1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp Nông học: Khảo sát sinh trưởng, phát triển và năng suất của sáu giống dưa leo (Cucumis sativus L.) trồng vụ hè thu tại huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận

79 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Khảo sát sinh trưởng, phát triển và năng suất của sáu giống dưa leo (Cucumis sativus L.) trồng vụ hè thu tại huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận
Tác giả Đỗ Thị Thu Nga
Người hướng dẫn ThS. Phạm Hữu Nguyên
Trường học Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Nông học
Thể loại Khóa luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 79
Dung lượng 25,44 MB

Nội dung

Mục tiêu của đề tài nhằm tuyển chọn ra giống dưa leo sinh trưởng phát triển mạnh, tỉ lệ sâu bệnh hại thấp, năng suất cao hơn so với giống đối chứng, mang lại hiệu quả kinh tế cao và phù

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHÓ HÒ CHÍ MINH

KHOA NÔNG HỌC

RRR

KHOA LUAN TOT NGHIEP

KHAO SAT SINH TRUONG, PHAT TRIEN VA

NANG SUAT CUA SÁU GIONG DƯA LEO

(Cucumis sativus L.) TRONG VU HE THU

TAI HUYỆN ĐỨC LINH, TỈNH BÌNH THUẬN

SINH VIÊN THỤC HIỆN : ĐỖ THỊ THU NGANGÀNH : NÔNG HỌC

KHÓA : 2018 - 2022

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 02/2023

Trang 2

KHẢO SÁT SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIÊN VÀ NĂNG SUAT CUA SÁU GIONG DUA LEO (Cucumis sativus L.) TRONG VU HE THU

TAI HUYEN DUC LINH,

TINH BÌNH THUAN

Tac gia

DO THI THU NGA

Khóa luận được dé trình dé đáp ứng yêu cầu

Trang 3

LOI CAM ON

Dé hoàn thành khóa luận tốt nghiệp như hôm nay một phần không nhỏ nhờvào sự giúp đỡ rất nhiều về tinh thần cũng như sự giúp đỡ trực tiếp của mọi người

Trước tiên con xin cảm ơn ba mẹ và người thân gia đình đã luôn ủng hộ, sát cánh cùng

con tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất dé cho con học tập cho đến ngày hôm nay

Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Th.S Phạm Hữu Nguyên đãtạo cơ hội, tận tình trực tiếp giúp đỡ, hướng dẫn em nghiên cứu thực hiện đề tài vàhoàn thành khóa luận tốt nghiệp

Xin cam ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ ChiMinh, Ban chủ nghiệm khoa Nông học cùng quý thầy cô đã tạo điều kiện cho em họctập, diu dắt và tận tình trong việc truyền đạt không chỉ kiến thức chuyên môn mà còndạy em cách sống và công hiến cho xã hội

Xin gửi lời cảm ơn đến Công ty TNHH xuất nhập khâu Trí Nông đã hợp táccung cấp nguồn giống và hỗ trợ cho tôi thực hiện đề tài này

Xin cảm ơn tập thé lớp DH18NHA đã động viên, bên tôi và giúp đỡ cho tôi ratnhiều trong quá trình 4 năm học tập cũng như đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình làm

đề tài

Với điều kiện thời gian nghiên cứu và khả năng của bản thân còn những hạnchế nhất định nên bản khóa luận này không tránh khỏi những thiếu sót Em rất mongnhận được những ý kiến đóng góp của Thay cô dé bản khóa luận được hoàn thành và

có ý nghĩa thực tiễn hơn

Tôi xin trân trọng cảm on!

TP Hồ Chí Minh, tháng 2 năm 2023

SINH VIÊN

ĐỖ THI THU NGA

1

Trang 4

TÓM TẮT

Đề tài “Khảo sát sinh trưởng, phát triển và năng suất của sáu giống dưa leo(Cucumis sativus L.) trồng tại huyện Đức Linh tỉnh Binh Thuận” đã được tiến hành từtháng 06 đến tháng 09/2022 Mục tiêu của đề tài nhằm tuyển chọn ra giống dưa leo

sinh trưởng phát triển mạnh, tỉ lệ sâu bệnh hại thấp, năng suất cao hơn so với giống đối

chứng, mang lại hiệu quả kinh tế cao và phù hợp điều kiện sản xuất ở huyện Đức Linh,

tỉnh Bình Thuận.

Phương pháp nghiên cứu: Thí nghiệm đơn yếu tố đã được bồ trí theo kiêu khốiđầy đủ ngẫu nhiên (Randomized Completely Block Design - RCBD), 3 lần lặp lại với

6 giống dưa leo F1 tham gia thí nghiệm: NV 789, Galaxy 102, Lotus 289, VA 118, TN

12 và giống Hunter 1.0 (đối chứng) Các chỉ tiêu được theo dõi: thời gian sinh trưởngphát dục, các chỉ tiêu sinh trưởng, tỉ lệ sâu bệnh hại, các yếu tố cấu thành năng suất vànăng suất đã được thu thập và xử lí thống kê để đảm bảo độ tin cậy

Kết quả thí nghiệm cho thấy: Giống TN 12 là giống dưa leo có triển vọngnhất: Với khả năng nảy mầm mạnh nhất (97,3%), chiều dài thân chính trung bình đạt164.5 cm, số lá 26,9 lá, đạt 9,7 nhánh tại thời điểm 42 NST Chiều dai quả đạt 16,4

cm, đường kính qua đạt 4,1em, bề day thịt quả đạt 1,1 cm, độ Brix dat 4,7 % va đạt độcứng là 43,8 N Năng suất thực thu đạt 27,0 tan/ha, năng suất thương phẩm dat 23,7tan/ha vượt 22,2% so với giống đối chứng Hunter 1.0, mang lợi nhuận cao140.287.500 đồng/ha/vụ và đạt tỷ suất lợi nhuận cao nhất 1,7

Trang 5

US ESSE eee Bereta cer eee ee eee cố ee Cố ee 1

1 9,Giới hạn đề tai eee eee eccceceececsecsecsecsesseceecseesecsessesseceeceveseceseseceeesessesseesessessesseesessesseeeeeseees 2

CHW OTIE ÍÍ cái 66x 66166650432665545543683354684346538106Gi5vS35ỹ53ESE4kiuxàasgSSGG04E1408355408:18 3 cai5634Gl5S15888144 3

TONG QUAN TÀI THẾ U ueeesnsreseeenndrirrordinbttrnirttipnnerotftorrntteetrrorisgtesrtsarrrreeeseee 31.1 Giới thiệu chung về dưa leO 2- 2-5255 522SE2SE+EE£2E2EE2EEEEEEEEEEEEEEEEZErrxrrrrrree 31.1.1 Nguồn gốc và sự phân b6 2: 2¿©2222222E2EE22E22E122E22212212211221211221 2122 31.1.2 Đặc điểm hình thái 2-52 +S+SS+SE2E£2EEE2E21211211212112112111111111121111 1211 ca 3eee IEvVC Kinh THỦI uaseeeseeokorientigitkrogGBfBrtðg8tg0iES&msigiiNttnirsndfirnosdifesrttdbrgerai 4

DE BẰNG naseeksoiindoibiitiiptiitibisroibttkitltedftidktpidtgtHipdbiattiGnlSEgcttpoiiGgCSSu40/18400g0g684 pedE 51.1.3.3 Âm độỘ - 5 222 22221221212212112121121121111211211112112111112111112112111212121211 re 5

Ue rh đfrUNG sadaggveieoocoobosi66i01t60/01x1980%080001050003Ak0n)04G000700230x30078gE0ãEE 5

Trang 6

1.1.4 Các thời kì sinh trưởng và phát ục - - 52+ *£+kS+22 ng re giết 6

L.1.4.1 Thod ki 2.7886 4 Ả 6

IIE SA 0s 6

Te, CNOA GUM sasassssbssootodiisisogdtigEuniuSDAdE.40s85 80g08 S0g2uiNSESr3E155n0-G00/4G91810clng3ESringfuk8ipShrx2plsi43G0.8N2 #

1.1.4.5 Thời kì già cỖi 2 2-2222212212221221121121121121121121121121121111221121121221 1e 7

1.1.5 Một số sâu bệnh hại đưa leo 2-5252 SS£SE2EEEE£EE2E2EE2122121212212121 2122222 2X 7

1.1.5.1 Sâu hại - 25s 2 2 221221121122112112112112112111211211211211 11211212211 ree 7

1.1.5.2 Bem /'4353ỤẦAẢÝ 8

1.2 Giới thiệu ưu thé lai và tiêu chuẩn của một giống tốt - 2222225225222: 9

ee oe Khối Hãi essssssesuereeosbseieoadiBohiooldbcbrtusftĐrdieoglfuroidirZingiosctZEbgitrsbc2.peoaZ0:Ci 91.2.2 Tiêu chuẩn về một giống tỐt 2-2 2 22 222E£+EE££EE£EEEEEE2EEEEEZEEEEErrkrrrrers 91.3 Tình hình nghiên cứu về đưa leo trên thế giới và Việt Nam -2- 222 101.3.1 Tình hình nghiên cứu về dua leo trên thế giới -22222z22zzzz2zzz=+2 101.3.2 Tình hình nghiên cứu về giống dưa leo ở Việt Nam -2 25z ll1.3.2.1 Một số thành tựu về chon tao giống 010x509 111.3.2.2 Một số kết quả thi nghiệm khảo sát về giống dưa leo -222- 5522 12

Chương 2 <5 5< << St tt 0000 00 0000000000000 820 15

VAT LIEU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU «<s<c5s 152.1 Thời gian va địa điểm thí nghiệm 2- 2-©22+SS£2E2EE£EE22EE2752221271221221 22.22 c2 152.2 Didu kién thé mobi nh HẶ)HẬHẬH, 152.2.1 Điều kiện khí hậu thời tiét oo c ee ceceecc ccc cseeeeseseceeceesessesseseesseeseeseesesesseeeseees 152.2.2 Điều kiện đất Mai eee cecccccccecccesessecseesessssessssessessessessessessssessessesaessessesseeaeeseseee l6

z3 Vial VEU SHC CU seneneuenteointtietitdisetixt330H0458SEUNGISSSSHDHSEGIHNIDRGGRSEHENSERSGGGDRSHSE2S.2N0S//0GDESE 16

Ee 16

Trang 7

2.3.2 Phân bón và thuốc bảo vệ thực vậtt - 2+s+2s+E2+E2EEEEE2E221221222122122222 2x xe 17

DS 3 V at HỆU KH Öh::t201011100001E-1SSEGDB4GIREDEERESGLEGEIEBEEGIASEAXHEEEEB-SESSEEEHREECEERESESESISESĐMSEHSERRSEE 18

2.4 Phuong phap nghién Cu cece eee 19

A TRG ted BEd ro PNỚGG Ố.Ề.Ố.Ề.Ốố.ốẺ.ẻ.ẻ 19

DADs (J0 TiO AL MSHI ss soseanvsnstasorananancsinehnesaaneumen senacimniamnsownenanwseuntnsitas tonaninntaseuevonascasetann 20

2.5 Các chỉ tiêuvá phương phap Theo C1 si tinh gi Hà HA sessnsversasasessssasaasnase 20

2.5.1 Tỷ lệ nay mam va thời kỳ sinh trưởng phát dục -2222222++2z+2zz+zzze: 202.5.2 Các chỉ tiêu về sinh trưởng 2-22 2 5222E22SE+2EE2EE22E22EE2212212712222221222222-e 21

25,3 Ghiahantink hink s80 BEHH-HAIiesseeesentrnnoinidueoindiSEGintESS0018380891000-0G8.013N9.000300N8000038 21

2.5.4 Các yêu tô cau thành năng suất và năng suất -2- 22 ©2++22z+2z+zcszze 22Taher 0 cae ecetiesencmrcssorm ctor trot omiecstncent 232.5.6 Hidu qua kin 0 8n - 242.6 Phuong phap 000001 18 24

2.7 Quy trình ky thuật áp dung trong thí nghiém 5555222 £++cserezrerererrrs 24

THỊ Ul vỗ giang hi gì TeevessarsanootbsrnonnGosheigNoiitpt0A609/6000008908609/0maseonvei 242.7.2 Chuẩn bị đất và lên luống - 2-2 2+2 ++EE+EE2EE2EEEEE22E221212122112122121222 Xe 252.7.3 Phú bạt, đục lỗ coeseeeebininiiniilESidiiEtug00EC10, 0010113010133135000002103013340011814011800019519001000 25

2.7.4 CHAM 2 25

Deki LIU HỌNG cesaspenasaesosnexceneswarusawalsasenag eaten cnsktee pr sre Sn epmic a eas Sah a Saale ERs i30 26

CHURCHES | ssccassncsssnnnsescnnssannesssssusansnesccavanssneneuesnsusvaceentessenseacossneniesvonsesorscennamsenersesuseansnees 27

KT Gia 'Y 17110017117 7 Gueaeeexnrdaderddoobrrtrdgrodoasgtiiixaiastatfotsgtftaipsegl 273.1 Các chỉ tiêu về thời gian sinh trưởng phát dục sáu giống dưa leo trồng vụ Hè Thu

tại huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận - 22 2222222 2+22£*22E££2EE+zEEErrEeszeeerreerre 37

3:1.3 Thời Sian sinh (WON sesczsesosissiiilbiixtaiitii5i3iv68g9890601535000030101311014L 303380038308 27

3.1.2 Thời gian sinh trưởng sinh dục - ences ce eesceeceeeececeeeseecneescseeseeeesens 28

VI

Trang 8

3.2 Các chỉ tiêu về sinh trưởng của sáu giống dưa leo trồng vụ Hè thu tại huyện Đức

3.2.1 Chiều dài thân chính của sáu giống dưa leo - -cccc+cccccsc-c-e 3Ï3.2.2 Số cành cấp 1 của sáu giống dưa leo -2©-++22+22++2E22EE2EE2Eerxrrrrerxees 343.2.3 Số lá trên thân chính của sáu giống dưa leO - 2 22©2z22++22z22z+zz+zzxzex 353.3 Tinh hình sâu bệnh hại sáu giống dưa leo trồng vụ Hè Thu tại huyện Đức Linh,

5n18057ì:1:08.7 01127575 :l1Ã 38

3.4 Các yêu tô câu thành năng suât và năng suât của sáu giông dưa leo trông vụ Hè

Thu tại huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận -. 55-5222 * S22 *+2E++E+srsrerrrsrrrrves 40

3.4.1 Các yếu tô câu thành năng suất của sáu giống dưa leo -2-2-5¿ 413.4.2 Năng suất của sáu giống dưa leo tham gia thí nghiệm - 2-2 5+: 423.5 Đặc điểm hình thái và phâm chat của sáu giống dưa leo thí nghiệm trồng tại huyện

Tức Linh, tỉnh Bink ThHẤH seszzsrsssieoesrneobiessti93EE-SD2416399809930530gdìAg2H830g1233ã006g21qg0uxgm4 44

3.5.1 Đặc điểm hình thái quả của sáu giống dưa leo thí nghiệm - - 443.5.2 Phẩm chat quả của sáu giống dưa leo - ©2522 2222222E22E22E2E2E2E2Ezxezree 463.6 Hiệu quả kinh tế của sáu giống dưa leo trồng tại huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận

C2 1121122112112212112111112112112112112112111121121121121121121121111211112111121121121121121211211 1 1e 47

KET LUẬN VA DE NGHỊ 2 s<©-s++ee+eerrerrxerreerxerrerrxerserrxrrserrerrsrree 49KKẾt luận - + S221 EEE12112121211211211121111112112111211111111111211112012121212121222 21 re 49

TỂ như THỊ s.cczscasesxsiep ti bi snsditositl3g8019u.0EA00230-931301180343:g017601E.6i2307SggGã8g-t0386i3i0g01/21-33003i000.30g01G3m.goaolrsggsi 49

YẤT TIEU THANH KHẢ scence ssc caer 50

EE 53

Phu luc 1: Tinh toán hiệu qua kinh TỂ Q.0 221 21221212112112112121121121211222112221221 2 re 53Phụ lục 2: Một số hình ảnh của thí nghiệm - 2-2 SSS2SE+SE+2E££E2£E22EZE2ZEzZEz2ze2 55Phụ lục 3: Kết quả xử li thống kê 22 2 eceesesessesseeseeeeeesesseeseesseeseeseees oe 55

Trang 9

DANH SÁCH TU VIET TAT

Viết tắt Viết đầy đủ/Nghĩa

BNNVPTNT Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn

Ctv Cộng tác viên

CV Coeficient of Variation/Hé số biến động

ĐC Đối chứng

KLTB Khối lượng trung bình

TLL Lan lap lai

NSLT Nang suat li thuyét

NSG Ngay sau gieo

NST Ngày sau trồng

NSTP Năng suất thương phẩm

NSTT Năng suất thực thu

Trang 10

DANH SÁCH CÁC BANG

Trang

Bảng 2.1 Tình hình thời tiết từ tháng 6/2021 đến tháng 9/2021 tại nơi làm thí nghiệm

il Te al aD ie es lc ae AIS DES 15

Bang 2.2 Đặc tính lí, hóa khu đất làm thí nghiệm -2 2 22©5222++2zz2zz+z+2 16 Bang 2.3 Các giống dưa leo thí nghiệm 2-22 ©22222£2E2SEE2EE2EZ22E22E2221 222222 l6

Bang 3.1 Thời gian nảy mam, ra lá thật và tỷ lệ nảy mam sáu giống dưa leo 27

Bảng 3.2 Thời gian phat dục của sáu giống dưa leo thí nghiệm - 2Ð Bảng 3.3 Chiều dai thân chính (cm) của sáu giống đưa leo thí nghiệm 32

Bảng 3.4 Số cành cấp 1 (cành) của sáu giống dưa leo thí nghiệm 34

Bảng 3.5 Số lá trên thân chính (lá) của sáu giống dưa leo thí nghiệm 36

Bang 3.6 Tình hình sâu bệnh của sáu giống dưa leo thí nghiệm - 38

Bang 3.7 Kha năng ra hoa và đậu qua của sáu giống dưa leo tham gia thí nghiệm 41

Bang 3.8 Năng suất của sáu giống dưa leo thí nghiệm -2-2222225z22zzc+2 43 Bang 3.9 Một số đặc điểm hình thái cúa sáu giống dưa leo thí nghiệm 44

Bang 3.10 Một số chỉ tiêu về phẩm chất quả -2- 2-52 S22SE+2E££E££E£E£E2EzEezzez 46 Bang 3.11 Hiệu quả kinh tế của sáu giống dưa leo trong thí nghiệm - 48

Trang 11

Hình 3.2 Sầu xanh gầy hại trên ÍÃ ; ‹ acc <6 26 6166221814202 241414 1àn6 44 dã s8 eee 38

Hình 3.3 Triệu chứng ngọn non bị bọ trĩ gây hại 38

Hình 3.4 Bệnh chết rạp cây con -cc 2711221122 si 39

Hình 3.5 Bệnh khám lá dưa 166 saiss sonee 2 scanex qian poorer BAN GA ©GiRA 44484 3408083 axe 39

Hình 3.6 Quả của sáu giống dưa leO cc c2 112111111 23211: 45

Hình 3.7 Do đường kính quả . -c-cc 2c c2 222212222 aes 45

Hình 3.8 Do bề day thịt quả c c2 1111221112 SH TT nhàn 45

Hình 3.9 Do độ cứng (N) của quả c cent ena n2 47

Hình 3.10 Do độ Brix (3%) của quả c2 nent eaten nhớ 47

Trang 12

GIỚI THIỆU

Đặt vần đề

Cây dưa leo (Cucumis sativus L.) là một trong những loại rau quả có thành

phan dinh dưỡng cao và là loại thực phẩm thường xuyên xuất hiện trong những bữa ănhàng ngày Về mặt dinh dưỡng, kết quả phân tích cho thấy trong 100 g dua leo chứa95% nước, 15 kcal, 0,8 g dam, 3 g glucid, 23 mg canxi, 1000 meg sắt, 27 mg P, 5 mg

vitamin C và 0,1 mg vitamin PP (trích dẫn bởi Phạm Hữu Nguyên, 2021).

Thực tế hiện nay, người nông dân có yêu cầu cao về giống có khả năng chốngchịu sâu bệnh tốt, năng suất và chất lượng cao Trong thời điểm hiện nay thì giống câytrồng là chìa khóa dé giải quyết những van đề về việc phát triển nền nông nghiệp nước

ta Hiện nay, với công nghệ lai tạo giống hiện đại nhiều công ty về giống cây trồngtrên thị trường đã chọn tạo và nhập khẩu được rất nhiều giống dưa leo sinh trưởng tốt,chống chịu sâu bệnh, đa dạng về màu sắc, hình dạng, kích thước quả phục vụ chonhiều mục đích khác nhau Tuy nhiên, ở mỗi vùng miền có một điều kiện canh tác, tựnhiên khác nhau nên việc trồng thử nghiệm dé tìm ra được giống có năng suất cao, sứcchống chịu với sâu bệnh tốt, sinh trưởng mạnh phù hợp với điều kiện tự nhiên của khuvực và phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng là điều rất cần thiết

Huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận là vùng được thiên nhiên ưu ái về đất đai

và thời tiết, rất phù hợp để trồng một số loại rau nói chung và dưa leo nói riêng Với sựkhảo sát nhanh trong 15 hộ trồng dưa leo tại xã Tân Hà thì giống dưa leo được trồngphô biến là giống Hunter 1.0 (84 %), nhưng trồng một giống quá đại trà thì sẽ khôngbền vững được

Xuất phát từ những nhu cầu thực tiễn đó, đề tài: “Khảo sát sinh trưởng, pháttriển và năng suất của sáu giống dưa leo (Cucumis sativus L.) trồng vụ Hè Thu tạihuyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận” đã được tiến hành

Mục tiêu

Chọn được giống dưa leo sinh trưởng phát triển mạnh, ít bị sâu bệnh hại, đạt

năng suât cao và quả kinh tê cao hơn so với giông đôi chứng.

Trang 13

Yêu cầu

- Bố trí thí nghiệm đồng ruộng đúng phương pháp và theo dõi các chỉ tiêu vềsinh trưởng (chiều cao, số cành, số lá), phát triển (ngày ra hoa, ngày đậu quả, ngày bắtđầu thu hoạch, ngày kết thúc thu hoạch), ghi nhận tình hình sâu bệnh hại, các yếu tốcau thành năng suất và năng suất của sáu giống dua leo

- Sơ bộ lượng toán hiệu quả kinh tế khi trồng 6 giống dưa leo

Giới hạn đề tài

Đề tài chỉ thực hiện với sáu giống dưa leo F1 trồng trên nền đất thịt pha sét từtháng 6/2022 đến tháng 9/2022 tại xã Tân Hà, huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận vàkhông phân tích chỉ tiêu pham chat quả dua leo

Trang 14

Chương 1 TONG QUAN TAI LIEU

1.1 Giới thiệu chung về dưa leo

1.1.1 Nguồn gốc va sự phân bố

Dưa leo có tên khoa học là Cucumis sativus L., thuộc ho bầu bí(Cucurbitaceae) Trung tâm khởi nguyên của dưa leo được cho là ở Nam A và đượctrồng trọt cách đây khoảng 3000 năm Cũng có ý kiến cho rằng cây dưa leo có nguồn

sốc từ Việt Nam Hiện nay, dưa leo được trồng khắp nơi trên thế giới, từ xích đạo đến

63° vĩ bắc, đứng thứ 6 trong số các loại rau trồng phố biến trên thế giới (Mai Thi

Thân: Dưa leo thuộc cây thân thảo hàng niên, thân dài có nhiều tua cuốn đểbám khi bò, chiều dài thân cây tùy điều kiện canh tác và giống, thường dài từ 0,5 - 2,5

m Căn cứ chiều cao cây dưa leo chia làm 3 nhóm: nhóm thân lùn có chiều cao thân0,6 - 1 m, nhóm thân trung bình có chiều cao thân 1 - 1,5 m, nhóm thân cao có chiều

cao 1,5 - 3 m và đặc biệt có loại thân cao 4 - 5 m.

Trang 15

Trên thân lá mam va lóng thân trong điều kiện 4m độ cao có thể hình thànhnhiều rễ bất định Tùy giai đoạn sinh trưởng mà thân có thân hình tròn hay góc cạnh,

có lông ít hay nhiều tùy vào giống Thân thường phân nhánh nhưng có loại dua leo

hoàn toàn không có nhánh ngang Sự phân nhánh của dưa leo còn chịu sự ảnh hưởng

của nhiệt độ ban đêm.

Lá: Dưa leo có lá mầm và lá thật, hai lá mầm mọc đối xứng qua trục thân Lámam có hình trứng và là chỉ tiêu quan trong để đánh giá và dự đoán tình hình sinh

trưởng của cây Lá thuộc dạng lá đơn, mọc cách, chia thùy nhọn hoặc dạng chân vịt,

dạng lá tròn Lá trên cùng một cây cũng có kích thước và hình dang thay đối, trên lá cólông và cuống ngắn Lá thật có 5 cạnh, trên cuống lá có lông cứng, ngắn Màu sắc láthay đối theo giống và chế độ phân bón

Hoa: Hoa có màu vàng, đường kính 2 - 3 cm Cây có hoa đơn tính đồng chu,đôi khi xuất hiện đơn tính biệt chu và dạng hoa lưỡng tính Hoa cái mọc ở nách láthành đôi riêng biệt, hoa đực mọc thành chùm và thường xuất hiện sớm hơn hoa cái.Cánh hoa màu vàng và chủ yếu thụ phan nhờ côn trùng

Quả: Quả lúc còn nhỏ có gai xù xì, khi quả lớn gai mất đi Quả từ khi hìnhthành đến khi thu hoạch có màu xanh đậm đến xanh nhạt, có hay không có hoa văn(sọc, vết, chấm) Khi chín, quả chuyển sang màu vàng sậm, nâu hay trắng xanh Quảtăng trưởng rất nhanh tùy theo giống Trong quá trình sản xuất đưa leo thường xuấthiện quả dị hình, quả phát triển không cân đối Đó là quá trình biến đổi quá mạnhtrong thời kỳ phôi thai Có thé thu hoạch 8 - 10 ngày sau khi hoa nở Phẩm chat quả

phụ thuộc vào độ chặt của thịt quả, độ lớn của ruột quả, hương vi qua.

Hạt: Hat có màu trắng ngà, kích thước thay đổi tùy theo sự vận chuyên cácchất dinh dưỡng của cây vào hạt, số hạt trong quả dao động 200 - 300 hạt Khối lượng

1000 hạt khoảng 20 - 30 g.

1.1.3 Yêu cầu về sinh thái

1.1.3.1 Nhiệt độ

Theo Phạm Hồng Cúc và ctv (2001), dưa leo yêu cầu nhiệt độ nảy mầm của

hạt phải cao hơn 12°C Nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng, phát dục là 18 - 32°C.

4

Trang 16

Nhiệt độ thấp hơn 5°C hay cao hơn 40°C là cây ngừng sinh trưởng Nhiệt độ ảnhhưởng trực tiếp đến thời gian ra hoa của cây Nhiệt độ thích hợp để trái lớn nhanh là

25 - 30°C.

Tổng tích ôn từ lúc hạt nảy mầm đến khi thu hoạch quả đầu tiên của giống địaphương là 900°C và đến kết thúc thu hoạch là 1.650°C Nhiệt độ ảnh hưởng trực tiếpđến thời gian ra hoa của cây, nhiệt độ càng thấp thời gian ra hoa càng kéo dài (Mai Thị

Phương Anh, 1996).

1.1.3.2 Ánh sáng

Dưa leo thuộc nhóm cây ưa sáng, ngày ngắn Độ dài chiếu sáng thích hợp chosinh trưởng và phát dục là 10 - 12 giờ/ngày Nắng chiều có tác dụng tốt đến hiệu suấtquang hợp làm tăng năng suất, chất lượng quả và rút ngắn thời gian lớn của quả

Cường độ ánh sáng thích hợp cho dua leo trong phạm vi 15.000 - 17.000 lux Nangnhiều có tác dụng tốt đến khả năng quang hợp làm gia tăng năng suất, chất lượng quả

và rút ngắn thời gian gia tăng độ lớn của quả (Pham Hồng Cúc và ctv, 2001)

1.1.3.3 Âm độ

Qua dưa leo chứa đến 95% nước nên yêu cầu 4m độ của cây rất cao Mặt khác

do phiến lá lớn, hệ số thoát hơi nước cao nên dua leo là cây đứng đầu về nhu cầu nướctrong họ bau bí Độ ẩm thích hợp cho dưa leo là 85 - 95%, độ 4m không khí 90 - 95%

Dưa leo yêu cầu về độ ẩm đất rất lớn, chịu hạn rất yếu, thiếu nước cây sinh trưởng

kém và tích lũy chất cucurbitaxin làm quả trở nên đắng Thời kì ra hoa, tạo quả yêucầu lượng nước cao nhất Tuy nhiên, âm độ không khí cao lại giúp cho bệnh sươngmai phát triển mạnh (Mai Thị Phương Anh và ctv, 1996)

1.1.3.4 Dat và dinh dưỡng

Theo Phạm Hồng Cúc và ctv (2001), do bộ rễ phát triển kém nên cây dưa leokhông chịu được úng và hạn, thiếu nước cây sinh trưởng kém đồng thời tích lũy chấtcucurbitaxin gây dang quả Dưa leo thích hợp với loại đất có thành phần cơ giới nhẹnhư đất cát pha, đất thịt nhẹ và thoát nước tốt, độ pH thích hợp là 5,5 - 6,5

Trang 17

Dưa leo thích hợp với các loại đất có thành phần cơ giới nhẹ như đất cát pha,đất thịt nhẹ và thoát nước tốt, độ pH thích hợp là 6,5 - 7,5 Trong các nguyên tô dinhdưỡng, dưa leo hút nhiều nhất là kali sau đó đến đạm, lân.

1.1.4 Các thời kì sinh trưởng và phát dục

Theo Phạm Hồng Cúc và ctv (2001), các thời kì sinh trưởng - phát dục chủyếu của dưa leo bao gồm:

1.1.4.1 Thời kì nảy mầm (từ khi mọc đến khi 2 lá mầm)

Hạt dưa leo tương đối lớn chứa nhiều đinh dưỡng nên mọc mầm khá mạnh,yếu tô quan trọng trong thời kì này là nhiệt độ Dưa leo có thể nay mam ở 15 - 30°C,nhiệt độ thích hợp 25 - 30°C Sau khi gieo nếu gặp nhiệt độ thấp hoặc quá cao trongthời gian dài hạt dễ bị thối Hai lá mầm sau khi xuất hiện thì tăng trưởng mạnh và cótác dụng quang hợp tốt, là bộ phận quan trọng cung cấp vật chất đồng hóa cho cây sinh

trưởng.

1.1.4.2 Thời kì cây con (từ khi cây có 2 lá mầm đến 4 - 5 lá thật)

Là thời kì từ khi xuất hiện 2 lá mầm đến khi xuất hiện 4 - 5 lá thật Thời kì này

bộ phận trên mặt đất sinh trưởng chậm, thân mọc thang chua phan canh, long thanngắn, lá nhỏ, tốc độ ra lá chậm

Bộ phận dưới mặt đất phát triển tương đối nhanh cả về độ sâu và bề rộng, khảnăng ra rễ phụ rất mạnh Thời ki này kết hợp vun xới và bón thúc, tưới nước giữu 4m

dé kích thích rễ phát triển, chú ý phòng trừ sâu bệnh

1.1.4.3 Thời kì ra hoa (từ khi cây có 4 - 5 lá thật đến khi ra hoa cái đầu tiên)

Sau khi có 4 - 5 lá thật, cây sinh trưởng rất nhanh Thân cây thời kì này pháttriển thắng đứng chuyên dan sang trạng thái leo, bò Sự phát triển về độ dài thân ở thời

kì này phát triển rất mạnh, độ dài lóng thân rất dài so với thời kì cây con, nhanh phụ,tua cuốn hình thành liên tục, hoa đực ra nhiều, hoa cái đầu tiên xuất hiện

Ở thời kì này thời xuyên xảy ra tình trạng mắt cân đối giữa sinh trưởng và pháttriển dẫn đến thân lá nhiều, hoa quả quả ít, nếu không chăm sóc đúng kỹ thuật Vì vậycần chú ý cân đối dinh dưỡng, điều tiết nước, tia nhánh, vun xới dé cho năng suất cao

6

Trang 18

1.1.4.4 Thời kì ra quả (từ khi có hoa cái đầu tiên đến hình thành quả tập trung)

Cây sinh trưởng và phát triển rất mạnh, khối lượng thân, lá, quả trên mặt đất

và khối lượng dưới mặt đất đạt tối đa Quả được hình thành một cách liên tục, quả tăngnhanh về kích thước và khối lượng, quả phát triển cân đối, mẫu mã đẹp Năng suất vàchất lượng quả đạt tốt nhất, phần trăm số quả thương phẩm cao

Đây là thời kì cây yêu cầu nước và dinh dưỡng, vì vậy cần bón thúc hợp lí, thuhoạch quả đúng độ chín thương phẩm nhằm tăng chất lượng, năng suất

1.1.4.5 Thời kì già cỗi (từ sau trái rộ đến tàn)

Là thời kì cho quả rộ đến tàn Thời kì này sinh trưởng thân lá giảm, hoa quả ít,nhỏ, quả đèo nhiều Cần chú ý chăm sóc dé kéo dai thời gian thu hoạch, làm tăng năngsuất quả cuối vụ

1.1.5 Một số sâu bệnh hại dưa leo

1.1.5.1 Sâu hại

Theo Tạ Thu Cúc (2005), thành phần sâu hại dưa leo rất phong phú, nhưngmức độ gây hại phụ thuộc rất nhiều vào giống, thời vụ gieo trồng, tình hình sinhtrưởng phát triển và chế độ dinh dưỡng trong cây Một số sâu hại chủ yếu trên dưachuột gồm có: sâu xám, sâu đục quả, rệp, nhện đỏ, ruồi đục quả, ruồi đục lá, bọ trĩ, bọ

xít nâu Dưa leo thường bị các loại sâu bọ gây hại nghiêm trọng.

Sâu ăn 1a (Diaphania indica): Sau non đài khoảng 8 - 10 mm, màu xanh lá cây

nhạt, trên lưng có 2 sọc trang dọc theo cơ thé, nhộng màu nâu đen, trứng nhỏ, màuvàng nhạt Sâu xanh ăn lá phát sinh gây hại từ khi cây dưa leo còn nhỏ đến có trái,

nhiêu nhất là khi cây bat dau ra hoa và có trái non.

Bọ trĩ hay bù lạch (7#zips palmi): Thanh trùng và ấu trùng rất nhỏ có màutrang hơi vàng, sống tập trung ở dot hoặc mặt dưới lá non, chích hút nhựa cây làm chođọt non bị xoăn lại Mật độ cao làm cây can cỗi, chin dot, không vươn long, lá vàngkhô, hoa rụng, ít trái và trái nhỏ, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh trưởng, phát

triển và năng suất đưa leo Bọ trĩ còn là môi giới truyền bệnh virus cho cây dưa leo Bọ

trĩ phát triển mạnh vào mùa khô hạn

Trang 19

Rudi đục lá (Liriomysa trifolii): Trưởng thành là loài ruồi nhỏ, dài khoảng 1,5

- 2mm, màu đen, có vệt vàng trên ngực Rudi non gọi là doi, màu vàng nhạt, minh det,dài khoảng 2 mm Nhộng màu nâu vàng, dính trên lá hoặc rơi xuống đất Ruồi trưởng

thành hoạt động ban ngày, đẻ trứng trong mô mặt trên lá Sâu non nở ra đục dưới lớp

biểu bì lá thành những đường vòng vèo màu trắng, có thể nhìn thấy con dòi và phâncủa chúng trong các đường đục Nhiều vết đục sẽ làm lá bị cháy khô, cây sinh trưởngkém và mau tan lụi, quả ít và nhỏ Rudi đục lá có thé phát sinh phá hại rất sớm từ khi

cây mới mọc đên khi cây ra hoa, có quả Thiệt hại mùa khô thường cao hơn mùa mưa.

Rép muội (Aphis gossypii): Âu trùng lẫn thành trùng đều rất nhỏ, độ đài 1 - 2

mm, có màu vàng, sống thành đám đông ở mặt dưới lá non từ khi cây có hai lá mầmđến khi thu hoạch, chích hút nhựa cây làm cho ngọn cây dưa leo chùn đọt, sinh trưởngkém và lá bị vàng Ray còn là môi giới lan truyền bệnh kham virus cho cây dưa leo

1.1.5.2 Bệnh hại

Theo Phạm Văn Biên và ctv (2003), trên cây dưa leo có các loại bệnh hại:

Bệnh chết cây con (Rhizoctonia solani): Cỗ rễ cây con bị thối nhãn, tóp lại,màu nâu, cây ngã gục trong khi lá non vẫn còn xanh, sau vài ngày cây khô héo Bệnhphát triển mạnh trong điều kiện thời tiết nắng nóng, am độ cao, trên đất cát thườngnhiều hơn đất thịt

Bệnh sương mai (Psedoperonnospora cubensis): Bệnh gây hại thân lá là chủ

yếu Thời kì đầu vết bệnh nhỏ, không màu thường hình thành một lớp nấm mốc màutrắng như những sợi tơ Khi bệnh nặng thì nhiều vết bệnh liên kết thành đám lớn Bệnhthường gây hại nặng trong điều kiện độ ẩm không khí cao, kèm theo mưa phùn, trời

âm u, thiếu ánh nắng, nhiệt độ thấp khoảng 189C

Bệnh khảm lá (Cucumber mosaic virus): bệnh xuất hiện trên cây dưa leo và họbau bí thường thé hiện rõ nhất ở lá non những vết loang 16, xanh đậm và xanh vàngxen kẽ lẫn nhau, lá thường bị biến dang, phiến lá gồ ghé, bệnh nặng lá nhỏ hẹp coquắp Quả bị bệnh thường nhỏ và biến dạng, trên vỏ quả có các vết đóm xanh đậm vàxanh nhạt loang 16

Trang 20

Bệnh phan trắng (Ƒzysiphe cichoracearum): bệnh phá hại hầu hết các câytrong họ bầu bí Cây bị bệnh gây hại sẽ ảnh hưởng đến quá trình quang hợp do lá bịrụng, cây sinh trưởng, phát triển kém, năng suất và chất lượng đều giảm Bệnh gây hại

từ giai đoạn cây con, hại thân lá, cành Vết bệnh đầu tiên là những điểm mat chất màuxanh rồi chuyền dần sang màu vàng, lá bị bao phủ một lớp bột giống như phan rồi lantruyền sang các lá trên cây

1.2 Giới thiệu ưu thế lai và tiêu chuẩn của một giống tốt

1.2.1 Giới thiệu ưu thế lai

Ưu thé lai chuẩn: ưu thé lai chuẩn dùng dé chỉ phan trăm con lai F1 hơn giống

sản xuât đại trà và làm đôi chứng chuân.

Đặc điểm của ưu thé lai chuẩn: ưu thé lai mạnh ở đời F1 và giảm dan qua cácthế hệ sau; hầu hết các tính trạng có ưu thế lai đương và với ưu thế lai dương con lai có

giá trị lớn hơn bố me; một số tinh trạng như thời gian sinh trưởng ở một sé cay xuat

hién wu thé lai 4m (Phan Thanh Kiém, 2006)

1.2.2 Tiêu chuẩn về một giống tốt

Tiêu chuẩn của một giống tốt: Theo Phan Thanh Kiếm (2006) thì tiêu chuẩncủa một giống tốt là giống có: 1) Năng suất cao: Đây là mục tiêu quan trọng nhất vimục đích của người sản xuất là để thu được năng suất cao Giống không chỉ cho năngsuất cao mà cần có hệ số kinh tế cao Ngoài yếu tố năng suất cao, giống còn phải chonăng suất ôn định, nghĩa là ngay trong những mùa gặp các yếu tố bat lợi (như han, rét)giống van cho thu hoạch tốt hơn những giống khác 2) Pham chat tốt: Tùy mục đích sửdụng và nhu cầu sử dụng ma tạo ra những giống có phẩm chất khác nhau Nhu cầu vamục đích sử dụng thay đổi theo thời gian Phẩm chất nông sản phản ánh: chất lượngdinh dưỡng, chất lượng chế biến và chất lượng mẫu mã hàng hóa 3) Chống chịu tốt:Ngoài tính chống chịu trong những điều kiện bat lợi bất thường, phải có những giốngphù hợp với điều kiện canh tác đặc thù: giống chịu hạn, giống chịu phèn, giống chịumặn, giống chịu ung, giống chịu rét 4) Thời gian sinh trưởng phù hợp: Mỗi vùng sảnxuất yêu cầu bố trí cơ cầu luân xen canh, gối vụ khác nhau nên giống phải phù hợp với

cơ cau cây trồng của vùng 5) Phù hợp với trình độ và phương thức canh tác nhất định:

Trang 21

Phải có giống phù hợp với mức độ đầu tư khác nhau ở những điều kiện cho phép khácnhau, phương thức gieo trồng chăm sóc và thu hoạch khác nhau.

Năng suất của giống mới muốn được công nhận phải cao hơn giống dang dùngtrong sản xuất là 10 - 15% Giống có tính chống chịu sâu bệnh tật, sạch sâu bệnh, lâu

thoái hóa (Phạm Văn Dué, 2005).

1.3 Tình hình nghiên cứu về dưa leo trên thế giới và Việt Nam

1.3.1 Tình hình nghiên cứu về dưa leo trên thế giới

Theo FAOSTAT (2019) diện tích trồng dưa leo trên thế giới tập trung chủ yếu

ở Châu Á với diện tích 1.581.441 ha, chiếm tỉ trọng lớn về sản lượng trên toàn thế gIỚIvới 78.470.171 tan và năng suất trung bình cao nhất 49,62 tan/ha

Soleimani và ctv (2009), nghiên cứu một số giống dưa leo tại nhà kính trungtâm Nghiên cứu Nông nghiệp Jiroft và Kahnooj Shahid Moghbeli ở miền nam nướcIran trong 2 vụ vào năm 2004 và 2006 Kết quả cho thấy, giống E3215516 (nguồn gốc

Hà Lan) cho năng suất trung bình cao nhất (328,1 tắn/ha), quả dài 13,71 em và đườngkính 3,51 cm; giống 2289-RZ (nguồn gốc Hà Lan) năng suất trung bình 199 tan/ha,

quả dai 15,63 cm và đường kính quả 3,02 cm.

Vào năm 2008 Rodillas và ctv đã nghiên cứu và cho kết quả nghiên cứu 4giống dưa leo Mlocos White, Batangas White, Poinsett 76, Governor (giống lai) tạiPhilippines: giống Poinsett 76 cho năng suất cao nhất (38 tan/ha), giống Ilocos Whitecho năng suất thấp nhất (9,9 tan/ha)

Từ năm 2006 - 2007, giống Chipper chịu lạnh đã được lai với dòng M29 códang quả phù hợp với yêu cau thị trường chế biến tạo ra 13 giống mới đưa vào thương

mai: “Gabrielle” ARSCHBCs, “Sara” ARS CHBC¿, “Kodie” ARS CHBCs, ARS

10

Trang 22

cm) Các giống cho năng suất cao nhất là Eureka (34,54 tan/ha), Francipak (32,72tan/ha) đối với dưa leo quả nhỏ và các giống dưa leo bao tử nồi bật cho năng suất trên

10 tan/ha là Vlasset, Supermo, Vlasstar và Prémio (Resend và Flori, 2003)

1.3.2 Tình hình nghiên cứu về giống dưa leo ở Việt Nam

Theo Tạ Thu Cúc và ctv (2000), các giống dua leo trồng phổ biến ở nước tahiện nay là các giống địa phương và được phân thành hai nhóm theo kích thước quảngắn và quả trung bình

Nhóm quả ngắn: có giống phé biến là Tam Dương - Vĩnh Phúc với chiều daiquả 10 em, đường kính quả 2,5 - 3 cm, thời gian sinh trưởng từ 65 - 80 ngày, năng suấtthấp 15 - 20 tan/ha

Nhóm quả trung bình: gồm các giống như Thủy Nguyên (Hải Phòng), Quế

Võ (Hà Bắc), Yên Mỹ, Yên Phong có chiều dài quả 15 20 em, đường kính quả 3,5 4,5 cm Thời gian sinh trưởng 75 - 85 ngày, năng suất 22 - 25 tan/ha

-1.3.2.1 Một số thành tựu về chọn tạo giống dưa leo

Giống PC4 được chọn tạo từ tổ hợp DL7 x TL15 do Viện Cây lương thực vàCây thực phẩm thực hiện có ưu điểm quả hình dạng đẹp chín sớm, vỏ màu xanh đậm,cùi day, giòn, thơm thích hợp canh tác vụ Thu Đông và Hè Thu, có năng suất đạt 52,48tan/ha vụ Xuân và 40,26 tan/ha vụ Đông (Đào Xuân Thang, 2004)

Bằng phương pháp lai truyền thống, từ tháng 12 năm 2017 các nhà khoa họcthuộc Viện nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam (Viện Khoa học Nông nghệp Việt Nam)

đã lai tạo thành công giống dưa leo MD 06 từ tổ hợp lai VA2-3 x FD2-2-5 Đặc biệt,giống dưa leo MD 06 có năng suất cao, ôn định (trên 45 tan/ha), chống chịu tốt vớibệnh sương mai, phan trắng và thích nghi rộng ở các vụ trồng tại các tỉnh Đông Nam

Bộ (Trần Kim Cương, 2017)

Công ty liên doanh hạt giống Đông Tây (East - West Seed) đã lai tạo ra cácgiống 300, 302, 702, Nova, 124 có khả năng sinh trưởng tốt năng suất cao Tháng02/2016 công ty giống cây trồng East - West Seed (Hai mũi tên đỏ) công bố đã lai tạođược các giống Hunter 1.0 đã được kết hợp tính kháng bệnh sương mai, kháng bệnhvirus, thời gian thu hoạch ngắn chiếm lĩnh mọi thị trường tại Đông Nam Bộ Các giống

Trang 23

mới có dạng quả đẹp ăn ngon như HMT356, Hunter 116 cũng đang được giới thiệu

rộng rãi ra các vùng miên Bắc, miên Trung Việt Nam và đem lại giá trị kinh tê cao.

Công ty TNHH Phát triển nông nghiệp Việt A đã lai tạo ra giống dưa leo F1 là

VA 118 Trồng được quanh năm năng suất cao, sai trái và kháng bệnh tốt

Công ty TNHH Hạt giống Tân Lộc Phát đã lai tạo ra các giống dưa leo F1 làLotus 289 va Galaxy 102 Là giống sinh trưởng mạnh, kháng bệnh virus và năng suất

cao.

Công ty TNHH Hạt giống Nam Việt đã lai tạo ra giống dưa leo F1 là NV 789

Là giống trồng được quanh năm, năng suất cao, sai trái, kháng bệnh tốt

1.3.2.2 Một số kết quả thí nghiệm khảo sát về giống dưa leo

Về việc có rất nhiều giống tốt được tạo ra trên thị trường để đánh giá đượctính thích nghi trên mỗi vùng miền thì nhiều thí nghiệm so sánh giống dưa leo đã đượctiến hành và có những kết quả:

Lê Nguyên Khôi (2022) đã thực hiện so sánh sự sinh trưởng, phát triển vànăng suất của bảy giống dua leo (Cucumis sativus L.) trồng vụ Hè Thu trên nền đấtxám bạc màu thành phố Hồ Chí Minh và đã chọn ra giống dưa leo Venus 63 là giống

có triển vọng phù hợp với vùng đất xám: Có thời gian thu hoạch sớm nhất (30,7 NST),

có ty lệ bệnh kham và bệnh chết rạp cây con thấp, năng suất lí thuyết đạt 34,4 tan/ha,

năng suất thực thu đạt 23,6 tan/ha va năng suất thực thu đạt 20,7 tan/ha vượt 19% sovới giống đối chứng (Hunter 1.0) Bên cạnh đó giống G0§ có tiềm năng năng suất caovới năng suất lý thuyết cao nhất với 39,8 tan/ha

Vào năm 2022, Võ Thị Kim Hương đã thực hiện khảo sát sinh trưởng, phát

triển và năng suất của bảy giống dưa leo (Cucumis sativus L.) trồng vụ Hè Thu trênnền đất xám bạc màu thành phố Hồ Chí Minh và đã chọn ra được giống dưa leo TN12

là giống có triển vọng nhất: Có thời gian thu hoạch sớm (26,3 NST), năng suất thực

thu đạt 27,9 tan/ha, năng suất thương phẩm đạt 25,2 tắn/ha, vượt 11,5% so với giống

đối chứng (Hunter 1.0)

Khảo sát khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất 7 giống dưa leo vụ HèThu 2020 trên nền đất xám bạc màu tại Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh và đã chọn

12

Trang 24

ra được giống dưa leo Hunter 1.0 cho năng suất thực thu đạt 37,4 tan/ha, năng suấtthương phẩm đạt 35,6 tan/ha, vượt 7,9% so với giống đối chứng (Trần Thị Mỹ Linh,

2021).

Nguyễn Thị Thanh Thùy (2020) đã thực hiện so sánh 9 giống đưa leo trồng vụĐông Xuân 2019 - 2020 tại huyện Đức Hòa, tỉnh Long An đã chọn ra được giống dưaleo 3503 đạt năng suất thực thu là 29,3 tan/ha và năng suất thương phẩm là 27,6 tan/ha

tăng vượt trội so với đối chứng 44,5%, tỷ lệ dưa loại 1 cao đạt 59,9% va tỷ lệ dưa loại

2 đạt 34,2%.

Vào năm 2019, Hoàng Thị Tâm đã thực hiện thí nghiệm so sánh 6 giống dưaleo trồng trên đất xám bạc mau tại thành phó Hồ Chí Minh đã chọn ra được giống dưaleo SL 1.2 với năng suất thực thu 46,8 tắn/ha, năng suất thương phẩm dat 44,6 tan/ha

Theo Phạm Gia Hân (2019), đã thực hiện thí nghiệm so sánh 7 giống dưa leotại thành phố Hồ Chí Minh trong vụ Xuân Hè 2019 Thí nghiệm đã cho kết quả giống

dưa leo Hương Nông 502 có thời gian phát dục sớm, cho thu hoạch sớm (33 NSG) và

đạt năng suất thực thu 36,4 tan/ha, nang suat thuong pham đạt 34,1 tan/ha, vượt 43,7%

hơn so với giông đôi chứng.

Lê Hồ Trúc Quynh (2015), đã thực hiện thí nghiệm so sánh 7 giống dưa leo tạithành phố Hồ Chí Minh trong vụ Hé Thu 2014 Giống thí nghiệm cho năng suất thựcthu cao nhất là SL 1.2 với 31,09 tắn/ha

Dinh Thị Bao (2015), đã thực hiện so sánh sự sinh trưởng, phat triển và năngsuất của 6 giống dưa leo tại huyện Chu Pah, tỉnh Gia Lai Đã chọn ra được giống dưaleo Super 2268 có năng suất thực thu 47,25 tan/ha và năng suất thương phẩm 43,33tan/ha

Ngô Trọng Tăng Hong thực hiện từ 15/01 - 10/03/2012 tai Cao Lãnh (ĐồngTháp) đã chọn ra được 3 giống dưa leo cho năng suất cao thực thu là Mỹ Trắng đạt27,91 tan/ha, Chia Tai 781 đạt 22,35 tan/ha và giống 702 với 21,34 tan/ha

Mã Lương Thành (2012), đã thực hiện so sánh sự sinh trưởng, phát triển vànăng suất của 6 giống dưa leo trồng tại thị trấn Đăk Đoa, huyện Đăk Đoa, tỉnh Gia Lai

và đã chọn ra được giống dưa leo triển vọng nhất là giống TLP 2168 có thời gian phát

Trang 25

dục sớm (35NSG), có năng suất thực thu là 41,18 tan/ha và năng suất thương phẩm là37,1 tan/ha.

Dinh Thi Lai (2011) đã thực hiện so sánh sự sinh trưởng, phát triển và năngsuất của 6 giống dưa leo trồng tại thị trấn Đăk Đoa, huyện Đăk Đoa, tỉnh Gia Lai Đãchọn ra được giống dưa leo Seven 99 có thời gian phát dục sớm (59NSG), có năngsuất thực thu là 49,25 tan/ha và năng suất thương phẩm là 45,05 tan/ha

Trần Trọng Thục (2010) đã thực hiện so sánh 10 giống dưa leo tại Xuân Lộc

-Đồng Nai đã chọn ra được giống Hunter 1.0 và giống 3347 đạt năng suất lý thuyết lầnlượt là 48,89 tan/ha và 49,96 tan/ha

Lương Thị Mỹ Loan (2009), đã thực hiện so sánh 6 giống dưa leo tạiKongchoro, Gia Lai và chọn ra được giống TN169 với năng suất lý thuyết là 74,79tan/ha

Nguyễn Thị Bich Chi (2007) đã thực hiện thí nghiệm so sánh 5 giống dưa leotại xã Cư An, huyện Đăkpơ, tỉnh Gia Lai đã chọn ra được giống Nova 474 đạt năngsuất lý thuyết cao nhất là 64,85 tan/ha

Nguyễn Mạnh Thái (2005), đã thực hiện thí nghiệm so sánh 8 giống dua leo

tại Dương Minh Châu - Tây Ninh trong vụ Đông Xuân 2004 - 2005 và đã chọn được

giống Mỹ xanh 3001 có năng suất thực thu cao nhất đạt 28,3 tắn/ha

Qua những kết quả nghiên cứu về cây dưa leo cho thấy tùy vào đặc điểm ngoạicảnh của từng vùng miền mà từng loại giống cho ra năng suất khác nhau Việc nghiêncứu so sánh các giống dưa leo mới dé bổ sung vào cơ cấu giống những giống phù hợpvới điều kiện tự nhiên tại khu vực, chống chịu sâu bệnh, năng suất cao và 6n định là

điều rat cân thiệt.

14

Trang 26

Chương 2

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Thời gian và địa điểm thí nghiệm

Đề tài đã được thực hiện từ tháng 06 năm 2022 đến tháng 09 năm 2022 tại xã

Tân Hà, huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận.

2.2 Điều kiện thí nghiệm

2.2.1 Điều kiện khí hậu thời tiết

Bảng 2.1 Tình hình thời tiết từ tháng 6/2022 đến tháng 9/2022 tại nơi làm thí nghiệm

Tháng Nhiệt độ trung bình (°C) Lượng mưa (mm)

06/2022 295 112,5

07/2022 27,1 100,0

08/2022 21:9 116,7

09/2022 27,4 109,7

(Trung tâm khí tượng thủy văn tỉnh Bình Thuận, 2022)

Từ Bảng 2.1 cho thấy, nhiệt độ trung bình qua các tháng tiến hành thí nghiệmdao động từ 27.4°C đến 29,3°C chênh lệch 1,9°C Trong đó nhiệt độ cao nhất là vàotháng 6 (29,3°C) và nhiệt độ thấp nhất là vào tháng 9 (27,4°C) Tuy nhiên với nhiệt độnay thì tương đối thích hợp cho cây dưa leo sinh trưởng va phát triển bình thường

Lượng mưa trung bình giữa các tháng dao động không đáng ké Lượng mưacao nhất là vào tháng 8 (116,7 mm) và thấp nhất vào tháng 7 (100 mm), chênh lệch16,7 mm Với thời tiết nóng âm, mưa nhiều sẽ phát sinh nhiều bệnh hại trên cây hơnnên trong suốt quá trình làm thí nghiệm cần theo dõi thường xuyên đề xử lý kịp thời

Trang 27

2.2.2 Điều kiện đất đai

Bảng 2.2 Đặc tính lí, hóa khu đất làm thí nghiệm

Thành phần cơgiới pH pH Mtn Dam Lan Kali Dam Lân Kali(%) HO KCl (%) tổng tổng tổng dễ dễ dé

số số số tiêu tiêu tiêu

Cát Thịt Set (%) (mg/100g)

39,8 37,9 22,8 7,3 5,9 22 0,2 0,26 0,11 0,93 53 74,8

(Bộ môn Thuy Nông, Trường Đại học Nông Lâm TPHCM 2022)

Qua kết quả phân tích Bảng 2.2 cho thấy thành phần cơ giới khu đất tiến hànhthí nghiệm là đất thịt pha sét, pH đất là trung tính nhưng vẫn thích hợp cho dưa leosinh trưởng và phát triển Hàm lượng dam, lân, kali tông số và dé tiêu thấp, tuy nhiênlượng mùn trong đất khá cao Trong qua trình thí nghiệm cần bón thêm đề đáp ứng đủnhu cầu dinh dưỡng của cây

2.3 Vật liệu nghiên cứu

2.3.1 Giống

Hình 2.1 Các giéng dua leo sử dụng trong thí nghiệm a) Giống NV 789 b) Giống

Lotus 289 c) Giống Galaxy 102 d) Giống VA 118 e) Giống Hunter 1.0 Giống TN 12

16

Trang 28

Bảng 2.3 Các giống dưa leo thí nghiệm

- 51 tan/ha

Cây sinh trưởng mạnh, thu hoạch sớm 33 - 35

NSG, năng suất cao, sai trái, trái xanh non bóng,

có chiều dài 16 17 em và đường kính trái 3,4 3,5 cm, năng suất trung bình đạt 38 - 45 tắn/ha.Trồng quanh năm, thu hoạch sau 34 -36 NSG,

-cây sinh trưởng khỏe, kháng bệnh Dạng quả

xanh nhạt, suôn thẳng, dai 16 - 17cm, nang suat

cao trung binh dat 48 - 59 tan/ha

Cây sinh trưởng mạnh, thu hoạch sớm 33 - 35

NSG, quả có mau xanh nhạt, bóng Chiều dai 16

- 18 cm, năng suất trung bình đạt 43 - 51 tan/ha

Cây sinh trưởng khỏe, thu hoạch sau 33 - 35

NSG Quả màu xanh nhạt, kích thước quả dài 16

- l7 cm, đường kính 3,4 - 3,5 cm, năng suấttrung bình đạt 48 - 57 tan/ha

Cây dưa leo sinh trưởng mạnh, cây cho thu

hoạch 40 - 43 NSG, kháng bệnh virus; năng suất

cao, trung bình đạt 40 - 60 tan/ha; quả có màu

xanh dep, dài 18 - 20 cm, đường kính 4 - 5 cm,

chất lượng ăn ngon, không bị đắng

2.3.2 Phân bón và thuốc bảo vệ thực vật

s* Phan bón

Trang 29

- Phân hữu cơ vi sinh: Sử dụng phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh của Tổngcông ty Sông Gianh có thành phần gồm: độ âm: 30%; hữu cơ: 15%; acid Humic:2,5% Trung lượng: Ca: 1,0%; các chủng vi sinh vật hữu ich Bacillus 1 x 10° cfu/g;

Azotobacter: 1 x 10° cfu/g; Aspergillus sp: 1 x 10° cfu/g.

- Phân vi sinh vat Trichoderma: Sử dụng phân vi sinh của công ty TNHH ĐiềnTrang có thành phần Trichoderma spp là 1 x 108 cfu/g va Bacillus subtilis: 1 x 10°

cfu/g.

- Voi: V6i bột nông nghiệp

- Phân đạm: Sử dung phân dam Phú Mỹ của Tổng công ty phan bón va hóachất dầu khí Phú Mỹ có thành phần Nitơ hữu hiệu 46,3% N

- Phân DAP: Sử dụng phân DAP Đầu Trâu của công ty cỗ phan phân bón BìnhĐiền với thành phan là 18% N và 46% P2Os

- Phân kali: Sử dụng phân kali Phú Mỹ của Tổng công ty phân bón và hóa dầukhí có thành phan kali hữu hiệu 61%

+ Thuốc BVTV

- Các loại thuốc phòng trừ sâu hại: Anvil 5SC hoạt chất 50 g/L Hexaconazole(20 mL/binh 20 lit), thuốc hóa học có hỗn hợp các hoạt chất Abamectin 18 g/L vàChlorantraniliprole 45 g/L (15 mL/binh 20 lit), thuốc hóa học hỗn hợp hoạt chấtAlphaCypermethrin 50 g/L và Cholorfenapy 100 g/L (20 mL/binh 20 lit) dé phòng trừ

bọ trĩ, sâu xanh Phun khi thấy sâu hại xuất hiện và phun luân phiên các loại thuốc détránh hiện tượng quen thuốc

Thuốc trừ bệnh hại: Ridomil Gold 68WP hoạt chat 40 g/L Metalaxyl M và 640g/L Mancozeb (20 g/bình 10 - 13 lit), phun khi bệnh mới xuất hiện và phun định kỳ 7ngày/lần

2.3.3 Vật liệu khác

Bình phun 25 lít, 2 lít, khay ươm, lưới che, mang phủ nông nghiệp, sé tay,thước đo, thước kẹp điện tử, dụng cụ làm đất, làm cỏ, cân, bút mực

18

Trang 30

2.4 Phương pháp nghiên cứu

2.4.1 Bồ trí thí nghiệm

Thí nghiệm đơn yếu tố đã được bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên(Randomized Complete Block Design - RCBD) 3 lần lặp lại, 6 nghiệm thức là sáugiống dưa leo F1

Nghiệm thứ 1: Giống dua leo NV 789

Nghiệm thứ 2: Giống dưa leo Galaxy 102

Nghiệm thứ 3: Giống dưa leo Lotus 289

Nghiệm thứ 4: Giống dưa leo VA 118

Nghiệm thir 5: Giống dưa leo TN 12

Nghiệm thứ 6: Giống dưa leo Hunter 1.0 (Đối chứng)

Trang 31

2.4.2 Quy mô thí nghiệm

Số ô thí nghiệm: 6 NT x 3 LLL = 1§ ô

Diện tích 6 cơ sở: 5,1 m x 4m = 20,4 m° Khoảng cách trồng 1,2 m x 0,45 m,mỗi 6 thi nghiệm trồng 4 hang mỗi hang 11 cây, tương ứng với mật độ trồng là 18.518cây/ha Số cây trên một ô thí nghiệm là 44 cây

Diện tích thí nghiệm: 20,4 m?/6 x 18 6 = 367,2 m?

Khoảng cách giữa các ô thí nghiệm: 0,4 m

Khoảng cách giữa các lần lặp lại: 0,8 m

Tổng diện tích khu thí nghiệm: 22,9 m x 32 m = 732,8 m? (đã tinh cả hàng

bảo vệ và đường di)

2.5 Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi

2.5.1 Tỷ lệ nảy mầm và thời kỳ sinh trưởng phát dục

- Ngày nảy mầm (NSG): Được ghi nhận khi có khoảng 50% số hat/6 thinghiệm xuất hiện 2 lá mầm

- Tỷ lệ nay mầm (%) = (Số cây nảy mam/Téng số hạt gieo) x 100

20

Trang 32

- Ngày ra lá thật (NSG): Được ghi nhận khi có khoảng 50% số cây/ô thínghiệm xuất hiện lá mới và lá đã thấy rõ cuống lá và phiến lá.

- Ngày ra nụ (NST): Được tính khi có khoảng 50% số cây trên 6 thí nghiệmxuất hiện nụ

- Ngày ra quả (NST): Được tính khi có khoảng 50% số cây trên ô thí nghiệmxuất hiện quả đầu tiên

- Ngày bắt đầu thu hoạch (NST): Ghi nhận ngày thu hoạch lứa đầu tiên

- Ngày kết thúc thu hoạch (NST): Khi sự sinh trưởng của thân lá, quả giảm đinhanh chóng, số quả trên cây it, quả phát triển không cân đối, cây không còn cho quảthương phẩm

2.5.2 Các chỉ tiêu về sinh trưởng

Chọn 10 cây/ô thí nghiệm theo đường zich zac, không tính hàng biên, đánhdấu số thứ tự cây quan sát, 7 ngày lấy chỉ tiêu một lần, bắt đầu thu thập chỉ tiêu vàothời điểm 7 NST và đo 6 lần

- Chiều dai thân chính (cm): Dùng thước dây do từ vết sẹo 2 lá mam dọc theochiều thân chính đến ngọn bắt đầu từ thời điểm 7 NST

- Số cảnh cấp 1 (cành/cây): Đếm tat cả các cành cấp 1 trên cây lấy chỉ tiêu bắtđầu từ 21 NST

- Số lá trên thân chính (lá/cây): Đếm số lá thật trên thân chính tại bắt đầu từthời điểm 7 NST Chỉ tính các lá từ 2 lá mầm trở lên đã xuất hiện cuống lá và phiến lá

TỐ.

2.5.3 Ghi nhận tình hình sau bệnh hai

Trên các cây theo đõi chon 5 lá/thân/quả quan sát ghi nhận tình hình sâu bệnh

hại, tùy thuộc vào trị trí và thời điểm gây hại mà tiến hành đếm số lá, thân, quả bị hại

và tính tỷ lệ sâu hoặc bệnh hại trên cây theo công thức chung:

Ty lệ cay/la/qua bị sâu/bệnh hại (%) = [Số cây (1á hoặc quả) bị sâu (bệnh) hai/

Số cây (lá hoặc qua) theo dõi] x 100

Trang 33

Sâu: Quan sát thành phan, thời gian xuất hiện và mức độ gây hại trên ruộng.

- Sâu xanh ăn lá (Diaphania indica): Đếm sô lá, qua bị sâu hại và tỷ lệ lá quả

bị sâu hại ở các thời điểm 7, 14, 21, 28, 35 NST

- Rudi đục lá (Liriomyza trifolii): Đêm số lá bị ruồi đục từ khi mọc lá mầmđến khi ra hoa, tính tỷ lệ % lá bị ruồi đục

- Theo dõi bọ tri (Thrips palmi): Đêm sô dot và lá bị hại ở giai đoạn cây batđầu ra hoa, tính tỷ lệ % đọt, lá bị hại ở các thời điểm 7, 14, 21, 28, 35 NST Phân cấp:Cấp 1: Nhẹ (xuất hiện rải rác) Cấp 2: Trung bình (phân bố dưới 1/3 dot, lá) Cấp 3:Nặng (phân bồ trên 1/3 đọt, lá)

Bệnh: Quan sát thành phan, thoi gian xuat hién những bệnh hại chính trên

ruộng thí nghiệm.

- Bệnh giả sương mai (Pseudoperonospora cubensis): Quan sát, đếm tất cả số

lá bị bệnh và ước tính tỷ lệ bệnh trong ô ở các thời điểm 30, 45, 60 NST Phân cấp:Không nhiễm bệnh, nhiễm nhẹ: < 20% diện tích lá nhiễm bệnh, nhiễm trung bình: từ

20 đến 40% diện tích lá nhiễm bệnh, nhiễm nặng: hơn 40 - 60% diện tích lá nhiễmbệnh, nhiễm rất nặng: > 60% diện tích lá nhiễm bệnh

- Bệnh chết cây con (Rhizoctonia solani): Đếm số cây bị bệnh trong ô, tỉ lệ câychết ở các ngày 7, 14, 21 NST

- Bệnh kham lá (Cucumber mosaic virus): Đêm sé cây nhiễm bệnh và tính tỉ lệ

% cây nhiễm bệnh trên tổng số cây trong 6

- Bệnh phan trang (Erysiphe cichoracearum): Đêm số lá nhiễm bệnh và tính ti

lệ % lá nhiễm bệnh trên tông số lá của cây theo dõi trong 6

2.5.4 Các yếu tố cầu thành năng suất và năng suất

- Số hoa cái 1 cây (hoa/cây): Theo dõi 2 ngày 1 lần, đếm tất cả các hoa cái trên

10 cây dưa leo theo dõi

- Số quả (quả/cây): Tinh số quả trung bình của 10 cây theo dõi của mỗi 6 thí

nghiệm

- Tỷ lệ đậu quả (%) = (Số quả 1 cây/Số hoa cái 1 cây) x 100

22

Trang 34

- Khối lượng trung bình quả (g/quả) = Khối lượng quả lứa thứ 2 của 10 câytheo đõi/Số quả thu được ở lứa thứ 2 của 10 cây theo doi

- Khối lượng quả 1 cây (g/cây): Khối lượng quả trung bình của 10 cây theo dõi

Theo Tiêu chuẩn ngành 10TCN 780:2006, dưa leo được phân thành: 1) Qua

dưa leo loại 1 phải có chất lượng tốt và phải phát triển hợp ly, quả có màu xanh đặctrưng của giống, hình dạng quả đẹp, thuôn dài đều, thắng Không bị vết sâu bệnh hại,không bị ton thương cơ giới hoặc bị nhẹ < 5% diện tích bề mặt quả 2) Quả dưa leoloại 2 là quả có màu xanh đặc trưng của giống và cho phép những khuyết tật: biếndạng nhưng không phải đo giống, vết sẹo, bị vết bệnh hoặc tôn thương cơ giới nhẹ, chỉcho phép những quả dưa leo cong nếu chúng có khuyết tật nhẹ về màu sắc

2.5.5 Đặc điểm quả

Mỗi 6 thí nghiệm lấy 5 quả thu hoạch lứa thứ 2 của các cây chỉ tiêu dé do,đếm và lấy số liệu trung bình:

- Chiều đài quả (cm): Dùng thước kẹp đo khoảng cách giữa 2 đầu của qua

- Đường kính quả (em): Dùng thước kẹp điện tử đo ở phần đường kính to nhất

của quả.

- Bé dày thịt qua (cm): Dùng thước kẹp điện tử dé đo bề day ở phan thịt quanơi có đường quả kính lớn nhất

- Độ Brix (%): Do bang độ Brix kế cam bằng tay, mỗi qua do ở ba vị trí dau

quả, giữa quả, đỉnh quả sau đó tính trung bình.

Trang 35

- Độ cứng quả (N): Do bang máy Lutron FR - 5105, mỗi quả đo ở ba vị tri đầu

quả, giữa quả, đỉnh quả sau đó tính trung bình.

- Thời gian bảo quản (ngày): Lấy 5 quả/ô thí nghiệm đem bảo quản ở nhiệt độphòng đến khi có 50% số quả bị chuyên màu, vỏ nhăn nheo thì tiến hành ghi nhận số

ngày bảo quản.

2.5.6 Hiệu quá kinh tế

- Tổng chi phí (đồng/ha/vụ) = Chi phí giống + nước + điện + vật liệu tư nôngnghiệp + phân bón + thuốc bảo vệ thực vật + công lao động + chi phí phát sinh khác

- Tổng thu nhập (đồng/ha/vụ) = Năng suất thương phẩm loại 1 (kg/ha) x Giábán loại quả 1 (đồng/kg) + Năng suất thương phẩm loại 2 (kg/ha) x Giá bán quả loại 2(đồng/kg)

- Lợi nhuận (đồng/ha/vụ) = Tổng thu nhập - Tổng chi phí

- Tỷ suất lợi nhuận = Lợi nhuận/Tông chi phi

2.6 Phương pháp xử li số liệu

Số liệu được thu thập và tính toán, vẽ biểu đồ trên phần mềm Microsoft Excel,

xử lý phân tích ANOVA va trắc nghiệm phân hạng số liệu bằng phần mềm R4.2.2

2.7 Quy trình kỹ thuật áp dụng trong thí nghiệm

Áp dụng theo quy trình kỹ thuật QCVN 01 - 87: 2012/BNNPTNT “Quy chuẩn

kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng giống dưa leo” cóđiều chỉnh theo điều kiện thí nghiệm

2.7.1 U và gieo hạt giống

Sau khi mở gói, ngâm hạt vào nước ấm ở 35 - 40°C (2 sôi 3 lạnh) trong vòng 1giờ sau đó vớt ra đem ủ vào khăn am, sau 24 giờ vay thêm nước rồi ủ lại cho đến khi

hạt nứt nanh thì đem gieo.

Gieo hạt và khay, mỗi 6 1 hạt, gieo sâu 2 - 3 cm, sau đó dùng đất bột trộn tro,trau và lap che hạt khoảng 1 - 2 cm Sau khi gieo hạt xong tiễn hành tưới 2 - 3lần/ngày dé đất đủ 4m Gieo dự phòng khoảng 10% số cây vào trong khay dé trồng

24

Trang 36

dặm sau này Sau khi ươm từ 5 - 6 ngay, bat đầu tiến hành trồng ra ngoài luống đã đục

lỗ sẵn.

2.7.2 Chuẩn bị đắt và lên luống

Trước khi trồng cần don đẹp sạch co dại 7 - 10 ngày trước khi trồng, tàn dư

thực vật, cày bừa thật kỹ, rải vôi, làm cho đất tơi x6p Lén luéng cao 25 cm, mỗi

nghiệm thức có 4 luống, mỗi luống trồng 1 hàng, mặt luống rộng 0,6 m, khoảng cáchgiữa 2 tâm luống là 120 cm, khoảng cách giữa các lần lặp lại là 80 cm Mặt luống phảilam bằng phẳng không được lồi lõm, ở giữa luống hơi cao

2.7.3 Phủ bạt, đục lỗ

Cây dưa leo được gieo với khoảng cách là 1,2 m x 0,45 m tương ứng với mật

độ trồng là 18.518 cây/ha Rạch 4 rãnh chạy dọc theo luéng tương ứng với khoảngcách giữa các hàng, bón phân vao, lấp đất, tưới nước rồi tiến hành phủ bạt Khi phủ bạtcần đặt mặt đen xuống dưới và mặt có ánh bạc lên trên, dùng đất chèn kỹ hai bên mép

bạt Đục lỗ bạt phủ: Dùng lon có đường kính khoảng 10 em, đục 5 lỗ thông gió xung

quanh chân lon, làm cán dé cầm, cột day kẽm vòng miệng lon, dùng dây đánh dấu vớicác khoảng cách 45 cm canh thang, đốt than nóng cho vào lon sau đó tiến hành đục lỗ.Các lỗ cách mép luống 30 cm, cách 2 đầu luống 30 cm và khoảng cách giữa các lỗ là

45 em.

2.7.4 Chăm sóc

Lượng phân bón cho | ha: 1.000 kg vôi, 975 kg phân hữu co vi sinh Sông

Gianh, 20 kg phân vi sinh Trichoderma Điền Trang, 150 kg N - 77 kg PzOs - 140 kg

KaO (tương đương 260 kg Urea, 167 kg DAP, 230 kg KCl).

Bon lót: 62,13 kg phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh, 1,5 kg phân vi sinh

Trichoderma Điền Trang, 11 kg phân DAP và 3 kg KCI Cách bón: rach hàng sau đóbón vào rãnh theo hai hàng trồng, đảo đều phân với đất, lap kín rãnh trước khi trồng 1

- 2 ngày.

Bón thúc: Các lần bón thúc tiến hành đục lỗ quanh gốc, dùng muỗng nhỏ bónphân vào lỗ được đục Các lần bón được tiến hành vào thời gian khoảng 15 - 16 giờ

Trang 37

Làm giàn, cột ngọn: Khi cây dua bắt đầu vươn ngọn chuân bị bò vào thời điểm

15 NSG Tiến hành cắm chà dé làm giàn, dùng cây chà dai khoảng 2,0 - 2,5 m, camthành hình chữ A, dùng dây nilon đen cột nối giữa các đầu chà và 2 bên hông hình chữ

A, đóng cọc 2 đầu luống và dùng dây nilon đen cột 2 đầu luống với cọc đề phòng gió.Sau đó phủ lưới có mắt, rộng 20 cm lên giàn dé dưa leo bò đồng thời thường xuyên cộttất cả các ngọn vào trong lưới tránh cho ngọn bò giữa 2 luống

Phòng trừ sâu bệnh hại, cỏ dại: Theo dõi, phát hiện và phòng trừ sâu, bệnh

theo hướng dẫn chung của ngành bảo vệ thực vật

Xới, vun va tỉa nhánh: Khi cây có 2 - 3 lá thật thì làm cỏ, vun xới nhẹ, khi cây

có tua thường xuyên cột tất cả các ngọn vào trong lưới tránh cho ngọn bò giữa hailuống

2.7.5 Thu hoạch

Khoảng 30 - 34 NST cây dưa leo bắt đầu cho thu hoạch, 1 ngày thu 1 lần, khikhi quả vừa rụng hoa Tiêu chuẩn chat lượng quả thu hoạch: Chiều dai và mau sắc phùhợp với từng giống, không có côn trùng hại, vết bệnh và những chất không tốt kháctrên bề mặt trái Phân loại quả sau thu hoạch, loại những quả xấu hoặc úa chín để đảmbảo chất lượng

26

Trang 38

Chương 3

KẾT QUÁ VÀ THẢO LUẬN

3.1 Các chỉ tiêu về thời gian sinh trưởng phát dục sáu giống dưa leo trồng vụ Hè

Thu tại huyện Đức Linh tỉnh Bình Thuận

3.1.3 Thời gian sinh trưởng

Nay mam là sự bắt đầu cho quá trình phát triển của cây trồng đồng thời kếtthúc sự ngủ nghỉ của hạt Sự nảy mầm của cây ảnh hưởng bởi điều kiện ngoại cảnh vàđặc tính tường giống

Bảng 3.1 Thời gian nảy mầm, ra lá thật và tỷ lệ nảy mầm sáu giống dưa leo

Giống Thời gian (NSG) Tỷ lệ nảy mầm

Nảy mâm Xuât hiện lá thật (%)

Trang 39

(ĐC) có thời gian xuất hiện lá thật muộn nhất (10 NSG), vì là giống có thời gian nảy

mâm muộn nhat.

Ở thí nghiệm này giống Hunter 1.0 có thời gian nảy mầm (5 NSG) và thờigian ra lá thật (10 NSG), tương tự với kết quả thí nghiệm khảo sát sáu giống dưa leotrồng vụ Hè Thu của Đỗ Thị Quý (2017) tại tỉnh Gia Lai có thời gian nảy mam (5NSG) và thời gian xuất hiện lá thật (10 NSG) So với khuyến cáo của Công ty TNHHEast West Seed, giống Hunter 1.0 nảy mầm sau 3 - 4 ngày và ngày ra lá thật từ 5 - 7

ngày thì ở thí nghiệm này muộn hơn so với khuyên cáo.

Giống Galaxy 102 có thời gian nảy mam và thời gian ra lá thật sớm nhất, kếtquả này khi so sánh với thí nghiệm của Hoàng Thị Tâm (2019) tại Thành phố Hồ ChíMinh cũng ghi nhận thời gian nảy mam và ra lá thật tương tự nhau, lần lượt ở 3 NSG

và 8 NSG.

Yêu tô nhiệt độ và độ âm có sự ảnh hưởng lớn đên giai đoạn nảy mam và ra lá

thật, khi hạt được gieo trong tháng 6, thời gian này mưa nhiều, mưa liên tục, sô gid

năng hạn chê vì vậy sự nảy mâm diện ra chậm hơn.

Giai đoạn ra lá thật có sự thay đổi lớn, bắt đầu sử dụng dinh đưỡng từ đất, tuynhiên bộ rễ chưa phát triển, hap thu chất dinh dưỡng chậm, vì vậy lá mầm đóng vai tròrất quan trọng, cần bảo vệ lá, tránh sự gây hại của sâu

3.1.2 Thời gian sinh trưởng sinh duc

Quá trình sinh trưởng phát triển của cây dưa leo được tính từ khi cây mọcmầm đến khi ra hoa đậu quả và thu hoạch, quá trình sinh trưởng phát triển này phụthuộc vào yếu tố môi trường, kỹ thuật chăm sóc, ban chat di truyền của giống Ở cùngmột điều kiện canh tác, các giống dưa leo khác nhau sẽ có thời gian phát dục khácnhau và phụ thuộc vào đặc tính giống Quá trình sinh trưởng sinh dục sẽ chiếm ưu thếsau khi cây 6n định về số lá, số cành Đánh giá thời gian các giai đoạn sinh trưởng củadưa leo làm cơ sở giúp người sản xuất bồ tri thời vụ hợp lý cũng như các biện phápluân canh, nâng cao hiệu quả sử dụng đất và thâm canh tăng năng suất dưa leo

Kết quả đánh giá thời gian phát dục của các giống dưa leo thí nghiệm tại Bảng3.2 cho thấy:

28

Ngày đăng: 10/02/2025, 03:01

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN