1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp Nông học: Ảnh hưởng của môi trường nền, nước dừa, BA và NAA tới khả năng nhân chồi và tạo rễ của cây trầu bà đế vương đỏ (Philodendron erubescens) in vitro

89 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Ảnh Hưởng Của Môi Trường Nền, Nước Dừa, BA Và NAA Tới Khả Năng Nhân Chồi Và Tạo Rễ Của Cây Trầu Bà Đế Vương Đỏ (Philodendron Erubescens) In Vitro
Tác giả Nguyen Anh Hao
Người hướng dẫn ThS. Nguyễn Thị Thanh Duyền
Trường học Trường Đại học Nông Lâm
Chuyên ngành Nông học
Thể loại khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2019 - 2023
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 89
Dung lượng 25,63 MB

Nội dung

TÓM TẮTĐề tài nghiên cứu “Ảnh hưởng của môi trường nền, nước dừa, BA và NAA đếnkhả năng nhân chồi và tạo rễ của cây trầu bà dé vương đỏ Philodendron erubescens invitro” đã được tiễn hành

Trang 1

TRUONG ĐẠI HỌC NONG LAM TP HO CHÍ MINH

KHOA NONG HOC

3 3k 2s 2k 3k 2k 2

KHOA LUAN TOT NGHIEP

ANH HUONG CUA MOI TRUONG NEN, NUOC DUA, BA VA

NAA TOI KHA NANG NHAN CHOI VA TAO RE

CUA CAY TRAU BA DE VUONG DO(Philodendron erubescens) IN VITRO

SINH VIEN THUC HIEN : NGUYEN ANH HAONGANH : NONG HOC

NIEN KHOA : 2019 - 2023

Tp Hồ Chi Minh, thang 8 năm 2023

Trang 2

ANH HUONG CUA MOI TRUONG NEN, NƯỚC DU, BA VÀ

NAA TOI KHA NANG NHAN CHOI VA TAO RE

CUA CAY TRAU BA DE VUONG DO

(Philodendron erubescens) IN VITRO

Tác giả

NGUYEN ANH HAO

Khóa luận được đề trình dé đáp ứng yêu cầu

cấp bằng kỹ sư ngành Nông học

Người hướng dẫn

ThS Nguyễn Thị Thanh Duyên

Tp Hồ Chí Minh, thang 8 năm 2023

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Con xin thành kính khắc ghi công ơn bố mẹ đã sinh thành, nuôi dưỡng và day dỗ

dé con nên người, anh trai và những người thân trong gia đình đã hết lòng yêu thương,

động viên và tạo mọi điêu kiện thuận lợi cho con có được ngày hôm nay.

Xin gửi lời tri ân đến ThS Nguyễn Thị Thanh Duyên, giảng viên Bộ môn Ditruyền chọn giống cây trồng, Khoa Nông học, Trường Đại học Nông Lâm Tp Hồ ChíMinh đã tận tình hưỡng dẫn cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện khóa luậntốt nghiệp

Xin chân thành cảm ơn:

> Ban giám hiệu nhà Trường Đại học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh

> Ban chủ nhiệm khoa, các thầy cô khoa Nông học Trường Đại học Nông Lâm Tp

Hồ Chi Minh đã truyền đạt cho tôi những kiến thức bổ ích trong suốt thời gianhọc tập tại nhà trường.

> Quý thầy cô trong Bộ môn Di truyền chọn giống cây trồng đã tạo điều kiện chotôi trong thời gian thực hiện đề tài

> Lời cảm ơn đến các bạn Duyên Thùy, Mậu Huy, Nhật Hào, An Khang, Thúy Vy,Minh Đức và Tú trinh đã đồng hành, truyền đạt, chia sẻ kinh nghiệm, giúp đỡnhiệt tình tôi trong quá trình học tập và khoảng thời gian làm khóa luận.

> Cac anh, chị, các bạn trong và ngoài lớp đã luôn ủng hộ động viên va tận tìnhgiúp đỡ trong thời gian tiến hành khóa luận

Xin chân thành cam on!

Tp, Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2023

Sinh viên

Nguyễn Anh Hào

Trang 4

TÓM TẮT

Đề tài nghiên cứu “Ảnh hưởng của môi trường nền, nước dừa, BA và NAA đếnkhả năng nhân chồi và tạo rễ của cây trầu bà dé vương đỏ (Philodendron erubescens) invitro” đã được tiễn hành tại phòng thí nghiệm, Bộ môn Di truyền chọn giống cây trồng,Khoa Nông học, Trường Đại học Nông lâm Tp Hồ Chí Minh từ tháng 2/2023 đến tháng8/2023 Các thí nghiệm được bồ tri theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên một yếu tố và haiyếu tô với ba lần lặp lại, nhằm xác định môi trường và liều lượng nước dừa phù hợp vớikhả năng tạo chồi của cây trầu bà dé vương đỏ, xác định nồng độ BA va NAA thích hợp

cho khả năng hình thành và phát triển chồi, xác định nồng độ NAA thích hợp cho kha

năng hình thành và phát triển rễ của cây trầu bà đế vương đỏ in vitro

Từ kết quả nghiên cứu đạt được, rút ra được một số kết luận:

Chéi trầu bà dé vương đỏ nuôi cấy trong môi trường MS có bồ sung các liềulượng nước dừa cho thấy ở môi trường MS tác động lớn đến sự sinh trưởng của chéi còncác liều lượng nước dừa không có nhiều sự khác biệt Ở môi trường MS có bổ sung

150 mL/L liều lượng nước dừa cho các kết quả tốt nhất về số chéi (1,47 chéi), số lá(11,8 14), chiều cao chéi (0,88 em) và trọng lượng chồi (2,8 g)

Môi trường MS với sự kết hợp giữa hai chất điều hòa sinh trưởng BA va NAA

có tác động lớn đến quá trình nhân nhanh chồi của trầu bà dé vương đỏ Trong đó, chồi

cấy trong môi trường MS được bổ sung 0,75 mg/L nồng độ BA + 0,3 mg/L nồng độNAA cho các kết quả tốt nhất về số chéi (2,37 chồi), số lá (12,7 lá), chiều cao chồi (0,77cm) và trọng lượng chéi (2,6 g)

Trong giai đoạn ra rễ, chồi trầu bà dé vương đỏ nuôi cấy trong môi trường MS

có bố sung 0,6 mg/L NAA cho số rễ (13,7 rễ), chiều dài rễ (7,1 cm), trọng lượng rễ (0,79ø), chiều cao cây (0,77 em) và số lá (8,07 lá) đạt kết quả tối ưu nhất

1H

Trang 5

MỤC LỤC

Trang

Tat TH phogintbgtioiBigangilgL-B100,GN8080118AgkabosfliostfseiotpsisioalBgalisitltoptupiiGlaa4t458a/0101690stiäsotoygisasausil 1 IUuivo 0 il

77000 8y geet 6 ro anes metre ee eho iii

(Cd Ce 6 iEHEtrteIs2SSRSDELESIRGHSEELEEG-GERNGNHGSIGIGREENIGIHGESLGAGSEGUSSRtd3ygiaauensei 1V

Damh sach 001Jn0 i71: 80578 4< VI

Danh sach cac bang TA VI

I3arh;sách: gấp TH Hee ee vill

9080:1100 2 1 1

Đặt vấn G6 occ cccccccccccesesessessescessevcecssssvesesucssssvsseessassssarsecsasarsacsacareaesassnsacseceeaeeaeaneeeseceees 1 Mục tiêu của đề tai eecccccccccccssecsecseseceesecsecsesecsscscssesvcscseceseseseesvcseseeesssesevsseseseeeeseeeeveees 2 Yêu cầu của đề tài - 2-52-5222 22122122112211211221221121127112112112112111121121121 1121 yee 2 Giới han của đề tài - 252 522521221 2122121212111112111111111111212111 cau 2 Chương 1 TONG QUAN TÀI LIỆU -22 2 222222EE22E2EZ£2E£EE£EE22EEzzEzzzzzrxez 3 [2| GIỚI THIẾT vee ccesemcstecenemmsessnenes EEEGAB-.B.IS1GS331810003883003ESESE-I-SSBESRGGISSIGBSSNHGGHIEMESHG3G08/1GG10203003058380 3 1.1.1 Nguồn gốc, phân loại cây trầu bà đế vương đỏ -2 22-©22222225zc2zzscsce2 3 1.1.2 Đặc điểm thực vật học của cây trầu bà dé VON CO 7T 7 TỶ na 4 1.2 Giới thiệu về nuôi cay mô tế bao thực Vat ecccceccessecesessesessessestesessestesessesessesseeees 4 1.2.1 Lich sử phat trién nudi cay mô tế bao thực vật ở NYO HƯỚC snvssssssscesnsvasssovesresseves 4 1.2.2 Lịch sử phát triển nuôi cay mô thực vật ở trong nước -2¿-sz=sz=s2 6 1.2.3 Lợi ích của phương pháp nhân giống bằng nuôi cấy mô - §

1.2.4 Các phương pháp nuôi cấy mô tế bao thực vật -© ++©c++22z++ccxcee 8 1.2.5 Quy trình nhân giống int vifrO -2-©22222222222222122122212212211221211221221 2e 9 1.2.6 Môi trường cơ ban dùng trong thí nghiệm 5-5-5222 <<+<£+z<+scezecss 11 NCC: 3GE781000303P7G7D9S0700mEHLGH08-1090400Gu23825Ẻ 12 1.2.8 Cac chat diéu hoa sinh trưởng thực vat trong nuôi cay mô tế bao thực vật 13

1.2.9 Các yếu tô ảnh hưởng đến quá trình nuôi cấy mô thực vật - 15

1.3 Kết quả nghiên cứu nhân giống in vitro cây trầu bà trong và ngoài nước 16

1.3.1 Kết quả nghiên cứu nhân giống in vitro cây trau bà ngoài nước 16

1.3.2 Kết quả nghiên cứu nhân giống in vitro cây trau bà trong nước .- 17

Trang 6

Chương 2 VAT LIEU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - 19

Tà rh eee eee 192.2 Vat li@u thi nghi6m 0 19

iD dhe NI LUHLC Hsa.ss«zi-xsos8,c35d6xaesesvoudldebistollrclsieisosbu2tgf4d0sii4:461015u06,501ua0080ledugH20u0u800010.6-128 3,d64103-° 19

2.2.2 Trang thiết bị và đụng en thí nghiệm se-ee-eessessssebesiioSss.lec0206S0200200.0010g20 212.3 Phương pháp nghién Cứu - - 5 2222222221 2212512212 1212.1211 21211211 HH re 22

5.1 BỖ bí Bhd HGhÏỆM, cuc Hưng Hư ngctgbgdi2.7222101000/020-10012709g0 222.3.1.1 Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của môi trường và liều lượng nước dừa đến khả năng

ra chồi của cây trầu bà dé vương đỏ iw VifrO -2-522©2252222222222222Ec2ESrxrrrrsrrerev 222.3.1.2 Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của nồng độ BA va NAA đến khả năng nhân chéi củacây trầu bà dé vương đỏ i7! VifrO 5222222222 2E222 2212211221221 211221 11.221 21crrcree 232.3.1.3 Thí nghiệm 3: Ảnh hưởng của nồng độ NAA đến khả năng ra rễ của cây trầu bà

GE Vuong 8, 8MN' 24

5.4-Phươngpidpaft lý số HÊU eoseossaneeiakiniekhnnialkihieiidtisdighiSlgu213g81074699/01070E01/3486/0u30 25Chương KẾT A, VTA TUYỂN saaagao ta gGggGGÓy gi00S00g2:80030860000003ã8.2g 263.1 Ảnh hưởng của môi trường và liều lượng nước dừa đến khả năng tạo chỗồi của cây

tu Hộ (Tế ri HD TU NG can ugggosatgiGiGorogyinttosqG00g08009600809/G03660180000588u5g0qggi 263.2 Ảnh hưởng của nồng độ BA và nồng độ NAA đến khả năng nhân chỗi của cây trầu

bà đế vương đỏ i7? Vi/FO ¿552222222 2222212231221221211221211211211211211211211 21121111 eE re 373.3 Ảnh hưởng của nồng độ NAA đến khả năng ra rễ của cây trầu bà dé vương đỏ in

"VŨ Ôi tai gtg15016514385555BSAXBSEBBSSE-SSSSNSRERBSPILIBSSEEGNETSSSHGVEIRHSEEGGTSEEEGESSEHSSEMESESRBSSUSBESSEEGSISB.ĐG23308808ggesxl 47

KET LUẬN VÀ ĐÈ NGHỊ, - 222222221 22122122112212711221221211221 21121121 ee 51TÀI LIEU THAM KHẢO 2-22 ©2222S22E22EE22E22EE2EEE2EE22E22E12212222221 21222 52

PHU LỤC 2-©2222222222222221227112221122112111221112111221112211211121121121221122 re 54

Trang 7

DANH SÁCH CHỮ VIET TAT

Viết tắt Viết đầy đủ (ý nghĩa)

BS Gamborg et al, 1968

BA 6 — Benzyl Aminopurine

BAxNAA 6 — Benzyl Aminopurine tương tác với Naphthalene Acitic

AcidCRD Bồ trí kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên

CRD — 2 Bồ trí kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên hai yếu tố

Trang 8

DANH SÁCH CAC BANG

Trang

Bảng 2.1 Thanh phần của các môi trường sử dụng trong thí nghiệm 20Bang 2.2 Các NT trong thí nghiệHL Ì ;ss:s szsssscssss5566555552268696666558060110369868668134585505640/598 86 22 Bảng 2.3 Các NT trong thí nghiệm 2 - - E213 SxE SH HH HH nghe 24Bảng 3.1 Anh hưởng của hai loại môi trường và các liều lượng nước dừa đến số chéi(ch6i) của cây trầu bà dé vương đỏ 2-52 ©522222222E222E22EE22E22E1223222221 22.22 27Bảng 3.2 Ảnh hưởng của hai loại môi trường và các liều lượng nước dừa đến số lá (lá)

của cây trầu bà dé vương đỏ 22-252222S22vsertrsrrtrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrr 2Ú

Bảng 3.3 Ảnh hưởng của hai loại môi trường và các liều lượng nước dừa đến chiều caochéi (cm) của cây trầu bà dé vương đỏ 2 2-©2222222sc2zszsczssrsezsersers - 3Bảng 3.4 Ảnh hưởng của hai loại môi trường và các liều lượng nước dừa đến trọnglượng chồi (g) của cây trầu bà dé vương đỏ tại thời điểm 45 NSC 36Bảng 3.5 Ảnh hưởng của nồng độ BA và nồng độ NAA đến số chi (chéi) của cây trầu

ba dé Vuong G6 Ỏ 38

Bang 3.6 Anh hưởng của nồng độ BA và nồng độ NAA đến số lá (lá) của cây trau ba

Ce cnenrseseetbtntrotttpttrritotttngfiogtfEhgiotirtbfidiErlsi620ttiigbgdboppdtritrcitrtiositodrisikgivepitoedi 41Bang 3.7 Ảnh hưởng của nồng độ BA và nồng độ NAA đến chiều cao chỗồi (em) củacay trau ba dé vUONg N s-5ä 44Bang 3.8 Anh hưởng cua nồng độ BA và nồng độ NAA đến trọng lượng chồi (g) củacây trầu bà dé vương đỏ - 2-22 ©2222S22E22E12EE22E122121122122112112211211211211211 222 re 46Bảng 3.9 Ảnh hưởng của nồng độ NAA đến khả năng ra rễ (rễ) của cây trau bà dé vương

Bang 3.10 Ảnh hưởng của nồng độ NAA đến chiều dai rễ (cm), trọng lượng rễ (g), chiềucao chéi (cm) và số lá (1a) của cây trầu bà dé vương đỏ thời điểm 45NSC 49

vii

Trang 9

DANH SÁCH CÁC HÌNH

Trang

Hình 2.1 Mẫu chồi trước khi cấy 2-2 s2S+2S22E22E22E22EE21212211212212212212 21 xeC 23Hình PL1.1 Dung dịch pha Stock MS và chất điều hòa sinh trưởng 54Hình PL1.2 Bình đựng mẫu chi trầu ba đế vương đỏ 2 22- 525522: 54Hình PL1.3 Mẫu cấy bị nhiễm 2-2 2£ £SE+SE£SE+EE£EE£EE£EEEEEZE2E22E2E22Ee22ezxe2 55Hinh PL1.4 69.0.0335 55Hình PL1.5 Do chiều dai 16 c.cceccecceeccessesssessesssessessesssessesssessesesessessesetessessesssesseeaseess 55Hình PLAS Bie ieee CRG esessnceninnrsacssnnssasanonarenncseasmeusinaaenasonmeoneemeenamemnientanease 55Hiuk 127 Su đã WG TN Dec cece snicrnesnnnonet neonates 56

rg AUR Ede TỦ ««eececegginaodtnghonksdgedhothobtdddtodggtncGibdgi0400-0016g.Ä0u300720:380000/ 09 56Hình PL1.9 Sơ đồ bồ trí TN 3 2-22 ©2222222EE2EE222222122112212212211271211221 2122 2e 56Hình PL1.10 Anh hưởng của môi trường và liều lượng nước dừa đến cây trầu bà déYƯƠHE 6 n08080711000EEES0EEESRGSSELGSHERGENRGISIEGEEGGIDENBEEEESIGHSBGQNGESSEEGGEGĐ4XGIAGBIGEGIEGERSTG0NSGSEEHGIMEHSE 57

Hình PL1.11 Ảnh hưởng của BA va NAA đến khả năng nhân chồi cây trầu bà dé vương

| —— —— TT — — TT TT — - TẶẶẶẶẰ 58

Hình PL1.12 Anh hưởng của NAA đến khả năng tạo rễ cây trau bà dé vương đỏ 59

Trang 10

GIỚI THIỆU

Đặt vấn đề

Cùng với sự tiến bộ của đời sống ca về vật chất lẫn tinh than, cây cảnh đã trở nên

gần gũi và được con người sử dụng nhiều hơn Có nhiều loài cây được con người sửdụng với nhiều mục đích trang trí khác nhau Cây trầu ba dé vương đỏ (Philodendronerubescens) là cây cảnh nội thất hang đầu được rất nhiều người ưa chuộng Trầu bà dévương đỏ với màu sắc sặc sỡ, tán lá lúc nhỏ màu đỏ tươi khi lớn lá sam màu dan thànhmàu xanh ngọc lục bảo, hình dáng lá đẹp và tao nhã phù hợp làm cây trang trí nội thất,

cây trồng chậu hoặc cắt cành dé phục vụ cắm hoa Do đó cây Trầu bà dé vương đỏ rấtđược ưa chuộng trên thị trường cây cảnh Qua đó, cho thấy tiềm năng to lớn của cây trầu

bà dé vương đỏ Vì vậy những năm gan đây, cây trầu bà dé vương đỏ đã dần chiếm đượcchỗ đứng trên thị trường cây cảnh

Ở nước ta, nguồn gốc cây trầu bà được sản xuất chủ yếu ở miền Nam hoặc đượcnhập từ Trung Quốc Do đó việc vận chuyền cây giống từ nguồn cung ứng cây giốngđến nơi tiêu thụ còn phải trải qua nhiều giai đoạn phức tạp Vì thế nên việc cung ứng

cây giống cho thị trường còn thiếu chủ động, chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng

tăng nhanh của thị trường.

Tuy nhiên bằng phương pháp trồng chủ yếu là bằng hạt hoặc nhân giống thôngthường qua phương pháp cắt cành làm cho giống bị thoái hóa, tạp nhiễm, hệ số nhângiống không cao và ảnh hưởng tới sinh trưởng và phát triển của cây mẹ Do đó việc tìm

ra phương pháp nhân giống dé đạt được tiêu chuẩn: đúng giống, sạch bệnh, giá thànhhợp lý, chất lượng cao với số lượng lớn trong thời gian ngắn là điều cần thiết

Bên cạnh đó cấy trầu ba dé vương đỏ nuôi cấy mô là phương pháp rất hiệu quả

và có rất nhiều ưu điểm: sạch bệnh, dễ vận chuyên và nhân nhanh với số lượng lớn.Trong đó môi trường là yếu tố rất quan trong dé nhân chdi, tạo rễ nhanh được số lượng

lớn và đồng nhất Ngoài ra nước dừa được sử dụng dé thúc day sự tăng trưởng trong môi

trường nuôi cây mô, đặc biệt nước dừa còn có khả năng điêu chỉnh sự phát triên như

Trang 11

cytokinin và auxin Hiện nay các chất BA và NAA được sử dụng phô biến trên thị trườngbởi tính không độc, an toàn với môi trường, dễ tìm và tác động nhanh tới khả năng nhânchéi và tạo rễ.

Xuất phát từ thực trạng trên, đề tài: “Ảnh hướng của môi trường nền, nước đừa,

BA va NAA đến khả năng nhân chổi và tạo rễ của cây trầu bà đế vương đỏ(Philodendron erubescens) in vitro” đã được thực hiện.

Mục tiêu của đề tài

Xác định được loại môi trường nền, các liều lượng nước dừa, nồng độ BA và

NAA đến kha năng nhân chdi của cây trầu bà đế vương đỏ in vitro

Xác định được nồng độ NAA đến khả năng tạo rễ của cây trầu bà dé vương đỏ in

vitro.

Yêu cau của dé tai

Bồ trí các thí nghiệm chính quy, theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển hình

thành chổi, cum chdi và tạo rễ của cây trầu bà dé vương đỏ (Philodendron erubescens).Giới hạn của đề tài

Đề tài được tiễn hành ở giai đoạn nhân chéi, tạo rễ của cây trau bà dé vuong do(Philodendron erubescens) với các loại môi trường, liều lượng nước dừa và hai chấtđiều hòa sinh trưởng BA và NAA tại phòng thí nghiệm thuộc bộ môn Di truyền chọngiống cây trồng Trại thực nghiệm khoa Nông Học, Đại học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh

từ tháng 02 năm 2023 đến tháng 7 năm 2023

Trang 12

Chương 1

TỎNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Giới thiệu

1.1.1 Nguồn gốc, phân loại cây trầu bà dé vương đỏ

Cây trầu bà hay còn được biết với cái tên: cây trầu bà xanh, cây Hoàng Tâm Diệp

Loại cây này có nguồn góc từ dao Solomon, tên khoa học là Epipremnum aureum, thuộc

họ Araceae Thế giới trầu bà kha đa dạng cả về màu sắc lẫn hình thái Các loại cây trầu

bà hiện nay trên thi trường có rất nhiều chủng và trau bà dé vương là một loại điển hình

về vẻ đẹp cũng như công dụng nhiều

Thông thường người ta phân chia cây trầu bà dé vương theo màu sắc Các loại

cây trau bà dé vương tiêu biểu gồm: cây trầu bà dé vương xanh, cây trầu bà dé vương

đỏ, cây trầu bà dé vương vàng, trầu bà dé vương tím, trầu bà dé vương sọc Mỗi loạicây đều có nét đẹp và ý nghĩa phong thủy riêng Trong đó trầu bà đế vương đỏ(Philodendron erubescens) hay còn có những tên khác như: dé vương đỏ, đại dé vương

đỏ, trầu bà đỏ là lựa chọn quen thuộc để làm cây phong thủy, cây cảnh văn phòng vànhà ở (trích dan bởi Nguyễn Huỳnh Hoa, 2021)

Phân loại cây trầu ba dé vương đỏ

Giới (regnum) Plantae

(không phân hạng) Angiospermae

(không phân hang) Monocots

Bộ (ordo) Alismatales

Ho (familia) Araceae

Chi (genus) Philodendron

Loai (species) Philodendron erubescens

Tén khoa hoc Philodendron erubescens “Imperial Red”

3

Trang 13

Tên gọi chung Philodendron Imperial Red

1.1.2 Đặc điểm thực vật học của cây trầu bà dé vương đỏ

Trau bà đế vương đỏ (Philodendron erubescens) là loài cây thân thảo, thuộc họRáy (Araceae), được tìm thấy ở đảo Solomon, Indonesia

Trên thân cây thường có nhiều rễ sống, trong tự nhiên cây có thể leo cột nhưngkhi trồng trong chậu và cây làm cảnh thì những chiếc lá sẽ vươn thắng và cây đạt chiềucao tối đa là 1,5 m

Lá cây thường dạng hình tim, thuôn dài về phía đầu lá và lá non thường có màu

đỏ tia, cuống lá dai màu đỏ đậm Và với cây trầu bà dé vương đỏ thì có thé trồng vàochậu hoặc trồng thủy sinh để cây leo cộng sinh trên các cây khác đều được

Khi còn non, cây bắt đầu phát triển những chiếc lá hình bầu dục có màu đỏtươi Khi chúng lớn lên, những chiếc 14 sam màu dan theo tuổi thành màu xanh ngọc lụcbảo Nhưng khi trưởng thành hoàn toàn, chúng lại chuyển sang màu đỏ hạt dẻ

Khi cây Trầu Bà Đề Vương Đỏ ra hoa thì nở thành từng cụm hoa trắng ngà, có

mo hoa bao bọc bên ngoài (Dương Công Đông, 2019).

1.2 Giới thiệu về nuôi cấy mô tế bào thực vật

1.2.1 Lich sử phát triển nuôi cấy mô tế bào thực vật ở ngoài nước

Theo Nguyễn Đức Lượng (2006), lich sử nuôi cấy mô tế bao thực vật gắn liền

với các sự kiện nồi bật như sau:

Năm 1902, Haberlandt là người đầu tiên đưa các giả thuyết về tính toàn năng của

tế bào vào thực nghiệm Theo ông, tất cả tế bào thực vật đều có tính toàn năng, mỗi tế

bảo đều mang một lượng thông tin di truyền đầy đủ của cơ thể và khi gặp điều kiệnthuận lợi thì có thé phát triển thành một cơ thể hoàn chỉnh Tuy nhiên, ông đã dùng tếbào quá chuyên biệt nên không thành công.

Năm 1922, Kotte và Robbins thực hiện lại thí nghiệm của Haberlandt và đã thànhcông trong nuôi cấy đỉnh sinh trưởng từ đầu rễ một cây hòa thảo

Năm 1934, White (Hoa Kỳ) đã nuôi cấy thành công trong một thời gian dài đầu

rễ cây cà chua trên môi trường lỏng có chứa muối khoáng, đường và dịch chiết nắmmen Ở các thí nghiệm tiếp theo, White chứng minh có thê thay thế dịch chiết nắm men

Trang 14

bằng hỗn hợp 3 loại vitamin nhóm B Thiamin (B1), Pyridoxin(B) và Nicotinic acid Từ

đó, việc muôi cấy đầu rễ trong thời gian vô hạn đã được tiến hành ở nhiều cây khácnhau Sau đó ít lâu, Went và Thimann phát hiện ra chất điều hòa sinh trưởng đầu tiên làIAA (Indol acetic acid).

Năm 1939, cùng với Nobercourt, Gautheret đã thành công trong việc duy tri sự

sinh trưởng trong thời gian dài của mô sẹo cà rốt (Daucus carota) trên môi trường rắn

bằng thạch

Năm 1955, Skoog tìm ra chất điều hòa sinh trưởng trong tinh dịch cá bẹ là 6 —

Furfurylaminopurine và đặt tên là Kinetin, có tác dụng kích thích sự phân bào Việc phát

hiện vai trò cua NAA, IAA, 2,4D và Kinetin cùng với phát hiện vai trò của các vitamin

và nước dừa là một bước tiến quan trọng, đây là tiền đề kỹ thuật cho việc xây dựng cácmôi trường xác định về mặt hoá học, cho việc làm các thí nghiệm ồn định và dẫn đếnnhững thành công tiếp theo của ngành khoa học này

Năm 1957, Skoog và Miller công bố các kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của tỷ

lệ kinetin/auxin trong môi trường nuôi cấy đối với sự hình thành cơ quan của mô sẹothuốc lá Khi giảm thấp tỷ lệ kinetin/auxin, mô sẹo có khuynh hưởng phát triển rễ Ngượclại thì dẫn đến khuynh hướng tạo chéi ở mô sẹo Hiện tượng này được xác nhận trênnhiều cây khác nhau và đóng góp rất lớn vào sự điều khiến sinh trưởng, phát triển của

mô tế bảo trong nuôi cấy

Từ 1954 đến 1959, kỹ thuật tách và nuôi cấy tế bào đơn đã được phát triển Muir,

Hildebrandt và Riker đã tách các tế bào của mô sẹo thành các tế bào đơn bằng cách sửdụng máy lắc

Năm 1960, Bergman công bồ có thé dùng phương pháp lọc đơn giản dé thu được

hầu hết là tế bào đơn mà không phải là dính cụm Các tế bào đơn có thể gieo trên môitrường, tiếp tục phân chia và tái tạo lại mô sẹo Cùng với kỹ thuật gieo tế bào củaBergman, nhiều tác giả khác đã thành công trong việc tạo cây hoàn chỉnh từ tế bào,chứng minh được tính toàn thể của tế bào

Năm 1960, Cooking (Anh) công bố có thể dùng men cellulose để phân hủy vàcellulose của tế bào thực vật, kết quả thu được các tế bào tròn không vỏ bọc, gọi làprotoplast.

Trang 15

Đầu những năm 1970, Nagati và Takebe (Nhật) thành công trong việc làm chocác protoplast tach từ mô thuốc lá tái tạo và cellulose, phân chia, tạo nên một quan thé

tế bào trong môi trường lỏng

Do các protoplast có khả năng dung hợp với nhau trong các điều kiện nhất định

và hấp thụ các phân tử lớn hoặc thậm chí từ các cơ quan phân tử từ bên ngoài Các nhànuôi cây mô thực vật đặt hy vọng lớn vào kỹ thuật protoplast dé chọn giống có kết quahơn.

Năm 1965, Ledoux và ctv đề xướng về vấn đề biến tính của tế bào Ông cho rằng

các tế bào có khả năng hấp thụ DNA ngoại lai vào, gây nên sự biến tính ở thực vật

Từ 1980 đến 1992, có nhiều các thành công mới trong lĩnh vực công nghệ gene

thực vật được công bó, hàng loạt các công trình chuyền gene ngoại lai vào nhiều họ thực

vật.

Khả năng nhân giống và phục tráng cây trồng được thể hiện rõ rệt trong những

ứng dụng nuôi cấy mô thực vật Theo Morel (1960), đã nhận thay đỉnh sinh trưởng của

các loại địa lan (Cymbidium) khi đem nuôi cây sẽ hình thành các protocorm Khi chia

cắt các protocorm và nuôi cay tiếp thi thu được các protocorm mới Khi để trong cácđiều kiện thích hợp nhất định thi protocorm có thé phát triển thành cây lan con Do đó,

có thể phục trang, tạo ra các dòng vô tinh không bi nhiễm virus Kỹ thuật này đặc biệt

có giá trị đối với các cây như: khoai tây, cây ăn quả và nhiều cây nhân giống vô tính

khác.

Hiện nay, đang bước vào giai đoạn nuôi cấy mô thực vật được ứng dụng và pháttrién mạnh mẽ trong việc nhân giống, chon tạo giống vào việc sản xuất các chat thứ cap

có hoạt tính sinh học và vào nghiên cứu lý luận di truyền thực vật bậc cao Nuôi cay mô

thực vật hiện nay được đưa vào trong các chương trình chọn giống, nhân giống hiện đại(Nguyễn Văn Uyên, 1993)

1.2.2 Lich sử phát triển nuôi cấy mô thực vật ở trong nước

Theo Trần Văn Minh (2005), sau năm 1975, nước ta mới bắt đầu chú trọng đến

kỹ thuật nuôi cấy mô thực vật

Trang 16

Phòng thí nghiệm nuôi cấy mô tế bào đầu tiên được xây dựng tại Viện Sinh Học.Viện Khoa Học Việt Nam do Lê Thị Muội khởi xưởng Bước đầu phòng tập trung nghiên

cứu các phương pháp nghiên cứu cơ bản trong điều kiện Việt Nam, như nuôi cấy baophấn, nuôi cấy mô sẹo và protoplast và đã thành công khi nuôi cay bao phan lúa và thuốc

lá được công bố vào năm 1978 (Lê Thị Muội và ctv, 1997; Lê Thị Xuân và ctv, 1978).Tiếp đó là thành công nuôi cấy protoplast khoai tây (Lê Thị Muội và Nguyễn ĐứcThành, 1978; Nguyễn Đức Thành và Lê Thị Muội, 1980, 1981).

Phòng thí nghiệm tiếp theo được đặt tại phân viện Khoa Học Việt Nam ở Tp Hồ

Chí Minh, sau đó là Đại học Nông Nghiệp I Hà Nội và Viện Khoa Học Kỹ Thuật Nông

Nghiệp Việt Nam, chủ yếu tập trung vào vi nhân giống khoai tây Đến nay, đã có rấtnhiều phòng thí nghiệm nuôi cấy mô không những ở các Viện nghiên cứu (Viện DiTruyền Nông Nghiệp, Viện Rau Quả Trung ương, các Trường Đại học), mà có cả ở một

số tỉnh và cơ sở sản xuất (Đà Lạt, Yên Bái, Hưng Yên, Thanh Hóa, Cần Thơ, Nghệ

Tĩnh).

Từ giữa 1980 đến nay, hướng nghiên cứu ứng dụng nuôi cấy mô tế bao thực vậtphát triển mạnh Nhưng kết quả đáng khích lệ đã đạt được trong lĩnh vực vi nhân giốngkhoai tây (Viện Công Nghệ Sinh Học, Viện Di Truyền Nông Nghiệp, Viện LâmNghiệp) Một số kết quả bước đầu đã được ghi nhận trong lĩnh vực chọn dòng tế bào

kháng bệnh (Lê Bích Thủy và ctv, 1994), chọn dòng chỊu muối, chịu mất nước (Nguyễn

Tường Vân và ctv, 1994; Định Thị Tông và ctv, 1994) Các kết quả về dung hợp tế bàotrần, chuyền gen lục lạp cũng thu được kết quả lý thú (Nguyễn Đức Thành và ctv, 1993,1997), Nuôi cấy bao phan dé tạo dong thuần đã được ứng dụng nhiều tại Viện Công

Nghệ Sinh Học và Di Truyền Giống Nông Nghiệp Nuôi cấy các cây được liệu quý débảo tồn nguồn gen và tạo các dòng tế bào có hàm lượng sinh học quan trọng cũng đã và

đang được phát triển (Bùi Bá Bing, 1995)

Không dừng lại ở đó, các công trình nghiên cứu ngày càng đạt được những bướctiến vượt bậc Cụ thé: Các công trình nghiên cứu tại Lâm Đồng đạt được nhiều thànhtựu: Dương Tan Nhựt thu được nhiều kết quả trong nuôi cấy các loại hoa cúc, lyli, salem,hồng môn, hoa hồng và đặc biệt ứng dụng hệ chiếu sáng đơn sắc của công nghệ đèn

LED vào luận án tại Đại học Kagawa, Nhật Bản (2002) Mới dây tác giả đã đạt được

nhiêu ket quả mới vê công nghệ sinh khôi sâm KŠ Panax vietnamensis, thông đó Taxus

7

Trang 17

wallichiana, công nghệ phôi vô tính các loại Hồ điệp (Phalaenopsis spp.), mở ra hướngcông nghệ tạo giống chủ động và sinh khối chất lượng cao với những công trình phongphú cùng những đề tài tiềm năng lớn Nguyễn Văn Kết và ctv triển khai thành công nuôicấy các loại lan rừng Cát Tiên - Lâm Đồng - Đồng Nai, và đặc biệt là đưa từng bướccông nghệ nuôi cay mô hiện đại với các hệ thống Bioreactor vào thực tiễn nhân giống,

xuất phát từ luận án tiến sĩ tại Đại học Chungbuk, Hàn Quốc (2005) Phạm Xuân Tùng

đã phát triển công nghệ tạo giống khoai tây kết hợp nuôi cấy in vitro (củ bi và siêu bị microtuber) với công nghệ gieo hạt Hiện nay tác giả cùng các cộng sự tiếp tục triển khai

-kết qua công nghệ lai tạo va chọn lọc các dòng hoa quý: cúc, đồng tiền, cam chướng có

giá trị thương mại cao (Lê Xuân Thám, n.d).

1.2.3 Lợi ích của phương pháp nhân giống bằng nuôi cấy mô

Theo Bùi Bá Bồng (1995), phương pháp nuôi cấy mô là:

+ Tạo ra các cây con đồng nhất và giống như cây mẹ

+ Nhân một số lượng cây con lớn từ một cá thé ban đầu trong một thời gian ngắn

+ Tạo ra các cây con sạch bệnh.

+ Không chiếm nhiều diện tích, không bị ảnh hưởng bởi thời tiết, điều kiện ngoạicảnh Một giống cây quý có thể được nhân ra nhanh chóng dé đưa vào sản xuất Việctrao đối giống quốc tế các nguồn gen sạch bệnh nuôi trong ống nghiệm được thực hiện

dễ dang Thông qua nuôi cay mô có thé ứng dụng việc chuyền gen cho những thực vật

bậc cao đê chọn tạo giông mới theo yêu câu sản xuât.

1.2.4 Các phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật

Theo Dương Công Kiên (2002), nuôi cấy mô thực vật có một số phương phápnhư sau:

1.2.4.1 Nuôi cấy đỉnh sinh trưởng

Một phương thức dễ dàng nhất đạt được mục tiêu trong nuôi cay mô tế bào thực

vật là nuôi cây đỉnh sinh trưởng, bao gôm nuôi cây chôi đỉnh và chôi bên.

Trang 18

Sau khi vô trùng, mẫu sẽ được nuôi cấy trên môi trường thích hợp Sau một thờigian, từ đỉnh sinh trưởng sẽ phát triển thành một hay nhiều chồi Chéi tiếp tục phát trién,vươn thân, ra lá, rễ, dé trở thành một cây hoàn chỉnh.

1.2.4.2 Nuôi cấy mô sẹo

Mô seo là một khối tế bào phát triển vô tổ chức Mô sẹo sẽ phát triển nhanh khimôi trường có bé sung auxin Trong điều kiện môi trường không có chất kích thích tao

mô sẹo, khối mô sẹo có khả năng tái sinh thành cây hoàn chỉnh

Nuôi cay mô seo được thực hiện đối với các loại thực vật không có khả năng

nhân giống thông qua nuôi cấy đỉnh sinh trường Cây tái sinh từ mô sẹo có đặc tínhgiống cây mẹ, từ một cụm tế bào mô sẹo có thê tái sinh cùng lúc nhiều chéi hơn là nuôi

cây đỉnh sinh trưởng, tuy nhiên mức độ biên dị tê bào soma lại cao hơn.

1.2.4.3 Nuôi cấy tế bào đơn

Khối mô sẹo được nuôi cấy trên môi trường lỏng và đặt trên máy lắc có tốc độ

điều chỉnh thích hợp, sẽ tách ra thành nhiều tế bào riêng lẻ, gọi là tế bào đơn Sau đó, tếbao đơn được lọc và nuôi cấy trên môi trường thích hợp dé phát triển, tăng sinh khối

1.2.4.4 Nuôi cấy protoplast

Protoplast (tế bảo trần) là tế bào đơn tách lớp vỏ cellulose, trong điều kiện nuôicấy thích hợp protoplast có khả năng tái sinh màng tế bảo, tiếp tục phân chia và pháttriển thành cây hoàn chỉnh Khi tế bao mat vách và tiến hành dung hợp, hai protoplast

có khả năng dung hợp với nhau tạo ra tế bảo lai, đặc tính này cho phép cải thiện giốngcây trồng

1.2.4.5 Nuôi cấy hạt phan đơn bội

Hạt phan ở thực vật được nuôi cay trên môi trường thích hợp tạo thành mô seo

Mô sẹo này được phát triển thành cây hoàn chỉnh là cây đơn bội

1.2.5 Quy trình nhân giống in vitro

Theo Nguyễn Đức Thành (2000), quy trình nhân giống in vitro gồm:

Trang 19

Chuẩn bị cây làm vật liệu gốc

Vi trong nuôi cấy in vitro cây con sẽ mang những đặc tính và tính trang của cây

mẹ ban đầu nên trong giai đoạn này cần chọn lọc cây mẹ can thận, cây mẹ thường là cây

có nhiều đặc tính ưu việt, khoẻ, có giá trị kinh tế cao Sau đó, chọn cơ quan để lay mauthường là mô non, đoạn thân có chồi ngủ, lá non hoặc hoa non Mô chọn dé nuôi cấythường là mô có khả năng tái sinh cao trong môi trường nuôi cấy sạch bệnh, giữ đượccác đặc tính sinh học quý của cây mẹ, ít nguy cơ biến dị Tùy theo điều kiện, giai đoạnnày có thể kéo dài 3 - 6 tháng

Thiết lập hệ thống cấy vô trùng

Là giai đoạn chuyển mẫu vật từ ngoài vào môi trường nuôi cấy để tạo nguyên

liệu sạch bệnh cho nhân giống, giai đoạn này được tiến hành theo các bước Khử trùng

bề mặt mẫu vật và chuẩn bị các môi trường nuôi cay Cay mau vật vào ống nghiệm hoặcbình nuôi cây có sẵn môi trường nhân tạo (giai đoạn này là giai đoạn cấy mẫu in vitro)

Các mẫu nuôi cấy nêu không bị nhiễm khuẩn, nam, virus sẽ được nuôi trong

phòng nuôi cây với điều kiện nhiệt độ ánh sáng phù hợp Sau một thời gian nhất định,

từ mẫu nuôi cay đã bat đầu xuất hiện các cụm tế bao hoặc các cơ quan hoặc các phôi vô

tính Giai đoạn này phụ thuộc vào từng đối tượng đem nhân giống, thông thường kéodài từ 2 - 12 tháng hoặc ít nhất 4 lần cấy chuyền

Nhân nhanh chồi

Đây là giai đoạn sản xuất cây nhân giống quyết định hiệu quả của quá trình nuôicấy mô, cây được nhân nhanh theo nhu cầu của người nuôi cấy Khi mẫu cây sạch đã

được tạo ra, từ đó nhận được các cụm chỗi va các phôi vô tính sinh trưởng tốt trong quá

trình nuôi cấy sẽ bước vào giai đoạn sản xuất Người ta cần tạo ra tốc độ nhân nhanhcao nhất trong điều kiện nuôi cấy Thành phần và điều kiện môi trường cần tối ưu hóa

để tạo được mục tiêu nhân nhanh Đối với môi trường nhân chéi, người ta sử dụng các

chất kích thích sinh trưởng thuộc nhóm cytokinin (BAP, kinetin) với nồng độ khác nhautùy từng đối tượng cây Quy trình cấy chuyền dé nhân nhanh chồi thường trong khoảng

1 — 2 tháng tùy loài cây Ty lệ nhân nhanh khoảng 2 — 8 lần sau một lần cấy chuyền

Trang 20

Nhìn chung giai đoạn thường kéo dai 10 — 36 tháng Giai đoạn nhân nhanh chồi ban đầukhông nên kéo dài quá lâu dé tránh sự hình thành biến dị sôma.

Tạo rễ (tạo cây hoàn chỉnh)

Các chồi hình thành trong quá trình nuôi cấy có thé phát triển rễ tự sinh, nhưngthông thưởng các chéi này phải cay chuyền sang một môi trường khác dé kích thích tạo

rễ Đôi với môi trường tạo rễ, người ta thường sử dụng chat kích thích sinh trưởng thuộc

nhóm auxin như NAA, IAA, IBA Thông thường giai đoạn này kéo dai 2 - 8 tuần tùy

đối tượng Khi cây có đủ các bộ phận thân, lá, rễ với kích thích nhất định đảm bào cho

sinh trưởng, phát triển bình thường ngoài tự nhiên, người ta mới tiến hành giai đoạn tiếp

theo là đưa cây ra ngoài môi trường tự nhiên.

Chuyén cây ra đất trồng

Đây là giai đoạn đầu cây được chuyền từ điều kiện vô trùng trong ống nghiệm rangoài môi trường tự nhiên Giai đoạn này quyết định khả năng ứng dụng của quy trình

nhân giống in vitro Da số các loài cây trồng chỉ sau khi chỗi đã ra rễ tạo thành cây hoàn

chỉnh với kích thước nhất định mới được huấn luyện và chuyên ra ngoài vườn ươm Câynuôi cấy in vitro được sinh trưởng và phát triển trong những điều kiện tối ưu về nhiệt

độ, độ âm, pH, dinh dưỡng Vì vậy, trước khi đưa ra trồng, người ta cần huấn luyện cây

dé thích nghi với điều kiện tự nhiên Quá trình thích nghỉ với điều kiện bên ngoài củacây ở giai đoạn đầu yêu cầu cần được chăm sóc đặc biệt Vì vậy, cây được chuyên từ

môi trường từ bão hòa hơi nước sang vườn ươm cần phải đáp ứng các yêu cầu: che câynon bằng nilon và có hệ thống phun sương cung cấp độ am và làm mát cây; giá thé trồng

cây có thé là đất mun, hoặc các hỗn hợp nhân tạo không chứa đất, xơ đừa mùn cưa vàbọt bién, trâu Giai đoạn này đòi hỏi 4 - 16 tuần

1.2.6 Môi trường cơ bản dùng trong thí nghiệm

Môi trường nền MS (Murashige và Skoog 1962) và B5

Môi trường nền MS và B5 đều là những loại môi trường được sử dụng phô biếntrong nuôi cay mô và tế bao thực vật, đặc biệt ở những môi trường tái sinh và nuôi cay

mô sẹo.

lãi

Trang 21

Môi trường nền MS là môi trường khởi đầu cho mọi quá trình nuôi cấy mô đốivới mọi đôi tượng nuôi cấy Môi trường nền MS là môi trường thích hợp với nhiều loại

cây do giàu và cân bằng về chất dinh dưỡng (Trần Văn Minh, 2005)

Môi trường BS có khả năng kích thích tăng trưởng và phân nhánh của cây Vivậy, môi trường BS được sử dụng rộng rãi trong nuôi cấy mô thực vật để đảm bảo sựphát triên và sinh sản của các tê bào mô.

1.2.7 Nước dừa

Nước dừa được sử dụng rộng rãi như một thành phan thúc day tăng trưởng trongmôi trường nuôi cay mô hơn một nửa thé ki trước, khi Overbeck va cộng sự đầu tiêngiới thiệu nước dừa như một thành phần mới của môi trường dinh dưỡng cho nuôi cấy

mô seo Một số thành phan quan trọng có trong nước dừa là tập hop của phytohormone;trong đó, quan trọng và hữu ích nhất là cytokinin (Dương Tan Nhựt, 2004)

Theo George, nước dừa bao gồm nhiều axit amin, hợp chất đạm, hợp chất vô cơ,các axit hữu cơ, nguồn carbon, vitamin và có khả năng điều chỉnh sự phát triển như

cytokinin và auxin Yong và ctv, cho thấy nước đừa chứa 94 % là nước và là chất thúcđây tăng trưởng của chỗi Trong một số loài thực vật, quá trình tái sinh được gia tăngbằng cách bổ sung nước dừa vào môi trường nuôi cấy Ngoài ra, nước đừa đã được báocáo là có khả năng làm tăng quá trình sinh trưởng và phát triển của hoa lan trong ốngnghiệm do có sự liên quan đến sự hiện diện của một loại cytokinin (trích dan bởi DoanHồng Trang, 2019)

Kết quả nay cũng phù hợp với các nghiên cứu của Shantz va ctv khi bố sung nướcdừa có tác dụng kích thích quá trình nhân nhanh tế bào và mô do nước dừa có chứa một

số yếu tố tăng trưởng Khi bổ sung nước dừa vào môi trường nuôi cấy, hiệu quả kích

thích được nhận thấy chỉ xảy ra khi hàm lượng nước dừa được thêm vào từ 10 - 15% và

hàm lượng 20% là cần thiết cho quá trình tăng trưởng của mô sẹo ở một số loài cây

(Dương Tan Nhựt, 2004)

Trang 22

1.2.8 Cac chất điều hòa sinh trưởng thực vật trong nuôi cấy mô tế bào thực vật

Trong đời sông thực vật, ngoài các chất dinh dưỡng như glucid, protein, lipid câycòn nhiều chất hoạt tính sinh lý như các vitamine, enzyme, các chất điều hòa sinh trưởng(phytohormon) Trong công nghệ nuôi cay mô thực vật, các phytohormon rat quan trọngtrong quá trình thay đôi các đặc trưng hình thái sinh ly của cây trồng, đặc biệt là trongtạo mô sẹo và hình thành cây hoàn chỉnh (Lê Văn Tri, 1997) Một số đặc tính và cơ chếtác dụng của nhóm chất như auxin, cytokinin

-Tác động sinh lý của auxin

Auxin có vai trò điều hòa quan trọng trong việc kim hãm sự phát triển của chồibên (duy trì hiện tượng ưu thé ngọn)

Auxin gay tính hướng động của cây (hướng quang và hướng dia).

Auxin kích thích quá trình tăng trưởng nhờ tác dụng kéo giãn tế bào Sự kéo tế

bào diễn ra đồng thời trên hai trục (trục ngang và trục dọc) Nhờ vào tác dụng này màauxin giúp tăng diện tích lá, tăng đường kính và chiều dài cành, thân, rễ, làm củ, quảphình to ra.

Auxin kích thích sự tăng trưởng cua quả, ngăn ngừa hiện tượng rụng lá, quả, kíchthích sự ra rễ (Nguyễn Văn Uyén, 1989)

13

Trang 23

Ứng dụng

Auxin kích thích sự ra rễ đặc biệt là rễ bất định trên cảnh giâm, cành chiết và trên

mô nuôi cay Trong nuôi cây mô, auxin (IBA, NAA) cũng có tác dung tạo rễ tốt

Dé tăng đậu quả, tăng sinh trưởng của quả va tạo quả không hạt, người ta xử lý

auxin đưới dạng NAA 20 ppm, 2,4 - dichlorophenoxyl acetic acid (2,4D) 10 ppm cho

một số cây trồng như cả chua, cam, chanh

Dé kéo dai sự chin của quả va dùng bảo quản quả lâu, sử dụng dung dịch NAA(10 - 20 ppm) (Nguyễn Văn Uyên, 1989)

1.2.8.2 Cytokinin

Năm 1955, Skoog và Miller tách ra từ 500 g DNA (deoxyribo nucleic acid) củatinh dich cả trích một chất kết tinh và có hoạt tính đối với mô tủy cây thuốc lá và đặt tên

là kinetin Cytokinin là chất điều hòa tăng trưởng có tác dụng làm tăng sự phân chia tế

bao Cytokinin thường gặp là kinetin và 6 - benzyl aminopurin (BA) Cytokinin được

vận chuyền từ mô phân sinh đỉnh rễ (là nơi tong hợp nhiều cytokinin trong cây) Do đó,cytokinin có hàm lượng cao nhất ở phôi, quả non, rễ (Trịnh Xuân Vũ và ctv, 1976)

Vai trò sinh học và ứng dụng

Trong giai đoạn đầu của phát sinh phôi soma, sự có mặt của auxin là rất cần thiết

dé kích thích sự phân bào, nhưng giai đoạn sau phôi phải được nuôi cấy trên mỗi trường

có cytokinin dé biệt hóa chồi (Vũ Văn Vu, 1999) Cytokinin cùng auxin điều tiết chutrình tế bào, kích thích sự phân chia tế bào một cách mạnh mẽ Nếu auxin/cytokinin >1: kích thích ra rễ; auxin/cytokinin < 1: kích thích hình thành chồi; auxin/cytokinin = 1:kích thích hình thành mô sẹo (Nguyễn Văn Uyên và ctv, 1993)

Cytokinin kích thích sự phát triển mam hoa Cytokinin cảm ứng hình thành chồicây từ mô sẹo nuôi cấy, duy trì sự trẻ hóa của các cơ quan và loại bỏ ưu thé ngọn cũngnhư hạn chế sự phát triển của rễ

Cytokinin được sử dụng chủ yếu trong nuôi cay mô thực vật: TDZ (Thidiazuron),

BA (6 - Benzyl aminopurine), kinetin (6- Furfuryl amino purine) va cytokinin tự nhiêntrong nước dừa được ứng dung rong rãi trong môi trường tạo chồi in vitro (Nguyễn VanUyên, 1989)

Trang 24

1.2.9 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình nuôi cấy mô thực vật

1.2.9.1 Mẫu cấy

Vì mỗi tế bào ở mỗi mô khác nhau có khả năng tạo mô sẹo, phân hóa thành re,thân, lá rat khác nhau nên phải lựa chon mô đông nhat vê kích thước dé đưa vào nuôi

cấy đạt được kết quả tốt nhất

Nên việc chọn mẫu dé dùng trong quá trình nuôi cấy có vai trò quyết định, cáckết quả nghiên cứu cho thay dé bắt đầu nghiên cứu nhân giống vô tính một cây nhấtđịnh, người ta chú trọng đến các chồi bên và mô phân sinh đỉnh của cây (Nguyễn ĐứcLượng, 2002).

1.2.9.2 Môi trường nuôi cấy

Môi trường nuôi cay có chứa các thành phần thích hợp cho các loài nắm, vi khuân

phát triển mà tốc độ phân chia tế bào của nam và vi khuẩn lớn hơn nhiều so với tế baothực vật Nếu môi trường nuôi cấy bị nhiễm một vài bao tử nam hoặc vi khuẩn thì sauvài ngày đến một tuần thì toàn bộ bề mặt môi trường nuôi cấy sẽ bị phủ kin bởi nam,

khuẩn, thí nghiệm phải loại bỏ vi trong điều kiện này mô cay sẽ không phát triển và chết

dần Cho nên mức độ vô trùng trong thí nghiệm nuôi cấy mô rất cao mới có hi vọngthành công Dé đảm bảo được điều đó đòi hỏi chúng ta phải thực hiện các yêu cầu sau:

+ Vô trùng phòng cấy.

+ Vô trùng mô cấy.

+ Vô trùng dụng cụ, môi trường và nút đậy.

+ Thao tác trong nuôi cấy cần gọn gàng tránh làm rơi các tác nhân mang nắm,khuẩn lên bề mặt môi trường và tủ cấy

Phương pháp vô trùng mẫu cây thường dùng hiện nay là dùng các chất hóa học

có hoạt tính diệt nắm, khuẩn Hiệu lực diệt nắm khuẩn của các chất này phụ thuộc vàothời gian xử lý, nồng độ và khả năng xâm nhập của chúng lên bề mặt mô cấy (Trần VănMinh, 2004).

lộ

Trang 25

1.2.9.3 Than hoạt tính

Than hoạt tính (Activated charcoal - AC) được sản xuất bằng cách chưng cất gỗ

và các vật liệu chứa cacbon, từ cacbon cơ bản, bằng cách loại hết tạp chất và oxy hóa bềmặt thu được than hoạt tính Than hoạt tính xốp, không vị, bao gồm các nguyên tửcacbon sắp xếp theo dang quasi - graphitic trong dạng hạt nhỏ, có đặc tinh hap phụ caođối với chất rắn keo, khí và hơi nhờ mạng lưới lỗ và điện tích bề mặt lớn Các chất tiếp

xúc với than hoạt tính được hấp phụ đến khi cân bằng sự hấp thụ và phân hủy (Trâm

Anh, 2015).

Theo Đoàn Hồng Trang (2019), bổ sung than hoạt tính vào môi trường nuôi cây

có tác dụng khử độc Than hoạt tính cho vào môi trường dé hap thụ các chất mau, cáchợp chất phenol, trong trường hợp những chất đó gây ức chế sinh trưởng của mẫu nghiêncứu Than hoạt tinh làm thay đổi môi trường ánh sáng, vì môi trường trở nên sam màukhi có nó vì thế có sự kích thích sự hình thành và sinh trưởng của rễ Than hoạt tính còn

là một trong những chất chống Oxy hóa tốt Nhìn chung nó có ảnh hưởng đến 3 mặt:

+ Hút các hợp chất có tác dụng cản sự tăng trưởng của mô cấy

+ Hút các chất điều hòa sinh trưởng thực vật trong môi trường nuôi cấy

+ Làm đen môi trường.

1.3 Kêt quả nghiên cứu nhân giông im vitro cay trau bà trong và ngoài nước

1.3.1 Ket quả nghiên cứu nhân giông in vitro cây trầu bà ngoài nước

Từ năm 1988, cây trau bà đã được đưa ra thị trường thé giới và trở thành một câytrang trí nội thất có giá trị Vì vậy quy mô sản xuất cây trầu cũng được mở rộng và đã

có một số nghiên cứu bằng phương pháp nhân giống in vitro rất nồi bật

Nghiên cứu nhân giống in vitro Philodendron tuxtlanum Chồi được làm rụng lásau đó khử trùng và cho vào môi trường BM, hoặc môi trường MS nồng độ một nửa

hoặc toàn phần với 3-20 mg/l BA, trong chu kỳ quang 16 giờ/ngày ở cường độ sáng

3000 lux và ở nhiệt độ trung bình 25°C MS bồ sung 20 mg/l BA là môi trường tốt nhất

dé tạo chéi với môi trường MS nồng độ bằng một nửa chứa 8 mg/1 BA là thích hợp nhấtcho sự phát triển chồi Các chồi con được tạo ra trên MS nửa nồng độ được bổ sung

Trang 26

5 mg/l BA đã được sử dụng trong thí nghiệm tạo rễ Môi trường ra rễ bao gồm 1⁄2 MSđược bồ sung 2 g than hoạt tinh và 0,5 mg/l NAA Sự phát triển của rễ trong vòng mộtthang đủ dé cho phép cấy ra vườn ươm với tỷ lệ sống sót sau ghép là 99,5% (Jambor -Benczúr và ctv, 1990).

Theo (Kumar Dinesh và ctv, 1998) nhân giống vô tinh in vitro philodendronpertusum đã đạt được thành công bằng cach sử dung các đoạn chéi dai khoảng 1 em làm

mẫu cay Các mẫu được khử trùng đúng cách bằng HgCh sau đó là NaOCl Những mẫucấy này được cấy trên môi trường MS bổ sung 10 mg/l BA kết hợp với 0,2 mg/1 IBA

Sự tăng sinh chồi được tăng cường với 3 mg/l kinetin va 1 mg/l BA trong môi trường

Sự ra rễ được kích thích ở cây con diễn ra bình thường trên môi trường này

1.3.2 Kết quả nghiên cứu nhân giống in vitro cây trầu bà trong nước

Hiện nay, trên lĩnh vực công nghệ sinh học, về cây trầu bà có ít nghiên cứu ởnước ta.

Theo (Phạm Thi Thu Hang và ctv, 2013) Quy trình nhân nhanh in vitro cây trầu

bà cánh phượng (Philodendrom xanadu) được xây dựng dựa trên các thí nghiệm nuôi

cay khởi động, nhân nhanh và tạo rễ cho chồi in vitro Trong giai đoạn nuôi cay khởiđộng, nghiên cứu đã tiễn hành nuôi cấy chỗi đỉnh trên các môi trường MS có bổ sungbenzyl adenine (BA) hay kinetin (KI) Kết quả cho thấy, môi trường MS bồ sung 4,0mg/1 BA là môi trường tối ưu, với 5,01 chồi/mẫu sau 4 tuần nuôi cấy Nghiên cứu cũng

đã tiến hành thí nghiệm sự ảnh hưởng phối hợp của cytokinin (BA) với auxin (IAA,IBA) dé xác định môi trường nhân nhanh thích hợp Trên môi trường nền MS có chứa4,0 mg/l BA thì việc bổ sung thêm IAA hay IBA không làm tăng hệ số nhân nhanh a-NAA hay than hoạt tính đều có ảnh hưởng tích cực đến sự hình thành rễ của chéi invitro Môi trường MS có bồ sung 1 g/L than hoạt tính là môi trường ra rễ thích hợp nhất

sau 4 tuần nuôi cay Sau giai đoạn nhân in vitro, các cây con được chuyền sang điều

kiện vườn ươm trên bốn loại giá thể Tỉ lệ sống của cây con trên các giá thé khác nhauđạt 100% sau bốn tuần ra cây, trong đó giá thé xơ dừa: trâu hun (tỉ lệ 1:1) cho chất lượng

cây tốt nhất

17

Trang 27

Theo Trần Thị Niệm (2013), nghiên cứu khả năng tạo nguồn vật liệu ban dau invitro của cây Trau bà chân rết Với 3 thí nghiệm: khảo sát thời gian khử trùng thích hợp

của HgCh 0,1% để tạo nguồn mau vô trùng, nghiên cứu sự ảnh hưởng của các chất điềuhòa sinh trưởng đến việc tái sinh chồi từ mầm ngủ của cây Trầu bà chân rết và nghiên

cứu sự ảnh hưởng của auxin và cytokinin thích hợp cho việc tạo mô sẹo từ lát mỏng cuông lá non.

Nhìn chung các nghiên cứu về nhân giống cây trầu bà đã có từ lâu nhưng nhângiống bang in vitro còn khá ít Ngoài ra các nghiên cứu được thực hiện trên nhiều chatđiều hòa sinh trưởng khác nhau, sự phối hợp giữa các chất có nhiều cách và được thựchiện bằng nhiều giống Song giống trầu bà dé vương đỏ đang rat được ưa chuộng do vẻđẹp cũng như lợi ích mang lại nhưng do còn khá mới mẻ nên chưa có nhiều nghiên cứuliên quan Vì vậy đề tài “Ảnh hưởng của môi trường nên, nước dừa, BA va NAA đếnkhả năng nhân chồi va tạo rễ của cây trầu bà dé vương đỏ (Philodendron erubescens) in

vitro” được thực hiện.

Trang 28

Chương 2

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Thời gian và địa điểm

- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 2/2023 đến tháng 7/2023

- Địa điểm nghiên cứu: Tại phòng thí nghiệm Bộ môn Di truyền chọn giống cây trồng,Trại thực nghiệm khoa Nông Học, Trường Đại học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh

2.2 Vat liệu thí nghiệm

2.2.1 Vật liệu

- Chéi giống cây trầu bà dé vương đỏ được cung cấp từ Trường Dai học Công nghiệp

Thực phâm TP Hồ Chí Minh

- Nước dừa, các chất điều hòa sinh trưởng BA và NAA:

+ BA độ tinh khiết > 99 % (hãng BioBasic — Canada)

+ NAA độ tinh khiết > 99 % (hãng BioBasic — Canada)

- Môi trường nuôi cay MS và B5 có các thành phan theo bang 2.1:

19

Trang 29

Bảng 2.1 Thành phần của các môi trường sử dụng trong thí nghiệm.

Trang 30

-Môi trường được điều chỉnh về pH=5,8 + 0,05 (bằng NaOH 1N hoặc HCI 1N)trước khi hấp khử trùng bằng nồi hap khử trùng 6 117°C, latm trong 15 phút.

2.2.2 Trang thiết bị và dụng cu thí nghiệm

2.2.2.1 Trang thiết bị thí nghiệm

- Phong chuẩn bị môi trường

Phòng sử dụng để pha hóa chất, pha môi trường nuôi cấy chuẩn bị môi trường chonuôi cây mô thực vật

Phòng chứa nồi hấp tiệt trùng dé hấp dụng cụ, môi trường, tạo không gian tiệt trùng

trước khi cấy thực vật vào

Đề tiết kiệm không gian ở góc phòng còn có khu vực rửa các đồ dùng sau khi thaotác, các dụng cu, vật tư, chai lo.

- Phong cấy vô trùng

Phòng có diện tích nhỏ khoảng 10 - 15 m? có chứa một số thiết bị quan trọng phục

vụ cho quá trình cấy như: Tủ cấy vô trùng, thiết bị khử trùng, que cấy, quạt thông gió,đèn tử ngoại treo tường hoặc tran nhà, hệ thống lọc khí, giá và bàn dé môi trường đã phasẵn, bộ dụng cụ dùng để thao tác trong quá trình cây: kẹp cấy, dao mồ, kim mũi nhọn,giấy lọc, bình đựng nước cất, đèn cồn, khẩu trang, áo blouse, gang tay và phòng có trang

bị đèn UV dé khử trùng

- Phong sinh trưởng nuôi cây

Cây sau khi được cấy sẽ được nuôi trong điều kiện nhiệt độ ánh sáng, độ âm, độ dàichiếu sáng, độ thông khí thích hợp

Thông thường phòng nuôi có nhiệt độ khoảng từ 15- 30 °C tùy theo mẫu cấy và mục

đích của thí nghiệm.

Nhiệt độ phân bó đều trong toàn phòng nuôi, có đầy đủ ánh sáng huỳnh quang

(2000-3000 lux) và có thé điều khiển được cường độ và thời gian chiếu sáng

21

Trang 31

- _ Yếu tố A (môi trường): MS, BS.

- _ Yếu tô B (nước dừa): 0 mL/L; 50 mL/L; 100 mL/L; 150 mL/L

Bang 2.2 Các NT trong thí nghiệm 1

Nước dừa (mL/L) Môi trường

0 20 100 150

MS NI NI2 NT3 NT4

B5 NT5 NT6 NT7 NTS

Quy mô thí nghiệm:

+ Số mau/chai: 2 mẫu/ chai

+ Số chai: 13 chai/ NT

+ Tổng số mẫu sử dụng cho TN: 13 x 2 x 8 x 3 = 624 mau

Trang 32

Vật liệu:

Chồi trầu bà dé vương đỏ vô trùng kích thước 0,7 em có 5 lá (Hình 2.1)

Hình 2.1 Mẫu chồi trước khi cấy

Chỉ tiêu theo dõi:

- Theo dõi 10 mẫu/ 5 chai, các chỉ tiêu được theo dõi 7 ngày/ lần, theo dõi trong 6

tuần

- _ Số chồi (chéi): đếm tất cả số chdi trên cùng 1 gốc

- Số lá/ chdi (1a): đếm tat cả số lá trên cụm chồi

- Chiều cao chdi (cm): dùng thước đo từ bề mặt thạch đến đỉnh chồi

- _ Trọng lượng chồi (g): cân trọng lượng chéi ở thời điểm 45 NSC

2.3.1.2 Thí nghiệm 2: Anh hưởng của nồng độ BA va NAA đến khả năng nhân choicủa cây trầu bà dé vương đỏ in vitro

Mục tiêu: Xác định được nồng độ BA và NAA thích hợp đến khả năng nhânchéi của cây trau bà đế vương đỏ in vitro

Môi trường nền: Lay môi trường tối ưu nhất ở thí nghiệm 1

Phương pháp thí nghiệm: Thí nghiệm hai yếu tố gồm 9 NT được bố trí theo

kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên (CRD - 2) với 3 lần lặp lại

- _ Yếu tố A (BA): 0 mg/L; 0,75 mg/L; 1,5 mg/L

- _ Yếu tố B (NAA): 0,3 mg/L; 0,6 mg/L; 0,9 mg/L

23

Trang 33

Chồi trầu ba dé vương đỏ vô trùng kích thước 0,7 em có 5 lá (Hình 2.1).

Chỉ tiêu theo dõi:

Theo doi 10 mẫu/ 5 chai, các chỉ tiêu được theo dõi 7 ngày/ lần trong vòng 6 tuần

Sô choi (choi): đêm tat cả sô chôi trên cùng 1 gôc.

So lá/ choi (1á): đêm tat cả sô lá trên cụm chôi.

Chiều cao chdi (cm): dùng thước do từ bề mặt thạch đến đỉnh chồi

Trọng lượng chồi (g): cân trọng lượng chồi ở thời điểm 45 NSC

2.3.1.3 Thí nghiệm 3: Ảnh hưởng của nồng độ NAA đến khả năng ra rễ của câytrầu bà dé vương đồ in vitro

Môi trường nền: Lấy môi trường tối ưu nhất ở thí nghiệm 1

Mục tiêu: Xác định nồng độ NAA đến khả năng ra rễ của cây trau bà dé vương

đỏ in vitro.

Vật liệu: Chồi trầu ba dé vương đỏ vô trùng kích thước 0,7 em có 5 lá (Hình 2.1)

Phương pháp thí nghiệm: Thí nghiệm đơn yếu tô gồm 6 NT được bố trí theo kiểuhoàn toàn ngẫu nhiên (CRD) với 6 mức độ: 0,0 mg/L; 0,2 mg/L; 0,4 mg/L; 0,6 mg/L;0,8 mg/L; 1,0 mg/L với 3 1an lặp lại

Trang 34

Quy mô thí nghiệm:

+ Số mẫu/chai: 2 mẫu/ chai

+ Số chai: 13 chai/ NT

+ Tổng số mẫu sử dụng cho TN: 2 x 13 x 6 x 3 = 468 mẫu

Chỉ tiêu theo dõi:

Theo dõi 10 mẫu/ 5 chai, các chỉ tiêu được theo dõi 7 ngày/ lần, theo dõi trong 6tuần

Số rễ (rễ): đếm tat cả số rễ trên thân chính

Chiều dài rễ (em): đo chiều dài rễ dài nhất của cây ở thời điểm 45 NSC

Trọng lượng rễ (g): cân trọng lượng rễ ở thời điểm 45 NSC

Chiều cao cây (cm): dùng thước đo từ bề mặt thạch đến đỉnh cây ở thời điểm 45NSC.

Số lá (lá): đếm tất cả số lá trên thân chính của cây ở thời điểm 45 NSC

(*) Rễ phát triển từ phần cấy vào môi trường ma mắt thường có thé thay được quamặt chai cây.

2.4 Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu được tổng hợp và tính trung bình bằng phần mềm Microsoft Excel vàphân tích bang ANOVA ở mức ý nghĩa a = 0,05 trắc nghiệm phân hang bằng chươngtrình R 4.1.3

25

Trang 35

Chương 3

KET QUA VÀ THẢO LUẬN

i 2 2 As ` ` ysA lệ ` K 2 x Ae c2

3.1 Anh hưởng của môi trường và liêu lượng nước dừa đên khả năng tao choi của

cây trầu bà dé vương đỏ in vitro

Môi trường nuôi cấy in vitro là một trong những yếu tố quan trong ảnh hưởng

đến sự sinh trưởng và phát triển hình thái tế bào mô thực vật, việc lựa chọn môi trường

thích hợp cho từng loại cây là khâu quyết định sự thành công của nuôi cấy tế bào Môitrường nuôi cấy thích hợp góp phần cho cây sinh trưởng tốt đáp ứng cho nhu cầu công

tác nhân giống in vitro Trong đó, môi trường MS và BS đều được sử dụng nhiều trong

nuôi cấy vì hàm lượng chất dinh dưỡng cao, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cây Tuynhiên, tùy vào từng giai đoạn của cây mà cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết để cây

phát triển tốt, bên cạnh đó không những có thé tiết kiệm được chi phí sử dụng hóa chất

mà còn mang lại hiệu quả kinh tế, do đó môi trường MS và BS được dùng dé khảo sáttrên cây trầu bà dé vương đỏ

Đồng thời, nước dừa đã được xác định là rất giàu hợp chất hữu cơ, các khoángchất và chất kích thích sinh trưởng (George, 1996) Nước dừa được sử dụng để kíchthích phân hóa và nhân nhanh chỗi ở nhiều loại cây Quá trình nhân nhanh cây trầu bà

dé vương đỏ cần môi trường thích hợp với liều lượng nước dừa hợp lý dé tạo chdi, câysinh trưởng tốt

Nhằm tìm ra môi trường nền nuôi cấy thích hợp với các liều lượng nước dừa đến

sự phát sinh chồi của cây trầu bà đế vương đỏ, thí nghiệm khảo sát ảnh hưởng của môitrường và liều lượng nước dừa được tiến hành với hai loại môi trường (MS, B5) và bốn

mức liều lượng nước dừa được sử dụng là 0 mg/L, 50 mg/L, 100 mg/L và 150 mg/L

Kết quả thu được như sau:

Trang 36

Bang 3.1 Anh hưởng của hai loại môi trường và các liêu lượng nước dừa đên sô choi(chỗồi) của cây trầu bà dé vương đỏ

NSC Liều lượng ND Môi trường TB

Ghi chú: Trong cùng một nhóm giá trị trung bình, các số có cùng ký tự đi kèm thể hiện sự khác biệt

không có ý nghĩa thông kê ”: không có khác biệt thong kê; `: khác biệt có ý nghĩa về mặt thong kê

(P<0,05); `: khác biệt rat có ý nghĩa về mặt thong kê (P<0,01).

Trang 37

Qua bảng phân tích thống kê ở bảng 3.1 cho thấy:

Khi ở thời điểm 14 NSC kết quả cho thấy chồi trầu ba dé vương đỏ được nuôicấy trong môi trường MS cho số chồi trung bình đạt 1,03 chồi cao hơn khi được cấytrong môi trường BS và có ý nghĩa trong thống kê Tương tự giữa các mức liều lượngnước dừa và sự tương tác của môi trường và liều lượng nước dừa không có sự khác biệttrong thống kê

Đến thời điểm 21 NSC kết quả hình thành chỗi tại hai môi trường có sự khác biệt

có ý nghĩa trong thống kê Trong đó, chồi trầu bà đế vương đỏ được nuôi cấy trong môi

trường B5 cho số chôi trung bình không đổi là 1,00 chồi thì số chồi trong môi trường

MS cho số chéi trung bình khác biệt đạt 1,06 chồi Bên cạnh đó không có sự khác biệt

giữa các liêu lượng nước dừa và sự tương tác của môi trường và liêu lượng nước dừa.

Tiếp tục ở thời điểm 28 NSC chồi trầu ba dé vương đỏ được nuôi cấy trong môi

trường MS van cho số chồi trung bình cao hơn là 1,17 chồi sự khác biệt rất có ý nghĩa

so với môi trường B5 Đồng thời số chéi trong môi trường MS được bồ sung 150 mL/L

nước dừa vẫn dem lại số chỗi đạt trung bình nhiều nhất (1,13 chồi) không có ý nghĩa so

với các mức liêu lượng còn lại.

Số chéi trầu bà đế vương đỏ khi cấy vào các loại môi trường và các liều lượngnước dừa khác nhau thì khác biệt rất có ý nghĩa trong thong kê ở thời điểm 35 NSC.Trong đó, môi trường MS cho kết quả về số chỗi là 1,23 chồi khác biệt rat có ý nghĩa sovới môi trường B5 (1,06 chéi) Khi bố sung 150 mL/L nước dừa cho kết quả tốt nhất về

số chồi là 1,25 chôi, tuy không khác biệt so với liều lượng 50 và 100 mL/L nhưng khácbiệt có ý nghĩa khi không bổ sung nước dừa Sự tương tác giữa môi trường và nước dừakhông có ý nghĩa trong thống kê

Ở thời điểm 42 NSC, chéi trầu bà dé vương đỏ khi cấy vào các môi trường khác

nhau thì cho kết quả khác nhau về số chỗồi và khác biệt rất có ý nghĩa thong kê Trong

đó ở môi trường MS cho số chồi cao nhất là 1,33 chồi khác biệt rất có ý nghĩa khi cấyvào môi trường B5 Tuy nhiên các liều lượng nước dừa khác nhau và sự tương tác giữa

yếu tố môi trường và liều lượng nước dừa không anh hưởng đến số chéi của trầu bà dévương đỏ Trong đó số chồi đạt nhiều nhất ở nghiệm thức được cấy trong môi trường

Trang 38

MS và được bồ sung 150 mL/L nước dừa dat 1,47 chỗi và thấp nhất ở nghiệm thức được

cấy trong môi trường B5 và không bổ sung nước dừa 1,00 chi

Tóm lai từ phân tích thống kê cho ta thay chôi trầu bà dé vương đỏ được nuôi caytrong môi trường MS được bổ sung 150 mL/L nước dừa tại thời điểm 42 NSC cho sốchỗi trung bình đạt nhiều nhất là 1,47 chôi

Bên cạnh đó ảnh hưởng của hai yếu tố môi trường và nước đừa đến số lá của câytrầu bà dé vương đỏ được thể hiện qua bang 3.2 cho thấy:

Ở thời điểm 7 NSC kết quả cho thấy số lá trầu bà đế vương đỏ khi cấy và các loại

môi trường và các liều lượng nước dừa khác nhau thì khác biệt rất có ý nghĩa trong thống

kê Trong đó chồi được nuôi cấy trong môi trường MS cho số lá trung bình đạt 5,98 lá

cao hơn so với môi trường B5 (5,78 lá) Còn về liều lượng nước dita 150 mL/L cho kết

quả số lá trung bình cao nhất là 6,28 lá thé hiện sự khác biệt rất có ý nghĩa so với cácliều lượng nước dừa còn lại Tuy nhiên sự tương tác giữa các loại môi trường và cácmức liều lượng nước dừa ở các nghiệm thức cho số lá khác nhau nhưng lại không có ýnghĩa trong thống kê Trong đó, chồi được nuôi cấy ở nghiệm thức môi trường MS và

được bổ sung thêm 150 mL/L có số lá cao nhất ở đạt 6,53 lá và số lá đạt thấp nhất ở

nghiệm thức môi trường BS5 và được bồ sung thêm 50 mL/L nước dừa (5,63 lá)

29

Trang 39

Bang 3.2 Ảnh hưởng của hai loại môi trường và các liều lượng nước dừa đến số lá (lá)

của cây trâu ba đê vương đỏ

NSC Liều lượng ND Môi trường TB

CV (%) = 8,2; Fur = 23,5**; Fup = 5,4** ; Farrxnp = 1,11%

Ghi chú: Trong cùng một nhóm giá trị trung bình, các số có cùng ký tự di kèm thé hiện sự khác biệt không có ý nghĩa thong kê "°: không có khác biệt thống kê; `: khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê (P<0,05); ”: khác biệt rất có ý nghĩa vê mặt thong kê (P<0,01).

Trang 40

Tại thời điểm ở 14 NSC, số lá trầu bà dé vương đỏ có sự khác biệt rất có ý nghĩa

ở cả hai yêu tố môi trường và nước dừa Trong đó so với môi trường B5 thì môi trường

MS vẫn cho ra kết quả số lá trung bình cao hơn đạt 6,8 lá Tiếp tục chồi được cấy ở mứcliều lượng nước dừa 150 mL/L vẫn cho số lá trung bình cao nhất đạt 7,0 lá, tuy không

có sự khác biệt so với không bổ sung nước dừa và bồ sung 100 mL/L nước dừa nhưnglại có sự khác biệt rất có ý nghĩa so với bố sung 50 mL/L nước dừa Bên cạnh đó sựtương tác giữa các loại môi trường và các mức liều lượng nước đừa ở các nghiệm thứccho số lá khác nhau nhưng lại không có ý nghĩa trong thống kê Trong đó chéi được

nuôi cấy ở nghiệm thức môi trường MS và được bé sung thêm 150 mL/L có số lá cao

nhất ở đạt 7,4 lá và số lá đạt thấp nhất ở nghiệm thức môi trường BS và được bổ sungthêm 50 mL/L nước dừa (6,1 lá).

Giống ở thời điểm 14 NSC, tại thời điểm 21 NSC số lá trau bà dé vương đỏ tiếptục có sự khác biệt rất có ý nghĩa ở cả hai yếu t6 môi trường và nước dừa Trong đó môitrường MS cho kết qua số lá đạt 7,7 lá khác biệt rất có ý nghĩa so với môi trường BS(7,1 14) Bên cạnh đó khi bổ sung 150 mL/L liều lượng nước dia vẫn cho kết quả số látrung bình cao nhất dat 8,0 lá khác biệt rất có ý nghĩa so với liều lượng 50 mL/L nướcdừa.

Khi ở thời điểm 28 NSC chồi trầu bà dé vương đỏ được nuôi cấy trong môi trường

MS van cho số lá trung bình cao hơn B5 đạt 8,8 lá có sự khác biệt rất có ý nghĩa trongthống kê Bên canh đó khi bổ sung mức liều lượng nước đừa 150 mL/L vẫn cho kết qua

số lá trung bình cao nhất đạt 8,8 lá tuy không khác biệt so với bổ sung 100 mL/L nước

dừa nhưng khác biệt rât có ý nghĩa so với các liêu lượng nước dừa còn lại.

Số lá tiếp tục tăng ở thời điểm 35 NSC, đối với môi trường MS vẫn cho số látrung bình cao đạt 9,6 lá có sự khác biệt rất có ý nghĩa so với môi trường BS (8,2 lá).Bên cạnh đó chỗi trau bà dé vương đỏ được nuôi cấy trong mức liều lượng nước dừa

150 mL/L vẫn cho số lá trung bình cao nhất đạt 9,8 lá tuy không khác biệt so với bổsung 100 mL/L nước dừa nhưng khác biệt rất có ý nghĩa so với các liều lượng nước dừacòn lại Sự tương tác giữa các loại môi trường và các mức liều lượng nước đừa ở cácnghiệm thức cho số lá khác nhau nhưng lại không có ý nghĩa trong thống kê Trong đóchỗồi được nuôi cấy ở nghiệm thức môi trường MS và được bổ sung thêm 150 mL/L có

31

Ngày đăng: 27/12/2024, 11:44

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN