Mùa vu đẻ trứng của loài cua xanh ở những vùng dia lý khác nhauCác báo cáo về di cư sinh sản của cua cáiCác nhóm đất chính của vùng Chế độ nhiệt của vùng Lượng mưa các tháng trong năm Di
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG DAI HỌC NÔNG LAM TP.HCM
KHOA THUY SAN
DE TAI:
HIỆN TRANG KHAI THÁC VA NUOI CUA BIEN
(Scylla spp.) TAI HUYEN DONG HAI, TINH BAC LIEU
NGANH: THUY SAN
KHOA: 2002 - 2007
SVTH: TRAN VU KHIEM
THANH PHO HO CHi MINH
Thang 04/2007
Trang 2HIỆN TRẠNG KHAI THÁC VÀ NUÔI CUA BIỂN
(Scylla spp.) TAI HUYEN DONG HAI, TINH BAC LIEU
Thực hiện bởi
Trần Vũ Khiêm
Luận văn được đệ trình để hoàn tất yêu cầu cấp bằng Kỹ Sư Nuôi Trồng Thủy Sản
Giáo viên hướng dẫn: Phạm Văn Nhỏ
Thành Phố Hồ Chi Minh
Tháng 4/2007
Trang 3TÓM TẮT
Đề tài "Hiện Trạng Khai Thác và Nuôi Cua Biển (Scylla spp.) tại huyện Đông Hải,
tỉnh Bạc Liêu” được thực hiện từ tháng § đến tháng 12 năm 2006 Phỏng vấn trực tiếp
20 hộ nuôi cua thương phẩm, 30 hộ khai thác cua giống và 10 hộ khai thác cua thươngphẩm bằng phiếu điều tra sẵn tại huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu Chúng tôi nhận thấy
rằng:
Diện tích trung bình của các hộ nuôi cua thương phẩm từ 0.5 ha — 2 ha
Mật độ thả từ 0.5 — 1.5 con/ cm”
Nguồn thức ăn chủ yếu là cá tạp được mua từ chợ hoặc nguồn sẵn có
Trong quá trình nuôi nông dân thường gặp những khó khăn về giá cả con giống
và đặc biệt là về vốn
Trình độ kỹ thuật nuôi cua còn hạn chế
Về khai thác cua giống ngư dân ở đây dùng 3 phương pháp khai thác chính:
mành chủ, cào và phương pháp soi.
Những khó khăn mà các ngư dân khai thác cua giống gặp phải là về vốn và
thiên tai.
Cua thương phẩm ngư dân ở đây dùng lưới đáy và lợp tre để khai thác cua
thương phẩm Cua thương phẩm được khai thác quanh năm và tập trung nhiều nhất vàotháng 6 đến tháng 10 hàng năm với sản lượng trung bình từ khai thác bằng lưới đáy là 7
— 8 kg/con nước và bằng lợp tre là 15 — 16 kg/hộ/50 lợp tre/con nước
il
Trang 4The survey on “Status of exploitation and rearing of mud crab (Scylla spp.) in Dong Hai district, Bac Lieu province” was conducted from August to December 2006 By direct interview, we collected some informations:
Avarage size of poind ranged form 0.5 — 2 hectare.
Stocking densiting was 0.5 — 1.5 seed/ m?
Feed was purchased form market and some local available sources.
Problems in mud crab culture were seed price, capital and techniques
Main seed capturing methods were: using trawl net and capturing by hand
Natual marketable crab was captured by bag net and horizontal cylinder bambo basket toap
Natural marketable crab was collected year — round, mainly on June to October whith average yield of tide month was 7 — 8 kg/family/month and 15 — 16 kg/ family/50 crab trap.
1H
Trang 5CAM TA
Chúng tôi xin chân thành cam ta:
Ban Giám Hiệu Trường Dai Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh
Quý thầy cô trong trường đã tận tình giảng dạy cho chúng tôi trong suốt thời
gian ở trường.
Ban Chủ Nhiệm và quý thầy cô trong Khoa Thủy Sản đã giảng dạy và tạo điềukiện cho chúng tôi hoàn tất tốt khoá học
Chúng tôi xin gởi lời biết ơn sâu sắc đến:
Thầy Phạm Văn Nhỏ đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ chúng tôi hoàn thành tốt
luận văn tốt nghiệp này
Đồng thời gửi lời cám ơn chân thành đến:
Các anh, chị tại Sở Thủy Sản Tỉnh Bạc Liêu, Trung Tâm Khuyến Ngư Tỉnh BạcLiêu, Sở Địa Chính Tỉnh Bạc Liêu, Phòng Kinh Tế Huyện Đông Hải, Tỉnh Bạc Liêu đãgiúp chúng tôi có đầy đủ số liệu để hoàn thành để tài và tạo điều kiện thuận lợi cho
chúng tôi nghiên cứu trong quá trình thực tập tại địa phương.
Các anh chị, các bạn sinh viên trong và ngoài lớp đã giúp đỡ và động viên
chúng tôi thực hiện dé tài
Xin cảm ơn tất cả các hộ khai thác và nuôi cua biển tại Huyện Đông Hải, TỉnhBạc Liêu đã nhiệt tinh giúp dé và cung cấp cho chúng tôi những thông tin quý báu
trong thời gian qua.
Do thời gian thực hiện dé tài có hạn và lần dau tiên làm dé tài cộng với kiến
thức và khả năng tiếp xúc thực tế còn hạn chế nên không tránh khỏi những sai sót,
chúng tôi xin trân trọng đón nhận mọi đánh giá và góp ý từ quý thầy cô và các bạn đểhoàn thành báo cáo tốt hơn
IV
Trang 6MỤC LỤCPHẦN ĐỀ MỤC TRANG
TÊN ĐỀ TÀI i TOM TAT ii
I GIGI THIEU 1
1.1 Dat Vấn Để 11.2 Mục Tiêu Đề Tài 5)
II TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1 Đặc Điểm Sinh Học Cua Biển 32.1.1 Phân loại 3
2.1.2 Đặc điểm hình thái 42.1.3 Phân bố 52.1.4 Vòng đời cua biển 5
2.1.5 Lột xác sinh trưởng và tái sinh 6
2.1.6 Điều kiện môi trường sống 7
2.1.7 Đặc điểm dinh dưỡng 72.1.8 Tập tính hoạt động 82.1.9 Đặc điểm sinh sản 8
2.1.10 Dicu sinh san 10
2.1.11 Một số bệnh thường gặp 10
2.2 _ Giới Thiệu Về Tỉnh Bạc Liêu 19
2.2.1 Vị trí địa lí 19
2.2.2 Đất dai thổ nhưỡng 212.2.3 Khi hau — thời tiết 222.2.4 Hệ thống sông ngòi va luồng lạch 232.2.5 Thủy triéu, độ mặn, pH 24
2.2.6 Biển và bờ biển 25
2.3 Nguồn Lợi Hải Sản 252.3.1 Nguồn lợi thủy san 252.3.2 Nguồn thủy sản nội dia 262.4 _ Tình Hình Phát Triển Ngành Thủy Sản của Tinh Bạc Liêu ĐI
Trang 72.4.1 Về nuôi trồng thủy sản
2.4.2 Về khai thác thủy san
2.4.3 Về chế biến thủy sản và xuất khẩu thủy sản
2.5 Giới Thiệu Về Huyện Đông Hải
2.5.1 Vịtrí địa lí
2.5.2 Dân số
2.5.3 Kinhtế
2.5.4 Hướng phát triển
II PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời Gian và Địa Điểm
3.2 Phương Pháp Thu Thập Thông Tin và Số
3.2.1 Thu thập số liệu
3.2.2 Phương pháp phân tích và đánh giá
3.3 Đối Tượng Nghiên Cứu
3.4 _ Phương Pháp Nghiên Cứu
3.4.1 Khảo sát kết cấu ngư cụ va kỹ thuật khai thác cua giống
IV KET QUA VÀ THẢO LUẬN
4.1 Hiện Trang Khai Thác Cua Giống (Scylla spp.)
4.1.1 Ngư cụ khai thác cua biển (Scylla spp.)
4.1.2 Mùa vụ và năm khai thác cua biển (Scylla spp.)
4.1.3 Sản lượng khai thác
4.1.4 Thu nhập từ khai thác cua của người dân
4.1.5 Kích thước cua giống và sự khác nhau giữa cua giống và các loài tương tự
4.1.6 Những khó khăn trong quá trình khai thác cua biển
4.1.7 Nỗi trăn trở va để xuất của người dân
4.2 — Hiện Trạng Nuôi Cua Tại Huyện Đông Hải, Tỉnh Bạc Liêu
4.21 Diện tích
4.2.2 Mùa vụ
4.2.3 Mật độ thả nuôi
4.2.4 Kinh nghiệm nuôi của người dân
4.2.5 Điều tra về kỹ thuật nuôi
4.2.6 Chọn giống và thả giống
4.2.7 Thức ăn
4.2.8 Chăm sóc và quản lý
4.2.9 Thu Hoạch
4.2.10 Những khó khăn của người dân
4.2.11 Hướng phát triển trong tương lai
V KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
VI
27 29 30 31 31 31 31 32
33
33 33 33 33 33 34 34
35
35 35 42 45 47 49 49 51 52 52 52 52 54 54 56 57 58 59 59 60
61
Trang 863
Trang 9Mùa vu đẻ trứng của loài cua xanh ở những vùng dia lý khác nhau
Các báo cáo về di cư sinh sản của cua cáiCác nhóm đất chính của vùng
Chế độ nhiệt của vùng
Lượng mưa các tháng trong năm
Diện tích (ha) nuôi thủy sản của tỉnh Bạc Liêu năm 2005
Thống kê các loại tàu thuyén năm 2001 đến tháng 6/2005
Sản lượng khai thác của tỉnh năm 2002-2004 Kích thước và kích cỡ trung bình của lưới mành Kích thước trung bình của các bộ phận của lưới
Sản lượng và số ngày trung bình khai thác cua thương phẩmbằng lưới đáy
Sản lượng và số ngày trung bình khai thác cua thương phẩmbằng lọp cua
Sản lượng và số ngày trung bình khai thác cua giốngThu nhập từ khai thác cua giống của nông hộ
Diện tích ao nuôi chuyên cua
Mật độ thả nuôi cua của người dân Kinh nghiệm nuôi của người dân Những khó khăn của người dân
Vill
TRANG
8 10 21 22 23 27 29 30 36 39
45
45 46 48 52 53 54 59
Trang 10NỘI DUNG TRANG
Số hộ khai thác cua thịt bằng lưới đáy sông theo thời gian 43
Số hộ khai thác cua thịt bằng lọp tre theo thời gian 43
Số hộ khai thác cua giống bằng mành chủ theo thời gian 44
Số hộ khai thác cua giống bằng cào theo thời gian 44
Số hộ khai thác cua giống theo thời gian bằng phương pháp soi 45
Thu nhập từ khai thác cua giống của người dân 48
Mật độ thả nuôi của người dân 53
1X
Trang 11Vòng đời cua biểnBệnh đốm trắng trên cuaBệnh do vi khuẩn trên cua
Cua bị bệnh đóng rong Mang cua bị ký sinh
Lưới đáy sông khai thác cua thịt và một số đối tượng khác
Lọp tre khai thác cua thịt
Mành chủ bị rách sau những lần có sóng gió mạnhNgư dân vá lại lưới mành sau những lần mành bị sóng xé
và vệ sinh mành
Ao nuôi cua thịt
Hình thức cải tạo ao bằng gào rất phổ biến ở các nông hộ
Chọn mua giống cuaCách thu hoạch cua bằng câu
TRANG
RWW
11
15 16 17 18 20 35 37 38 38 41 42 51
51 55 56 57 59
Trang 12I.GIỚI THIEU
11 Đặt Vấn Để
Cua biển (mud crab, green crab hay mangrove crab; ở Việt Nam còn gọi là cua
sti, cua xanh hoặc cua bùn) gồm các loài thuộc giống Scylla phân bố rộng rãi ở vùng
Ấn Độ-Tây Thái Bình Dương là đối tượng nuôi thủy san có giá trị kinh tế cao trong số
các đối tượng nuôi thủy san nước Id đã va đang được nhiều nước trên thế giới quan tâm
nghiên cứu và phát triển để trở thành ngành công nghiệp phát triển có giá trị kinh tế
đáng kể trong việc phát triển kinh tế chung Ở Việt Nam có Đồng Bằng Sông Cửu
Long với diện tích mặt nước lợ gần 300.000 ha được đánh giá là nơi quan trọng cho sựphân bố tự nhiên và phát triển nghề nuôi và khai thác cua biển Theo số liệu điều tranăm 1995 thì Đồng Bằng Sông Cửu Long có trên 3.000 ha nuôi cua với san lượng trên1.600 tấn/năm (Tuấn và Hải, 1997)
Cua biển (Scylla spp.) là loài dễ nuôi, ít rủi ro, được thả nuôi với nhiều hình thứcnhư thâm canh, bán thâm canh, kết hợp tôm-cua Thành phan thức ăn cho cua cũng dễkiếm là các loài cá tạp Sau 4 -5 tháng nuôi là có thể thu hoạch với trọng lượng trungbình từ 300 - 500 gram/con (Tuấn và Hải, 1997)
Nghề nuôi cua hiện nay đang phát triển rộng rãi với nhiều hình thức khác nhaunhưng trên thực tế hoạt động này vẫn chưa phát huy hết tiềm năng và đem lại hiệu quảkinh tế cao nhất Một trong những khó khăn cua nghề nuôi cua hiện nay vẫn là congiống Gần như con giống phục vụ cho nghề nuôi cua đều do khai thác tự nhiên nhưng
số lượng con giống chỉ đáp ứng từ 10-20% so với nhu cầu (Tuấn và Hải, 1997) Gầnđây việc khai thác cua giống lại gặp rất nhiều khó khăn như do việc khai thác quá mứclàm cạn kiệt con giống, thiên tai, giá ca Làm ảnh hưởng đến cuộc sống của các ngưdân cũng như một phần đến các hộ nuôi
Để tìm hiểu ré hơn các vấn để trên được sự phân công của Khoa Thủy Santrường Dai Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh, chúng tôi tiến hành thực hiện dé
tài "Hiện Trạng Khai Thác và Nuôi Cua Biển (Scylla spp.) Tại Huyện Đông Tỉnh Bạc Liêu”
Trang 13Đề
Mục Tiêu Đề Tài
tài của chúng tôi thực hiện nhằm đạt được một số mục tiêu sau:
Tìm hiểu kỹ thuật khai thác nguồn giống và nuôi cua thương phẩm tại Huyện Đông
Hải, Tỉnh Bạc Liêu.
Tìm hiểu những khó khăn trong việc khai thác nguồn giống và nuôi cua thươngphẩm của nông hộ tại Huyện Đông Hải, Tỉnh Bạc Liêu, từ đó đưa ra để xuất nhằmnâng cao kỹ thuật và khác phục những khó khăn trong vấn để khai thác nguồn
giống cua cũng như nuôi cua thương phẩm của người dân tại Huyện Đông Hải, Tỉnh
Bạc Liêu theo hướng bên vững
Trang 14Il TONG QUAN TÀI LIEU
2.1 Dac Diém Sinh Hoc Cua Bién
2.1.1 Phân loại
Theo Keenan và ctv (1998), cua biển giống Scylla có 4 loài chủ yếu, gồm Scylla
serrata var paramamosain, Scylla tranquebarica, Scylla olivacea và Scylla serrata Đốitượng nghiên cứu thuộc hệ thống phân loại sau:
Trang 15Hình 2.3 Scylla tranquebarica Hinh 2.4 Scylla olivancea
Sự phân loại nay dựa trên ngoại hình: gai trên trán, rãnh chữ H va một số đặcđiểm sinh học như tập tính cư trú và sinh sản của chúng
> Scylla serrata: các gai thùy trán cao, tù; các cặp gai lớn trên carpus va
propodus rõ; vân nhiều góc hiện diện trên tất cả các phụ bộ
> Scylla tranquebarica: các gai thùy trán trung bình, tù, các cập gai lớn trên
carpus và propodus rõ; vân nhiều góc hiện diện trên cặp chân cuối, mờ hoặc
không có trên các phụ bộ còn lại.
> Scylla paramamosain: các gai thùy tran thường cao trung bình,nhọn và có hình
tam giác; cặp gai lớn trên carpus và propodus rõ; trên carpus, gai trong không
có và gai ngoài thoái hóa; vân nhiều góc hiện diện trên hai cập chân cuối, mờ
hoặc không có trên các phụ bộ còn lại.
> Scylla olivacea: các gai thùy trán thấp va tròn; cặp gai thoái hoá rõ trên
propodus; trên carpus không có gai trong và gai ngoài thoái hoá.
2.1.2 Đặc điểm hình thái
Mai rộng, trán láng, chiều dài gần bằng 3⁄4 chiều rộng Vùng trước dạ dày có
đường ngang không rõ ràng Vùng mang có một đường ngang hình vòng cung kéo dài
đến khoảng 1⁄4 chiều rộng thì biến mất Vùng cuối dạ dày có rãnh sâu hình chữ “H”
Mép bên trước có 9 răng, các răng cao nhọn, răng ngăn cách giữa các răng rộng Tran
có 4 răng, không kể răng trong hốc mắt, đôi răng thứ nhất hướng thẳng về phía trước,
Trang 16đôi răng thứ hai hướng thẳng về phía trong hốc mắt Đôi chân kìm to chắc và không đốixứng Đốt ống có tiết diện tam giác mép trước có ba gai nhọn lớn, mép sau có hai gai
nhỏ Mép trong và mép ngoài nhẵn nhui, mặt lưng có ba gai nhọn Chân bò II dài nhất.Chân bò V có dạng mái chèo và có lông Đỉnh nhánh trong của của cơ quan giao cấu
đực có dạng hình mũi mác nhọn, ngắn, mép sau nhánh ngoài có hai đốm lông, đốm ởgần gốc thì ngắn, đốm ở xa gốc thì dài
2.1.3 Phân bố
Cua biển loài Scylla spp được tìm thấy ở khắp vùng Ấn Độ- Thái Bình Dương
và có sự khác biệt về phạm vi phân bố Scylla serrata phân bố rộng nhất và là loài duy
nhất cho đến nay được ghi nhận ở Tây An Độ Dương, Nhật và các quan đảo Nam Thái
Bình Dương Scylla tranquebarica và Scylla olivacea phân bố tập trung vùng Nam biển
Nam Hải (biển Đông), trải rộng đến Ấn Độ Dương và phía tây Thái Bình Dương Trong
khi đó loài Scylla paramamosain dường như phân bố hẹp hơn, hầu như giới hạn trong
Nam Hải và biển Java Ở Đồng Bằng Song Cửu Long tỉ lệ hai loài Syclla paramamosain
và Scylla olivacea thu được năm 1997-1998 tại khu vực rừng ngập mặn cửa sông Tran
Đề, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng theo thứ tự là 93.4% và 6.6%
Cua biển thường được tìm thấy ở vùng cửa sông và môi trường ven biển có vậtbám Nhìn chung các quần thể lớn thường sống gắn liền với rừng ngập mặn đã phát
triển, đặc biệt là ở vùng cửa sông Tuy nhiên điều kiện để xác định sự phân bố khu vực
và mức độ phong phú của quần thể của bốn loài cua còn nhiều phức tạp Hill và ctv(1982) dựa vào phương pháp đánh dấu và bắt lại, nhận thấy rằng sự phân bố và mức độ
phong phú của quần thé Scylla serrata (vùng cửa sông Nam Phi va bãi triều ở
Australia) tùy thuộc vào giai đoạn phát triển Cua con đến cỡ 8cm chiều rộng mai
(carapace width) tập trung hầu hết ỡ bãi trung triều, trong khi cua tiền trưởng thành và
trưởng thành sống ở vùng dưới triều nhiều hơn Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long Scylla
paramamosain con được đánh bắt trong lúc kiếm mỗi ban đêm ở bãi bùn trung triều.Bãi bùn này đóng vai trò như là ao ương của đối tượng này
Cua là một loài rất năng động có khả năng bò lên cạn và di chuyển di xa
Chúng hoạt động trung bình 13giờ/ngày và gần như suốt đêm Theo báo cáo củaHyland (1984) sự phân bố của cua trong tự nhiên liên quan đến dòng chay, trong đó
vận tốc nước thích hợp cho sự phân bố của chúng là 0.06-1.6m/giây
2.1.4 Vòng đời cua biển
Vòng đời cua biển trải qua nhiều giai đoạn khác nhau và mỗi giai đoạn cótậptính sống, cư trú khác nhau
Thời kỳ phôi thai được cua mẹ mang và phát triển ở vùng biển ven bờ
Trang 17Au trùng Zoea: sống trôi nổi và nhờ dòng nước đưa vào ven bờ biến thái thành
Cua con.
Cua con: theo thuỷ triều dạt vào vùng nước lg, những bãi lay ven biển, cửa sông, nơi
có đáy bùn, bùn cát hoặc đất thịt pha cát mịn giàu min bã hữu cơ thuộc vùng trung, ha
triều và chuyển từ đời sống trong môi trường nước mặn sang nước lợ Cua bắt đầu sống
bò trên đáy và đào hang để sống hay chui rúc vào gốc cây, bụi rậm
Cua đạt giai đoạn thành thục: có tập tính di cư ra vùng nước mặn ven biển sinh
sản Cua có khả năng bò lên cạn và di chuyển rất xa Đặc biệt, vào thời kỳ sinh sản cua
có khả năng vượt cả rào chắn để ra biển sinh sản
|
a
|
Ấu trùng Zoea
VÒNG ĐỜI CUA BIỂN
2.1.5 Lột xác sinh trưởng và tái sinh
Từ ấu trùng đến trưởng thành cua phải qua nhiều lần lột xác và qua mỗi lần lộtxác vừa để sinh trưởng vừa để biến thái, thay đổi về kích thước và hình thái cấu tạo
thực thụ của cua.
Trước khi lột xác cua tiết ra rất nhiều dịch tố để tách vỏ mềm ở bên trong rakhỏi vỏ cứng bên ngoài Sau đó tại chỗ giao tiếp giữa phần vỏ của phần đầu ngực vàphần bụng xuất hiện vết nứt Lúc đầu bộ phận đầu ngực nâng lên, vết nứt lớn ra, khốiđầu ngực lộ ra ngoài Bụng co lại phía sau, các chân cử động và co về giữa, đôi chânbơi thoát ra ngoài và phần bụng, chân càng được lột ra sau cùng
Trang 18Cua không chỉ lột vỏ bên ngoài mà vỏ cũ của màng ruột dạ dày cũng được lột
đi Sự lột xác diễn ra trong khoảng 30 — 60 phút Cua mới lột xác lớp vỏ trong biếnthành lớp vỏ ngoài còn nhăn nheo sau đó mới dần dan căng ra Cua mới lột xác không
ăn, không có khả năng tự vệ và nằm 6 đáy 2 — 3 giờ mới trở lại bình thường và sau |
-2 ngày sau vỏ mới cứng lại.
Trong thời gian lột xác cua thường bị kẻ thù tấn công và rất dễ tử vong Thời
gian giữa các lần lột xác thay đổi theo từng giai đoạn Ở giai đoạn ấu trùng, thời gian
lột xác thường ngắn khoảng 2 - 3 ngày hoặc 3 - 5 ngày Cua giống và cua trưởng thànhthời gian lột xác dài hơn Sau mỗi lần lột xác cua tăng trong từ 40 — 80% (Hoàng Đức
Đạt, 1995).
Đặc biệt, trong quá trình lột xác, cua có thể tái sinh lại những phần đã mất như chân,càng, Cua thiếu phụ bộ hay phụ bộ bị tổn thương thường có khuynh hướng lột xác
sớm hơn nên có thể ứng dụng đặc điểm này vào trong kỹ thuật nuôi cua lột
2.1.6 Điều kiện môi trường sống
Độ phèn của nước: cua sống ở vùng nước lợ có độ pH trong khoảng 7,5 — 9,2,thích hợp nhất là 7,5 — 8,2 Tuy nhiên cua có thể chịu đựng được nước có độ pH thấphơn 6,5.
Độ mặn của nước: cua có khả năng thích ứng cao với sự thay đổi độ mặn củanước Cua có thể sống trong vùng nước gan như ngọt cho đến độ mặn trên 33%o Tuy
nhiên, trong thời kỳ đẻ trứng, ấp trứng và thời kỳ ấu trùng, cua đòi hỏi độ mặn từ 25%o
— 32%.
Nhiệt độ của nước: loài cua biển Scylla spp phân bố rất rộng ở những vùng vĩ
tuyến cao cua chịu đựng nhiệt độ nước thấp tốt Ở vùng biển phía Nam nước ta cua biển
thích nghi với nhiệt độ nước từ 25 — 29°C Nhiệt độ cao thường ảnh hưởng xấu đến các
hoạt động sinh lý cua, là một trong những nguyên nhân gây chết (Hoàng Đức Đạt,
1995).
Sinh cảnh nơi cư trú: cua thích sống ở những nơi nhiều thực vật thuỷ sinh, có
những vùng bán ngập, có bờ để đào hang, tìm nơi trú ẩn, nhất là thời kỳ lột xác Vùng
rừng ngập mặn cửa sông ven biển có nhiều cua biển sinh sống
2.1.7 Đặc điểm dinh dưỡng
Tính ăn của cua biến đổi tùy theo giai đoạn phát triển Giai đoạn ấu trùng cuathích ăn thực vật và động vật phù du Cua con chuyển dần sang ăn tạp như rong to, giáp
xác, nhuyển thể, cá hay ngay cả xác chết động vật Theo Hoàng Đức Đạt (1995), cua
con 2 — 7cm ăn chủ yếu là giáp xác, cua 7 — 13cm thích ăn nhuyễn thể va cua lớn hơn
Trang 19-8-thường ăn cua nhỏ, cá Cua có tập tinh trú ẩn vào ban ngày và kiếm ăn vào ban đêm.Nhu cầu thức ăn của chúng khá lớn nhưng chúng có khả năng nhịn đói 10 - 15 ngày
2.1.8 Tập tính hoạt động
Cua có đôi mắt kép rất phát triển có kha năng phát hiện mdi hay kẻ thù từ bốn phía
và có khả năng hoạt động mạnh về đêm Khứu giác cũng rất phát triển giúp phát hiện
mỗi từ xa Cua di chuyển theo lối bò ngang Khi phát hiện kẻ thù, cua lẩn trốn vào
hang hay tự vệ bằng đôi càng to và khỏe Trong trường hợp nguy hiểm cua có thể tựđoạn càng hay chân để thoát thân
Ở nơi cư trú, cua biển thường tìm nơi để ẩn, vùi mình trong đáy hoặc ở các hang
hốc Cua thường tự đào hang làm nơi trú ẩn
Khi thiếu thức ăn, cua xanh có thể ăn lẫn nhau Cua khoẻ hơn tấn công cua yếu.Cắn gãy càng, mai rồi ăn thịt Trong thời kỳ giao vĩ cua đực tấn công nhau để giành cua
cái Tính hung đữ có từ giai đoạn Megalops cho đến cua trưởng thành
2.1.9 Đặc điểm sinh san
Hoàng Đức Dat (1995) cho rằng cua biển (Scylla spp.) ở vùng biển phía Namnước ta mùa sinh sản chính bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau và ở miền Bắc là
tháng rõ rệt Ở những vùng địa lý khác nhau thì mùa vu sinh sản chính xuất hiện theo
những thời gian khác nhau trong năm.
Bảng 2.1 Mùa vụ đẻ trứng của loài cua xanh ở những vùng địa lý khác nhau
Tênnước Viđộ Mùasinhhsản Vụ sinhsảnchính Tác giả
Ponape TON Quanh nam Không rõ Perrine (1973)
Thái Lan 12°N Không rõ Tháng 7 - 12 Varikul (1972)
India 13°N Quanh năm Thang 12 - 2 Pilai va Nai (1968)
Philipine IS°N Quanh năm Tháng 5 — 10 Pagcatipunan (1972)Hawai 20°N — Không rõ Tháng 5 —- 10 Brick (1974)
Việt Nam 22°N Quanh năm Tháng 1 - 8 Thach N.C (1997)
Trang 20Thành thục là quá trình biến đổi trạng thái tuyến sinh dục từ chưa hoàn thiệnđến hoàn thiện.
Đối với những cá thể cái khi chưa thành thục buồng trứng còn non có mau trong
mờ, những noãn bào non của buồng trứng có dạng hình mắt lưới, trong tế bào chất tôntại một ít noãn hoàng; sau đó buồng trứng bắt đầu phát triển tăng thể tích và thay đổi
màu sắc khi cua đạt đến sự thành thục sinh dục Ở thời điểm này: lúc đầu buồng trứng
có màu trắng sau đó chuyển sang màu nâu, kích thước noãn bào tăng dân và tích luỹ
vật chất, nodn hoàng có dạng hat nằm trong tế bào chất Khi chỉ số thành thục đạt cực
đại, buồng trứng chuyển sang màu vàng cam, lúc này cua mẹ gặp các điều kiện thuận
lợi sẽ bắt đầu đẻ trứng
Do chịu ảnh hưởng của các điều kiện khí hậu theo từng vùng địa lý mà kíchthước thành thục của loài thay đổi
Cua biển sống, sinh trưởng và phát triển ở vùng cửa sông, rừng ngập mặn, nơi
có độ muối dao động từ 5%o đến 30%o Khi cá thể trưởng thành đạt kích thước thànhthục, chúng có xu hướng kết đàn di cư ra ven biển, vùng cửa sông nơi đó có độ muối ổn
định và cao hơn (khoảng 30%o đến 35%c) để giao vĩ và đẻ trứng Sự giao vĩ cũng có
thể xảy ra trong điều kiện nuôi nhốt ở mức nước có độ sâu từ 0,5m trở lên và độ muối
từ 30 — 35%o (Nguyễn Cơ Thạch, 2004)
Trước khi lột xác để giao vĩ một vài ngày, có thể cua cái tiết ra loại hormon đểquyến rũ con đực, lúc này cua đực sẽ bơi về phía cua cái và bắt cặp từng đôi, chúng
dùng 3 đôi chân bò ôm lấy mặt lưng của con cái và cùng di chuyển với nhau trong
khoảng vài ngày; khi con cái sắp sửa lột xác để chuẩn bị giao vĩ thì con đực sẽ rời concái và tiếp tục bơi theo con cái
Giao vĩ chỉ thực sự xảy ra khi con cái vừa mới lột xác xong, cơ thể còn rất mềm,lúc này con đực dùng chân bò lật ngửa con cái, phần bụng (yếm) của chúng mở về phíasau và áp vào nhau, cơ quan giao cấu của con đực có hình dạng mũi kiếm nằm ở gốcchân bụng thứ nhất sẽ gắn vào hai lỗ sinh dục của con cái nằm ở gốc chân bò thứ 3 củamặt bụng giáp đầu ngực
Sau khi giao phối, con đực mang con cái dưới bụng trong thời gian một vài ngàycho đến khi con cái cứng vỏ có khả năng tự bảo vệ thì lập tức chúng tách nhau ra vàcon đực tìm nơi lan trốn nếu không sẽ bị chính con cái đó ăn thịt (Hoàng Đức Đạt,1995) Việc bảo vệ con cái lúc còn mềm vỏ là đặc tinh di truyền của loài nhằm dam
bảo sự tổn tại và phát triển của loài
Trang 21Sau khi giao vĩ, tinh trùng được lưu giữ lại ở hai hốc chứa tinh nằm bên trong,phía sau tim con cái trong khoảng thời gian khá dài từ một đến hai tháng để thụ tỉnh khi
con cái đẻ trứng.
Trang 22= (Te
2.1.10 Di cư sinh san
Một hiện tượng phổ biến quan sát được trong các quan thé Syclla spp là con cái
di cư ra biển khơi để sinh sản Vào thời kỳ sinh sản cua có thể vượt cả rào chắn để ra
biển sinh sản Quãng đường di chuyển có thể thay đổi theo loài và tùy thuộc vào yếu tố
môi trường Sự hiện diện với ty lệ cao con cái đã sinh sản trong các quần thé Syclla
serrata ở ven biển điều này cho thấy nhiều con đã trở lại vùng cửa sông sau khi sinh
sản (Heasman và ctv 1985) Sở dĩ cua di chuyển từ vùng cửa sông ra biển để sinh sản là
do yêu cầu về diéu kiện môi trường của giai đoạn ấu trùng Zoea Một vài tác giả đưa
ra giả thuyết rằng nhiệt độ, độ mặn va kha năng cung cấp thức ăn là những nhân tố
quan trọng kích thích cơ chế đẻ trứng Những con cua già có chiều rộng carapace lớn
hơn 190 mm có hoạt động sinh sản giảm đi.
Bảng 2.2 Các báo cáo về di cư sinh san của cua cái
Vùng/Tác Giả (năm) Quan Sát
Philippines/Arriola (1940) Cua cái di cư ra bién dé sinh san.as 4: ax @ 2%
Mã Lai/Ong (1966) Cua cái ôm trứng không tìm thấy ở vùng nước
Nam Phi (Eastern Cape)/Hill (1975)
Con cái di cư ra khỏi cửa sông sau khi bắt
cặp, sự di cư thường theo chu kỳ âm lịch, sự
Việt Nam/Le Vay et al (in press) Con cái thành thục từ cửa sông rừng ngập
mặn vào vùng khai thác trung triéu
2.1.11 Một số bệnh thường gặp
Do đây là đối tượng mới đưa vào nuôi thương phẩm ở mật độ cao hơn, nên vấn
dé bệnh tật chi đúc kết ở góc độ kinh nghiệm.Tuy nhiên, trong thực tế nuôi hiện nay và
một số nghiên cứu mới đã xuất hiện những bệnh sau:
2.1.11.1Bệnh đốm trắng trên vỏ
> Nguyên nhân:
Trang 235 l5
-Do virus có vật liệu đi truyền là DNA, dạng que, thuộc giống Whispovirus.Virus này có mặt rộng rãi trong các hệ thống nuôi giáp xác và trong tự
nhiên.
Cua ít cảm nhiễm virus này hơn so với tôm trong tất cả các giai đoạn trong
vòng đời Vì vậy nó có thể là vật mang mâm bệnh
> Kỹ thuật chuẩn đoán:
Dấu hiệu bên ngoài: xuất hiện nhiều đốm trắng trên vỏ nhưng cua mang
bệnh không biểu hiện dấu hiẹu gì cả
Phân tích mẫu mô bằng kỹ thuật PCR
> Phương pháp phòng trị:
“ Tẩy trùng các vật bám và các chất bẩn là nơi mang mầm bệnh
= Sử dụng nước được khử chlorine
" Phòng bệnh cả việc đảm bảo nguồn thức ăn tự nhiên lẫn nhân tao
= Khống chế sự di chuyển của giáp xác và vật chủ mang bệnh
= Sử dụng lưới để đảm bảo không có vật mang bệnh xâm nhập vào aonuôi.
Trang 24-13-2.1.11.2 Bệnh do Bacterial
Dấu hiệu bất thường của vỏ cua là sự xuất hiện các mang bám bao gồm mộtquần xã các sinh vật bám như vi khuẩn, tảo sợi, nguyên sinh động vật Cuakhoe mạnh có lớp vỏ sáng bóng Bệnh về vỏ cua thường xuất hiện ở mặt
lưng đặc biệt là trên carapace, trong khi mặt bung thì it bị ảnh hưởng hơn do
được làm sạch bởi sự cọ xát của nó với nền đáy
> Nguyên nhân và mâm bệnh:
Do vi khuẩn thủy phân và tiêu hóa được chitine bao gồm cả nhóm lên men
và không lên men đường sucrose được phát hiện gồm Vibrio vulnificus,
V.parahemolyticus, V splendicus, va V.orientails Phan lớn vi khuẩn được
phân lập thuộc ho Vibrionaceace, một họ thường thấy và có nhiễu trong môi
trường nước biển Nguyên nhân của bệnh có thể là do sự nở hoa của tảo và
do các tổn thương cơ học
> Ảnh hưởng trên cua:
= 100% cua trữ sau 3 tháng bị bệnh về vỏ trong khi cua rất ít thấy trênCua trong ao.
= Bệnh thường ít gây chết nhưng là cơ hội cho các bệnh thứ phát do vikhuẩn
" Khu vực bị tổn thương còn có quan thể nguyên sinh động vat và giun
tròn.
> Dấu hiệu trên cua:
= Khu vực tổn thương thường bị biến đen
“ Vỏ bị đổi màu lan ra các phụ bộ
= Vỏ bị mềm do mất canxi
= Vỏ có thể bi thủng
> Phương pháp phòng tri:
“_ Tạo nên các với độ dày thích hợp cho cua ẩn nap, cung cấp giá thể
để có thể làm giảm stress và vi sinh vật bám trên cua
"Thường xuyên cọ rữa mai cua bằng vải cotton có ngâm dung dich
iodine để làm giảm lượng vi sinh vật bám trên mai cua là môi trườngcho vi khuẩn Vibro hoạt động
" Khi vỏ cua bị đóng rong nên kích thích cho cua lột xác bỏ lớp vỏ cũ.
Trang 25Do pH đất và nước thấp tạo điều kiện cho sự lắng tụ kim loại trên vỏ cua.
> Ảnh hưởng trên cua:
=" Mặc dù sự mất màu của vỏ tư nó khong ảnh hưởng đến vỏ calxi cua
cua nhưng yếu tố gây nên sự mất màu có thể cóa những ảnh hưởng
bất lợi đến các cơ quan khác như mắt và mang
= Cua sống trong môi trường nước và đất có pH thấp có thể làm giảm
sự trao đổi chất, làm giảm sự tăng trưởng và chết
Trang 26-> Dấu hiệu trên cua:
Sự hiện diện của lớp lắng đọng có màu từ cam đến nâu, có thể dễ dàng táchfra.
> Phương pháp phòng tri:
Chuẩn bị ao kỹ lưỡng, hạ phèn, ôn định pH bằng vôi
Phân tích chính xác độ chua của mẫu đất mà bón vôi thích hợp
Cua không khỏe làm cản trở quá trình lột xác
Do bị hà bám nên kéo dài thời gian lột xác Cua bị đóng rong nặng sẽ di chuyên chậm chạp và kéo dài thời gian lột
Biéu hién trén cua:
Vỏ cua bị đóng một lớp tảo màu xanh đến nâu và các sinh vật bám khác
> Phương pháp phòng tri:
" Tạo điều kiện giống môi trường tự nhiên với chổ ẩn nấp, nềnđáy thích hợp cho các hoạt động sống trong bóng tối cũng nhưtạo điều kiện dễ dàng cho cua lột xác
“ Có không gian cho cua tự làm sạch và di chuyển
" Tạo dòng chảy để làm giảm sinh vật bám
"_ Kích thích lột xác để loại bỏ vi sinh vật bám
Trang 27-16-Hinh 2.8 Cua bi bénh dong rong
2.1.11.5 Mang bi ký sinh (hội sinh)
> Nguyên nhân:
Cua bị nhiều loài hà bám ở mai và chân bò như Octolasmic cor Hà phát triển
rộng rãi trong vùng nước lợ và biển, sống bám vào các đài vật dưới nước
> Ảnh hưởng trên cua:
" Au trùng hà có thể bám trên mang cua
“ Cường độ ký sinh của hà phát triển khi cua phát triển
= Hà bám nhiều ở cua cái hơn
= Hà bám làm giảm bề mặt của mang làm giảm khả năng hô hấp
của cua
= Hà bám tạo điều kiện cho các chất bẩn bám vào mang làm giảm
khả năng hô hấp của cua
> Phương pháp phòng tri:
Chưa có cách trị
Trang 28a [F =
2.1.11.6 Bay lột xác
> Nguyên nhân:
Sự lột xác không hoàn toàn (bẫy lột xác) thường do nhiệt độ và dinh dưỡng
> Ảnh hưởng trên cua:
Xác cũ dính vào cơ thể cua có thể làm cua vận động khó khăn, do đó nó có
thể làm mỗi cho con khác
Trang 29Cua tự đoạn để thoát khỏi động vật ăn chúng
Do môi trường nuôi không thích hợp như stress, bày khô và bị bắt giữ
Ảnh hưởng trên cua:
Mất phụ bộ có thể dẫn đến làm cua giảm ăn, kha năng giao vĩ và chiến đấu
Một nghiên cứu cho thấy cua bị mất phụ bộ gidm tỉ lệ sống rõ rệt bởi chúng
khong thể đào hang và ẩn nấp kẻ thù
= Môi trường nuôi xấu do việc thay nước không thích hợp
= Nước ao nuôi qua đục
> Ảnh hưởng trên cua:
Trang 30- l6 _
" Hô hấp khó khăn do bể mặt mang bi đóng Nếu tình trạng nàykéo dai dẫn đến sự suy yếu của cua và dẫn đến kha năng cua bị
tấn công bởi vi khuẩn, nấm và nguyên sinh động vật
= Cua giảm ăn và chết
22 tA ^ Zz Lẻ Z * Z ^ :
= Biểu hiện trên cua: có thé quan sát bang cách lột mai cua ra.
= Mang bị đổi màu xám, nâu va đen
= Ca hệ thống mang biến đen
Trang 31> Phía Bắc giáp với tỉnh Hậu Giang.
> Phía Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Sóc Trăng
> Phía Đông Nam giáp biển Đông
> Phía Tây giáp tỉnh Kiên Giang.
> Phía Tây Nam giáp tỉnh Cà Mau.
Bạc Liêu có tổng diện tích là 254.190 ha, gồm 7 đơn vị hành chánh cấp huyện,
thị xã: Đông Hải, Giá Rai, Hồng Dân, Phước Long, Hòa Bình, Vĩnh Lợi và Thị Xã Bạc
tA 4: : 2 : 4 ` Zz = A A: : A nx _ Zz -2
Liêu Với vi tri địa li vừa có biển vừa nội địa tao nên thé mạnh cho việc phát triển sản
xuất thủy hải sản ở Bạc Liêu
Trang 32-21-BẢN ĐỒ HANH CHÍNH TĨNH BAC LIEU
Tou a
Trang 33=D =
2.2.2 Đất dai thổ nhưỡng
Bạc Liêu là vùng đất trẻ, được hình thành chủ yếu do sự bồi lắng phù sa ở cáccửa sông tạo nên, đặc biệt là địa hình có xu hướng thấp dan từ Đông Bắc xuống TâyNam và khu vực nội đồng thấp hơn vùng gần biển
Theo phân viện Quy hoạch và thiết kế Nông nghiệp Miền Nam năm 1999-2000
(Nguồn : Sở Tài Nguyên và Môi Trường tỉnh Bạc Liêu)
> Vùng đất phèn: Phân bố tập trung chủ yếu ở huyện Hồng Dân, Phước Long
65.728 ha; huyện Giá Rai, Đông Hải 45.155 ha; Vĩnh Lợi, Hòa Bình 16.184 ha
và thị xã Bạc Liêu 1.737 ha Đặc trưng của của tỉnh có tang pyrite mau xanhxám, đất chua xuất hiện ở độ sâu khác nhau, được sử dụng vào mục đích nuôi
tôm với diện tích lớn.
Vàng đất mặn: Chủ yếu tập trung ở các xã ven biển vùng Nam quốc lộ 1A, chạy
đài từ thị xã Bạc Liêu đến huyện Đông Hải
Đất cát: phần lớn diện tích nhóm đất này được phân bố ở thị xã Bạc Liêu và
huyện Đông Hải Đây là dang đất gidng cát điển hình của ĐBSCL
Đất phù sa: Nhóm đất này được hình thành do sự bồi lắng của một lượng lớn
phù sa từ thượng nguồn con sông đổ về, thường xuyên có nước ngọt và rất ít khi
bị nhiễm mặn Phân bố chủ yếu ở huyện Hồng Dân và Phước Long Ngoài racòn có 18.909 ha diện tích đất tự nhiên là đất nhân tác và diện tích sông, kênh
rạch của tỉnh.
Trang 34S3 xe
2.2.3 Khí hậu - thời tiết
2.2.3.1 Chế độ nhiệt
Nhiệt độ trung bình 27°C cao nhất vào thàng 04 và 05, thấp nhất vào tháng 01
Độ chênh lệch nhiệt độ không khí giữa các tháng cao nhất và thấp nhất khoảng 2,8
-3°C Nhờ đặc điểm này nghề nuôi trồng thủy sản có thể diễn ra quanh năm
+ Mùa mưa: từ tháng 05 đến tháng 11 tương ứng với hướng chính gió Tây-Tây
Nam; từ tháng 06 đến tháng 09, hai hướng gió này chiếm ưu thế tuyệt đối Tốc độ trungbình của gió là 7,6 m/s, cường độ gió là cấp 1-2 ít khi có gió cấp 4-5 Gió mùa Đông -Đông Bắc xuất hiện từ cuối tháng 11 đến tháng 04 năm sau với hướng gió Đông xen kẽhướng gió Đông Bắc Chính hướng gió này góp phần trong việc đưa nước mặn từ biển
Trang 35Tổng lượng mưa trung bình hàng năm của tỉnh Bạc Liêu 1.882,9 mm, một năm
có khoảng 170-200 ngày mưa Tháng mưa nhiều nhất là tháng 08 và tháng 09, thấpnhất là tháng 01 và tháng 02
Bảng 2.5: Lượng mưa các tháng trong năm
Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004
(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2004 tỉnh Bac Liêu.)
2.2.4 Hệ thống sông ngòi va luông lạch
Sông rạch tỉnh Bạc Liêu có mật độ phân bố khá dày được nối với nhau thành
mạng lưới chằng chịt đổ ra biển Đông Các sông rạch chịu ảnh hưởng mực nước thủy
triều, hệ thống sông rạch đóng một vai trò quan trọng trong hệ thống giao thông đườngthủy của tỉnh Bạc Liêu Hệ thống sông rạch còn đóng một vai trò quan trọng trong việccung cấp và tiêu thoát nước cho nuôi trồng thủy sản và sinh hoạt Ngoài hệ thống sôngrạch còn có hệ thống kênh đào thông thương với sông mới nhằm mục đích chống ngập
úng và cung cấp nước biển vào mùa khô để phục vụ cho việc nuôi trồng thủy sản
Trang 36='95 =
Trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu có nhiều kênh rạch lớn như kênh Quản Lộ-PhụngHiệp, kênh Canh Điều, kênh Phó Sinh, kênh Giá Rai Hệ thống sông ngòi, kênh rạchcủa Bạc Liêu nối với biển bằng cửa sông Gành Hào, cửa Nhà Mát (Kênh 30-4) và cửa
cường và triều kém diễn ra không đông đều, mỗi kì kéo dài 3-4 ngày
Trong năm biên độ triều cũng có chu kỳ rõ rệt, biên độ triều cường cực dai tạicửa sông Ganh Hào lên tới 4,1m vào tháng 12 đến tháng 01 năm sau và giảm xuốngcòn 2,5 m vào tháng 3-4 trong năm, rồi lớn lên 3,5 m vào tháng 06-07 và nhỏ lại con 3
m vào tháng 09-10.
Mực nước đỉnh triéu xuống thấp nhất vào tháng 07-08 và lên cao nhất vào tháng
12 đến tháng 01 năm sau, chênh lệch khoảng 0,5 m Mực nước chân triểu có 2 lầnxuống thấp nhất vào tháng 06-07 và tháng 12 đến tháng 01 năm sau
Thường mùa gió chướng (từ tháng 10-03 năm sau) làm cho biển động, gió
chướng kết hợp với thủy triều đẩy nước mặn vào nội dia làm cho một số vùng bị ngập
mặn Vùng này chủ yếu nằm giáp với quốc lộ 1A như Giá Rai, Vĩnh Lợi và phía Bắc
của tỉnh như huyện Hồng Dân và Phước Long
> Độ pH: Độ pH nước sông chính của tỉnh Bạc Liêu dao động từ 7,3-7,9, sự chênh
lệch chỉ số pH giữa các trạm trong khu vực, giữa các đỉnh và chân triéu cường
không đáng kể (< 0,6) Độ pH nước mặt từ trung tính đến kiểm yếu và diễn raphức tạp theo không gian và thời gian trong năm.
> Độ mặn: Độ mặn có liên quan trực tiếp đến nghề nuôi tôm va Artermia, độ mặnvùng ven bờ giảm từ thang 03 đến tháng 08, sau đó tăng dan đến tháng 12 Độ
mặn vào mùa mưa ở các tháng 05, 06, 07 độ mặn còn khoảng 10-20%o và ở
những tháng mưa nhiều như tháng 07, 08, 09 độ mặn có thể xuống 5-15%o,những nơi gần cửa sông lớn hay cửa biển độ mặn có khi lên đến 20%o VỀ mùakhô, độ mặn tương đối ổn định Vùng sát cửa sông hay cửa biển độ mặn từ 26-32%o và giảm dần vào trong nội địa
Trang 37- 558 „.
2.2.6 Biển và bờ biển
2.2.6.1 Đặc điểm ngư trường
Bạc Liêu có hai ngư trường chính: ngư trường Nam Côn Sơn từ Hòn Nhàn đến
cửa Gành Hào (bãi trên); ngư trường Hòn Khoai từ cửa Gành Hào đến Nam Hòn Khoai
(bãi dưới) Các ngư trường này có khả năng khai thác quanh năm Mùa vụ có 2 mùa rõ
rệt: vụ Nam từ tháng 04 đến tháng 09; vụ Bắc từ tháng 10 đến tháng 03 năm sau
2.2.6.2 Địa hình biển và bờ biển
Bờ biển Bạc Liêu ít lỗi lõm và có 3 cửa đổ ra biển gồm: Cửa Kênh 30-4, cửa
sông Cái Cùng và cửa sông Gành Hào Trong mùa hè do mưa nhiều, lượng nước của
các thuộc hệ thống sông Cửu Long rất lớn tạo thành một nhánh dòng chảy sát bờ biểnBạc Liêu theo hướng Đông Bắc-Tây Nam Trong mùa đông cũng có một dòng chay sát
bờ theo hướng trên với vận tốc lớn Do tác động của dòng chảy này nên bờ biển Bac
Liêu không ổn định, đoạn từ Gò Cát đến Gành Hào bờ biển bị xói lở mạnh, đoạn từ Gò
Cát đến thị xã Bạc Liêu bồi thêm
2.2.6.3 Địa hình dãy đất ven biển
Day đất phía Nam quốc lộ 1A có xu hướng thấp dan từ biển vào lục địa Khuvực gần biển do có các gidng cát nên tương đối cao, độ cao biến thiên từ 1,4-2 m Với
độ cao này, nếu xây dựng các ao nuôi tôm-cá thì sẽ thuận lợi cho việc tiêu nước
Khu vực phía trong lục địa thấp dan, đặc điểm địa hình này tạo điều kiện thuận
lợi để đưa nước biển vào nội đồng mà không cần nhiều đến hệ thống bơm và việc nuôi
trồng thủy sản nước lợ có thể thực hiện ở những vùng rộng lớn, nằm sâu trong đất liền.2.3 Nguồn Lợi Hải San
2.3.1 Nguồn lợi thủy san
Bạc Liêu nằm trong ngư trường Đông Nam Bộ có trên 2.000 loài cá, trong đó:
trên 130 loài có giá trị kinh tế và phân bố 80% và cá nổi chiếm 20%, cá sống vùng gầnbiển chiếm 80% và vùng xa biển chiếm 20% Các đàn cá phân bố chủ yếu ở vùng biển
có độ sâu từ 20 m nước trở ra, số đàn cá nhỏ chiếm 84,2%, đàn cá vừa là 15,0% và đàn
cá lớn là 0,8% trong tổng số đàn cá Trong khi đó tiém năng thủy sản vùng biển xa bờ
còn rất lớn chưa khai thác hết, vùng biển này có khả năng khai thác chiếm 49,7% khả
năng khai thác cả nước.
Trang 38OF =
Cá: vùng biển tỉnh Bac Liêu có trữ lượng cá nổi và cá đáy khá lớn Có khoảng
661 loài thuộc 319 giống và trong 138 họ Một số loài cá có giá trị kinh tế cao và sanlượng lớn nhất tinh là: cá hồng, cá gộc, cá sao, cá thu, cá đường, cá sửu,
Vùng ven biển tỉnh Bạc liêu bị thâm nhập mặn thường xuyên nên thủy sinh vật
làm thức ăn cho tôm-cá phong phú về thành phan loài Có 133 loài thực vật nổi
(Phytoplankton), 24 loài động vật nổi (Zooplankton) và 61 loài động vật day
(Zoobenthos).
Tôm: Do diện tích tiếp giáp với biển rộng, hàng năm nguồn lợi tôm tự nhiêncung cấp khoảng vài tỉ con giống các loại Theo thống kê đã tìm thấy khoảng 33 loàitôm ở các thủy vực tỉnh Bạc Liêu, trong đó có nhiều loài có giá trị kinh tế cao như: tôm
si, tôm thẻ, tôm đất, tôm chì, tôm sắt,
Mực: Ở vùng biển Bạc Liêu đã phát hiện được 23 loài trong số 53 loài có ở Việt
Nam như: mực ống, mực lá, mực gai, bạch tuộc,
x: Z ^ ~ y Z ` 22 nx Fá sn
Ngoài cá, tôm, mực những đặc sản khác của vùng biển như ruốc, rắn biển, cua,
ghe, sò, là những sản phẩm quí cần được quan tâm
2.3.2 Nguồn thủy sản nội địa
Mặt nước có vai trò quan trọng để duy trì phát triển nguồn lợi và nuôi trồng thủy
sản nội địa Để phục vụ phát triển kinh tế-xã hội, tỉnh Bạc Liêu đã và đang tiến hành
mở rộng các kênh rạch nhằm phục vụ cho nuôi trồng thủy sản Tổng diện tích kênh
rạch của tỉnh tính đến năm1999-2000 là 7.579 ha
Tổng sản phẩm thủy sản nội địa tối đa khai thác hàng năm là 3.079 tấn Việc
khuyến cáo ở mức 2.500 tấn/năm sẽ góp phần bảo vệ tốt nguồn lợi phục vụ cho sảnxuất theo hướng bên vững
Trang 392.4 Tình Hình Phát Triển Ngành Thủy Sản Của Tinh Bạc Liêu
2.4.1 Về nuôi trông thủy sản
2.4.1.1 Diện tích nuôi trồng thủy sản
Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản năm 2005 là 118.712 ha, bằng 46,7% diện
tích tự nhiên của tỉnh.
Trong đó, các mô hình nuôi công nghiệp-bán công nghiệp (CN-BCN) 10.929 ha,
quản canh cải tiến (QCCT) chuyên tôm 26.483 ha, tôm-lúa 16.507 ha và diện tích nuôi
QCCT kết hợp 60.554 ha Diện tích nuôi cá có 2.160 ha bằng 1,82%, trong đó nuôi cánước ngọt 1.921 ha và cá nước mặn 239 ha (nuôi ao, mương vườn là chủ yếu) Ngoài racòn có 79 ha nuôi các loại thủy sản khác (ba ba, cá sấu, ếch, ) chiếm 0,06% chủ yếu ở
các huyện Đông Hải và Hòa Bình.
Bảng 2.6 Diện tích (ha) nuôi thủy sản của tỉnh Bạc Liêu năm 2005
Thị xã Huyện Huyện Huyện Huyện Huyện Huyện
Mô hình nuôi —¬ Bạc Vĩnh Hòa Giá Đông Phước Hồng
un Lêu Lợi Bình Rai Hải Long Dân
Nuôi tôm 116.473 6.693 2.846 15.563 19.942 38.388 17.086 16.392 CN-BCN 10.929 5.572 117 4.265 195 780 - -
QCCT (C/ôm) 28.483 1,121 2.292 11298 5.870 1.329 4.539 2.034
QCCT kết hợp 77.061 0 0 0 13.800 36.279 9.347 1.128 Nuôi cá 2.160 289 437 183 353 0 498 400
Nước ngọt 1.921 150 437 183 253 - 498 400
Nước man 239 139 100
-Tổng cộng 118.712 6.982 2.846 15.796 20.295 38.417 17.584 16.792
(Nguồn: Sở Thủy sản tỉnh Bạc Liêu năm 2005)
Qua Bang 2.6 trên ta thấy: diện tích nuôi tôm của huyện Đông Hải là 38.388 hachiếm tỉ lệ lớn nhất (38%) so với diện tích nuôi tôm toàn tỉnh Trong đó tôm chỉ nuôichủ yếu theo mô hình quản canh cải tiến kết hợp: chiếm diện tích 36.279 ha chiếm94,5% so với tổng diện tích nuôi tôm toàn huyện
Diện tích nuôi cá 2.160 ha chiếm 1,8% so với diện tích nuôi trồng thủy san toàntỉnh Trong đó, diện tích nuôi cá nước ngọt chiếm 88,9% Điều này cho thấy tiềm năng
cá nước ngọt của tỉnh là khá lớn.
Trang 40- 550
2.4.1.2 Các mô hình nuôi thủy sản tỉnh Bạc Liêu
Nuôi nước ngọt: Nuôi trồng thủy san nước ngọt gồm 3 mô hình: nuôi cá ao,
mương vườn; mô hình nuôi cá xen canh với ruộng lúa; nuôi cá xen canh trong rừng.
Nuôi cá đạt năng suất từ 0,3-0,5 tấn/ha/năm
Đối tượng nuôi chủ yếu trong ba mô hình nuôi cá trên là cá trắng (trắm cỏ) và
có ít diện tích nuôi cá đen, do giá trị sản lượng của cá nuôi chưa cao do nguồn giống
còn hạn chế Tỉnh Bạc Liêu đang hướng tới nghiên cứu sản xuất giống cá đen tại địa
phương để đưa vào san xuất
Nuôi nước mặn, lợ: Đối với nghề nuôi thủy sản nước mặn, lợ gồm có các môhình sau: nuôi tôm biển lợ mặn quản canh truyền thống, nuôi tôm biển QCCT, nuôi tôm
sú bán thâm canh và thâm canh, nuôi tôm sú QCCT luân canh, nuôi tôm kết hợp với
cua trong rừng, nuôi cá nước mặn |g, nuôi sò huyết và nuôi Artemia Nang suất nuôitôm đạt bình quân 1,6-3 tấn/ha Trong đó nuôi cua kết hợp nuôi tôm đạt năng suất từ0,5-0,8 tấn/ha/năm (năm 2000) và nuôi Artemia đạt 60-80 kg/ha quy mô không lớn chủyếu kết hợp sản xuất muối
2.4.1.3 Tình hình sản xuất giống thủy sản
Tính đến hết năm 2005 tỉnh Bạc Liêu có 543 cơ sở san xuất, ương nuôi vàthuần hóa giống thủy sản Trong đó có 175 cơ sở sản xuất, 43 cơ sở ương nuôi và 385
cơ sở thuần hóa giống thủy sản; một năm sản xuất trên 1,4 tỷ con giống và tập trungnhiều nhất là huyện Đông Hải và thị xã Bạc Liêu, còn lại phân bố rãi rác khắp cáchuyện trong tỉnh Giống tôm sú đã nhập vào tỉnh được kiểm dịch gần 900 triệu conpost và hơn 170 ngàn cá giống các loại mỗi năm
2.4.1.4 Hoạt động sản xuất thủy sản trên dia bàn tinh Bạc Liêu
Nuôi trồng thủy sản phân bố khắp các huyện thị trong tỉnh, nuôi nước lợ tập
trung chủ yếu ở thị xã Bạc Liêu, Vĩnh Lợi và Đông Hải Có một số diện tích nuôi ở Giá
Rai và nuôi nước ngọt tập trung ở Hồng Dân, Phước Long và Giá Rai là chủ yếu
Có 4 huyện thị khai thác thủy sản biển (huyện Đông Hải, thị xã Bạc Liêu,huyện Vĩnh Lợi và huyện Giá Rai) Năng lực khai thác tập trung nhất ở huyện Đông
Hải và kế tiếp là thị xã Bạc Liêu