng 8% trong giai đoạn nói trên Số liệu thống kê cho thấy cómột mối liên hệ không thể phủ nhận giữa tự do hoá thương mại và tăng trưởngkinh tế Theo học thuyết kinh tế, mối liên hệ này được lý giải một cách hết sứckhoa học Tất cả các nước, kể cả các nước nghèo đều có những nguồn lực nhưnhân lực, công nghiệp, tài nguyên thiên nhiên, tài chính mà họ có thể khai thác
để sản xuất hàng hoá và dịch vụ phục vụ thị trường nội địa hoặc nước ngoài.Khoa học kinh tế cho thấy chúng ta có thể thu lợi khi hàng hoá và dịch vụ đượcthương mại hoá Nói một cách đơn giản, nguyên tắc “lợi thế so sánh” chỉ ra rằngcác nước làm giàu trước tiên bằng cách tận dụng các nguồn lực sẵn có để tậptrung sức lực vào những lĩnh vực mà họ có điều kiện sản xuất tốt nhất, tiếp đếnbằng cách trao đổi những sản phẩm này lấy những sản phẩm mà những nướckhác có thể sản xuất với những điều kiện tốt nhất.Nói cách khác, chính sáchthương mại tự do hay chính sách đảm bảo cho hàng hoá và dịch vụ tự do lưuthông là làm gia tăng cạnh tranh, khuyến khích khả năng sáng tạo và tạo rathành công Chính sách thương mại tự do này giúp người ta thu được thêm nhiềulợi nhuận từ việc sản xuất ở điều kiện tốt nhất, với kế họach hoàn hảo nhất vàgiá thành thấp nhất Việc bảo hộ làm cho các nhà sản xuất trong nước trở nêncồng kềnh, không hiệu quả, cung cấp cho người tiêu dùng những sản phẩm lỗithời hoặc kém hấp dẫn Và cuối cùng, mặc dù được nhà nước bảo hộ và trợ cấp,các nhà máy vẫn phải đóng cửa và cắt giảm việc làm Nếu chính phủ các nướckhác trên thế giới cũng áp dụng những chính sách tương tự thì thị trường sẽ bịthu hẹp và hoạt động kinh tế thế giới sẽ trở nên trì trệ Một trong những mục tiêu
mà chính phủ các nước theo đuổi tại các cuộc đàm phán WTO là ngăn chặn để
Trang 7không bị trượt vào vòng xoáy bảo hộ, vốn được xem là một biện pháp đi ngượclại với mục đích mà các quốc gia thành viên đang tìm kiếm.
sự lưu thông trôi chảy, thông suốt, liên tục để thỏa mãn nhu cầu ngày càng caocủa con người thì dịch vụ phát triển Qua định nghĩa này, C.Mác đã chỉ ra đượcnguồn gốc ra đời và động lực phát triển của dịch vụ
- Theo Philip Kotler : “ Dịch vụ là hành động hay lợi ích mà một bên có thểcung cấp cho bên kia và chủ yếu là vô hình và không thể dẫn đến quyền sở hữumột cái gì đó.Việc thực hiện dịch vụ có thể và cũng có thể không liên quan dếnmột sản phẩm vật chất “
2.2 Khái niệm về du lịch :
Pháp lệnh Du lịch Việt Nam đưa ra định nghĩa “ Du lịch là hoạt động củacon người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thỏa mãn nhu cầutham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định “
2.3 Khái niệm về dịch vụ du lịch
-Theo cách hiểu chung nhất ,dịch vụ du lịch là việc cung cấp chỗ ở và các dịch
vụ liên quan cho những người dến thăm một địa điểm nào đó khác với địa điểm
họ thường sống ( Tổ chức Du lịch Thế Giới,2001 )
- Theo Tổng Cục Du lịch Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch :”Dịch vụ du lịch làviệc cung cấp các dịch vụ về lữ hành, vận chuyển, lưu trú, ăn uống, vui chơi giảitrí, thông tin, hướng dẫn và những dịch vụ khác nhằm đáp ứng nhu cầu củakhách du lịch “
Trang 82.4 Khái niệm về dịch vụ du lịch quốc tế
Theo cách hiểu chung, dịch vụ du lịch quốc tế là những sản phẩm không tồn tạidưới dạng vật chất , cung cấp chỗ ở và các dịch vụ liên quan nhằm thỏa mãn nhucầu cho những người đến thăm một địa điểm nào đó ngoài đất nước họ đangsống,vượt qua ranh giới của hai hay nhiều quốc gia
2.5 Vai trò của dịch vụ du lịch quốc tế
2.5.1 Đối với nền kinh tế thế giới
Mở rộng và củng cố các mối quan hệ kinh tế quốc tế Du lịch quốc tế pháttriền tạo nên sự phát triển đường nối giao thông quốc tế Tại Việt Nam , du lịch
là cầu nối giao lưu kinh tế có quan hệ chặt chẽ với chính sách mở cửa của Đảng
và Nhà Nước.Trong kinh doanh dịch vụ du lịch quốc tế, khách du lịch có thể làthương nhân Mở rộng dịch vụ du lịch quốc tế gắn liền với tăng lượng kháchphục vụ, trong đó sự đi lại, tìm hiểu thị trường của khách thương nhân được chútrọng.Trong điều kiện lạc hậu nghèo nàn, thiếu vốn đầu tư, sự cần thiết hiện đạihóa nền kinh tế Việt Nam có ý nghĩa to lớn Bản thân hoạt động kinh doanh dịch
vụ du lịch cũng phát triển theo hướng quốc tế hóa vì khách du lịch thường đếnnhiều nước trong một chuyến đi du lịch dài ngày Hình thức liên doanh, liên kết
ở phạm vi quốc tế trong kinh doanh dịch vụ du lịch là phương thức kinh doanhđem lại lợi nhuận kinh tế cao Hoạt động kinh doanh đem lại lợi nhuận cao sẽlàm kích thích đẩu tư nước ngoài vào du lịch và tăng cường chính sách mở cửa.Thực tiến phát triển kinh tế ở Thái Lan , Malaysia đã chọn phát triển dịch vụ dulịch là một hướng mở cửa của nền kinh tế
2.5.2 Đối với nền kinh tế mỗi quốc gia
- Hỗ trợ cho nền kinh tế phát triển : giúp tăng trưởng nền kinh tế nhờ đónggóp vào GDP nguồn thu ngân sách cho địa phương phát triền du lịch từ cáckhoản trích nộp ngân sách của các cơ sở du lịch trực thuộc quản lý trực tiếp củađịa phương và từ các khoản thuế phải nộp của các doanh nghiệp du lịch kinhdoanh trên địa bàn Đồng thời tạo công ăn việc làm cho người dân tại địaphương
Trang 9- Tạo nguồn thu nhập ngoại tệ đáng kể cho đất nước Khi đi ra nướcngoài, khách du lịch phải sử dụng ngoại tệ để tiến hành chi trả và mua bán Đấtnước phát triển lĩnh vực dịch vụ du lịch quốc tế, mọi hoạt động chi trả và muabán của khách nước ngoài ngày càng nhiều Điều đó đồng nghĩa làm cho lượngngoại tệ của đất nước phát triển tăng lên một lượng đáng kể.
2.5.3 Đối với doanh nghiệp
Tạo thị trường và cơ hội kinh doanh mới trong lĩnh vực công nghiệp khôngkhói Sự mở cửa thông thương giữa các quốc gia khiến nhu cầu tìm hiểu về vắnhóa, cảnh quan và con người ở các nước trên thế giới ngày càng tăng Điều đóđồng nghĩa,dịch vụ du lịch quốc tế được chú trọng và phát triển, tạo cơ hội kinhdoanh cho các doanh nghiệp
3 Phân tích ảnh hưởng của tự do hóa thương mại đến dịch vụ du lịch quốc tế 3.1 Phân tích ảnh hưởng của tự do hóa thương mại đến dịch vụ du lịch quốc
tế qua các nhân tố của môi trường vĩ mô :
3.1.1 Môi trường kinh tế :
* Tốc độ tăng trưởng kinh tế : Tự do hóa thương mại làm cho hoạt động thươngmại quốc tế ngày càng diễn ra mạnh mẽ và phát triển nhanh chóng Điều đó thúcđẩy nền kinh tế thế giới phát triển, GDP bình quân đầu người tăng theo, khiếnnhu cầu du lịch muốn khám phá nền văn hóa của các quốc gia trên thế giới tăng,
mở rộng thị trường dịch vụ du lịch quốc tế Theo số liệu thống kê của Tổng cục
Du lịch : Trong tháng 3 năm 2010, lượng khách quốc tế đến Việt Nam ước đạt473.509 lượt, tăng 6,1% so với tháng trước và tăng 56,0 % so với cùng kỳ năm
2009 Tính chung 3 tháng năm 2010 ước đạt 1.351.224 lượt, tăng 36,2 % so vớicùng kỳ năm 2009 Ngoài ra, khách du lịch còn có thể là thương nhân sang cácnước tìm hiểu môi trường văn hóa của thị trường kinh doanh Đây mở ra cơ hộicho ngành phát triển phục vụ khách với nhiều mục đích du lịch khác nhau Điềunày có ảnh hưởng tích cực tới dịch vụ du lịch quốc tế
Tuy nhiên, ngành dịch vụ này cũng chịu tác động của môi trường kinh tế thếgiới như khủng hoảng kinh tế, lạm phát Tự do hóa thương mại làm cho nền
Trang 10kinh tế các nước phụ thuộc lẫn nhau Do vậy tình hình khủng hoảng kinh tế lanrộng nhiều nước làm thu nhập người dân giảm Cuộc sống của người dân ởnhiều nước trở nên chật vật hơn khi đồng lương ngày càng ít (do việc làm giảm)trong khi giá cả các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, xăng dầu vần cứ leothang Du lịch là hoạt đông giải trí và là nhu cầu thứ yếu nên dễ dàng bị từ bỏkhi thu nhâp giảm Theo số liệu thống kê tại Việt Nam trong cuộc khủng hoảngkinh tế thế giới năm 2008, theo kế hoạch Việt Nam đón 4,5 – 5 triệu lượt kháchquốc tế đến Việt Nam vào năm 2008 Nhưng thực tế lượng khách quốc tế 2008giảm mạnh ước đạt 4.253.740 lượt Trong đó quí tư 2008 lượt khách giảm mạnh,đạt 952.641 lượt khách giảm so với quí tư năm 2007 là 7,22% Vì vậy môitrường kinh tế thế giới cũng có ảnh hưởng tiêu cực đến lĩnh vực kinh doanh dịch
vụ du lịch quốc tế
* Các chính sách kinh tế:
- Tỷ giá : Sự chênh lệch tỷ giá hối đoái cũng có tác động kích cầu du lịch Nếukhai thác tốt lợi thế về tỷ giá, các doanh nghiệp trong nước sẽ tạo ra được lợi thếcạnh tranh so với các đối thủ cạnh tranh nước ngoài
- Cơ sở hạ tầng : năm 2007, theo nhận định của các chuyên gia :Cơ sở hạ tầng ởcấp địa phương, bao gồm sân bay, vẫn là một điểm yếu của ngành du lịch ViệtNam Nhưng cho đến nay, bước sang năm 2010, cơ sở phục vụ cho ngành dulịch ngày càng được đầu tư xây dựng như hệ thống khách sạn hạng sang, khu dulịch cao cấp kèm theo là sự bùng nổ của các phương tiện đi lại như hãng hàngkhông giá rẻ giúp cho việc du lịch diễn ra dễ dàng, thuận tiện, giảm được chiphí
3.1.2 Môi trường văn hóa :
Tự do hóa thương mại không chỉ dỡ bỏ hàng rào thuế quan mà còn xóa bớtnhững rào cản về văn hóa Hiện nay, các nước đang có xu thế giao thoa, hộinhập các nền văn hóa thông qua các hình thức như du lịch, giao lưu văn hóa, ẩmthực…Đây là cơ hội cho ngành du lịch quốc tế nhằm thỏa mãn mong muốn giaolưu, quảng bá nền văn hóa dân tộc và củng cố mối quan hệ giữa các quốc gia
Trang 11Mỗi quốc gia có một nền văn hóa riêng và Việt Nam đang tạo thương hiệu hìnhảnh đất nước là một điểm đến du lịch thân thiện, mến khách Theo kết quả khảosát độc lập của Công ty Freshminds, Việt Nam nằm trong top 4 điểm đến thânthiện nhất trên thế giới Sự kiện văn hóa như Vịnh Hạ Long được bình chọntrong top 7 kỳ quan thiên nhiên thế giới, hình ảnh của Việt Nam đã được xuấthiện trên kênh BBC- 1 kênh thông tin kinh tế quốc tế Đây là một sự kiện có ýnghĩa quan trọng đối với nền kinh tế của Việt Nam đặc biệt là ngành dịch vụ dulịch quốc tế.
3.1.3 Môi trường chính trị - luật pháp :
* Tình hình chính trị, an ninh : Đảm bảo an ninh chính trị ổn định luôn là điềukiện quan trọng để phát triển kinh tế bền vững ở mỗi quốc gia Đặc biệt tronglĩnh vực du lịch, điều kiện đảm bảo anh ninh phải được đặt lên hàng đầu do đặcthù của dịch vụ du lịch là đem đến cho du khách sự nghỉ ngơi, thư giãn, thoảimái Một đất nước thường xuyên xảy ra bạo động, bắt cóc, khủng bố thì khôngthể là điểm đến hấp dẫn cho những du khách quốc tế Những biến động của nềnchính trị sẽ dẫn tới những thiệt hại nặng nề cho ngành du lịch Ngoài ra, tự dohóa thương mại làm mở rộng và củng cố mối quan hệ với các nước Nếu tìnhhình chính trị giữa các nước ổn định, tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp thì sẽ thu hútnhiều du khách, tạo điều kiện cho dịch vụ du lịch quốc tế phát triển, còn nếu tìnhhình bất ổn thì gây bất lợi tới ngành
* Luật pháp : Các nước tham gia quá trình tự do hóa thương mại có những điềuchỉnh và sửa đổi về luật pháp cho phù hợp với luật pháp kinh doanh quốc tế Cácthủ tục cấp giấy phép đi ra nước ngoài như visa, hay thị thực nhập cảnh, hảiquan…cũng được giảm bớt, thời gian cấp phép nhanh hơn Công dân củanhững nước ký hiệp định song phương miễn thị thực với Việt Nam nhưThailand, Philippine, Malayxia, Singapore, Indonexia, và Lào; hoặc là công dânNhật Bản và Hàn Quốc là nước Việt Nam đơn phương miễn thị thực Điều nàycũng có tác động không nhỏ đến việc thu hút du khách quốc tế của Việt Nam.Các thủ tục được giảm bớt, rút ngắn thời gian chờ đợi được cấp phép thì lượng