Như vậy, cơ cấu hệ thống giáo dục hiểu theo nghĩarộng gồm các vấn đề về cơ cấu bậc học, cơ cấu loại hình giáo dục đào tạo, cơ cấu ngànhhọc, cơ cấu quản lý và phân bố địa lí của mạng lưới
Trang 1TRƯỜNG ẠI HỌC NGOẠI NGỮ - TIN HỌC TPHCM Đ
KHOA NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA PHƯƠNG ĐÔNG
Trang 2BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ
1 Bùi Thị Liễu Chương 1 phần
1.1: 1.1.1; 1.1.2;
1.1.3
Chương 1 phần 1.1: 1.1.1; 1.1.2;
1.1.3 Power Point
Chương 1 phần 1.1: 1.1.1; 1.1.2; 1.1.3
2 Lê Ngọc Ánh Chương 1 phần
1.2, chương 2 phần 2.1: 2.1.1;
2.1.2; 2.1.3
Chương 1 phần 1.2, chương 2 phần 2.1: 2.1.1;
2.1.2; 2.1.3
Chương 1 phần 1.2, chương 2 phần 2.1: 2.1.1; 2.1.2; 2.1.3
3 Lê Thị Minh Tuệ Chương 2 phần
2.1: 2.1.4 , phần 2.2: 2.2.1; 2.2.2
Chương 2 phần 2.1: 2.1.4 , phần 2.2: 2.2.1; 2.2.2
Chương 2 phần 2.1: 2.1.4 , phần 2.2: 2.2.1; 2.2.2
4 Võ Ngọc Linh Giang Chương 2 phần
2.2: 2.2.3; 2.2.4;
2.2.5
Chương 2 phần 2.2: 2.2.3; 2.2.4;
2.2.5
Chương 2 phần 2.2: 2.2.3; 2.2.4; 2.2.5
5 Bùi Thị Thanh Tuyền Chương 3, kết
luận, tài liệu thamkhảo
Điểm trả lờicâu hỏi(3 điểm)
Tổng điểm
TPHCM, Ngày …… tháng …… năm 2024
Giáo viên giảng dạy ( Ký, ghi rõ họ tên )
Trang 3MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 4
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 7
1.1 Hệ thống giáo dục 7
1.1.1 Khái niệm hệ thống giáo dục 7
1.1.2 Hệ thống giáo dục của Việt Nam 8
1.1.3 Hệ thống giáo dục của Nhật Bản 10
1.2 Các tiêu chí so sánh hệ thống giáo dục của các nước 11
CHƯƠNG 2 SO SÁNH GIÁO DỤC CỦA VIỆT NAM VÀ GIÁO DỤC CỦA NHẬT BẢN 12
2.1.2 Về loại hình trường 12
2.1.3 Về tiêu chí phân chia các cấp bậc học, loại hình trường 12
2.1.4 Về hệ thống văn bằng - chứng chỉ 12
2.2 Điểm khác biệt 13
2.2.3 Đội ngũ giáo viên - học sinh 14
2.2.4 Phương pháp giáo dục 14
2.2.5 Đánh giá kết quả kiểm tra 15
KẾT LUẬN 18
TÀI LIỆU THAM KHẢO 19
Trang 4MỞ ĐẦU
Ngày nay trước sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, sự giao lưu trí tuệvăn hoá và tư tưởng thì nhân tố tri thức đóng vai trò hết sức quan trọng Nó thúc đẩy sựphát triển năng động và nhanh chóng của nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới.Đồng thời góp phần vào việc chiếm lĩnh nhiều vị trí tiên tiến nhất trong phát triển khoahọc và giáo dục Do đó chiến lược đầu tư vào phát triển giáo dục và đào tạo rất đượcchú trọng, nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực, nâng cao dân trí và đào luyện nhân tài.Chúng ta đã thấy rất rõ chiến lược phát triển giáo dục của các nước phát triển đã đem lạinhững thành tựu hết sức to lớn Nhật Bản đã coi giáo dục, khoa học và chính sách mởcửa là 3 mũi nhọn chiến lược quyết định sự phát triển nhảy vọt của quốc gia này trongmấy thập kỷ qua
Việt nam là một nước có nền kinh tế phát triển còn thấp đang cần đổi mới giáodục phát triển Trong đó, giáo dục đào tạo cũng được coi là một trong những quốc sáchhàng đầu Vì vậy, việc nghiên cứu, học tập những kinh nghiệm của các nước trong khuvực về vấn đề này là một nhiệm vụ bức thiết góp phần hoạch định những chính sách,những bước đi, những cách làm giáo dục phù hợp với điều kiện, khả năng và nhu cầuphát triển đất nước, nhằm nhanh chóng đưa nền giáo dục của ta phát triển hòa đồng với
xu thế của khu vực và thế giới
Trong hai cuộc cải cách giáo dục lớn ở Nhật Bản có vai trò của các chuyên giagiáo dục nước ngoài đã có một vai trò không thể phủ nhận
Cải cách giáo dục thời Minh Trị
Sau khi chính quyền Minh Trị được thiết lập năm 1868, trong vòng 10 năm đầu, quátrình cân đại hóa theo hướng “khai hóa văn minh” được xúc tiến mạnh mẽ Cải cáchgiáo dục đã đi từ các thay đổi lẻ tẻ ở địa phương trở thành chính sách quốc gia Phươngchâm của chính phủ Minh Trị lúc đó là đẩy mạnh cải cách giáo dục để cận đại hóa đất
Trang 5nước, du nhập nhanh và rộng các giá trị văn minh phương Tây Để “nhập khẩu” vănminh, chính phủ Minh Trị đã cử học sinh ra nước ngoài du học và tích cực sử dụngngười phương Tây trong vai trò là các chuyên gia, cố vấn Chi phí dùng để trả lương chocác chuyên gia nước ngoài khi đó cực lớn nhưng chính quyền Minh Trị không do dự cho
dù đang ở trong tình thế tài chính khó khăn Theo ước tính của tiến sĩ Ozaki Mugen, vàothời đó ngân sách dành trả lương cho người lao động nước ngoài chiếm đến 4-5% ngânsách các tỉnh, bộ Cá biệt như Bộ Công nghiệp, cơ quan đảm nhận nhiệm vụ hiện đạihóa đất nước, ngân sách trả lương cho người nước ngoài lên đến 50% ngân sách của Bộ
Đế thiết lập nền giáo dục cận đại, chính phủ Minh Trị coi trọng các trường sư phạm.Chính phủ đã bỏ một khoản tiền lớn thuê chuyên gia người Mỹ tên là M.Scott đến dạy ởtrường sư phạm trung ương Scott cũng là người tham gia chỉ đạo việc vận dụng khóatrình giáo dục mới trên toàn quốc từ tháng 8 năm 1872 Chính phủ cũng tuyển dụngnhiều người nước ngoài làm giáo viên, giảng viên tại các trường trung học và đại học từrất sớm Các chuyên gia người Mỹ, Anh, Pháp và Đức này đã có đóng góp quan trọngtrong việc du nhập các lý luận giáo dục mới Những chuyên gia người nước ngoài này
về sau dần được thay thế bằng các du học sinh Nhật Bản trở về từ Mỹ và châu Âu
Cải cách giáo dục thời hậu chiến ( 1945 – 1950 )
Sau khi Thiên hoàng tuyên bố đầu hàng ( 15/8/1945), Nhật Bản bị quân đồng minhchiếm đóng Dưới sự giám sát và tư vấn của Bộ tư lệnh tối cao quân đồng minh, Nhậtbản đã tiến hành cải cách chính trị - xã hội – giáo dục toàn diện nhằm dân chủ hóa đấtnước.Công cuộc cải cách giáo dục thời hậu chiến ở Nhật Bản có sự đóng góp to lớn của
Sứ đoàn giáo dục Mỹ đến Nhật vào tháng 3 năm 1946 (Sứ đoàn lần 1) và tháng 8 năm
1950 (Sứ đoàn lần 2).Trong đó Sứ đoàn giáo dục lần 1 do J.D.Stoddard làm trưởng đoàn
có vai trò lớn hơn cả Bản báo cáo do Sứ đoàn giáo dục này đề ra đã có ảnh hưởng lớntới phương châm, đường lối cũng như cách thức thực hiện cải cách giáo dục của NhậtBản, góp phần tạo nên nước Nhật “hòa bình, dân chủ và tôn trọng con người" Trong bốicảnh phức tạp đương thời, sứ đoàn giáo dục đã tuyên bố rộng rãi sứ mệnh của mình
Trang 6không phải là tiến hành cải cách ở Nhật Bản với tư cách là đại biểu của nước chiếnthắng mà chỉ đưa ra sự tư vấn cần thiết về cải cách giáo dục trong tư cách là các nhàchuyên môn Bản báo cáo được trình lên tướng Douglas MacArthur và công bố ngày 30tháng 3 năm 1946 gồm hai nội dung chủ yếu:
Nội dung thứ nhất là chỉ ra và phân tích những điểm yếu của nền giáo dục NhậtBản trước và trong Chiến tranh thế giới thứ hai Nội dung thứ hai là vạch ra triết lý,phương châm của nền giáo dục mới Về nền giáo dục hiện hành, bản báo cáo chỉ ra 5hạn chế lớn: hệ thống giáo dục bị trung ương tập quyền hóa một cách cao độ, hệ thốngtrường học phức tạp, giáo dục nhồi nhét một chiều, hành chính quan liêu độc tài, quốcngữ-quốc tự không hiệu quả Trên cơ sở chỉ ra và phân tích những điểm yếu nói trên,bản báo cáo nêu ra các nguyên tắc giáo dục phù hợp với xã hội dân chủ Ở đó, “Tôntrọng giá trị cá nhân” và giáo dục người công dân dân chủ trở thành nền tảng triết lý cơbản
Về hành chính giáo dục, bản báo cáo đề xướng chế độ trường học 6-3-3 (6 nămtiểu học, 3 năm trung học cơ sở và 3 năm trung học phổ thông), trong đó giáo dục nghĩa
vụ kéo dài 9 năm Chủ trương hạn chế quyền lực của bộ giáo dục, giới hạn nó trong vaitrò là cơ quan chỉ đạo, tư vấn chuyên môn; phân quyền hành chính giáo dục cho các địaphương thông qua thành lập các Ủy ban giáo dục
Đối với giáo dục bậc cao bản báo cáo gợi ý thực hiện mở rộng cánh cửa đại học
và thực thi nam nữ bình đẳng.Về khóa trình giáo dục, bản báo cáo phủ định môn Tuthân, môn học được coi là trụ đỡ của chủ nghĩa quân phiệt trước đó và chủ trương lấy cánhân làm xuất phát điểm để biên soạn nội dung giáo dục nhằm phát triển những nănglực tiềm tàng sẵn có trong từng cá nhân
Trong hai cuộc cải cách giáo dục Nhật Bản có vai trò như là hai cuộc cách mạng
xã hội trong hoà bình nói trên các chuyên gia giáo dục nước ngoài đã có một vai trò
Trang 7không thể phủ nhận Thực tế lịch sử đó là rất có thể sẽ gợi ý hữu ích cho các nước đangphát triển muốn tiến hành cải cách giáo dục trong thời đại toàn cầu hoá.
Trang 8CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Hệ thống giáo dục
1.1.1 Khái niệm hệ thống giáo dục
Hệ thống giáo dục là toàn bộ tổ chức và cấu trúc các loại cơ quan giáo dục – dạyhọc và văn hóa – giáo dục khác nhau, đảm nhiệm việc dạy học và giáo dục và công tácgiáo dục – văn hóa cho thế hệ trẻ và người lớn của một quốc gia Hệ thống giáo dục baogồm nhiều tổ chức khác nhau và được cấu trúc theo những nguyên tắc xác định tạothành một chỉnh thể thống nhất trong việc thực hiện mục đích và chiến lược giáo dụccủa quốc gia
Ngày nay, khái niệm hệ thống giáo dục không chỉ hiểu là hệ thống nhà trường,khái niệm này mở rộng bao gồm cả trong nhà trường và ngoài nhà trường, tức là bất cứcách học và cách dạy trong điều kiện nào nhằm mang lại một sự thay đổi về thái độ,hành vi trên cơ sở người học tiếp nhận những tri thức, kỹ năng, nghề nghiệp và khảnăng mới, đó là hệ thống giáo dục với chức năng và nhiệm vụ xây dựng xã hội học tậpsuốt đời
Hệ thống giáo dục gồm hệ thống nhà trường, hệ thống các cơ quan văn hóa – giáodục ngoài nhà trường và hệ thống cơ quan quản lý giáo dục và các cơ quan nghiên cứukhoa học về giáo dục và dạy học Như vậy, cơ cấu hệ thống giáo dục hiểu theo nghĩarộng gồm các vấn đề về cơ cấu bậc học, cơ cấu loại hình giáo dục đào tạo, cơ cấu ngànhhọc, cơ cấu quản lý và phân bố địa lí của mạng lưới, các cơ sở dạy học – giáo dục, vănhóa – giáo dục.Trong các bộ phận nêu trên, hệ thống nhà trường giữ vai trò chủ đạotrong hệ thống giáo dục Vì lẽ đó, khi nói đến hệ thống giáo dục người ta nói đến hệthống nhà trường Nhà trường là hạt nhân của hệ thống giáo dục, do đó nó cũng là đơn
vị cấu trúc cơ bản của hệ thống giáo dục Nhà trường là một thiết chế nhà nước – xã hội
có chức năng chuyên trách trong việc chuyển giao kinh nghiệm xã hội cho thế hệ trẻ củamột nước
Trang 9Như vậy, hệ thống giáo dục là tập hợp các loại hình giáo dục (hoặc loại hình nhàtrường) được sắp xếp theo một trình tự nhất định theo các bậc học từ thấp (mầm non)đến cao (đại học và sau đại học).Hệ thống giáo dục là một chỉnh thể hữu cơ bao gồmnhiều tầng bậc, nhiều nhân tố, hình thái và chức năng Hệ thống giáo dục là một hệthống con trong hệ thống lớn xã hội, có mối liên hệ chặt chẽ với các hệ thống khác nhưkinh tế, chính trị, khoa học văn hoá… Ngoài ra hệ thống giáo dục lại là một chỉnh thểđộc lập tương đối Tính độc lập của nó biểu hiện chủ yếu ở sự khác biệt về cơ cấu so vớicác hệ thống con khác.Thông thường hệ thống giáo dục được hiểu theo hệ thống nhàtrường (faculty system) trong đó phản ánh các loại hình nhà trường, xác định vị trí, chứcnăng và các mối quan hệ giữa chúng trong các bậc học và trong toàn hệ thống.
Hệ thống giáo dục các nước mặc dù có sự đa dạng về phân cấp, bậc đào tạo, hệthống văn bằng, chứng chỉ, phân chia lứa tuổi các bậc học… nhưng đều có những đặcđiểm phản ánh các đặc trưng chung của hệ thống giáo dục quốc tế Tổ chức UNESCO
đã tổng kết hệ thống giáo dục các nước đều có các bậc học cơ bản sau:
Bậc 0: Trước tuổi học (Pre-primary training)
Bậc 1: Tiểu học (Major training)
Bậc 2: Trung học cơ sở (Decrease secondary training)
Bậc 3: Trung học phổ thông (Higher secondary training)
Bậc 4: Sau trung học (Put up-secondary training)
Bậc 5: Giai đoạn đầu của giáo dục đại học (First stage of tertiary training), chủ yếutheo hướng giáo dục thực hành, kỹ thuật công nghệ
Bậc 6: Giai đoạn hai của giáo dục đại học (Second stage of tertiary training), chủyếu đào tạo chuyên gia có trình độ cao theo hướng nghiên cứu
1.1.2 Hệ thống giáo dục của Việt Nam
Các cấp học và trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm:
Trang 10Giáo dục mầm non gồm giáo dục nhà trẻ và giáo dục mẫu giáo;
Giáo dục phổ thông gồm giáo dục tiểu học, giáo dục trung học cơ sở và giáodục trung học phổ thông;
Giáo dục nghề nghiệp đào tạo các trình độ sơ cấp, trung cấp và cao đẳng; Giáo dục đại học đào tạo các trình độ đại học, thạc sĩ và tiến sĩ
Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân là cơ sở để thực hiện đổi mới căn bảntoàn diện giáo dục và đào tạo.Quyết định nêu rõ tiêu chuẩn đầu vào, thời gian học tập và
cơ hội học tập tiếp theo của các cấp học và trình độ đào tạo
Giáo dục mầm non: Gồm giáo dục nhà trẻ và giáo dục mẫu giáo Giáo dục nhà trẻđược thực hiện đối với trẻ từ 3 tháng tuổi đến 3 tuổi; giáo dục mẫu giáo được thực hiệnđối với trẻ em từ 3 tuổi đến 6 tuổi
Giáo dục phổ thông: Gồm giáo dục tiểu học, giáo dục trung học cơ sở (giai đoạngiáo dục cơ bản) và giáo dục trung học phổ thông (giai đoạn giáo dục định hướng nghềnghiệp)
Giáo dục tiểu học được thực hiện trong 5 năm học, từ lớp 1 đến hết lớp 5 Học sinhsau khi hoàn thành chương trình giáo dục tiểu học sẽ học tiếp lên trung học cơ sở Giáodục trung học cơ sở tiếp nhận học sinh đã hoàn thành chương trình giáo dục tiểu học.Giáo dục trung học cơ sở được thực hiện trong 4 năm học, từ lớp 6 đến hết lớp 9.Học sinh sau khi hoàn thành chương trình giáo dục trung học cơ sở có thể học tiếp lêntrung học phổ thông hoặc theo học các chương trình đào tạo trình độ sơ cấp và trungcấp
Giáo dục trung học phổ thông tiếp nhận học sinh đã hoàn thành chương trình giáodục trung học cơ sở Trong thời gian học trung học phổ thông, học sinh có thể chuyển
Trang 11sang học chương trình đào tạo trình độ trung cấp nếu có nguyện vọng và đáp ứng đượcyêu cầu của chương trình.Giáo dục trung học phổ thông được thực hiện trong 3 nămhọc, từ lớp 10 đến hết lớp 12 Học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông có thể học lênđại học hoặc theo học các chương trình giáo dục nghề nghiệp.
Giáo dục nghề nghiệp: Gồm các chương trình đào tạo trình độ trung cấp tiếp nhậnngười tốt nghiệp tối thiểu trung học cơ sở; các chương trình đào tạo trình độ cao đẳngtiếp nhận người tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc tốt nghiệp trình độ trung cấp; cùngvới đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng, đào tạo trình độ sơ cấp nhằm giúpngười học có kỹ năng thực hiện được các công việc đơn giản của một nghề
Giáo dục đại học: Giáo dục trình độ đại học và giáo dục trình độ thạc sĩ có 2 địnhhướng: nghiên cứu và ứng dụng; giáo dục trình độ tiến sĩ theo định hướng nghiên cứu.Các chương trình đào tạo định hướng nghiên cứu có mục tiêu và nội dung theohướng chuyên sâu về nguyên lý, lý thuyết cơ bản trong các lĩnh vực khoa học, phát triểncác công nghệ nguồn làm nền tảng để phát triển các lĩnh vực khoa học ứng dụng vàcông nghệ.Các chương trình đào tạo định hướng ứng dụng có mục tiêu và nội dung theohướng phát triển kết quả nghiên cứu cơ bản, ứng dụng các công nghệ nguồn thành cácgiải pháp công nghệ, quy trình quản lý, thiết kế các công cụ hoàn chỉnh phục vụ nhu cầu
đa dạng của con người.Các chương trình đào tạo phải đảm bảo khối lượng kiến thức tốithiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp theo quy định của
Bộ Giáo dục và Đào tạo.Các chương trình đào tạo trình độ đại học tiếp nhận người đãtốt nghiệp trung học phổ thông; người đã tốt nghiệp trình độ trung cấp và đã học và thiđạt yêu cầu đủ khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông theo quy định của BộGiáo dục và Đào tạo (chương trình đào tạo đại học có thời gian tương đương 3 đến 5năm học tập trung); người đã tốt nghiệp trình độ cao đẳng.Các chương trình đào tạotrình độ thạc sĩ tiếp nhận người tốt nghiệp trình độ đại học Thời gian đào tạo trình độthạc sĩ tương đương 1 đến 2 năm học tập trung tùy theo yêu cầu của ngành đào tạo
Trang 12Người học sau khi hoàn thành chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ có thể học tiếplên tiến sĩ trong hướng chuyên môn phù hợp hoặc được nhận vào học các hướng chuyênmôn khác nếu đáp ứng được điều kiện của chương trình đào tạo.Các chương trình đàotạo trình độ tiến sĩ tiếp nhận người tốt nghiệp trình độ thạc sĩ hoặc người tốt nghiệp trình
độ đại học nếu đáp ứng được các yêu cầu của chương trình đào tạo.Thời gian đào tạotrình độ tiến sĩ tương đương 3 đến 4 năm học tập trung tùy theo yêu cầu của ngành đàotạo và trình độ đầu vào của người học.Hình thức giáo dục thường xuyên nhằm tạo điềukiện cho mọi người, ở các lứa tuổi và trình độ khác nhau có thể học tập, nâng cao kiếnthức, phát triển năng lực chuyên môn, tự tạo việc làm hoặc chuyển đổi ngành, nghề phùhợp với hoàn cảnh cụ thể của từng người, góp phần nâng cao dân trí, chất lượng nguồnnhân lực, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế và xã hội, xây dựng xã hội học tập.Ngườihọc có thể chuyển đổi từ giáo dục thường xuyên sang các phương thức khác nếu có nhucầu, có đủ năng lực và đáp ứng yêu cầu của chương trình
1.1.3 Hệ thống giáo dục của Nhật Bản
Là đất nước nổi tiếng với nền kinh tế tri thức, Nhật Bản là một trong những quốc giaphát triển với tỷ lệ mù chữ thực tế thấp nhất trên thế giới Số học sinh theo học đại học,cao đẳng của Nhật Bản cũng cao hơn hẳn so với các quốc gia châu Âu và châu Á khác.Điều này đã đóng góp một phần không nhỏ tạo nên nền tảng vững chắc cho sự phát triểncủa kinh tế và xã hội Nhật Bản trong thời kỳ kinh tế hội nhập Hệ thống giáo dục NhậtBản được thiết lập sau Chiến tranh thế giới thứ hai, dựa trên nền tảng hệ thống giáo dụcMỹ
Ở Nhật Bản, hệ thống giáo dục có nhiều đặc điểm khác với Việt Nam Nếu ở ViệtNam chúng ta có 5 năm học cấp 1, 4 năm học cấp 2, 3 năm học cấp 3, và 4 năm đại họcthì ở Nhật Bản học sinh lại phải trải qua 6 năm cấp 1, 3 năm cấp 2, 3 năm cấp 3 và 4năm đại học Nhật Bản cũng có nhiều loại trường học như ở Việt Nam, gồm: