Hội đồng chấm báo cáo khoá luận tốt nghiệp đại học Khoa Kinh Tế, TrườngDai Học Nông Lâm Thành Phó Hồ Chí Minh xác nhận khoá luận “Phân tích các yếutố ảnh hưởng đến quyết định ứng dụng mô
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HÒ CHÍ MINH
PHAN TÍCH CAC YEU TO ANH HUONG DEN QUYÉT ĐỊNH UNG DUNG MÔ HÌNH THÂM CANH CẢI TIEN (SRI) CUA
NONG HO TRONG LUA TAI HUYEN TUY PHUOC
TINH BINH DINH
TRAN THI CAM LY
KHOA LUAN TOT NGHIEP
DE NHAN VAN BANG CU NHANNGANH KINH TE NONG NGHIEP
Thành phó Hồ Chi Minh
Tháng 01/2023
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HÒ CHÍ MINH
PHAN TÍCH CAC YEU TO ANH HUONG DEN QUYÉT ĐỊNH UNG DUNG MÔ HÌNH THÂM CANH CẢI TIEN (SRI) CUA
NONG HO TRONG LUA TẠI HUYỆN TUY PHƯỚC
TINH BINH DINH
TRAN THI CAM LY
KHOA LUAN TOT NGHIEP
DE NHAN VAN BANG CU NHANNGANH KINH TE NONG NGHIEPNgười hướng dẫn: PGS.TS BANG THANH HÀ
Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 01 năm 2023
Trang 3Hội đồng chấm báo cáo khoá luận tốt nghiệp đại học Khoa Kinh Tế, TrườngDai Học Nông Lâm Thành Phó Hồ Chí Minh xác nhận khoá luận “Phân tích các yếu
tố ảnh hưởng đến quyết định ứng dụng mô hình thâm canh cải tiến (SRI) củanông hộ trồng lúa tại huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định” do Trần Thị Cẩm Ly, sinhviên khoá 45, ngành Kinh Tế Nông Nghiệp, đã bao vệ thành công trước hội đồng vàongày
PGS.TS Đặng Thanh Hà
Người hướng dẫn
Ngày Tháng Năm
Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo Thư ký hội đồng chấm báo cáo
Ngày Tháng Năm Ngày Tháng Năm
Trang 4LỜI CẢM TẠ
Lời dau tiên tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đên:
Ban giám hiệu cùng toàn thể quý Thay, Cô trường đại học Nông Lâm ThanhPhố Hồ Chí Minh
PGS.TS Đặng Thanh Hà - Giáo viên hướng dẫn, Người đã trực tiếp hướng dẫnnhiệt tình, chỉ bảo động viên tôi rất nhiều trong suốt quá trình thực hiện khoá luận
Gửi lời cảm ơn chân thành đến người đã sinh ra tôi luôn ủng hộ mọi quyết địnhcủa tôi, người dù tôi có vấp ngã bao nhiêu lần vẫn luôn ở bên động viên tôi đó chính là
Trang 5TÓM TẮT
TRAN THI CAM LY Tháng 01 năm 2023 “Phân Tích Các Yếu Tố Ảnh HưởngĐến Quyết Định Ứng Dung Mô Hình Thâm Canh Cải Tiến (SRI) Của Nông HộTrồng Lúa Tại Huyện Tuy Phước, Tỉnh Bình Định”
TRAN THI CAM LY January 2023 “Analysis Of Factors Affecting The Decision
To Apply The Improved Intensive Farming Model (SRI) Of Rice Farmers In Tuy Phuoc District, Binh Dinh Province”.
Khoá luận tìm hiểu về “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định ứngdụng mô hình thâm canh cải tiến (SRD) của nông hộ tại huyện Tuy Phước, tỉnh BìnhĐịnh” dựa trên số liệu thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp 60 hộ nông dân sản xuấtlúa (30 hộ ứng dung mô hình SRI và 30 hộ không ứng dụng mô hình SRI) tại các xãthuộc huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định Phương pháp phân tích bao gồm: thống kê
mô tả, so sánh, phân tích hiệu quả kinh tế va sử dụng mô hình hồi quy logistic để xácđịnh các yếu tố ảnh hưởng quyết định ứng dụng mô hình thâm canh cải tiến (SRI)
Nghiên cứu đã chỉ ra 4 yếu tố ảnh hưởng đến quyết định ứng dụng mô hình SRIcủa nông hộ ở huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định: Số lần tập huấn, trình độ học vấn,diện tích đất canh tác, thu nhập từ trồng lúa và việc ứng dụng mô hình thâm canh cảitiến (SRI) mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn không ứng dụng mô hình thâm canh cảitiễn (SRI) Cụ thé, lợi nhuận của các hộ ứng dụng mô hình SRI cao hơn hộ không ứngdụng mô hình SRI là 369 ngàn đồng, về các tiêu chí doanh thu/chi phí và lợi nhuan/chiphí của các hộ ứng dụng mô hình SRI đều cao hơn các hộ không ứng dụng mô hìnhSRI.
Dé nâng cao hiệu qua mô hình thâm canh cải tiến (SRI), tác giả dựa vào kết quảnghiên cứu chính đạt được từ đó đề xuất một số giải pháp phù hợp nhằm khuyên khíchứng dụng mô hình thâm canh cải tiễn (SRI) tại các xã của huyện Tuy Phước, tỉnh Bình
Định.
Trang 61.3 Pham vi nghiên cứu
1.4 Cấu trúc bài nghiên cứu
CHƯƠNG 2
TONG QUAN
2.1 Tổng quan về tai liệu nghiên cứu
2.2 Tổng quan địa bàn nghiên cứu
2.2.1 Điều kiện tự nhiên
2.2.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
2.3 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
2.3.1 Giới thiệu về cây lúa
2.3.2 Lịch thời vụ sản xuất
2.4 Sản xuất lúa ứng dụng mô hình thâm canh cải tiến (SRI) ở huyện Tuy Phước,
tỉnh Bình Định
Vill 1X
XI
11 12 12 18
18
Trang 7CHƯƠNG 3 20NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20
3.1 Nội dung 20
3.1.1 Mô hình thâm canh cải tiến (SRI) 203.1.2 Hiệu quả kinh tế 353.1.3 Nông hộ 23
3.2 Phương pháp nghiên cứu 24
3.2.1 Phương pháp thu thập và xử lý số liệu 243.2.2 Phương pháp phân tích số liệu 253.2.3 Phuong phap danh gia hiéu qua 263.2.4 Phương pháp phân tích hồi quy 27
(SRD và sản xuất lúa không ứng dụng mô hình thâm canh cải tiến (SRI) tại huyện
Tuy Phước, tỉnh Bình Định 42
4.3 Phân tích các yêu tố ảnh hưởng đến quyết định của nông hộ về việc ứng dụng
mô hình thâm canh cải tiến (SR]) tại huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định 444.4 Đề xuất giải pháp khuyến khích ứng dụng mô hình thâm canh cải tiễn (SRI) tại
huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định 48
4.4.1 Nâng cao hiệu quả công tác khuyến nông 48
4.4.2 Nâng cao trình độ học vấn 48
VI
Trang 85.2.1 Đối với người nông dân
5.2.2 Đối với chính quyền địa phương
5.2.3 Đối với nhà nước
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
vil
49 49 50 50 50 51 51 51 D2
Trang 9DANH MUC CAC CHU VIET TAT
Bao vé thuc vatTiến bộ kỹ thuật
Uy ban nhân dân
Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Thành phố
Vill
Trang 10DANH MỤC CÁC BANG
Bảng 3.1 Thống Kê Số Phiếu Điều Tra 25Bảng 3.2 Kỳ vọng dấu của các biến độc lập trong mô hình 28Bảng 4.1 Giới Tính của Chủ Hộ 32Bảng 4.2 Độ Tuổi của Chủ Hộ 32Bảng 4.3 Trình Độ Học Vấn của Chủ Hộ 33Bảng 4.4 Nhân Khẩu của Hộ 34Bảng 4.5 Số Lao Động Tham Gia Sản Xuất Lúa 35Bảng 4.6 Diện Tích Canh Tác 36Bảng 4.7 Kinh Nghiệm Sản Xuất 37Bảng 4.8 Nguồn Thông Tin Kỹ Thuật về Canh Tác Lúa 38Bảng 4.9 Số Lần Tham Gia Tập Huấn Khuyến Nông của Hộ 38Bảng 4.10 Tiếp Cận Nguồn Vốn Tín Dụng 39Bảng 4.11 Mức Độ Quan Tâm của Hộ Nông Dân Đối Với Mô Hình Thâm Canh CảiTiến (SRD 40Bảng 4.12 Một Số Giống Lúa Sử Dụng 40Bảng 4.13 Nguồn Nước Tưới của Hộ 41Bang 4.14 Chi Phi San Xuất Trung Bình Cho 1000m? ở Vụ Hè Thu Năm 2022 42Bang 4.15 Hiệu Quả Kinh Tế Trung Binh Cho 1000 m? ở Vụ Hè Thu Năm 2022 43Bảng 4.16 Kết Quả Ước Lượng Mô Hình Hồi Quy 44Bảng 4.17 Kết Quả Dự Đoán của Mô Hình 46
1X
Trang 11DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Ban Đồ Huyện Tuy Phước, Tinh Bình định 9Hình 2.2 Hình Ảnh Cây Lúa 12Hình 4.1 Biểu Đồ Diện Tích, Sản Lượng Gieo Trồng Lúa Huyện Tuy Phước Qua CácNăm 30Hình 4.2 Biểu Đồ Cơ Cấu Diện Tích Lúa Ứng Dụng Mô Hình SRI Huyện Tuy PhướcNăm 2022 31
Trang 12DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1 Phiếu Khảo Sát
Phụ lục 2 Kết Xuất Mô Hình Hồi Quy
x1
Trang 13và 6n định đời sống của người dân Việt Nam Lúa gạo không những đáp ứng cho nhu
cầu trong nước mà còn xuất khẩu qua nhiều thị trường trên thế giới đem lại nguồnngoại tệ cho đất nước Năm 2020, Việt Nam xuất khẩu 6,15 triệu tấn gạo, mang về3,07 tỷ USD đưa Việt Nam lên vị trí thứ 2 trên thế giới về xuất khâu gạo (Tạp chí kinh
tế Việt Nam, 2020) Dân số Việt Nam hơn 80 triệu người, trong đó dân 36 Ở nông thônchiếm gần 80% va lực lượng lao động trong nghề trồng lúa chiếm 72% lực lượng laođộng cả nước Điều đó cho thấy lĩnh vực nông nghiệp trồng lúa thu hút đại bộ phận lực
lượng lao động cả nước.
Cây lúa có đặc tính sinh trưởng và thích ứng tốt trên các điều kiện khí hậu khácnhau nên cây lúa được trồng phổ biến ở rất nhiều nơi Binh Dinh cũng là nơi có điềukiện tự nhiên thuận lợi phù hợp cho sự phát triển của cây lúa góp phần tạo công ănviệc làm cho người dân, đem lại thu nhập và tạo điều kiện phát triển kinh tế của tỉnh.Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi thì việc canh tác lúa còn gặp nhiều khó khăn, trở
1
Trang 14thành nỗi trăn trở của người nông dân ở tỉnh Bình Định: hiệu quả kinh tế của trồng lúathấp do chi phí đầu vào tăng cao; một số khâu trong sản xuất còn lãng phí như giống,phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, nước tưới; đặc biệt, việc nông dân lạm dụng thuốcbảo vệ thực vật (BVTV) trên đồng ruộng đã và đang gây ra nhiều nguy cơ đối với môitrường và sức khoẻ con người.
Do đó để đối phó và nhằm giảm thiểu những tác động tiêu cực cũng như giatăng năng suất lúa, nâng cao thu nhập cho người nông dân, quan tâm đến sức khoẻ conngười và môi trường, các cơ quan chức năng tỉnh Bình Định chú trọng đầu tư, mở rộngcác mô hình trồng lúa hiệu quả về kinh tế, an toàn cho con người và bền vững với môitrường Trong số đó có mô hình thâm canh cai tiến (SRI) (2009) (Báo Binh Địnhonline, 2019) được giới thiệu và thực hiện ở huyện Tuy Phước những năm gần đây.Việc ứng dụng mô hình thâm canh cải tiến (SRI) trong trồng lúa đã giúp cho các hộnông dân trồng lúa gia tăng năng suất trong nhiều năm Đây là phương pháp thích hợpgiúp cây giảm thiểu sâu bệnh Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện, khókhăn nhất phải kế đến việc thay đổi tập quán canh tác của hộ nông dân từ cấy 3 - 4rảnh/khóm, 40 - 50 khóm/m? sang cấy 1 rảnh/khóm, 25 - 30 khom/m? khiến cho một
số hộ nông dan e ngại khi ứng dụng mô hình do bị thay đổi tập quán canh tác Xuấtphát từ những lý do nêu trên tôi đã thực hiện đề tài “Phân tích các yếu tố ảnh hưởngđến quyết định ứng dụng mô hình thâm canh cải tiến (SRI) của nông hộ trồng lúatại huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định” làm đề tài khoá luận tốt nghiệp của mình
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Trang 15So sánh hiệu quả kinh tế của sản xuất lúa ứng dụng mô hình thâm canh cải tiến(SRI) và sản xuất lúa không ứng dụng mô hình thâm canh cải tiến (SRI) tại huyện Tuy
Phước, tỉnh Bình Định.
Phân tích các yếu tô ảnh hưởng đến quyết định của nông hộ về việc ứng dụng
mô hình thâm canh cải tiến (SRD tại huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định
Đề xuất giải pháp khuyến khích ứng dụng mô hình thâm canh cải tiễn (SRD) tại
huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định.
1.3 Pham vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Đề tài tiến hành thực hiện tại các xã trên địa bànhuyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định.
Phạm vi thời gian:
= Thời gian thực hiện đề tài từ ngày 23/9/2022 đến ngày 11/1/2023
— Dữ liệu được tiến hành khảo sát từ 60 hộ nông dân sản xuất lúa tại huyện TuyPhước, tỉnh Bình Định.
1.4 Cau trúc bài nghiên cứu
Trinh bày tình hình sản xuất lúa ứng dụng mô hình thâm canh cải tiến (SRI) ở
huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định.
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Chương nêu lên khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài như khái niệm nông hộ,
hiệu quả kinh tế, mô hình thâm canh cải tiến (SRD), trình bay các phương pháp nghiên
cứu chủ yếu mà đề tài ứng dụng đề tìm ra kết quả
Chương 4: Kết quả và thảo luận
Tổng hợp và xử ly số liệu, thực hiện tính toán lập bảng biểu cần thiết từ thôngtin mẫu điều tra để so sánh hiệu quả kinh tế của 2 mô hình: ứng dụng mô hình thâmcanh cải tiến (SRI) và không ứng dụng mô hình thâm canh cải tiến (SRD) trong sản
3
Trang 16xuất lúa, xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định ứng dụng mô hình thâm canhcải tiến (SRI) Giải quyết các mục tiêu đề ra trong phần mục tiêu nghiên cứu.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Trình bay các kết quả nghiên cứu chính đạt được và ý nghĩa rút ra từ nghiêncứu đó Từ đó đề ra các kiến nghị có liên quan đến đề tài nghiên cứu nhằm cải thiện tốthơn.
Trang 17CHƯƠNG 2 TONG QUAN
2.1 Tống quan về tài liệu nghiên cứu
Dé thực hiện các mục tiêu nghiên cứu ở chương I, tài liệu nghiên cứu đượctổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau
Hà Vũ Sơn và Dương Ngọc Thành (2014) đã tiến hành nghiên cứu các yếu tốảnh hưởng đến ứng dụng tiến bộ kỹ thuật (TBKT) trong sản xuất lúa ở hộ nông dan tại
tỉnh Hậu Giang Các tác giả đã điều tra thực tế 376 hộ nông dân sản xuất lúa tại tỉnh
Hậu Giang chia làm hai nhóm là có phương thức canh tác truyền thống và ứng dụngTBKT như giống mới, IPM, sa hang, 3 giảm 3 tăng, I phải 5 giảm qua phương phápchọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng Phương pháp phân tích hồi quy logistic và phân tíchnhân tổ được các tác gia áp dung dé xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định ứngdụng TBKT và mức độ ứng dụng TBKT vao sản xuất lúa của nông hộ Nghiên cứu đã
đưa ra kết luận rằng yếu tố trình độ học vấn, tham gia các tô chức xã hội, tổng diện
tích đất sản xuất của hộ, vay vốn sản xuất, cơ sở hạ tầng nông nghiệp sẽ tương quan
thuận với quyết định ứng dụng TBKT của nông hộ Trong khi đó, mức độ ứng dụng
TBKT vào sản xuất lúa của nông hộ ở tỉnh còn phụ thuộc vào nguồn lực sản xuất của
nông hộ, lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội
Lê Thị Hồng Mai (2017) đã phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết địnhtrồng dâu tây thuỷ canh của các nông hộ tại thành phố Đà Lạt Nghiên cứu được thuthập từ 150 hộ gia đình trồng dâu tây tại thành phố Đà Lạt (48 hộ trồng dâu tây thuỷcanh và 102 hộ gia đình trồng dâu tây truyền thống) Các phương pháp được sử dụngtrong bài bao gồm: thống kê mô tả, so sánh, lợi ích — chi phí, hồi quy tương quan Kết
S
Trang 18quả cho thấy mô hình trồng dâu tây thuỷ canh đã mang lại lợi nhuận cao gấp hơn 7 lần
so với mô hình trồng dâu tây truyền thống, các chỉ tiêu tỷ suất DT/Tổng CP; tỷ suấtLN/ Tông DT; tỷ suất LN/Tông CP đều cao hơn rất nhiều so với mô hình trồng dâu tâytruyền thống, chỉ ra được các yếu tố: chất lượng sản phẩm, trình độ học vấn, giá bán,diện tích canh tác, năng suất có tác động đến quyết định trồng dâu tây theo mô hìnhthuỷ canh của các hộ nông dân trên địa bàn thành phô Đà Lạt và đề ra một số giải phápnhằm khuyến khích mở rộng phát triển mô hình canh tác thuỷ canh trong trồng dâutây.
Lê Thị Thuy Vy (2017) đã tiến hành phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyếtđịnh tham gia mô hình quản lý dich hại tổng hợp IPM của nông hộ trồng tiêu tại huyệnChư Sê, tỉnh Gia Lai Nghiên cứu được thu thập từ 120 hộ trồng hồ tiêu (60 hộ thamgia IPM và 60 hộ không tham gia IPM); sử dụng các chỉ tiêu NPV, IRR để so sánhdiện tích, năng suất, sản lượng, hiệu quả sản xuất hồ tiêu hiện nay tai địa phương: kết
quả cho thấy nhóm hộ tham gia IPM có hiệu quả về mặt kinh tế hơn nhóm hộ không
tham gia IPM Ngoài ra nghiên cứu còn sử dụng phương pháp phân tích hồi quylogistic, kết qua cho thay các yếu tô tác động nhiều đến suất tham gia của chủ hộ vào
mô hình IPM là trình độ học van, giá trị đầu tư sản xuất và tuổi vườn tiêu, vì vậy décải thiện năng suất cần tập trung vào các yếu tô này với hệ số tác động lần lượt là0,1341; - 0,1055; - 0.1616 Từ đó đây nhanh quá trình áp dụng quy trình quản lý dịchhại tổng hợp IPM, áp dụng thành công trong sản xuất hồ tiêu, chính là cách thức pháttriển bền vững và là cơ sở dé sản pham hồ tiêu Chư Sê gan với thương hiệu “Hồ TiêuSạch” và trong tương lai có thé trở thành thương hiệu mạnh trên thị trường thé giới
Nguyễn Ngọc Thạch (2018) nhằm phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc ápdụng mô hình một phải năm giảm (1P5G) trong sản xuất lúa ở thị xã Ngã Năm, tỉnhSóc Trăng đã sử dụng kết hợp các phương pháp định tính (PRA — Đánh giá nông thôn
có sự tham gia của người dân) và định lượng: điều tra chọn mẫu với 116 hộ nông dân
sản xuất lúa (53 hộ áp dụng mô hình và 63 hộ không áp dụng mô hình “1 phải 5giảm”) Phương pháp phân tích bao gồm: thống kê mô tả, so sánh, phân tích hiệu quảkinh tế va sử dụng mô hình hồi quy binary logistic để xác định các yếu tố ảnh hưởngđến vấn đề áp dụng 1P5G Kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu quả kinh tế cao hơn so
6
Trang 19với việc sản xuất theo tập quán, thông qua mô hình hồi quy binary logistic cho thấycác yếu tố đầu vào: lao động, kinh nghiệm sản xuất và diện tích có tác động đến việc
áp dụng IP5G của các hộ nông dân trồng lúa tại thị xã Ngã Năm Từ đó, đề xuất một
số giải pháp nhằm phát triển mô hình “1 phải 5 giảm” làm cơ sở dé nhân rộng mô hìnhcho các huyện khác trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.
Nhằm đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả ứng dụng mô hình công nghệ cao
Phan Chí Nguyện và cộng sự (2019) đã nghiên cứu sản xuất lúa và rau màu ứng dụng
công nghệ cao tỉnh An Giang thực trạng và giải pháp Nghiên cứu đã thu thập số liệuthứ cấp và sơ cấp về tình hình sản xuất nông nghiệp thông qua việc trao đôi với cán bộquản lý và phỏng vấn nông hộ Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp thống kê dé phântích, so sánh và đánh giá Kết quả cho thấy diện tích canh tác lúa và rau màu chiếmchủ yéu trong đất nông nghiệp Trong canh tác đã ứng dụng công nghệ và kỹ thuật mớinhằm nâng cao sản lượng, chất lượng sản phâm va đạt được những thành tựu nhấtđịnh Tuy nhiên, vẫn còn hạn chế về vốn đầu tư, nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng phục
vụ nông nghiệp, chính sách đất đai và điều kiện tự nhiên tác động Từ đó nghiên cứu
đã đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nhà đầu tư hợp tác, chínhsách dao tạo và thu hút nguồn nhân lực, hoàn thiện cơ sở hạ tang và chính sách đất đai
Lê Thị Thu Hà (2019) đã phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định ápdụng mô hình trồng cà chua trong nhà lưới tại huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng Tácgiả đã tiến hành khảo sát 150 hộ nông dân trồng cà chua, số lượng phiếu thu về hợp lệ
là 147 (77 hộ trồng cà chua trong nhà lưới và 70 hộ trồng cà chua theo phương pháptruyền thống) Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp thống kê mô tả, so sánh, hạch toántoàn phần, phương pháp phân tích hồi quy logistic Kết quả nghiên cứu cho thấy diệntích trồng cà chua trong nhà lưới có xu hướng gia tăng theo các năm và đạt 2.416 havào năm 2017, thông qua phân tích hồi quy chi ra các nhân tố tác động đến quyết định
trồng cà chua trong nhà lưới của các hộ nông dân trên địa bàn huyện Đơn Dương bao
gồm 4 yếu tô, trong đó 2 yếu tố tác động mạnh là kỳ vọng vao giá bán cao và năng
suất cao, kế đến là thu nhập hiện có cao dẫn đến đủ nguồn lực tài chính để đầu tư và
cuôi cùng là kinh nghiệm trông nhiêu hon sẽ tác động đên chon mô hình.
Trang 20Vũ Đức Thường (2021) đã sử dụng phương pháp thống kê mô tả, thống kê sosánh, kiểm định t — test, chuyên gia và hồi quy logit dé thực hiện dé tài các yếu tố anhhưởng đến quyết định tham gia sản xuất lúa VietGap của nông hộ tại huyện Hòn Dat,tỉnh Kiên Giang Kết quả nghiên cứu cho thấy diện tích trồng lúa VietGap còn hạn chếnhưng bước đầu đã cho thấy những lợi thế và hiệu quả so với sản xuất lúa không
VietGap, thông qua mô hình hồi quy đã chỉ ra các yếu tố có ảnh hưởng đến quyết định
lựa chọn trồng lúa VietGap: Trình độ học vẫn, tập huấn khuyến nông, diện tích canh
tác, hiểu biết về quy trình VietGap, tài chính, điều kiện tiêu thụ và hiệu quả tài chính
Từ đó, tác gia đề xuất một số giải pháp dé nâng cao mô hình: nâng cao sự hiểu biết củanông hộ về sản xuất theo quy trình VietGap, tăng cường công tác khuyến nông, nângcao hiệu quả sản xuất lúa VietGap, giải pháp về thị trường tiêu thụ, nâng cao khả năngtiếp cận nguồn vốn tín dụng, phát triển điện tích sản xuất lúa VietGap của các hộ, giảipháp nâng cao trình độ nhận thức cho các nông hộ.
Qua đó, ta có thé nhận định các bài nghiên cứu của các tác giả hầu hết sử dụngphương pháp thu thập và xử lý số liệu, phương pháp phân tích số liệu, phương phápđánh giá hiệu quả, phương pháp phân tích hồi quy logistic đã chỉ ra các yếu tố ảnhhưởng đến quyết định ứng dụng công nghệ mới trong sản xuất nông nghiệp: trình độhọc vấn, diện tích đất, kinh nghiệm sản xuất, lao động, tập huấn khuyến nông, thunhập Kết luận từ những bài nghiên cứu cho thấy mặc dù gặp không ít những khó khănnhưng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ mới đều mang lại hiệu quả kinh tếcao hơn truyền thống Có thể thấy sự khác nhau giữa các phương thức canh tác đóngvai trò quan trọng nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất nông nghiệp
2.2 Tổng quan địa bàn nghiên cứu
2.2.1 Điều kiện tự nhiên
a) VỊ trí địa lý
Tuy Phước là huyện đồng bằng lớn ở phía nam tỉnh Bình Định, có diện tích217,12 km?, dân số 226.300 người Về địa hình, phía bắc và tây bắc Tuy Phước giápPhù Cát, An Nhơn; đông giáp biển; nam giáp TP Quy Nhơn; tây giáp huyện Vân
Trang 21Canh Nằm bên đầm Thi Nai, có sông Kôn, sông Hà Thanh chảy qua, có quốc lộ 1A,QL19, đường sắt Bắc - Nam chạy ngang qua, Tuy Phước có điều kiện thuận lợi déphát triển kinh tế.
Huyện Tuy Phước có 13 đơn vị hành chính cấp phường xã, trong đó bao gồm 2thị tran, 11 xã: thị tran Tuy Phước, thị tran Diêu Trì, xã Phước An, xã Phước Hiệp, xã
Phước Hòa, xã Phước Hưng, xã Phước Lộc, xã Phước Nghĩa, xã Phước Quang, xã
Phước Sơn, xã Phước Thắng, xã Phước Thành, xã Phước Thuận.
Hình 2.1: Bản Đồ Huyện Tuy Phước, Tỉnh Bình định
c) Khí hậu
Trang 22Huyện Tuy Phước nằm trong vùng nhiệt đới nóng âm, thuộc khí hậu đồng bằngven biển Nam Trung Bộ, chia thành 2 mùa rõ rệt, mùa mưa ẩm từ tháng 9 đến tháng
12, mùa khô từ tháng 1 đến tháng 8 năm sau Nhiệt độ trung bình trong năm 27°C.d) Dat dai
Diện tích tự nhiên của huyện là 219,9 km? Đất nông nghiệp là 142,3 km’,chiếm 65% tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Trong đó đất sản xuất nông nghiệp
là 103,05 km?; chiếm 46,9% tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Phần lớn đất sảnxuất nông nghiệp được dành cho trồng lúa 2 vụ Phước Sơn, Phước Hưng, PhướcThắng là những địa phương có diện tích đất trồng lúa cao và năng suất 6n định nhấttrong huyện Ngoài ra đất sản xuất nông nghiệp cũng phù hợp cho việc canh tác cácloại cây như ngơ, lạc ngoài ra còn có rau đậu các loại và các loại hoa.
Đất lâm nghiệp với 275,8 km? chiếm 12,5% điện tích đất tự nhiên của huyện vàphân bố chủ yếu ở các xã phía Tây gồm Phước Thành, Phước An Dat lâm nghiệp cóthé phát triển sản xuất lâm nghiệp kết hợp chăn nuôi đại gia súc
Dat phi nông nghiệp chiếm 71,84 km’, chiếm 32,7% tổng diện tích đất tự nhiêncủa huyện Trong đó đất ở là 10,6 km2, chiếm 4,8% diện tích đất tự nhiên của huyện.Đất chưa sử dụng là 5,8 km?; chiếm 2,6% tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Diệntích đất chưa sử dụng có thé mở mang dé phát triển sản xuất nông nghiệp
Tuy Phước là huyện trọng điểm về kinh tế nông nghiệp của tỉnh Bình Định đặc
biệt là trong công tác sản xuất lúa gạo và các loại giống lúa năng suất cao phù hợp sản
xuất tại Bình Định và các ngành công nghiệp, cơ sở kinh tế hạ tầng trên địa bàn huyệnnên một diện tích đất nông nghiệp trước đây được chuyên thành đất khác
Hà Thanh và sông Kôn nên mùa mưa thường xảy ra lũ lụt, gây sạt lở, bồi đắp, huỷhoại nhiều loại đất mà chủ yếu là đất nông nghiệp, ngược lại vào màu nắng thì khô hạnthường xuyên xảy ra, gây ảnh hưởng đến ngành nông nghiệp của huyện
10
Trang 232.2.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
a) Cơ cấu hành chính
Toàn huyện có 11 xã và 2 thị trấn, gồm xã Phước Thắng, Phước Hưng, Phước
Quang, Phước Hoà, Phước Sơn, Phước Hiệp, Phước Lộc, Phước Nghĩa, Phước Thuận,
Phước An, Phước Thanh va thị tran Tuy Phước, Diêu Trì
b) Tình hình an ninh
Nhìn chung tình hình an ninh, trật tự trên địa bàn huyện tương đối ồn định Cán
bộ và nhân dân huyện Tuy Phước chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách phápluật nhà nước, thực hiện đúng các qui ước về xây dựng nếp sống văn hoá, văn minhkhu dân cư.
c) Tình hình kinh tế
Nền kinh tế của huyện trong những năm gần đây đã có nhiều chuyền biến đáng
kể Cụ thé trong sản xuất nông nghiệp, huyện đã chú trọng đối mới cơ cấu giống câytrồng, vật nuôi, mùa vụ, tăng cường đầu tư thâm canh, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ
thuật nhằm đưa sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hoá có giá trị kinh tế cao
Trong sản xuất công nghiệp — tiêu thủ công nghiệp, huyện đã tạo điều kiện thuận lợi
dé thu hút các nhà đầu tư vào các cụm khu công nghiệp của huyện, nhất là trong côngtác giải phóng mặt bằng Trong sản xuất dịch vụ thương mại có nhiều chuyền biến tíchcực, đồng thời trên địa bàn huyện có các đi tích lịch sử được xếp hạng như tháp Bánh
It, mộ Lê Công Miễn, tháp Bình Lâm, khu chứng tích Tân Giản, mộ Đào Tan, khuchứng tích Nho Lâm, nhà Văn Chi Tuy Phước, đây là lợi thế dé phát triển du lịch trongthời gian tới.
Là huyện nam liền kề phía Bắc thành phố Quy Nhơn, có 3 tuyến quốc lộ 1A,
19, 19C và tuyến đường sắt Bắc Nam đi ngang qua, ngoài ra còn các tuyên đường tỉnh
lộ DDT639, 636A, 636B và DT640 chạy theo hướng Đông Tây, cùng các hệ thốngđường huyện, đường liên thôn, đường liên xã nên có ưu thế về mặt giao thông đường
bộ, phục vụ di lại, giao lưu, trao đổi hàng hoá của nhân dân trong vùng Bên cạnhnhững thuận lợi này vẫn còn gặp không ít khó khăn như tình hình nắng nóng kéo dài,gây thiếu nước cục bộ xảy ra ở một số địa phương ảnh hưởng đến sản xuất và dânsinh, tình hình dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi vẫn còn tiềm an, giá cả vật tư đầu vào
có xu hướng tang cao đã ảnh hưởng dén sự phát triên sản xuât và đời sông của nhân
11
Trang 24d) Tình hình văn hoá — xã hội
Giáo duc và đào tạo: đã tổ chức tốt việc dạy và học trong điều kiện dịch bệnhCovid-19, hoan thành chương trình năm học 2019 - 2020 đúng quy định va kế hoạch
đề ra Chất lượng giáo dục đại trà được giữ vững và từng bước được nâng cao Kết quảxét duyệt hoàn thành chương trình bậc tiêu học đạt 100%; tốt nghiệp trung học cơ sởđạt 99,6%, tăng 0,2%; tốt nghiệp hệ giáo dục thường xuyên đạt 77,8%, tăng 7,7%; duytrì số lượng học sinh học nghé phô thông, tỷ lệ tốt nghiệp nghề đạt: 95% Tiếp tục duytrì và nâng cao chất lượng pho cập giáo dục các ngành học, bậc học Quy mô trường,lớp tiếp tục được củng cô và phát triển
Công tác y tế, dan số — kế hoạch hóa gia đình được thực hiện tốt, đã khám vàđiều trị cho 176.674 lượt người; tỷ lệ sử dụng giường bệnh nội trú đạt: 177,5% Côngtác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 được triển khai quyết liệt
Công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm gắn với giảm nghẻo tiếp tục đượcđây mạnh, đã đào tạo nghề cho 834 lao động nông thôn; tổ chức giới thiệu, tạo việclàm mới cho 1.118 lao động, đạt 111,8% kế hoạch Hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo, hộchính sách, với tông số tiền gần 760 triệu đồng; cấp 22.258 thẻ bảo hiểm y tế cho hộnghèo, hộ cận nghèo.
Công tác giải quyết chế độ, chính sách đối với người có công được thực hiện
đầy đủ, kịp thời; tô chức xét chế độ điều dưỡng cho 380 đối tượng, trong đó cấp chế
độ điều dưỡng tại gia đình là: 326 đối tượng, điều dưỡng tập trung: 55 đối tượng, tông
số bảo hiểm y tế cấp cho đối tượng người có công và thân nhân là: 3.695 thẻ bảo hiểm
y tế Hoàn thành việc chi trả kinh phí hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịchCovid-19 trên dia bàn huyện với tổng số tiền 20.380,5 triệu đồng
2.3 Tổng quan về van đề nghiên cứu
2.3.1 Giới thiệu về cây lúa
Hình 2.2 Hình Ảnh Cây Lúa
12
Trang 25Nguồn: UBND tỉnh Binh Dinh
Sản xuất lúa đã gắn liền với truyền thống lịch sử hàng nghìn năm dựng nước vàgiữ nước của dân tộc Việt Nam Nó có một vị trí rất quan trọng trong sản xuất nôngnghiệp và đời sống của người Việt Nam Hiện nay lúa chiếm trên 90% sản lượnglương thực có hạt, lúa gạo cung cấp khoảng 60% năng lượng trong khẩu phần ăn củangười Việt Vì vậy cây lúa có vai trò rất quan trọng trong việc bảo đảm an ninh lươngthực quốc gia của Việt Nam
Đối với nước ta, hiện nay lúa gạo không những đảm bảo an ninh lương thực trongnước mà còn là mặt hàng xuất khâu quan trọng dé thu ngoại tệ, đem lại hang tỷ đô la
Mỹ mỗi năm và là điểm tựa dé giữ vững giá tiêu dùng, ôn định cán cân kinh tế vĩ mô.Theo số liệu của tổng cục thống kê, 12 tháng năm 2011 xuất khẩu 7.112.156 tấn đạt
giá trị 3.656 tỷ USD.
Ngoài ra ở Việt Nam có khoảng 70% dân số đang sông ở khu vực nông thôn
Và một số quốc gia đang tiến lên công nghiệp hoá, hiện đại hoá không thé thiếu sựtham gia phần lớn của dân số này Do đó ngành này còn là điểm dựa của nhiều triệulao động nông thôn, góp phan vào thu nhập, ồn định đời sống người dân
Như vay, phát triển sản xuất lúa đã va đang tạo ra một lượng của cải vật chấtlớn cho xã hội, ôn định thu nhập của người dân, góp phần giải quyết việc làm cho một
số bộ phận lớn nông dân Nó góp phần vào việc thúc đây nhanh hơn công cuộc côngnghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, giảm bớt chênh lệch về kinh tế xã hộigiữa thành thị và nông thôn.
13
Trang 26b) Giá trị dinh dưỡng của cây lúa
Như đã biết, gạo là cây lương thực không thé thiếu trong đời sống của ngườiChâu Á nói chung và người Việt Nam nói riêng Lúa gạo góp phần vào bữa ăn hàngngày con người một lượng năng lượng đáng ké Nhất là tinh bột với hàm lượng là62.4%, là nguồn chủ yếu cung cấp calo có giá trị nhiệt lượng là 3594 calo Tiếp đến làprotein, các giống lúa Việt Nam có hàm lượng protein chủ yếu trong khoảng 7 - 8%.Các giống lúa nếp có hàm lượng protein cao hơn lúa tẻ; lipit có chủ yếu trong lớp vỏ
gạo, nếu ở gạo xay là 2,02% thì ở gạo đã xát chi còn 0,52% Ngoài ra, trong lúa gạo
còn có một số vitamin nhóm B như BI, B2, B6, PP lượng vitamin BI là 0,45 mg/100
hạt (trong đó ở phôi 47%, vỏ cám 34,5%, hạt gạo 3,89%).
c) Đặc điểm sinh trưởng của cây lúa
Lua là cây lương thực hang năm, thuộc họ hoà thao, vùng thích nghi rộng từ
đầm lầy đến sườn núi, từ vùng xích đạo nhiệt giới đến ôn đới, từ vùng phù sa nướcngọt đến vùng dat cát sỏi ven biên nhiễm mặn, nhiễm phèn Theo đặc tính sinh hoá hạt
gạo, tuỳ vào lượng amylase trong tinh bột người ta phân biệt lúa nếp và lúa tẻ
Bắt đầu từ lúc hạt nảy mầm cho đến khi lúa chín, có thể chia thành 3 giai đoạn:
gia đoạn tăng trưởng, giai đoạn sinh sản và giai đoạn chín.
Cây lúa sinh trưởng trong điều kiện nhiệt độ từ 20 - 300C, sử dụng khoảng 65năng lượng ánh sáng mặt trời Trong điều kiện thuỷ lợi chưa hoàn chỉnh, lượng mưa làyếu tô khí hậu có tính chất quyết định đến việc hình thành vùng trồng lúa và các vụ lúatrong năm, trung bình là 7 - 8 mm/ngày Ở giai đoạn dong và trỗ, gió mạnh ảnh hưởngxấu đến quá trình hình thành và phát triển của dong lúa, sự trổ bông, thụ phan, thụ tinh
và sự tích luỹ chất khô trong hạt bị trở ngại làm tăng tỷ lệ hạt lép, hạt lừng làm giảm
năng suất lúa Tuy nhiên, gió nhẹ giúp cho quá trình trao đổi không khí trong quan théruộng lúa tốt hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình quang hợp và hô hấp góp phầntăng năng suất Ngoài ra, điều kiện thuỷ văn cũng quyết định và hình thành các vùngtrồng lúa khác nhau, tuỳ theo địa hình cao hay thấp, gần hay xa sông mà thời gianngập nước và độ ngập sâu cạn khác nhau Từ đó, quyết định chế độ nước và hìnhthành các vùng trồng lúa, kiểu canh tác và mùa vụ khác nhau
Đất trồng lúa cần giàu dinh dưỡng, nhiều hữu cơ, tơi xốp, thoáng khí, khả nănggiữ nước, giữu phân tốt Loại đất thịt hay cát pha sét, ít chua hay trung bình (PH - 5,5
14
Trang 27- 7,5) là thích hợp với cây lúa Trong thực tế có những giống lúa có thé thích nghi tốttrong những điều kiện đất đai khắc nghiệt như: phèn, mặn, khô hạn, ngập úng.
d) Quy trình kỹ thuật canh tác
Có năm kiểu sạ: sạ ướt, sạ khô, sạ ngầm, sạ chay, sạ gởi Nhưng trong đề tàinay chỉ đề cập tới phương pháp sa ướt phù hợp với kiểu canh tác lúa của người dân địaphương.
Làm đất: đất sau khi cày ải hoặc cày giòn tiến hành bừa trục san bằng mặtruộng, làm sạch cỏ đại, lúa cỏ có thé nhé bang tay hoặc ding một trong các loại thuốctrừ cỏ sau: Fagon, Gramoxone, Roundup, Carphosate, diệt có từ 7 - 10 ngày trước khibừa trục lần cuối, trước khi sạ rút khô nước mặt ruộng
Giống: Chọn những cây lúa sinh trưởng tốt, kháng một số loại sâu bệnh chính,thích nghỉ tốt với điều kiện địa phương Hạt giống phải khô, sạch, chắc mây, đồng nhất
về kích cỡ, không bị lẫn những hạt giống khác, không có hạt lép, di dạng, không bịcôn trùng phá hoại, không mang mầm bệnh: đã được ngâm, ủ và tỷ lệ nảy mầm đạtkhoảng 85%.
Sa: tuỳ giống lúa, đất đai, tỷ lệ nay mầm mà lượng sa trung bình từ 150 - 200kg/ha Sau khi rải thật đều tay, bừa lấp hạt dé tránh chim, chuột phá hại và giữ âm tốt
Có 2 cach sa phổ biến:
Sa lan theo băng: Ngâm hạt giống 24 - 36 giờ (đối với những giống lúa có vỏ
day thì ngâm 48 gid), rửa sạch hạt giống cho đến hết chua, đem hạt giống ủ 36 - 48
giờ, theo dõi đống u dé thêm nước (lấy ngót) khi đồng ủ thiếu ẩm
Sạ hàng: ngâm hạt giống 24 - 36 giờ (đối với những giống lúa có vỏ dày thìngâm 48 giờ), rửa sạch hạt giống đến hết chua, đem hạt giống ủ 24 - 36 giờ (lưu ý phảitheo dõi hạt giống vừa nứt nanh thì tiến hành sa) Trước khi sa có thé xử lý hạt giốngvới chất kích thích sinh trưởng đề giúp hạt giống nứt nanh và đều
Phòng trừ cỏ đại: Cần sử dụng tổng hợp nhiều biện pháp: chọn giống sạch hạt
cỏ dại; kỹ thuật canh tác (cày, xới phơi đất, gieo thưa vừa phải, bón phân, tưới nước);
luân canh, xen canh; hoá học; thủ công Khi sử dụng thuốc hoá học cần tuân thủ 4đúng: thuốc, lúc, liều lượng, cách phun Làm cỏ bằng tay bé sung, nhất là vào giaiđoạn 10 - 15 ngày sau gieo kết hợp với tỉa bỏ bớt những chỗ quá dày do sạ không đều
15
Trang 28là khâu kỹ thuật quan trọng cần thực hiện tốt Một số thuốc trừ cỏ có thể sử dụng trênruộng: Dual, Dual gold, Láo 48 EC, Nabu 12EC, Gallant supper 700, Onecide 450.
Phân bón và kỹ thuật bón: Phân bón có vai trò tối quan trọng trong quá trìnhsinh trưởng, phát triển của cây lúa, nó cần thiết cho suốt quá trình phát triển, từ giaiđoạn mạ cho đến lúc thu hoạch Lượng phân khuyến cáo cho | ha: 80 - 100 kg N (damnguyên chat), 60 kg P2O5 (lân nguyên chất), 40 - 50 kg K2O (kali nguyên chất) Tuy
loại đất, tuỳ chế độ canh tác mà có thê tăng hoặc giảm lượng phân cho phù hợp Có thể
bón phân Urê và NPK (20 — 20 - 15) hoặc các loại phân khác miễn đáp ứng đủ yêu cầutrên.
Phương pháp bón: rải đều phân trên ruộng sau khi tưới nước một ngày Mỗi lầnbón, chừa lại một lượng ít để bón dặm những chỗ thiếu phân do bón không đều Đốivới ruộng sa hàng, nếu có công lao động, có thé hoà tan phân tưới hoặc rải trực tiếpvào các hàng, sau đó tưới nước bồ sung
Lưu ý: những ruộng bị phèn, sạ lan có thể bón lót một lượng phân NPK để tạođiều kiện cho cây sinh trưởng, phát triển tốt trong giai đoạn cây con
Phòng trừ sâu bệnh: lúa sạ có mật độ dày hơn lúa cấy nên sâu bệnh dễ pháttriển, cần thăm ruộng thường xuyên để phòng trừ đúng lúc, chú ý các đối tượng gâyhại trong điều kiện ruộng không ngập nước như: dế, chim, chuột
e) Một số bệnh thường gặp ở lúa
Bệnh cháy lá (đạo ôn)
Bệnh hại trên lá, đốt thân, cô đông, gié và hạt lúa Bệnh do nam Pyriculariaoryzae Carava, loại nắm này có thé lây nhiễm bat ky giai đoạn sinh trưởng nao của câylúa Vết bệnh tiêu biểu trên lá có hình thoi, những đốm to thì hai đầu nhọn, tâm có màuxám trắng Trên giống nhiễm, các vết bệnh rất to thường liên kết với nhau, tạo thànhmảng cháy khô trên lá.
Biện pháp phòng trừ
Sử dụng các giống lúa kháng bệnh đạo ôn như: IR1820, IR17494, OM3536,OM2517, C70, C71, ITA212 Đối với các giống nhiễm, cần xử lý hạt giống trước khingâm ủ, không dùng hạt giống ở những ruộng bị nhiễm bệnh; bón phân cân đối NPK,dùng các loại thuốc: New Hinosan 30EC, Kitazin 50EC, Kasai 21,2%, Fuyione 40EC,Beam 75 WP, Trizol 20WP hoặc 75WP, Rabcide 30WP.
16
Trang 29Bệnh cháy bìa lá lúa
Bệnh đốm cháy bia do vi khuẩn Xanthomonas oryzae nam gây nên Vi khuanxâm nhập qua thuỷ không, lỗ khí ở trên mút lá, mép lá và đặc biệt qua vết thương xâyxát trên lá Vi khuẩn phát triển trong phạm vi pH từ 4 - 8,8; nhiệt độ tối thích là 28 -
30°C.
Bénh xuat hién va gay hai tir giai doan lua dé nhanh dén dong tré và chin, phátsinh mạnh vào những thang mưa nhiều, chủ yếu trên phiến lá, đầu tiên xuất hiện ở ria
lá và lan dan vào trong, tạo thành các vết dài màu xanh tái, sau chuyển thành màu
trắng xám Bệnh nặng lan đến gốc bẹ lá, làm giảm khả năng thụ phấn, hạt bị lép nhiều
Biện pháp phòng trừ
Chọn giống sạch và kháng bệnh, có bộ lá dày, xử lý hạt giống trước khi ngâm ủ,gieo sạ; tăng cường bón phân hữu cơ, không bón quá nhiều phân đạm và không bón
thúc muộn, bón đủ lân, kali Khi ruộng, chớm bị bệnh cháy bìa lá thì có thể xử lý một
trong các loại thuốc như Staner 20WP, Sasa 20WP, Xanthomix 20WP, Asusu 20WP.Bệnh vàng lùn và lùn xoắn lúa
Bệnh vàng lùn do vi rút Rice Grassy Stunt Virus (RGSV) gây ra Virut này xâmnhập vào cây lúa và gây bệnh thông qua môi giới là rầy nâu (Nilaparvata lugens).Triệu chứng là lá lúa từ màu xanh nhạt chuyên dần sang màu vàng nhạt, vàng da camrồi vàng khô Vị trí các lá bị vàng lan dần từ các lá bên dưới lên các lá phía trên Vết
vàng trên lá xuất hiện từ chóp lá, lan dan vào phía be lá
Bệnh lùn xoắn lá do vi rút Rice Ragged Stunt Virus (RRSV) gây ra Virut nàyxâm nhập vào cây lúa và gây bệnh thông qua môi giới là ray nâu (Nilaparvata lugens).Triệu chứng của bệnh lùn xoắn lá là cây lúa bị lùn, màu lá xanh đậm Rìa lá bị rách vàgon sóng, doc theo gân lá có bướu, chop lá bị biến dang, xoăn tít lại Cây lúa bị nghẹndong không trỗ được, hạt lép
Biện pháp phòng trừ
Sử dụng các giống lúa kháng bệnh, giống lúa cứng cây có khả năng chống chịubệnh Chăm sóc hợp lý, tạo điều kiện cho cây lúa khoẻ; gieo trồng đúng kỹ thuật;thường xuyên thăm đồng phát hiện lúa bị bệnh đề nhồ bỏ, vùi bỏ bụi bị bệnh; nếu thấymật độ rầy cao phải phun thuốc như Bassa 50EC, Trebon 20ND, Admire 50EC, Actara25WWG.
17
Trang 30Bệnh khô vằn
Bệnh khô van: be lá bị bệnh biến mau, trên be lá xuất hiện các vệt to, hình bầudục, đầu tiên là có các đốm màu xanh xẫm, sau chuyên màu bạc nâu có viền màu nâutím Các vết bệnh ban đầu dai khoảng lem, có hình ô - van hay hình e - lip, sau các vếtbệnh lớn dần, kéo dài ra khoảng 2 - 3cm và hoa lẫn vào nhau vẫn vèo ở bất kỳ chỗ nàotrên bẹ lá lúa Trong điều kiện độ ẩm phù hợp, những lá tiếp giáp với thân lúa bị bệnh
có thé bị lây bệnh
Bệnh pháp phòng trừ
Làm vệ sinh đồng ruộng, thu gom sạch tàn dư cây bệnh từ vụ trước Cày bừa,xới đất kỹ dé chôn vùi hạch nam, hạn chế sức sống của chúng: không dùng hạt giống ởnhững ruộng bị nhiễm bệnh Cấy lúa dày vừa phải, bón cân đối NPK, phân chuồngtrước khi bón phải được ủ hoai mục; dùng các loại thuốc: Validacin 3SL, 5L, 5SP;Vacocin 3SL; Anlicin 5SP, 5SL; Anvil 5 - 1OEC; Tilt - supe 300ND; Carbendazim S5OWP.
2.3.2 Lich thời vụ sản xuất
Vụ Đông Xuân
Đây là vụ lúa được xem là vụ chính trong năm, vụ này thường dải ngày hơn vụ
hè thu Bắt đầu sạ từ giữa tháng 12 đến cuối tháng 12 dương lịch và thu hoạch từ giữatháng 4 đến cuối tháng 4 dương lịch
Vụ Hè Thu
Vụ Hè Thu bắt đầu gieo sạ vào đầu tháng 6 đến giữa tháng 6 dương lịch và thuhoạch từ giữa tháng 9 đến cuối tháng 9 đương lịch Vụ này thời gian ngắn nên nôngdân thường trồng giống lúa ngắn ngày
2.4 Sản xuất lúa ứng dụng mô hình thâm canh cải tiến (SRI) ở huyện Tuy Phước,tỉnh Bình Định
Năm 2009, tỉnh Bình Định đã chủ trương đây mạnh sản xuất lúa ứng dụng môhình thâm canh cải tiễn (SRI) với ưu điểm là giảm lượng giống gieo sa, tiết kiệm chiphí giống, giảm lượng nước tưới (tưới ướt khô xen kẽ) phù hợp với thời tiết khô hạntrong những năm gần đây Ông Huỳnh Việt Hùng, giám đốc trung tâm khuyến nôngtỉnh đã hỗ trợ các HTXNN trong tỉnh xây dựng, trình UBND tỉnh phê duyệt 7 dự áncánh đồng lớn liên kết sản xuất lúa giống, lúa thương phẩm ứng dụng mô hình thâm
18
Trang 31canh cải tiến (SRI) gồm: HTXNN Phước Hưng, HTXNN Phước Sơn 1, HTXNN
Phước Quang, HTXNN Phước Lộc, HTXNN Phước Thắng, HTXNN Phước Thuận
(huyện Tuy Phước) và HTX Nhơn Lộc 1 (TX An Nhơn), với tổng diện tích §10ha/3.627 hộ tham gia Năng suất đạt trung bình là 70,9 tạ/ha, cao hon 2,1 tạ/ ha so vớingoài mô hình.
Năm 2017, tại thôn Háo Lễ, xã Phước Hưng, huyện Tuy Phước là vụ sản xuấtđầu tiên được trung tâm khuyến nông tỉnh đầu tư thực hiện mô hình, chuyển giaoTBKT canh tác lúa cải tiến (SRD trên diện tích 50 ha, với 205 hộ tham gia, sử dụnggiống TBR225 Trong quá trình chuyên giao, cán bộ kỹ thuật của trung tâm khuyếnnông tinh đã trực tiếp hướng dẫn, chuyền giao phương pháp canh tác cho ba con theođúng quy trình: với lượng giống gieo 4kg/sào theo hướng dẫn, tại vùng thực hiện môhình có trên 90% hộ nông dân gieo đảm bảo lượng giống và yêu cầu kỹ thuật của SRI.Đến nay, lúa ở vùng diện tích thực hiện mô hình đã cho đánh giá, năng suất thu hoạch
đạt 76 tạ/ha.
Năm 2018, tại xã Phước Quang huyện Tuy Phước, trung tâm khuyên nông tinhphối hợp với trạm khuyến nông huyện tô chức tập huấn “Quy trình canh tác lúa SRI vàcánh đồng mẫu lớn tiến đến xây dựng cánh đồng lớn” tham gia có 50 hộ nông dân ở 2thôn Văn Quang và Định Thiện Đông, cán bộ đã hướng dẫn cho bà con nông dân vềnhững lợi ích mang lại từ cánh đồng lớn kết hợp với việc ứng dụng quy trình canh táclúa SRI không chỉ giảm chỉ phí sản xuất, tăng năng suất, sản lượng mà góp phần tănghiệu quả kinh tế ít nhất từ 20 - 25%, cụ thể: giảm lượng giống gieo sa, chi phí thuốcBVTV, giảm phân bón, giảm nước tưới Ngoài ra, bà con nông dân còn được nghe tập
huấn về các biện pháp kỹ thuật như: làm đất; thời vụ gieo sa; lượng giống, kỹ thuật
ngâm ủ và gieo sa; kỹ thuật bón phân; chế độ điều tiết nước tưới; quản lý dich hại tổnghợp; các loại sâu bệnh hay gặp và biện pháp phòng trừ Qua buổi tập huấn, giúp ngườinông dân áp dụng tốt các quy trình kỹ thuật vào canh tác, nâng cao trình độ thâm canhlúa.
19
Trang 32CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Nội dung
3.1.1 Mô hình thâm canh cải tiến (SRI)
a) Khái niệm mô hình thầm canh cải tiến (SRI)
Mô hình thâm canh lúa cải tiến hay tên gọi đầy đủ là hệ thống thâm canh tổng
hợp trong sản xuất lúa (System of Rice Intensification - SRI) là phương pháp canh táclúa sinh thái, mang lại hiệu quả và năng suất cao, giảm phát thải khí nhà kính dựa trênnhững tác động kỹ thuật nhằm giảm chi phí đầu vào như giống, phân bón, thuốc trừsâu, tiết kiệm nước tưới Những kỹ thuật tác động bao gồm: cấy mạ non, cấy mộtdanh, cấy thưa tạo hiệu ứng hàng biên, quan lý nước, làm cỏ sục bùn và bón phân hữu
cơ Biện pháp canh tác này được công nhận là tiến bộ kỹ thuật ở Việt Nam
b) Kỹ thuật trồng lúa theo mô hình thâm canh cải tiến (SRI)
Giống và thời vụ
Hầu hết các giống lúa đều có thể ứng dụng SRI, nhưng phù hợp hơn với nhữnggiống có khả năng sinh trưởng phát triển tốt, đẻ nhánh khỏe, tiềm năng năng suất cao.Hạt giống được xử lý và ngâm ủ như canh tác lúa bình thường Bố trí thời vụ theođúng khung, thời vụ được cơ quan chuyên môn hướng dẫn
Kỹ thuật làm mạ
Gieo mạ trên đất khô: Trộn 2 phần đất nhỏ, tơi xốp, sạch cỏ dai với | phần phânhữu cơ hoai mục (tính theo khối lượng) và 5% phân lân sau đó rải đều vào trong khay
20
Trang 33hay nền đất cứng Dat gieo mạ phải có độ dày 3 - 5 cm Sau khi gieo mạ xong, phủ kínhạt bằng một lớp đất bột mịn mỏng lên trên rồi tưới âm hàng ngày (không được đề úngnước).
Gieo mạ dược: Vụ mùa nên chọn đất cao dễ thoát nước, tránh úng ngập khi mưalớn, vụ xuân nên chọn đất vàn, vàn trũng dễ tưới nước dé ruộng ma luôn đủ am vàtránh rét cho ma Lam đất phải đảm bảo nhuyễn bùn, luống rộng từ 1 - 1,2m, rãnh rộng 20
- 30 em, sâu 10 - 25 cm, mặt luống phang không đọng nước Gieo hạt thưa, chìm mam, đảmbảo mặt luống mạ luôn đủ âm nhưng không dé úng nước Vụ xuân dùng nilon che phủ déchống rét cho mạ, luôn giữ cho mặt luống đủ âm, không giữ nước trên mặt luống
Kỹ thuật làm đất và cấy
Chọn ruộng chủ động tưới tiêu, ưu tiên trên chân đất có tầng canh tác dày Làmđất kỹ, nhuyễn bùn, tạo độ phẳng mặt ruộng rồi lên luống rộng 1,8 - 2,0 m; san phẳngmặt luống, giữa các luống tạo rãnh thoát nước rộng 20 - 25 cm, sâu 8 - 10 cm
Mạ khi cấy phải hạn chế tổn thương bộ rễ: dùng xẻng xúc nhẹ thành từng
miếng, quá trình vận chuyền mạ ra ruộng cay phải dam bao tránh dập nat Ma xúc
mang di cấy trong ngày, dùng tay tach từng cây ma đặt nhẹ lên mặt ruộng, tuyệt đốikhông được nhé mạ cấy vào những ngày nhiệt độ thấp đưới 15°C
Cấy thưa, cấy theo hình 6 vuông dé cây lúa tận dụng tối đa ánh sáng và bộ rễ cókhả năng ăn sâu, ăn rộng, hút được nhiều đỉnh dưỡng
Tuôi mạ cấy từ 2 - 3 lá, tốt nhất là mạ 2 - 2,5 lá Mật độ: 35 - 40 khóm/m2, cay
1 danh/khom.
Bón phân, chăm sóc và điều tiết nước
Phân bón: Phải đảm bảo đầy đủ, cân đối giữa các loại phân bón
+ Lượng bón cho | ha: Phân chuồng 8 - 10 tan, NPK 550 - 700kg, đạm uré 130-160kg, kali 130-140kg.
+ Cách bón: Bón lót toàn bộ phân chuồng + phân NPK; bón thúc lần 1 (sau khicây lúa bén rễ hồi xanh) sau cấy 5 - 7 ngày: bón 2/3 lượng đạm + 1/3 ka li; bón thúclần 2 (sau cấy 35 - 40 ngày) bón hết lượng phân còn lại
21
Trang 34Điều tiết nước:
+ Sau bón thúc lần 1 từ 5 - 7 ngày (12 - 15 ngày sau cay) rút toàn bộ nước trongruộng, phơi ruộng khô đến khi ruộng nẻ chân chim (3 - 4 ngày) thì tháo nước vàoruộng với mức nước từ 2 - 3 cm trong khoảng thời gian 5 - 7 ngày rồi lại rút nước,phơi ruộng khô như lần 1
+ Sau khi bón thúc lần 2 (lúa đứng cái — làm dong) giữ mực nước ruộng khoảng
3 - 5 em cho đến khi lúa chín đỏ đuôi thì rút cạn nước trong rãnh để lúa chín nhanh,
tập trung, thuận tiện cho thu hoạch.
Quan lý sau bệnh hại
Thường xuyên thăm đồng nhằm phát hiện sớm các đối tượng sâu bệnh hại Ápdụng tốt các biện pháp canh tác, thủ công, sinh học nhằm tạo điều kiện cho cây lúasinh trưởng phát triển khỏe, hạn chế sự phát sinh phát triển của các đối tượng sâu bệnhhại Chỉ sử dụng thuốc hóa học khi mật độ sâu, tỷ lệ bệnh gây hại đến ngưỡng thốngkê.
c) Quy trình thực hiện mô hình thâm canh cải tiến (SRD
Gieo sa mật độ 4 kg/sào; quan ly nước tưới tiêu theo phương pháp ướt khô xen
kẽ; làm cỏ kết hợp phá váng mặt ruộng dé thông khí cho đất; bảo tồn hệ sinh thai đất
(sử dụng phân hữu cơ, phân vi sinh, giảm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật); quản lý dịchhại tổng hợp theo nguyên tắc “4 đúng” (đúng thuốc, đúng nồng độ liều lượng, đúng
lúc, đúng kỹ thuật).
3.1.2 Hiệu quả kinh tế
a) Khái niệm hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế khách quan phản ánh mối quan hệgiữa kết quả sản xuất và chi phí bỏ ra, hoặc nói cách khác là sự so sánh giữa kết quasản xuất và các yếu tố hợp thành trong quá trình sản xuất
Tuy nhiên hiệu quả kinh tế không chỉ bao gồm những giá trị định lượng về mặthiệu quả kinh tế tài chính đơn thuần, mà còn chứa đựng nhiều hiệu quả kinh tế - xã hộikhác như van đề môi trường, lao động, việc làm và các giá trị tiềm ân của nó như: bao
vệ đất, cải thiện điều khí hậu mà trên thực tế khó đo lường được những giá trị này
22
Trang 35b) Các chỉ tiêu đánh giá
Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí = Lợi nhuận /Chi phí
Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí (LN/CP): chỉ tiêu này chỉ ra rằng cứ một đồng chiphí bỏ ra trong quá trình sản xuất sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận
Tỷ suất lợi nhuận theo đoanh thu = Lợi nhuận/Doanh thu
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (LN/DT): chỉ tiêu này cho thấy cứ một đồngdoanh thu thu vào thì có bao nhiêu lợi nhuận.
Tỷ suất thu nhập theo chi phí = Thu nhập/Chi phí
Tỷ suất thu nhập trên chi phí (TN/CP): chỉ tiêu này cho thay cứ một đồng chiphí bỏ ra trong quá trình sản xuất sẽ thu được bao nhiêu đồng thu nhập
Tỷ suất thu nhập theo doanh thu = Thu nhập/Doanh thu
Tỷ suất thu nhập trên doanh thu (TN/DT): chỉ tiêu này cho thấy cứ một đồngdoanh thu thu vào có bao nhiêu đồng thu nhập
Tỷ suất doanh thu theo chi phí = Doanh thu/ Chi phí
Tỷ suất doanh thu trên chi phí (DT/CP): chỉ tiêu này cho thấy cứ một đồng chiphí bỏ ra trong quá trình sản xuất sẽ thu được bao nhiêu đồng doanh thu
3.1.3 Nông hộ
a) Khái niệm
Nông hộ (hộ nông dân): là hộ gia đình (tập những người có quan hệ vợ chồng,
họ hàng huyết thống, cùng chung nơi ở và một số sinh hoạt cần thiết khác như ăn,
uống) mà hoạt động sản xuất chủ yếu của họ là nông nghiệp với mục đích chủ yếuphục vụ nhu cầu các thành viên trong hộ, chủ yếu hoạt động nông nghiệp theo nghĩarộng bao gồm cả nghề rừng, nghề cá và các hoạt động phi nông nghiệp ở nông thônnhư các dịch vụ, các nghề thủ công, chế biến nông sản Nông hộ vừa là đơn vị sảnxuất, vừa là đơn vị tiêu đùng, vừa là một đơn vị kinh doanh, đồng thời còn là một đơn
vị xã hội Mỗi quan hệ tiêu dùng và sản xuất biểu hiện ở trình độ phát triển của hộ từ
tự cấp, tự túc hoàn toàn đến sản xuất hàng hóa hoàn toan
25
Trang 36Ngoài hoạt động nông nghiệp, các nông hộ còn tham gia vào các hoạt động phi nông nghiệp với các mức độ khác nhau.
b) Đặc điểm nông hộ
Hộ nông dân thường sống trong cộng đồng làng xã, có tính tín nhiệm cao, đặcbiệt là trong trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ với nhà nước Lao động quản lý và laođộng trực tiếp có sự gắn bó chặt chẽ trong nông hộ, mọi người thường gắn bó với nhautheo quan hệ huyết thống Trong nông hộ chủ hộ vừa là người điều hành, quản lý sảnxuất vừa là người trực tiếp tham gia lao động sản xuất, dẫn đến tính thống nhất giữalao động trực tiếp và lao động quản lý rất cao Nông hộ sản xuất ra nông, lâm, thuỷ sảnvới mục đích phục vụ cho chính bản thân và gia đình họ Nông hộ thường có xu hướngsản xuất cái gì họ cần, khi sản xuất thừa họ có thể đem chúng ra trao đổi với thị
trường Chủ hộ thường cha hoặc mẹ hay ông bà nên họ vừa là chủ gia đình vừa là
người tô chức sản xuất Có sự thống nhất chặt chẽ quyền sở hữu, quá trình quan ly và
sử dụng các yếu tố sản xuất Sở hữu trong nông hộ là sở hữu chung, nghĩa là mọi thành
viên trong hộ đều có quyền sở hữu với những tư liệu sản xuất vốn có, cũng như các tàisản khác của họ.
c) Vai trò của nông hộ
Nông hộ đóng vai trò quan trọng trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoánhất là đối với nông nghiệp, nông thôn vì đây là lực lượng dôồi đào dé phát huy vai trò
của chủ thể người dân trong công cuộc phát triển đất nước góp phần nâng cao đời
sống, từng bước xóa đói giảm nghèo cho người dân ở vùng nông thôn Tuy nhiên, vẫncòn nhiều khó khăn khiến chất lượng cuộc sống được cải thiện nhưng vẫn chưa cao vìnước ta vẫn chưa thoát khỏi tình trạng sản xuất manh min nhỏ lẻ, thiếu quy hoạch,liên kết, ứng dụng khoa học kỹ thuật còn thấp, năng suất và trình độ người dân cònnhiều hạn chế
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Phương pháp thu thập và xử lý số liệu
a) Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu thứ cấp: Số liệu thứ cấp là những số liệu thu thập từ những nguồn cósẵn: đó chính là những đữ liệu tổng hợp xử lý từ các cơ quan: UBND xã, Phòng nông
nghiệp và phát triển nông thôn Tham khảo từ sách, báo, internet
24