KẾT QUÁ VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Nông học: Khảo sát sinh trưởng, phát triển và năng suất của sáu giống dưa leo (Cucumis sativus L.) trồng vụ hè thu tại huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận (Trang 38 - 60)

3.1 Các chỉ tiêu về thời gian sinh trưởng phát dục sáu giống dưa leo trồng vụ Hè

Thu tại huyện Đức Linh tỉnh Bình Thuận 3.1.3 Thời gian sinh trưởng

Nay mam là sự bắt đầu cho quá trình phát triển của cây trồng đồng thời kết thúc sự ngủ nghỉ của hạt. Sự nảy mầm của cây ảnh hưởng bởi điều kiện ngoại cảnh và đặc tính tường giống.

Bảng 3.1 Thời gian nảy mầm, ra lá thật và tỷ lệ nảy mầm sáu giống dưa leo

Giống Thời gian (NSG) Tỷ lệ nảy mầm Nảy mâm Xuât hiện lá thật (%)

NV 789 3 8 73,8 Galaxy 102 2 7 86,7 Lotus 289 3 8 77.4 VA 118 2 8 83,3 TN 12 ð 7 97,3 Hunter 1.0 (ĐC) 5 10 89,2

Giai đoạn nay mam là tiêu chi quan trọng dé đánh giá va dự đoán khả năng sinh trưởng của cây dưa leo. Các giống dưa leo thí nghiệm có thời gian nảy mầm biến động từ 2 - 5 ngày sau gieo. Các giống Galaxy 102, VA 118 và TN 12 là giống có ngày nảy mầm sớm nhất (2 NSG). Giống NV789 va Lotus 289 nảy mam sau 3 ngày sau gieo và giống có ngày nảy mam lâu nhất là Hunter 1.0 (5 NSG). Tỷ lệ nay mam của các giống dua leo thí nghiệm biến động 73,7% - 97,3%, giống có kha năng nay mam mạnh nhất là TN12 (97,3%) và giống có khả năng nảy mam thấp nhất là NV789

(73,8%).

Giai đoạn xuất hiện lá thật: Các giống dưa leo có ngày xuất hiện lá thật trong khoảng 7 - 10 ngày sau gieo. Giống Galaxy 102 và giống TN 12 có thời gian xuất hiện lá thật sớm nhất (7NSG), sớm hơn giống Hunter 1.0 (ĐC) là 4 ngày. Giống Hunter 1.0

(ĐC) có thời gian xuất hiện lá thật muộn nhất (10 NSG), vì là giống có thời gian nảy

mâm muộn nhat.

Ở thí nghiệm này giống Hunter 1.0 có thời gian nảy mầm (5 NSG) và thời gian ra lá thật (10 NSG), tương tự với kết quả thí nghiệm khảo sát sáu giống dưa leo trồng vụ Hè Thu của Đỗ Thị Quý (2017) tại tỉnh Gia Lai có thời gian nảy mam (5 NSG) và thời gian xuất hiện lá thật (10 NSG). So với khuyến cáo của Công ty TNHH East West Seed, giống Hunter 1.0 nảy mầm sau 3 - 4 ngày và ngày ra lá thật từ 5 - 7

ngày thì ở thí nghiệm này muộn hơn so với khuyên cáo.

Giống Galaxy 102 có thời gian nảy mam và thời gian ra lá thật sớm nhất, kết quả này khi so sánh với thí nghiệm của Hoàng Thị Tâm (2019) tại Thành phố Hồ Chí Minh cũng ghi nhận thời gian nảy mam và ra lá thật tương tự nhau, lần lượt ở 3 NSG

và 8 NSG.

Yêu tô nhiệt độ và độ âm có sự ảnh hưởng lớn đên giai đoạn nảy mam và ra lá

thật, khi hạt được gieo trong tháng 6, thời gian này mưa nhiều, mưa liên tục, sô gid năng hạn chê vì vậy sự nảy mâm diện ra chậm hơn.

Giai đoạn ra lá thật có sự thay đổi lớn, bắt đầu sử dụng dinh đưỡng từ đất, tuy nhiên bộ rễ chưa phát triển, hap thu chất dinh dưỡng chậm, vì vậy lá mầm đóng vai trò rất quan trọng, cần bảo vệ lá, tránh sự gây hại của sâu.

3.1.2 Thời gian sinh trưởng sinh duc

Quá trình sinh trưởng phát triển của cây dưa leo được tính từ khi cây mọc mầm đến khi ra hoa đậu quả và thu hoạch, quá trình sinh trưởng phát triển này phụ thuộc vào yếu tố môi trường, kỹ thuật chăm sóc, ban chat di truyền của giống. Ở cùng một điều kiện canh tác, các giống dưa leo khác nhau sẽ có thời gian phát dục khác nhau và phụ thuộc vào đặc tính giống. Quá trình sinh trưởng sinh dục sẽ chiếm ưu thế sau khi cây 6n định về số lá, số cành. Đánh giá thời gian các giai đoạn sinh trưởng của dưa leo làm cơ sở giúp người sản xuất bồ tri thời vụ hợp lý cũng như các biện pháp luân canh, nâng cao hiệu quả sử dụng đất và thâm canh tăng năng suất dưa leo.

Kết quả đánh giá thời gian phát dục của các giống dưa leo thí nghiệm tại Bảng 3.2 cho thấy:

28

Thời gian ra hoa cái của các giống dưa leo của thí nghiệm dao động từ 19,3 - 28 ngày sau trồng, giống Galaxy 102 là giống ra hoa cái sớm nhất (19,3 NST). Kết quả xử lí thống kê cho thấy thời gian ra hoa cái giữa các giống dưa leo có sự khác biệt rất có ý nghĩa. Trong đó sự khác biệt về thời gian ra hoa cái của các giống NV 789 (24,3 NST), Galaxy 102 (19,3 NST), Lotus 289 (25 NST), VA 118 (25,3 NST) rất có ý nghĩa so với giống đối chứng Hunter 1.0, thời gian ra hoa cái của giống TN 12 khác biệt không có ý nghĩa thống kê so với giống đối chứng. Ở thời kì này thường xuyên xảy ra hiện tượng mắt cân đối giữa sinh trưởng và phát triển thân lá nhiều, hoa quả ít nếu chăm bón không đúng kỹ thuật. Vì vậy phải chú ý đến cân đối dinh dưỡng, điều tiết nước, vun xới để có năng suất cao. Thời gian này có liên quan đến giai đoạn phân hóa mầm hoa tới việc hình thành nụ nên có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định tính

chín sớm hay tính chín muộn của giông.

Bảng 3.2 Thời gian phát dục của sáu giống dưa leo thí nghiệm

Thời điểm theo dõi (NST) Số ngày Giống Ngàyrahoa Ngàyraquả Ngày bắtđầu Ngày kếtthúc thu hoach

cái thu hoạch thu hoạch

NV 789 24,3 b 29,3 a 33,3b 53,0 bed 19,7 Galaxy 102 19,3 b 24,7 b 31,0¢ 56,0 ab 25 Lotus 289 25,0 b 293a 34,0 ab 52,7 ed 18,7 VA 118 25,3 b 29,7 a 34,3 ab 51,7d 17,4

TN12 26,3 ab 30,7 a 34,3 ab 55,7 abc 21,4

Hunter 1.0 28,0 a 3l3a 35,7a 57,3 a 21,6

(BC)

F tinh 41,4 ** 20,6 ** 11,7 ** SiN lệ - CV (%) 3.2 3,1 2,3 4,2 - Trong cùng một cột, các SỐ có cùng kí tự đi kèm thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa thông kê ở mức œ=0,05;*: khác biệt có y nghĩa ở mức œ=0,05; ** : khác biệt có ý nghĩa ở mức œ=0,01

Khi cây ra hoa sẽ bắt đầu bước vào quá trình thụ phấn, thụ tinh và hình thành quả. Thời gian hình thành quả của các giống dưa leo thí nghiệm trong khoảng 24,7 - 31,3 NST. Kết quả nghiên cứu cho thấy thời gian hình thành quả của các giống dưa leo rất có ý nghĩa trong thông kê. Trong thí nghiệm nay, các giống có thời gian ra hoa cái sớm thì có thời gian ra quả sớm, trong đó giống có thời gian hình thành quả sớm nhất

là Galaxy 102 (24,7 NST) và Hunter 1.0 (DC) là giống có thời gian ra quả muộn nhất

(31,3 NST).

Ngày bat đầu thu hoạch được xác định khi qua đủ tiêu chuẩn thương phẩm (gai nhẫn, vỏ bóng). Thời gian bắt đầu thu hoạch của các giống dua leo thí nghiệm sự khác biệt rất có ý nghĩa trong thống kê, giống có thời gian thu hoạch lứa đầu tiên sớm nhất là Galaxy 102 (31 NST) vì thời gian ra hoa và đậu quả sớm, muộn nhất vẫn là giống Hunter 1.0 (DC) với 35,7 NST.

So với khuyến cáo của công ty về thời gian bat đầu thu hoạch của giống Hunter 1.0, tại thí nghiệm nay thời gian bắt đầu thu hoạch muộn hơn 1 - 2 ngày so với khuyến cáo, nguyên nhân do thời gian nảy mầm và thời gian ra lá thật đã muộn hơn so với khuyến cáo. Theo khuyến cáo về giống Galaxy 102, thời gian bắt đầu thu hoạch của giống Galaxy 102 trong thí nghiệm này hoàn toàn nằm trong khoảng thời gian khuyến cáo.

Cũng như các loại cây trồng khác, dưa leo trải qua chu kỳ sống từ nảy mầm đến kết thúc thu hoạch trong khoảng thời gian nhất định. Sáu giống dưa leo thí nghiệm có thời gian kết thúc thu hoạch dao động từ 51,7 đến 57,3 NST. Kết quả xử lý số liệu thống kê cho thấy thời gian kết thúc thu hoạch của các giống dưa leo thí nghiệm khác biệt rất có ý nghĩa trong thống kê. Giống VA 118 là giống có ngày kết thúc thu hoạch sớm nhất, Hunter 1.0 là giống có thời gian kết thúc thu hoạch muộn nhất. Giống Galaxy 102 và giống TN12 có sự khác biệt về thời gian kết thúc thu hoạch không có ý nghĩa so với giống đối chứng, các giống còn lại khác biệt có ý nghĩa so với giống đối chứng. Kết quả thời gian kết thúc thu hoạch của giống Galaxy 102 hoàn toàn tương tự với kết quả thí nghiệm khảo sát bảy giống dưa leo của Võ Thị Kim Hương (2022) vụ Hè Thu tại thành phố Hồ Chí Minh với ngày kết thúc thu hoạch của giống Galaxy 102

là 55,5 NST.

Khi so sánh thời gian kết thúc thu hoạch của giống Hunter 1.0 với kết quả của thí nghiệm của Hoàng Thị Tâm (2019) trồng vụ Đông Xuân tại thành phó Hồ Chí Minh là 59,0 NST thì trong thí nghiệm này thời gian kết thúc thu hoạch ngắn hơn 2 ngày. Sự chênh lệch ngày kết thúc thu hoạch của giống Hunter 1.0 giữa các thí nghiệm

30

không cao, điều này có thể do điều kiện thời tiết nơi thực hiện thí nghiệm, kỹ thuật

chăm sóc và tình hình sâu bệnh hại của từng thí nghiệm.

Tóm lại, kết quả Bảng 3.2 cho thấy Galaxy 102 là giống có thời gian phát dục sớm nhất (19,3 NST) và có thời gian thu hoạch dài nhất trong các giống dưa leo thí nghiệm là 25 ngày. Giống đối chứng Hunter 1.0 là giống có thời gian phát dục muộn nhất (28,0 NST) và có thời gian kết thúc thu hoạch muộn nhất (57,3 NST) và có số

ngay thu hoạch là 21,6 ngày.

Đức Linh, tỉnh bình Thuận

3.2.1 Chiều dài thân chính của sáu giống dưa leo

Quá trình sinh trưởng phát triển của cây trồng được thể hiện ở nhiều mặt, song đáng kể nhất là quá trình tăng trưởng về chiều dài thân chính và số lá. Cây sinh trưởng

và phát triển tốt đồng nghĩa chiều dài thân chính và số lá của cây tăng dần một cách phù hợp. Chiều dai thân chính cây tăng trưởng quá nhanh hay quá chậm đều anh hưởng đến quá trình tạo năng suất. Chiều dai thân chính của sáu giống dua leo tham

gia thí nghiệm được trình bày tại Bảng 3.3.

Thời điểm 7 NST, khi cây con mat khoảng 2 - 3 ngày hồi xanh cây bắt đầu bén rễ và bắt đầu phát triển, giữa các giống dưa leo khác biệt rất có ý nghĩa trong thông kê, chiều dài thân chính sáu giống dưa leo biến động trong khoảng 1,4 - 1,9 cm, trong đó cao nhất là giống đối chứng Hunter 1.0 với chiều dai thân chính 1,9 em, thấp nhất là giống Lotus 289 với chiều dài thân chính 1,4 em. Sự khác biệt chiều dài thân chính tại thời điểm 7 NST giữa các giống khác biệt có ý nghĩa so với giống đối chứng.

Bảng 3.3 Chiều dài thân chính (cm) của sáu giống đưa leo thí nghiệm Thời điểm theo dõi (NST)

Giong 7 14 21 28 35 42

NV 789 1,6b 8,0 ab 47,7bc 116,7a 148,2abe 177,2a Galaxy 102 1,5b 75ab 52,0a 1044b 144,6 abc 169,2 be Lotus 289 1,4b 73ab 485abc 105,3b I50,9ab 170,8 abc VA 118 1,5b 6,9 ab 50,1 ab 91,5¢ 154.3 a 165,8 be

TN12 1,6b 6,1 b 45,7 c 976bc 142,8 be 164,5 c

Hunter 1.0 19a 97a 51,5 ab 954bc 140,lc 171,6 ab

(ĐC)

F tính 5,0 * 3,3 * 35 * 16,87* 5.9% 9,5 **

CV (%) 7,8 152 4,5 3,7 2,6 1,5

Trong cùng một cột, các số có cùng kí tự đi kèm thé hiện sự khác biệt có ý nghĩa thong kê ở mức a=0,05;*: khác biệt có ý nghĩa ở mức a=0,05; ** : khác biệt có ý nghĩa ở mức a=0,01

Thời điểm 14 NST cây phát triển chậm, lóng thân nhỏ và ngắn, thân ở trạng thái đứng thắng, chỉ mới bắt đầu phân cành. Bộ phận dưới mặt đất phát triển nhanh cả về độ sâu và bề rộng, khả năng ra rễ phụ rất mạnh. Chiều dài thân chính ở 14 NST khác biệt rất có ý nghĩa trong thống kê, biến động từ 6,1 - 9,7 em, trong đó giống đối chứng Hunter 1.0 có chiều dai thân chính cao nhất (8,0 cm), thấp nhất là giống TN12

(6,1 em).

Thời điểm 21 NST: Ở thời điểm này chiều dài thân chính của cây tăng nhanh thân từ dạng đứng chuyên sang giai đoạn bò, xuất hiện nhiều tua cuống, nhánh phụ hình thành. Chiều đài thân chính của các giống dao động từ 45,7 - 52 em. Qua kết quả

32

xử lý thông kê và trắc nghiệm phân hạng giống có Galaxy 102 chiều dài thân chính dài nhất (52 cm). Giống TN 12 có chiều dài thân chính thấp nhất (45,7 cm), khác biệt về chiều dai thân chính không có ý nghĩa thống kê với các giống Lotus 289 (48,5 cm), NV 789 (47,7cm) nhưng khác biệt rất có ý nghĩa thống kê với các giống còn lại.

Thời điểm 28 NST: Thời điểm này cây đã có bộ rễ hoàn chỉnh nên cung cấp lượng dinh dưỡng day đủ cho cây phát triển mạnh mẽ, cũng ở giai đoạn này cây đã chuyền sang giai đoạn sinh trưởng sinh thực. Chiều dài thân chính các giống dao động từ 91,5 - 116,7 em. Qua kết quả xử lý thông kê và trắc nghiệm phân hạng giống NV 789 có chiều dai thân chính dài nhất (116,7 cm) khác biệt rất có ý nghĩa thống kê với giống đối chứng và các giống còn lại. Giống VA 118 có chiều dai thân chính thấp nhất (91,5 cm), khác biệt không có ý nghĩa thống kê với giống TN 12 (97,6 cm), giống đối chứng Hunter 1.0 (95,4 cm) và khác biệt có ý nghĩa thống kê với các giống còn lại.

Thời điểm 35 NST: Thời điểm này tất cả các giống đều đã cho thu hoạch, chiều đài thân chính vẫn tăng nhanh. Chiều dài thân chính các giống từ 140,1 - 154.3 cm. Qua kết quả xử lý thống kê và trắc nghiệm phân hạng giống VA 118 có chiều dai thân chính dài nhất (154,3 cm), khác biệt có ý nghĩa thống kê với giống đối chứng Hunter 1.0. Giống đối chứng Hunter 1.0 có chiều dai thân chính thấp nhất là 140,1 cm.

Thời điểm 42 NST: Thời điểm này phần lớn dinh dưỡng đều tập trung nuôi quả nên chiều dài thân chính của cây tăng rất chậm. Chiều dài thân chính các giống dao động từ 164,5 - 177,2 cm. Qua kết quả xử lý thông kê và trắc nghiệm phân hạng giống NV 789 có chiều đài thân chính dài nhất (177,2 em), giống TN 12 có chiều đài thân chính thấp nhất (164,5 cm), khác biệt rất có ý nghĩa thống kê với các giống NV 789 và giống đối chứng (171,6 cm).

So sánh với thí nghiệm so sánh bảy giống dua leo của Lê Nguyên Khôi (2022) thự hiện ở vụ Hè Thu tại thành phố Hồ Chí Minh với giống Hunter 1.0 có chiều dài thân chính trung bình đạt 163,7 cm thì ở thí nghiệm này giống Hunter 1.0 có chiều dai trung bình đạt 171,6 em. Sự khác biệt này có thé do sự khác biệt về kỹ thuật chăm sóc, điều kiện thời tiết và đặc điểm của mỗi khu đất của mỗi thí nghiệm khác nhau.

3.2.2 Số cành cấp 1 của sáu giống dưa leo

Phân cành là một đặc tính sinh học của cây dưa leo, cảnh cùng với thân làm

nên bộ khung của cây, cành mang lá, hoa và bộ phận gián tiếp góp phần tăng năng suất của cây. Ở cây dưa leo có hai loại cảnh là cành chính và cành phụ. Các cành được phân hóa ở đốt lá trên thân chính tại đây chứa các mầm mắt. Số cành cấp 1 cũng là một chỉ tiêu dé đánh giá khả năng sinh trưởng của các giống dua leo. Khả năng phân cành nhiều hay ít phụ thuộc vào đặc điểm di truyền của từng giống, kỹ thuật trồng và điều kiện đinh dưỡng, nước và điều kiện ngoại cảnh.

Cành mọc ra từ thân chính là cảnh cấp 1. Cành cấp 1 giữ vai trò quan trọng trong việc cho quả, có những giống ra quả chủ yếu trên cành cấp 1. Cành cấp 1 ít hay nhiều phụ thuộc vào đặc tính của giống, điều kiện tự nhiên hay kĩ thuật canh tác. Khả năng phân cành cấp 1 của sáu giống dưa leo được trình bày trong Bảng 3.4.

Bảng 3.4 Số cành cấp 1 (cành) của sáu giống dưa leo thí nghiệm Giống Thời điềm theo đõi (NST)

21 28 35 42 NV 789 2,3b 536 6,3 ¢ 8,7 b Galaxy 102 2,5 b 5,5 be 7,5b 86b Lotus 289 1,9b 6,0 ab 7,9 ab 8,9 b VA 118 2,1 b 6,0 a 8,2 ab 9,0 b

TN12 2,6 b 5,2a 85a 97a Hunter 1.0 (ĐC) 3,3: 6,0a 8,0 ab 9,1 b F tinh 5,0 * 3.3% 16,2 ** 4,4 * CV (%) l3. 3.1 4,5 3,6

Trong cùng một cội, các số có cùng kí tự đi kèm thé hiện sự khác biệt có ý nghĩa thong kê ở mức œ=0,05;*: khác biệt có ý nghĩa ở mức a=0,05; ** : khác biệt có ý nghĩa ở mức a=0,01

Thời điểm 21 NST: khả năng phân cành cấp 1 của các giống dưa leo ở thời điểm này dao động từ 1,9 - 3,3 cành. Qua kết quả xử lý thống kê và trắc nghiệm phân hang cho thấy giống đối chứng Hunter 1.0 có khả năng phân cành cấp 1 nhiều nhất (3,3 cành) có khác biệt rất có ý nghĩa thống kê với các giống còn lại. Giống Lotus 289 (1,9 cành) có khả năng phân cành cấp 1 ít nhất.

Thời điểm 28 NST: khả năng phân cành cấp 1 của các giống dưa leo ở thời điểm này dao động từ 5,3 - 6,0 cảnh. Qua kết quả xử lý thống kê và trắc nghiệm phân

34

hạng cho thấy giống Lotus 289, giống VA118 và giống đối chứng Hunter 1.0 có khả năng phân cành cấp 1 nhiều nhất (6,0 cành). Giống TN 12 (5,2 cành) có khả năng phân cành cấp 1 ít nhất, khác biệt có ý nghĩa thống kê với giống Galaxy 102 (5,5 cành) và giống NV 789 (5,3 cành).

Thời điểm 35 NST: khả năng phân cành cấp 1 của các giống dưa leo ở thời điểm này dao động từ 6,3 - 8,5 cành. Qua kết quả xử lý thống kê và trắc nghiệm phân hạng cho thấy giống TN 12 (8,5 cành) có khả năng phân cành cấp 1 nhiều nhất. Giống NV 789 (6,3 cành) có khả năng phân cành cấp 1 ít nhất, khác biệt rat có ý nghĩa thống kê với các giống còn lại.

Thời điểm 42 NST: khả năng phân cành cấp 1 của các giống dưa leo ở thời điểm này dao động từ 8,6 - 9,7 cành. Qua kết quả xử lý thống kê và trắc nghiệm phân hạng cho thấy khả năng phân cành của bảy giống rất có ý nghĩa thống kê, trong đó giống TN 12 (9,7 cành) có khả năng phân cành cấp 1 nhiều nhất, khác biệt có ý nghĩa thong kê với các giống còn lại. Giống Galaxy 102 (8,6 cành) có khả năng phân cành cấp 1 ít nhất.

So với thí nghiệm so sánh sinh trưởng phát triển, năng suất của bảy giống dưa leo (Cucumis sativus) của Lê Nguyên Khôi (2022) được thực hiện tại thành phố Hồ Chí Minh với giống Hunter có số cảnh cấp 1 trung bình đạt 10,1 cành thì ở thí nghiệm nay giống Hunter 1.0 có số cành cấp 1 trung bình ít hơn đạt 9,1 cảnh. Điều này có thé do đặc điểm đất đai giữa hai thí nghiệm.

3.2.3 Số lá trên thân chính của sáu giống dưa leo

Lá là bộ phận quan trong trong tat cả các loại cây nói chung và của dua leo nói riêng. Lá có nhiệm vụ quang hợp, tông hợp vật chất thô, hấp thụ chất dinh dưỡng, ngoai ra còn có nhiệm vụ thoát hơi nước điều hòa nhiệt độ cây. Lá cũng là chỉ tiêu quan trọng dé đánh giá và dự đoán tình hình sinh trưởng, lá mọc khỏe là dấu hiệu quá trình sinh trưởng và phát triển tốt. Đặc điểm tuổi tho lá và số lá nhiều hay ít là do đặc tính di truyền của giống quy định, ngoai ra còn phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh va

kỹ thuật canh tác.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Nông học: Khảo sát sinh trưởng, phát triển và năng suất của sáu giống dưa leo (Cucumis sativus L.) trồng vụ hè thu tại huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận (Trang 38 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)