KẾT QUA VA THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Thủy sản: Hiện trạng khai thác và nuôi cua biển (Scylla spp.) tại huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu (Trang 47 - 53)

BẢN ĐỒ HANH CHÍNH TĨNH BAC LIEU

IV. KẾT QUA VA THẢO LUẬN

4.1 Hiện Trạng Khai Thác Cua Giống

Việc khai thác cua giống tại khu vực ven biển thuộc huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu thường diễn ra quanh năm và sản lượng phụ thuộc chủ yếu vào mùa vụ.

4.1.1 Ngư cụ khai thác cua biển (Scylla spp.)

4.1.1.1 Ngư cụ khai thác cua giống

Qua quá trình điều tra chúng tôi thấy: ngư cụ khai thác cua giống ở vùng ven biển thuộc huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu gồm 3 hình thức khai thác chính là mành

chủ, cào va soi.

a/ Mành chủ

Mành chủ có cấu tạo đơn giản gồm lưới mành được may lại có hình như một cái phễu, mành chủ được may ở phần miệng lớn và nhỏ dân đến phần đuôi. Phần miệng được liên kết với dây giéng, phần đuôi được may bằng một loại lưới mành có chất lượng tốt hơn và mắt lưới nhỏ hon từ 1.5-2 mm. Mành chủ có chiéu rộng miệng từ 5-9 m, chiều dài từ 12 -18 m và chiéu cao 1-1.5m.

Ngư trường khai thác cua giống bằng mành chủ được các ngư dân ở đây sử dụng qua điều tra thực tế chúng tôi thấy là mành chủ được ngư dân đóng để khai thác cua là trên các bãi biển từ mặt nước cao nhất đến thấp nhất 2 m.

= 37 =

Về kỹ thuật khai thác cua giống bằng lưới mành thì qua điều tra thực tế chúng tôi thấy rằng về kỹ thuật khai thác bằng ngư cụ này cũng đơn giản gồm các bước sau:

Bước 1: chuẩn bị

> Vệ sinh lưới đối với mành chủ đã sử dụng, sau khi đặt lưới mành có nhiễu rong bám, người dân đem lưới mành lên phơi cho khô sau đó dùng tay vò hoặc dùng

chỏi sóng lá dừa để chà quét vệ sinh lưới.

> Kiểm tra lưới có còn lành lặn không, nếu hư hỏng ho sẽ sửa chửa để dam bảo cho việc đánh bắt.

Bước 2: Các thao tác vận hành lưới

> Đặt mành chủ: Sau con nước bắt đầu ròng ngư dân tiến hành đặt mành chủ, trước tiên ngư dân buộc dây giéng vào trụ cặm sẵn vừa với kích thước của miệng lưới mành. Khi miệng lưới đã được mở thì dưới tác động của dòng chảy nhẹ phan thân và đuôi đụt dan dần trôi về phía sau, sau khi phần miệng đã được buộc vào trụ an toàn ngư dân kiểm tra phần thân đến đuôi lưới xem có bị xoắn không, nếu không thì ngư dân thắt đuôi lưới và buộc vào trụ đuôi đã được thiết

kế cặm sẵn sao cho lưới đục thẳng.

> Đổ mành chủ: cuối con nước ròng ngư dân tiến hành đổ mành chủ, khi đi đổ người dân đem theo một chiếc thau lớn hay thùng xốp để đựng cua giống. Khi đổ lưới đục trước tiên ngư dân tháo dây buộc đuôi lưới với trụ, sau đó ngư dân đi lên phần hơn giữa thân lưới và giũ sạch dần xuống phần đuôi rồi đổ vào thau hay thùn xốp. Xong ngư dân đặt mành chủ lại như ban đầu.

> Thu mành chủ: sau một con nước từ 5- 7 ngày ngư dân thu mành chủ lên giặt và kiểm tra độ an toàn của mành chủ.

Bang 4.1 Kích thước và kích cỡ trung bình của lưới mành

Kích thước Ngư cụ

(m) Kích cỡ mắt lưới

Chiều dài Chiểurộng Chiểu cao (mm)

Trung binh 15 7 1.5 1,75

Lớn nhất 18 9 2 2 Nhỏ nhất 12 5 1 1.5

-38-

b/ Cào

Ngư cụ dùng để cào có cấu tạo tương đối đơn giản gồm một cây vợt được làm bằng một chiếc vòng sắt với đường kính vợt từ 3-4 cm được gắn vào vào một cán làm bằng tre từ 5-7cm và một chiếc lon được may với sợi dây đeo như một chiếc cặp. Phần miệng vợt được may bằng một loại lưới có mắc lưới nhỏ từ 1-1.2 mm với chất lượng tốt.

Phân miệng vợt và phần cán được liên kết một cách chắc chắn.

Ngư trường mà các ngư dân để khai thác cua giống bằng phương pháp cào là trên các bãi biển sau những con nước lớn, sau khi nước rút để lại những vũng nước trên các bãi biển, cua giống không đi theo nước rút kịp sẽ ẩn nấp tại những vũng nước này và ngư dân dùng vợt cào vào những vũng nước đọng lại để bắt cua con.

Hình 4.2 Ngư dân khai thác cua giống bằng phương pháp cào

Thời gian thích hợp nhất mà ngư dân đi cào là vào lúc sáng sớm sau khi thủy triéu rút để lại những vũng nước trên bãi biển. Nếu vũng nước nhỏ hơn đường kính của vợt thì ngư dân chỉ cào một lần, nếu vũng nước lớn thì ngư dân tiến hành cào nhiều lần sau đó ngư dân đem vợt đạo dưới nước cho sạch rồi kiểm tra bắt cua.

c/ Soi

Qua quá trình điều tra chúng tôi nhận thấy ngư cụ dùng để soi cua giống cũng hết sức đơn giản gồm một chiếc bóng đèn pha được cung cấp điện với một chiếc bình ắc qui 6 V.Trên chiếc đèn pha có một vòng băng thun vừa đeo vào đầu. Và một cái lon

được đeo ngang hông.

-39-

Cũng giống như trên ngư trường mà ngư dân khai thác cua giống bằng phương pháp soi là trên các bãi biển sau những con nước lớn cua giống vào gần bờ để kiếm thức ăn khi nước ròng cua giống không theo nước ra được cua giống sẽ ẩn nấp dưới những nấp vỏ nhuyễn thể vàngư dân sẽ đi lật những mãnh vỏ này soi bắt cua.

Thời gian mà ngư dân tiến hành đi soi là lúc trời tối khi mực nước đã cạn để lại những vũng nước trên bãi biển rộng. Trước khi đi ngư dân chuẩn bị nguồn điện bình thật tốt để dam bảo độ sáng cho công việc soi. Ngư dân tiến hành đi soi ở các vũng nước và dưới những vỏ nhuyễn thể để tìm bắt cua.

xe, "J — x Fae oe ^

Hình 4.3 Ngư dân khai thác cua giống bằng phương pháp soi

- 40 -

4.1.2.1 Ngư cụ khai thác cua thịt

Qua diéu tra khảo sát chúng tôi nhận thấy rằng ngư cu mà ngư dân ở vùng huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu dùng để khai thác cua thịt phổ biến nhất là lưới đáy

sông và lọp tre...

a/ Lưới đáy

Lưới đáy có cấu tạo đơn giản gồm phan cánh lưới, thân và đụt lưới, toàn bộ lưới được liên kết với dây giéng. Day sông là loại ngư cụ cố định có dạng hình phễu và nhỏ dần từ phần miệng đến phan đụt lưới.

> Kích thước mắt lưới cho các bộ phận của áo lưới

Theo kết quả điều tra cho thấy, hiện nay ngư dân vùng ven biển tỉnh Bạc Liêu đang sử dụng lưới đáy có chiều dài trung bình là 39 m, chiéu rộng là 9,14 m và chiều cao là 3,68 m (Bang 4.2 ). Kết quả cho thấy mắt lưới phần đụt nhỏ lưới hơn ở phần thân và phần cánh lưới.

Bảng 4.2 Kích thước trung bình của các bộ phận của lưới

Kích thước mắt lưới trung bình của bộ phận lưới (mm) Kích thước lưới đáy (m)

Cánh Thân lưới „ Chiểu Chiều Chiểu

- Dut lưới Ä se

lưới 1 2 3 4 5 cao rong dai 40 35,72. 31.73 26,5 21,5, 18,35 15 3,68 9,14 39

Từ Bang 4.2, cho thấy: kích thước mắt lưới ở phan đụt lưới là 15 mm, kích thước này sẽ làm tăng lực can cho lưới, gây ảnh hưởng đến sản lượng đánh bắt. Vì thế với mắc lưới như thế lưới đáy của các ngư dân ở đây khai thác một cách đa dạng loài từ lớn đến be.

Việc chọn lưới có kích thước mắt lưới phù hợp phụ thuộc chu vi của giéng miệng lưới đáy. Kích thước mắt lưới được người dân ở đây chọn là 40 mm (Bang 4.2 ).

Qua khảo sát, chúng tôi thấy kích thước mắt lưới ở phần thân của lưới đáy có 5 kích cỡ khác nhau và kích thước này giảm dần từ phần cánh lưới đến phần đụt lưới.

Phần thân lưới có kích thước trung bình là 35,72 mm và phần đụt lưới có kích thước trung bình 18,36 mm (Bảng 4.2).

Tùy theo đặc điểm ngư truờng, vận tốc dòng chảy và kinh nghiệm khai thác đáy sông của ngư dân mà họ sẽ lắp ráp dàn lưới có kích thước khác nhau.

„ẤT „

Tuy nhiên, khi lắp ráp một dàn đáy sông, ngư dân thường tiến hành thăm dò, tìm hiểu về các điều kiện môi trường ảnh hưởng đến quá trình vận hành của miệng đáy. Họ khảo sát chiều rộng và độ sâu của con sông. Từ đó đưa ra kích thước đáy, chọn kích thước mắt lưới ở phần miệng, thân và phần đụt cho phù hợp. Thông thường ngư dân chọn số mắt lưới ở phần miệng làm điều kiện chuẩn để tiến hành lắp ráp một dàn lưới. Đối với kích thước mắt lưới thì chọn ở phần đụt làm điều kiện chuẩn và sau đó kích thước mắt lưới được tăng dân về phần cánh lưới.

> Kỹ thuật khai thác đáy sông

Kỹ thuật khai thác đáy sông gồm 2 bước:

Bước 1: Chuẩn bị

Trước khi thả lưới, ngư dân thường xem lại dàn đáy có bị rách và hư hỏng không. Nếu bị hư hỏng, họ sẽ sửa chữa va thay thế những bộ phận không dam bảo an

toàn.

Bước 2: Các thao tác vận hành luới

Thả lưới: chọn thời điểm nước rút xuống, tốc độ dòng chảy vừa phải để có thể làm lưới trôi về phía sau. Khi đó người dân bắt đầu thả lưới. Khi miệng lưới được mở thì dòng chảy sẽ tác động làm lưới từ từ rơi xuống nước và đi dần về phía sau. Điều này sẽ tránh làm lưới bị xoắn lại; đụt lưới được giữ lại để kiểm tra và buộc day thắt đụt; sau cùng buộc dây đụt đến hết chiều dai lưới, phần đầu dây đổ đụt còn lại được liên kết với một dây mãnh được buộc sẵn.

Đổ dut: là khâu thu hoạch cá từ đụt lưới. Thường các ngư dân khoảng 60 phút thì đổ dụt một lần trong những con nước rong. Đối với con nước kém thì thời gian đổ đụt có thể kéo dài hơn nhưng không để lâu quá vì đổ đụt rất nặng và khó khăn do cây rác nhiều làm tổn hại đến lưới. Khi đổ đụt ngư dân nắm phan đuôi lưới và phăng nhanh lên khoảng nửa thân đụt và giũ ngược lại phần đuôi đụt, tránh tình trạng kéo đuôi lên trước sẽ làm cho cua và cá bò và bơi về phía miệng đụt.

Thu lưới: tháo chốt cài của hai đầu lưới và tháo một bên dau lưới trước, gid rác bám vào lưới, giũ dần sang dau lưới bên kia, sau đó giũ dần dan xuống đụt lưới. Trong quá trình thu lưới phải rửa sạch lưới và xếp theo thứ tự: phần lưới thu trước để dưới,

- 42 _

phần thu sau để lên trên, cuối cùng là phần thu đụt lưới; giũ sạch rác có trong đụt lưới, tiến hành thu cá sau đó vệ sinh lưới và phơi lưới.

b/ Lop tre

Qua quá trình diéu tra về việc khai thác cua thịt ở huyện Đông Hải, tinh Bac Liêu ngoài khai thác bằng lưới đáy sông ngư dân ở đây còn sử dụng lọp tre để khai thác cua thịt. Lop tre có cấu tao đơn giản có hình trụ có đường kính 20 — 25 cm,chiéu dài khoảng 50-60 cm.Lọp tre gồm 4 thanh tre được uốn tròn làm hình dạng ban đầu và dùng các thanh tre nhỏ buộc chặc chung quanh với khoảng cách giữa các thanh tre

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Thủy sản: Hiện trạng khai thác và nuôi cua biển (Scylla spp.) tại huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu (Trang 47 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)