1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế nông nghiệp: Phân tích rủi ro trong sản xuất cà phê của nông hộ trên địa bàn huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng

72 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích rủi ro trong sản xuất cà phê của nông hộ trên địa bàn huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng
Tác giả Lâm Phi Bảo
Người hướng dẫn ThS. Nguyễn Minh Tôn
Trường học Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Kinh tế nông nghiệp
Thể loại Khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 72
Dung lượng 21,14 MB

Nội dung

Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp chuyên nghành Kinh Doanh NôngNghiệp, Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận“Phân tích rủi ro trong sản xuất cà phê củ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HÒ CHÍ MINH

PHAN TÍCH RỦI RO TRONG SAN XUẤT CÀ PHÊ CUA

NÔNG HỘ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LÂM HÀ,

TINH LAM DONG

LAM PHI BAO

KHOA LUAN TOT NGHIEP

DE NHAN BANG CU NHAN

NGANH KINH TECHUYEN NGANH KINH DOANH NONG NGHIEP

Thanh phó Hồ Chí Minh

Tháng 01/2023

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HÒ CHÍ MINH

PHAN TÍCH RỦI RO TRONG SAN XUAT CÀ PHÊ CUA

NONG HO TREN DIA BAN HUYEN LAM HA,

TINH LAM DONG

LAM PHI BAO

KHOA LUAN TOT NGHIEP

NGANH KINH TECHUYEN NGANH KINH DOANH NONG NGHIEP

Người hướng dẫn: ThS NGUYEN MINH TON

Thanh phó Hồ Chí Minh

Tháng 01/2023

Trang 3

Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp chuyên nghành Kinh Doanh NôngNghiệp, Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận

“Phân tích rủi ro trong sản xuất cà phê của các hộ nông dân trên địa bàn HuyệnLâm Hà, Tỉnh Lâm Đồng ” do Lâm Phi Bảo, sinh viên khóa 45, chuyên ngành KinhDoanh Nông Nghiệp đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày

ThS Nguyễn Minh TônNgười hướng dẫn,

Trang 4

LỜI CẢM TẠ

Một sản phẩm được làm ra thì đó là kết quả của cả một quá trình đốc hết tâmhuyết và công sức không chỉ của tác giả mà còn những yếu tố khác nữa Đề tài “Phântích rủi ro trong sản xuất cà phê của các hộ nông dân trên địa bàn Huyện Lâm

Hà, Tỉnh Lâm Đồng ” đã được tiến hành thực hiện và hoàn thành là nhờ vào sự nỗ

lực của bản thân và sự quan tâm, chỉ dạy của những người xung quanh.

Tác giả xin gửi lời cảm ơn kính mến đến gia đình tác giả, mẹ, dì và các em đã lànguồn động lực dé tác gia tự tin lựa chọn con đường mình đi và không bỏ cuộc dù gặp

khó khăn.

Xin cảm ơn tất cả các thầy cô Trường Đại Học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh,

đặc biệt là các thầy cô bộ môn khoa Kinh Tế, những người đã truyền đạt kiến thức cho

tác giả trong suốt quãng thời gian học tập tại trường

Đặc biệt, tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy Nguyễn Minh Tôn, ngườithầy đã tận tình giúp đỡ, động viên và tư vấn các hướng đi trong suốt quá trình thựchiện đề tài này

Xin cảm ơn những người bạn đã luôn ở bên động viên, hỗ trợ nhiệt tình, gópphần tăng thêm động lực cho tác giả hoàn thành đề tài này

Xin chân thành cảm ơn và kính chúc tất cả các thầy cô và sinh viên trường Đạihọc Nông Lâm Thành phô Hồ Chí Minh sức khỏe và thành công!

Thành phó Hồ Chí Minh,ngày tháng năm 2023

Sinh viên

Lâm Phi Bảo

Trang 5

NỘI DUNG TOM TAT

LAM PHI BAO THANG 01 NAM 2023 “Phân tích rủi ro trong sản xuất càphê của nông hộ trên địa bàn Huyện Lâm Hà, Tinh Lam Dong”

LAM PHI BAO JANUARY 2023 “Risk analysis in coffee production of households in Lam Ha District, Lam Dong Province”.

Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu nhằm tinh toán, phân tích hiệu qua kinh tế varủi ro trong sản xuất cà phê, từ đó xác định các nhân tố rủi ro trong sản xuất cà phêtrên địa bàn huyện Lâm Hà tỉnh Lam Đồng Nguôn số liệu phân tích trên cơ sở điềutra trực tiếp 60 hộ trồng cà phê trên địa bàn huyện Lâm Hà tỉnh Lâm Đồng và các sốliệu thứ cấp thu thập từ phòng kinh tế thuộc UBND huyện Lâm Hà Các số liệu thuthập được xử lí, tổng hợp, phân tích dựa trên các công cụ Word, Excel, phần mềmEviews, từ đó phân tích các nhân tố rủi ro ảnh hưởng đến sản xuất cà phê của nông hộ

Sau khi đề xuất ra các nhân tô ảnh hưởng đến sản xuất cà phê bao gồm: đầu vàosản xuất, điều kiện tự nhiên, các nhân tố ảnh hưởng cây, thị trường tiêu thụ, và nhân tố

hỗ trợ Kết quả thu được cho thấy các yếu tô làm ánh hưởng đến việc sản xuất là: “đầuvào sản xuất”, “thị trường tiêu thụ”, “điều kiện tự nhiên” và “lượng nước”, các yếu tốrủi ro do người dân nhận thức là “không được cung cấp thông tin đầy đủ về thị trườngtiêu thụ”, “chất lượng phân bón vô cơ trên thị trường hiện nay không đảm bảo”, “gió làyêu tố dé làm cây bị tàn phá nhất”, “lượng nước ngầm trong vùng sản xuất hiện nayngày càng thiết hụt” Từ những kết quả thu được đề xuất một số ý kiến nhằm giảm

thiêu rủi ro cho người nông dân trông cà phê.

Trang 6

MỤC LỤC

MỤC LLỤC 22-22-52 SS22E1222122112211221121112711211211211.1.2 221212 erre VDANH MỤC CÁC CHỮ VIET TẮTT - 2 +2E+EE£EE£EE£EEEEEEEE2171212212121 22 xe viiDANH MỤC CAC BẢNG - 2 2222 22212212121211211212112112121121212112122112 2e Viii

DANH MỤC PHU LUG 02i.cesscssesssessssessevsssesssesssesseessecsseesssessesssecssesssesssesssesssesssesssseseeees xi

CHUONG 1 MG E7 5 |1.1 Đặt vấn đề - s5 2 2322122122121122121121111112111111121 21112 eerre 1

[2-.WuEr0DS6igHTET[GỮib:scsnsessssccs6tbsacgd0245193L2đ/3605i16166036ã0ãg800x2gizdQidjtaiepdibcbiceidlGi-36838288 804 2 L2ele Me tiểu GhUHE seceseesssesrscsisexbs1101110146539812535883852YDREGESSSESGESSESBSSEGD-EU1E/0E1G/1DỤH484 3568 2

2.3.1 Nguồn gốc của cây cà Pl oo ceccececsecssseesssssessesseesetsnessessuesieestestessessnessessnesseees 10

2.3.2 Thực trạng ngành cà phê tại Việt Nam -. Ă 2222 SSS SE re, 10

2.3.3 Giới thiệu sơ lược về cây cà phê -2- 2+ ©2+©222E2E22E22E22E 22121222 ve 11CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - 13

|| NPAN“X ố 133.2 Khái niệm về kết quả và hiệu quả kinh tẾ 2 2 2222£+2E22E£+EE+2Ez2£++zzz2zxze- 133.2.1 Khái niệm về hiệu quả kinh tế trong nông nghiệp -2 -2: 5+- 133.2.2 Các chỉ tiêu do lường kết quả và hiêu quả sản xuất -2 22- 52-552: 14

3.3 4:6 06 14

3.3.1 Các loại rủi ro trong nông nghiỆp - - 25255252222 £+*22£+*£2£zszztzersrrrrrrree 15

Trang 7

3.3.2 Các giả thiết nghiên cứu eos ut a ca ASE Si ROG i ARRIOLA BET G1918 16

3.4 Phuong phap nghién COU cece eeeeeceeceeeceeseeseesceesececeeseeseeesecseeesesseeesseeeeteess 20

3.4.1; Phương phap thu Thập dữ HIỂU: ssee su anndnoiodbigbodygoitdssggglesbogithgoitiaitbgiq0388icaggi 20

31,2 Phương pháp phần LHGHsesseseesseeesesninassssniiiiiisoaisiisalialED455594558958510980088952/90 208% 21

CHUONG 4 KET QUA VÀ THẢO LUẬN 0.iooeoscssecsscesessesessessessseseeseesessessessenesteseeeees 23

4.1 Thuc trang san xuat ca phê của nông hộ tại huyện Lâm Ha - 23

4.1.1: Tỉnh hình:nhần kao và 140 độ TH saaceeeei nenieDtcigS0401385033403815803193/3E0853803033ã.088g80.8< 23

1.5, Tình Tình gi? gti tl AAA «eesee<oínhà ki hưu vgiọ dịnưnnHgo4 260130330008 3031.2024230E60.42A7 264.1.3 Hiệu quả sản xuất cà phê trên 1 ha 2-22 222222EE22E22E22EE22E22EEzEEz2zzcre 374.1.4 Kết quả rủi ro trong sản xuất của các hộ trong năm 2022 -22255+2 354.2 Phân tích các rủi ro trong sản xuất của nông hộ trồng cà phê 364.3 Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất cà phê tạiđịa bàn huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng ee ee 44CHUONG 5 KET LUẬN VA KIÊN NGHI o.oo socescccscsscssesecseesesecsessesesseeseeeeeeeseeseesees 47

E1LT TH ueeanaeeoeroroorrorsgygatodtrirtrire00000001000110900261000000ố800000000093509601GL060ngE 475.2 Kiến nghị 2-5-2 SS 2221221221221212111111111111111111111111111112 11a, 485.2.1 Đối với địa phương 2-2¿ 2222222+22E22E22212211221221211271211211221 211211 1c ee 48x95 8 h RA ẽ 48TÀI LIEU THAM KHẢO - 2-22 52+S2+E22E9EE2E2E9EE252255212312112122121212112111211 212 xe 50

VI

Trang 8

+> WwW WN

DANH MUC CAC CHU VIET TAT

Ký hiệu chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ

ĐT Duong tỉnh

CPVC Chỉ phí vật chấtCPLĐ Chi phí lao độngCPKH Chi phí khấu hao

VI

Trang 9

DANH MỤC CÁC BANG

Bảng 2.1 Tổng Hợp Tài Liệu Tham Khảo Về Các Phương Pháp Nghiên Cứu 6Bảng 3.1 Kỳ Vọng Dau Của Mô Hình Phân Tích Các Rui Ro Trong Sản Xuất Cà Phê

Của Nông Hộ 22 Bảng 4.1 Giới Tính 23

Bang 4.2 Độ Tudi 23Bảng 4.3 Đặc Điểm Dân Tộc 24Bảng 4.4 Trình Độ Học Vấn 24Bang 4.5 Tổng Số Người Trong Hộ 24Bảng 4.6 Số Năm Kinh Nghiệm Sản Xuất Cà Phê 25

Bảng 4.7 Lao Động Chính 25

Bang 4.8 Diện Tích Dat Sản Xuất Cà Phê 26

Bảng 4.9 Mô Hình Canh Tác Cà Phê 26

Bảng 4.10 Thông Tin Về Loại Giống Của Người Sản Xuất Cà Phê 26Bang 4.11 Độ Tuổi Vườn Cây 57Bảng 4.12 Lượng Phân Chuồng Được Sử Dụng Trên I Ha 27

Bảng 4.13 Lượng Phân Vô Cơ Npk Được Sử Dụng Trên 1 Ha 28

Bảng 4.14 Chi Phí Vật Chat Cho Việc Sản Xuất Trên 1 Ha 28

Bảng 4.15 Chi Phi Lao Động Trên 1 Ha 29Bảng 4.16 Tổng Chi Phí 30Bảng 4.17 Kinh Nghiệm Sản Xuất Ảnh Hưởng Tới Năng Suất 30

Bảng 4.18 Giá Bán 31

Bang 4.19 Kết Quả, Hiệu Quả Sản Xuất Cà Phê 32

Bảng 4.20 Nơi Tiêu Thụ Cà Phê Của Nông Hộ Được Khảo Sát 32

Bảng 4.21 Hình Thức Tén Trữ Sản Phẩm 33

Bang 4.22 Nhận Thức Rui Ro Trong Việc Kí Gửi 33

Bảng 4.23 Tình Hình Tham Gia Khuyến Nông 34Bảng 4.24 Tình Hình Tham Gia Vay Vốn 34

Bảng 4.25 Đảm Bảo Lượng Nước Tưới 35

Bảng 4.26 Thiệt Hại Do Dịch Bệnh Sâu Hại 35

vill

Trang 10

Bảng 4.27 Thiệt Hại Do Ảnh Hưởng Của Thời Tiết

Bảng 4.28 Phân Tích Các Rủi Ro Trong Sản Xuất Của Nông Hộ Trồng Cà Phê

Bảng 4.29 Rủi ro trong sản xuất

Bảng 4.30 Rủi ro do con người

Trang 11

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1 Bản đồ huyện Lâm Hà tỉnh Lâm Đồng 2- 22522 5222S22E+2E2E22S2z2 7Hình 3.1 Mô Hình Nghiên Cứu Đề Xuất các Nhân Tổ Rủi Ro trong Sản Xuất Cây Cà

ee he

Trang 12

Phụ lục 1: Bảng câu hỏi

DANH MỤC PHỤ LỤC

Phụ lục 2: Bảng JS dc ru BRAY CỐẻ

XI

Trang 13

CHUONG 1

MO DAU

1.1 Dat van dé

Cây cà phê đầu tiên được đưa vào Việt Nam từ năm 1857 nhưng đến dau thé ky

20 mới được phát triển trồng ở một số đồn điền của người Pháp Đến năm 1930 ở ViệtNam chỉ có 5.900 ha Cho đến năm 1975, đất nước thong nhat, dién tich ca phé cua canước có khoảng trên 13.000 ha, cho san lượng 6.000 tan Sau 1975, cà phê ở Việt Namđược phát triển mạnh tại các tỉnh Tây Nguyên nhờ có điều kiện khí hậu thổ nhưỡngphù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của cây cà phê Ngành cà phê nước ta đã cónhững bước phát triển nhanh vượt bậc Vì thế, từ một đất nước chưa có tên trong danhsách các nước xuất khâu cà phê, đến nay Việt Nam đã trở thành nước thứ hai về xuấtkhâu cà phê trên thé giới, sau Brasil và là nước đứng đầu về xuất khâu cà phê

Huyện Lâm Hà hiện có tới 40.000 ha cà phê trên gần 175.000 ha cà phê toàn tỉnhLâm Đồng Cùng với sự phát triển đất nước, khu vực Tây Nguyên được coi là vùngtrọng điểm sản xuất cà phê tại Việt Nam với diện tích trồng cà phê lớn nhất cả nước.Các tỉnh Tây Nguyên có diện tích trồng cà phê gần 583.000 ha, Đắk Lắk là nơi có điệntích thu hoạch nhiều nhất gần 202.000 ha, kế đến là Lâm Dong gần 175.000 ha Tuynhiên, trong những năm qua sản xuất cà phê của tỉnh Lâm Đồng đang gặp phải nhiềukhó khăn thách thức như ảnh hưởng của biến đổi khí hậu làm cho thời tiết diễn biến

bất thường, đặc biệt là tình trạng hạn hán kéo dài, mưa trái vụ, bão lũ, sâu bệnh làm

ảnh hưởng xấu tới sinh trưởng, phát triển năng suất và chất lượng của cà phê Giá cảvật tư, lao động đầu vào và giá cà phê thế giới luôn biến động mạnh làm cho ngườitrồng cà phê không yên tâm đầu tư Ngoài ra, nhiều hộ nông dân chưa thực hiện đúngquy trình kỹ thuật chăm sóc, thu hái, điều kiện sơ chế, bảo quản còn kém chất lượngnên cà phê nhân chưa đồng đều, thất thoát về số lượng va chất lượng còn cao

Việc sản xuất cà phê có nhiều thuận lợi nhưng đồng thời cũng gặp rất nhiều khó

khăn trong giai đoạn sản xuât Nông dân luôn đôi mặt với nhiêu rủi ro, những rủi ro

1

Trang 14

xuất hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau, ngày càng phức tạp và khó dự đoán hơn, gây ranhiều khó khăn trong việc sản xuất của người nông dân trồng cà phê, vì vậy tôi đã lựachọn đề tài “Phân tích rủi ro trong sản xuất cà phê của nông hộ tại huyện Lâm

Hà, tỉnh Lam Đồng” dé có thể hiểu sâu hơn về những rủi ro trong sản xuất cà phê ởhuyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu

Các nông hộ trồng cà phê trên địa bàn huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng

1.4 Cấu trúc bài viết

Bài viết gồm 5 chương:

Chương 1: Mở đầu

Giới thiệu và trình bày đề tài nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, đói tượng nghiên

cứu và phạm vi nghiên cứu.

Trang 15

Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu

Những khái niệm, định nghĩa liên quan làm nền tảng cho vấn đề cần nghiên cứunhư cơ sở lý thuyết và nghiên cứu được dùng dé nghiên cứu trong dé tài, các phươngpháp xử lý số liệu dùng cho nghiên cứu dé tài Phần phương pháp nghiên cứu trình baycác phương pháp thu thập số liệu, phương pháp xử lý số liệu và phương pháp phân tích

dé đưa ra kết quả nghiên cứu

Chương 4: Kết quả và thảo luận

Trình bày kết quả nghiên cứu thông qua phương pháp thống kê mô tả, đánh giá

độ tin cậy của thang đo, kiểm định sự phù hợp của thang đo, dữ liệu được xử lý bằngphần mềm Eviews

Chương 5: Kết luận và đề xuất

Rút ra kết luận trong qua trình khảo sát, nghiên cứu đề tài Từ đó đưa ra một vài

kiên nghị nhắm giải quyết một sô van đê liên quan.

Trang 16

CHUONG 2

TONG QUAN

2.1 2.1 Tống quan về tài liệu nghiên cứu có liên quan

Tìm hiểu và phân tích rủi ro trong quá trình sản xuất trong nông nghiệp là vấn đềluôn được quan tâm Đã có nhiều tài liệu phân tích về hiệu quả kinh tế và rủi ro trong

nông nghiệp như:

Nguyễn Thị Thu Hiền (2015), “Phân tích rủi ro sản xuất mãng cầu ta ở TâyNinh” Dựa trên việc điều tra, thu thập thông tin thông qua phỏng vấn trực tiếp 32nông hộ trồng mang cau ta bao gồm 2 hộ trồng mang cầu VietGAP và 30 hộ trồngmãng cầu thường trên địa bàn xã Tân Hưng, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh dựa trênbảng câu hỏi đã được soạn sẵn bằng cách chọn mẫu điều tra ngẫu nhiên có phân tô Dochương trình sản xuất mang cầu ta theo tiêu chuan VietGAP là một chương trình mới

áp dụng trong những năm gần đây, chưa được triển khai rộng nên hiện tại ở địaphương chỉ có 2 hộ sản xuất mãng cầu VietGAP đã có kết quả sản xuất kinh doanh.Tác giả sử dụng phương pháp phân tích rủi ro nhằm dự đoán được những rủi ro có thểxảy ra khi thực hiện dự án trồng mãng cầu theo tiêu chuẩn VietGAP của nông hộ Quakết quả điều tra cho thấy nhân tố giá bán có độ nhạy cao nhất, làm cho giá trị NPVthay đổi Từ đó tác giả đưa ra các giải pháp nhằm tránh những rủi ro làm thiệt hại đếnhiệu quả sản xuất của người trồng mãng cầu

Huỳnh Thị Trúc Ly (2012), “Phân tích các yếu t6 ảnh hưởng đến khả năng ứng

phó với rủi ro trong quá trình nuôi tôm của nông hộ tại xã Đức Minh, huyện Mộ Đức,

tỉnh Quảng Ngãi” Khóa luận tìm hiểu về khả năng ứng phó các rủi ro trong quá trìnhnuôi tôm trên cơ sở phân tích số liệu điều tra 60 hộ nuôi tôm trên địa bàn xã ĐứcMinh, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứunhư thu thập số liệu sơ cap bằng phỏng van trực tiếp, số liệu thứ cấp, dùng các phươngpháp thống kê mô tả, so sánh kết hợp với các công thức tính toán các chỉ tiêu kết quả

và hiệu quả, sử dụng các chương trình Excel, Eview xử lý sô liệu đê tập trung vào xác

Trang 17

suất ứng phó của các nông hộ, phân tích các nhân tố rủi ro ảnh hưởng đến quá trìnhnuôi tôm của bà con nông dan ở ba vụ nuôi nhằm đưa ra một số giải pháp và kiến nghịphù hợp cho việc phát triển nghề nuôi tôm.Khả năng chống chịu các rủi ro này phụ

thuộc vào nhiều nhân tố: tuôi, học vấn, kinh nghiệm, khuyến nông, mật độ tha, chi phí,

lợi nhuận, nguồn nước và hình thức nuôi Với những tác động của các rủi ro trong quátrình nuôi khác nhau đã tạo nên một khoảng chênh lệch giữa nông dân chống chịuđược các rủi ro trong quá trình nuôi và nhóm nông dân không chống chịu được các rủi

ro trong quá trình nuôi là 489,4 kg/1000m/vụ Hiệu quả trung bình của hoạt động nuôi

tôm thẻ chân trắng sẽ cho mức lợi nhuận là 148.761.000 Đồng/1000m/vụ

Nguyễn Ngọc Thắng (2017), “Phân tích rủi ro trong sản xuất cà phê của các hộnông dân trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk” Sản xuất cà phê của các hộ nông dân ở tỉnh ĐắkLắk gặp nhiều rủi ro, gây thiệt hại nặng nề cho người sản xuất trong thời gian qua.Nghiên cứu đã tiễn hành thu thập thông tin của 300 hộ dân tại hai huyện Buôn Đôn vàKrông Năng, các phương pháp thống kê mô tả và phương pháp so sánh được sử dụngchủ yếu trong phân tích Nghiên cứu thực hiện nhằm phân tích các nội dung về rủi rochủ yếu như: rủi ro trong sản xuất, rủi ro về thị trường, rủi ro về tài chính trong sảnxuất kinh doanh cà phê của hộ nông dân Qua phân tích nghiên cứu cũng chỉ ra mức độthiệt hại do các yếu tố rủi ro gây ra va đưa ra các khuyến nghị dé các hộ nông dân sảnxuất cà phê ở dia bàn thực hiện nhằm giảm thiêu rủi ro, khuyến nghịđó tập trung vàoviệc hộ nông dân cần mua bảo hiểm sản xuất và thực hiện liên kết trong sản xuất

Nguyễn Thị Thúy Hằng (2020), “Phân tích nhận thức rủi ro và các biện pháp

quản lý rủi ro trong mô hình lúa-tôm tại tỉnh Kiên Giang” Mô hình lúa-tôm được xem

là mô hình canh tác hướng tới sản phẩm sạch, thích ứng với điều kiện biến đối khí hậu.Tuy nhiên, mô hình này đang đối mặt với nhiều thách thức và rủi ro Nghiên cứu nhằm

phân tích nhận thức rủi ro và hiệu quả của các biện pháp quản lý rủi ro trong mô hình

lúa-tôm tại tỉnh Kiên Giang Số liệu được thu thập qua phỏng vấn trực tiếp bằng bảnghỏi với 123 nông dân Phương pháp phân tích nhân tổ khám phá và mô hình hồi quyđược sử dụng dé phân tích số liệu Kết quả nghiên cứu cho thay 3 rủi ro được quan tâmnhiều nhất là chất lượng giống tôm không ôn định, độ mặn không ổn định và chấtlượng giống lúa không ổn định Ba biện pháp quản lý rủi ro được đánh giá hiệu quanhất là chọn kỹ con giống trước khi mua, chỉ mua con giống tốt; thường xuy én kiêm

Trang 18

tra độ pH của ao nuôi; chọn mua giống từ những nơi uy tín Kết quả phân tích hồi quy

đa bién còn cho thấy giới tính, kinh nghiệm, trình độ học vấn, điện tích và tư vấn kĩ

thuật có tác động đên nhận thức về rủi ro và hiệu quả các biện pháp quản lý rủi ro.

Bảng 2.1 Tống Hợp Tài Liệu Tham Khảo Về Các Phương Pháp Nghiên Cứu

STT Tác giả Tên tài liệu

Năm xuât bản

Phương pháp nghiên cứu chính

Nguyễn

I Thi Thu

Hiên

Phân tích rủi ro sản xuât mãng câu ta ở

Tây Ninh

2015

Tác giả sử dụng phương pháp phân

tích rủi ro nhằm dự đoán đượcnhững rủi ro có thể xảy ra khi thựchiện dự án trồng mãng cầu theotiêu chuẩn VietGAP của nông hộ

Huỳnh

2 Thị Trúc

Phân tích các yếu tốảnh hưởng đến khả

năng ứng phó với rủi

ro trong quá trình nuôi tôm của nông hộ tại xã Đức Minh, huyện Mộ Đức, tỉnh

thống kê mô tả, so sánh kết hợp với các công thức tính toán các chỉ tiêu

kết quả và hiệu quả, sử dụng cácchương trình Excel, Eview xử lý sốliệu dé tap trung vao xac suat ung

phó của các nông hộ, phân tích các

nhân tố rủi ro ảnh hưởng đến quá

trình nuôi tôm của bà con nông dân

ở ba vụ nuôi nhằm đưa ra một sốgiải pháp và kiến nghị phù hợp choviệc phát triển nghề nuôi tôm

Nguyễn

3 Ngọc

Thăng

Phân tích rủi ro trong

sản xuất cà phê của

các hộ nông dân trên

địa ban tinh Dak Lắk

2017

Nghiên cứu đã tiến hành thu thập

thông tin của 300 hộ dân tại hai

huyện Buôn Đôn và Krông Năng,

các phương pháp thống kê mô tả và

2020

Phương pháp phân tích nhân tố

khám phá và mô hình hôi quy được

sử dung dé phân tích sô liệu.

Trang 19

> Qua tông hợp tài liệu tham khảo của các tác giả về phương pháp nghiên cứu, đề tài

“Phân tích rủi ro trong sản xuất cà phê của nông hộ trên địa bàn huyện Lâm Ha, tinh

Lâm Đồng” do Lam Phi Bảo thực hiện đã chọn lọc các phương pháp từ tổng quan tàiliệu phục vụ cho các mục tiêu nghiên cứu của đề tài bao gôm phương pháp thống kê

mô tả bằng phần mềm Excel, mô hình hồi quy tuyến tính đa biến kết xuất dữ liệu từ

phan mềm Eview.

2.2 Đặc điểm tổng quát của dia bàn nghiên cứu

2.2.1 Tình hình dat đai — khí hậu - thời tiết

a VỊ trí địa lý

Hình 2.1 Bản đồ huyện Lâm Hà tỉnh Lâm Đồng

Lâm Đồng nằm ở độ cao trung bình từ 800 — 1000 m so với mặt nước biển Với

diện tích tự nhiên 9.765 km2 Phía đông giáp các tỉnh Khánh Hoà và Ninh Thuận, phía

tây nam giáp tỉnh Đồng Nai, phía nam — đông nam giáp tinh Bình Thuận, phía bắcgiáp tinh Dak Lak

Lam Hà nam ở phía Tây Bac của tinh Lam Đồng, phía Bắc giáp với huyện DamRông, phía Nam giáp huyện Di Linh, phía đông và đông nam giáp với thành phố Đà

7

Trang 20

Lạt, huyện Đức Trọng và phía Tây tiếp giáp tỉnh Đắk Nông với diện tích tự nhiên là60,000ha chiếm 10% diện tích của tỉnh Lâm Đồng.

b Địa hình

Lâm Hà nằm trên cao nguyên Di Linh và một phần cao nguyên Lang Biang, có

độ cao trung bình trên 900m so với mực nước biển Địa hình tương đối phức tạp, bịchia cắt bởi nhiều sông suối, có 3 dạng địa hình chính: dốc núi cao, đôi thấp và thunglũng Lâm Hà có các loại đất chính đó là đất phù xa, đất đốc tụ, trong đó đất đỏ bazanphù hợp với việc trồng các loại cây như chè, cà phê, dâu tằm

c Tho nhưỡng

Trải qua các hoạt động địa chất lâu dài, chủ yếu là quá trình phong hóa và chịuảnh hưởng sâu đậm của khí hậu, địa hình, hệ thực vật khu vực, trên bề mặt địa hìnhhuyện Lâm Hà đã hình thành một lớp phủ thổ nhưỡng với các loại đất khác nhau,mang tính đai cao rõ nét Quá trình phong hóa tạo đất ở huyện Lâm Hà xảy ra tươngđối mạnh mẽ và trong một thời gian dài dé lại lớp phong hoá dày Quá trình này xảy ratrong điều kiện cận nhiệt đới 4m với sự rửa trôi alumosilicat và silicat, mang dioxytsilic và bazơ xuống các tầng sâu

d Khí hậu

Về khí hậu, do có vị trí đặc biệt khi nằm ở thềm chuyền tiếp của cao nguyên vàbình nguyên với độ cao từ 800 đến 1.000 m so với mực nước biển cùng địa hình đồinúi nối tiếp thoai thoải, nên khí hậu ở Lâm Hà mang đặc điểm của khí hậu cận ôn đới,

á nhiệt đới rất mát mẻ Lâm Hà có hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô Lượng mưaphân bố đều trong năm, vì vậy, khả năng sinh thủy tốt, có nguồn nước mặt đồi dào rấtthuận cho phát triển nông nghiệp Do đó, Lâm Hà là một trong những địa phương ít bịton thương của biến đổi khí hậu

e Thủy văn

Lâm Hà có hệ thống các sông Đồng Nai, sông Da Don, sông Da Dang và suốiCam Ly chảy bao quanh huyện, đọc sông Đồng Nai và hồ thủy điện Đồng Nai 2 và 3tạo nên cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp, do đó Lâm Hà sở hữu nhiều lợi thế để pháttriển kinh tế, du lịch Lâm Hà có cảnh quan đẹp nhờ có hệ sinh thái rừng, hệ thốngsông suối xen kẽ với vườn cây công nghiệp và cây ăn quả tạo mảng xanh bạt ngàn.Các tuyến cảnh quan không gian mở dọc suối Cam Ly, sông Đồng Nai, suối Da

Trang 21

K’Nang và các hồ thủy lợi với nhiều cảnh quan đẹp như Hồ Phúc Thọ, Hồ ĐôngThanh có thể khai thác du lịch quanh năm.

f£ Giao thông vận tải

Huyện Lâm hà có giao thông thuận lợi dé đầu tư phát triển kinh tế, đi du lịch vàkhả năng liên kết vùng rất thuận lợi trước mắt và lâu dài Dé đến Lâm Hà, nhà đầu tưhoặc du khách có thé dé dàng di chuyên bằng nhiều loại phương tiện Nếu đi từ HàNội và các tỉnh phía Bắc, máy bay là phương tiện thuận lợi nhất Sài Gòn chỉ cáchLâm Hà khoảng 330 km nên du khách các tỉnh miền Tây và miền Đông có thể dichuyền bằng xe ô tô và đừng chân cuối ở Lâm Hà Ngoài di chuyên bằng xe ô tô trựctiếp đến Lâm Hà du khách cũng có thể đi bằng máy bay từ Sài Gòn đến Đà Lạt rồithuê xe máy hoặc ô tô di chuyền đến Lâm Hà đều rất thuận lợi

Hệ thống đường liên huyện, đường huyện, đường liên xã kết nối đáp ứng yêu cầuphát triển kinh tế - xã hội của địa phương, là cơ sở quan trọng kết nối với hệ thống caotốc và các dự án giao thông quốc gia có quy mô lớn là điều kiện liên kết vùng rất thuận

lợi trong tương lai.

Trong tương lai gần, các dự án phát triển giao thông liên kết vùng thuộc thâmquyền Bộ Giao thông Vận tải và của tỉnh Lam Đồng như: Đường cao tốc Liên Khương

- Buôn Mê Thuột, Quốc lộ 27, đường Trường Son Đông, các đường Tỉnh lộ: ĐT.724,ĐT.725, ĐT.726 hoàn thiện Từ trung tâm huyện Lâm Hà có thé kết nối cảng hangkhông quốc tế Liên Khương chỉ khoảng 20 phút và kết nối cao tốc Dầu Giây — LiênKhương qua nút giao Quốc lộ 27 tại xã Binh Thạnh, huyện Đức Trọng khoảng 15phút, từ đó du khách có thé di chuyên các tỉnh miền Đông Nam bộ và các tỉnh Nam

Trang 22

2.3 Tổng quan về cây cà phê

2.3.1 Nguồn gốc của cây cà phê

Cây ca phê được người Pháp đưa vào Việt Nam từ những năm 1850 Tuy nhiên,

hoạt động sản xuất được thực hiện manh mún và thiếu tổ chức cho đến năm 1975 khi

bắt đầu có những đợt di dân từ khu vực đồng bằng và duyên hải ven biển đến vùng caonguyên, nơi có điều kiện thích hợp dé trồng cà phê Hoạt động sản xuất có được mởrộng tuy nhiên vẫn rất nhỏ lẻ Đến năm 1986, khi công cuộc đổi mới được tiến hành,cây cà phê mới được đưa vào quy hoạch và tô chức sản xuất quy mô lớn, tập trung.Đến năm 1988, Việt Nam trở thành nước xuất khẩu cà phê lớn thứ tư toàn thế giới(chiếm 6.5% sản lượng thế giới), đứng sau Brazil, Colombia và xấp xỉ bằng Indonesia.Cho đến năm 1999, hoạt động xuất khẩu cà phê vẫn giới hạn cho doanh nghiệpnhà nước Tuy nhiên, sau thời điểm này, các doanh nghiệp khối tư nhân đã được chophép tham gia vào thị trường cà phê xuất khẩu Gần 92% sản lượng cà phê của ViệtNam được xuất ra thị trường nước ngoài, chỉ có 8% tổng sản lượng cà phê sản xuất rađược tiêu thụ nội địa, đây là con số rất khiêm tốn so với thị trường tiêu thụ vốn đông

dân của Việt Nam Khoảng 85-90% diện tích cà phê hiện do các hộ nông dân nhỏ lẻ khai thác, khoảng 10-15% còn lại do các nông trường nhà nước khai thác.

Người nông dân thường thu hoạch đồng thời xử lý tách hạt cà phê tại chỗ Saucông đoạn này, một phần nhỏ cà phê được bán để tiêu thụ trong nước, còn lại phần lớn

được bán cho các đại lý Các đại lý này mua hàng của nông dân và bán lại cho các đơn

vị chế biến và xuất khẩu (chủ yếu là doanh nghiệp nhà nước) Người nông dân bán càphê trực tiếp chịu tác động biến động giá xuất khẩu

2.3.2 Thực trạng ngành cà phê tại Việt Nam

Việt Nam là thành viên mới nhất trong danh sách xếp hạng những quốc gia sảnxuất cà phê lớn nhất thế giới Tham gia vào thị trường này từ những năm 1990, ViệtNam hiện xếp thứ hai toàn thế giới sau Brazil về tổng sản lượng cà phê và là quốc giaxuất khâu cà phê Robusta lớn nhất thé giới Trong giai đoạn từ 1995 đến 2001, ViệtNam đã tăng gấp ba diện tích trồng cà phê, cải tiến công nghệ và giống cây cà phê đểcải thiện hiệu suất thu hoạch hạt cà phê trên mỗi hec-ta canh tác Tuy nhiên, trong giaiđổi đoạn 5 năm đó, do hệ thống tưới tiêu còn hạn chế không đáp ứng được thay mô lớn

và đột xuất, đa phần diện tích canh tác không có đủ lượng nước cần thiết

10

Trang 23

Về nguồn cung, hiện ngành xuất khẩu cà phê có trên 140 doanh nghiệp xuấtkhẩu, với 4 doanh nghiệp hàng đầu Cà phê 2/9, xuất nhập khẩu Intimex, va Tap doanThái Hòa Các doanh nghiệp nhỏ lẻ tổ chức mua và xuất khâu cà phê, đồng thời ban lại

cho khoảng 20 doanh nghiệp nước ngoai có nhà máy hoặc cơ quan đại diện tại Việt

Nam Chiến lược ngành cà phê Việt Nam hiện nay là khuyến khích các nhà đầu tưnước ngoài (cũng như trong nước) đầu tư vào lĩnh vực cà phê rang xay, chế biến cà

phê hòa tan như Nestlé, Olam, Vinacafe Biên Hòa, Cà phê Trung Nguyên.

2.3.3 Giới thiệu sơ lược về cây cà phê

Cây cà phê ở Việt Nam có 3 loài: cây cà phê vối, cây cà phê chè, cây cà phê mít.Cây cà phê chè (9%) và cây cà phê voi (90%) được trồng khá phổ biến trong khi đócây cà phê mit (1%) được trồng rat ít Vì vậy tác giả tập trung nghiên cứu vào các hộtrồng cà phê vồi

a Đặc điểm của cây cà phê vối

- Nhiệt độ: Cây cà phê vối sinh trưởng phát triển thích hợp nhất từ 22-26 độ C

- Ánh sáng: Cây cà phê vối thích hợp ánh sáng trực xạ yếu, do đó cần trồng câyche bóng đề điều hòa ánh sáng cho vườn cây cà phê hoejp lý đặc biệt là giai đoạn kiếnthiết cơ bản

- Âm độ: Cây cà phê vối thích hợp trong điều kiện âm độ cao, gần như bão hòa

Độ âm càng cao càng tốt với cây cà phê, đặc biệt là giai đoạn ra hoa

- Lượng mưa: Cây cà phê sinh trưởng phát triển tốt ở những vùng có lượng mưahàng năm 1.800 — 2.000 mm, có một mùa khô ngắn vào cuối và sau vu thu hoạch déphân hóa mầm hoa

- Gió: Gió nóng, lạnh hay gió mạnh đều gây ảnh hưởng cho sinh trưởng phát triểncây cà phê Khi lập vườn cần trồng cây chắn gió phù hợp cho vườn cà phê

- Dat đai: Cây cà phê phát triển tốt trên nhiều loại đất khác nhau như: Dat nâu đỏ,nâu vàng hoặc đất xám Trong đó, đất đỏ bazan cây cà phê sinh trưởng tốt, cho năngsuất cao

b Kỹ thuật trồng — chăm sóc

Cà phê là một trong số những loại cây trồng đòi hỏi tính chặt chẽ và nghiêm ngặttrong các quy trình kỹ thuật canh tác từ khâu trồng mới đến khâu chăm sóc và thu

11

Trang 24

hoạch Do tính chất trên nên đòi hỏi người trồng cà phê phải có kiến thức nhất định về

kỹ thuật thì mới có thé đạt năng suất như mong muốn trong từng điều kiện cụ thé

- Lựa chon đất trong: Đất trồng cà phê thường là đất đỏ bazan, đất phù sa cô, đất

đá vôi có độ đốc dưới 80cm va tang đất sâu trên 70cm Công tác quy hoạch đường diđảm bảo sự thuận tiện cho việc vận chuyền phân bón, vật tư, sản phẩm khi thu hoạch

- Mật độ và khoảng cách trồng: Mật độ và khoảng cách cây trồng có ảnh hưởnglớn trong quá trình sinh trưởng của cây cà phê và cũng là yếu tố quan trọng cau thànhnăng suất vườn cây Đất tốt, điều kiện thâm canh cao thì trồng thưa và ngược lại.Khoảng cách: đất tốt và bằng phẳng 3 x 3 m (1.118 cây/ha); đất trung bình và dốc 3 x

2.5 m (1.330 cây/ha).

- Thời vụ trồng: Thích hợp nhất từ 15/8 đến 15/10 trong năm

Sau khi trồng mới, đặc biệt trong thời kỳ kiến thiết cơ bản, người trồng cần phảithường xuyên làm cỏ kết hợp tủ gốc, xới đất, làm mương thoát nước nhằm chống xóimòn và tăng cường khả năng khai thác dinh dưỡng của cây cà phê trong đất Thời giantiến hành vào khoảng tháng 4 - 5 và tháng 10 - 11 trong năm

- Bon phân: Cây cà phê có nhu cầu dinh dưỡng cao Do vậy trong kỹ thuật canhtác, bón phân sẽ cung cấp dinh dưỡng cho cây Bón phân theo đúng định mức, đúngthời điểm theo nhu cầu sinh lý của cây cà phê sẽ bảo đảm cho vườn cây phát triển vàcho năng suất cao ồn định Ngược lại, việc bón phân không đúng và không cân đốigiữa các loại phân mà cây cần, không những không làm tăng năng suất mà còn là mộtnguy cơ gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là tạo điều kiện thuận lợi cho một số mầmbệnh gây hại trong đất phát triển

Phân hữu cơ được khai thác triệt để từ các nguồn phân xanh, phân chuồng được ủchế biến đúng kỹ thuật để bón cho cây cà phê, đảm bảo bón lót trước khi trồng40tân/ha Thời kỳ kinh doanh 10tắn/ha, bón luân phiên 2 — 3 năm/lần

- Tia cành, tạo hình cho cà phê: bao gồm tạo hình cơ bản và tạo hình nuôi quả

- Phòng trừ sâu bệnh: Các bệnh thường gặp là bệnh rỉ sắt, rệp, sâu hồng đục thân,mọt đục quả.

12

Trang 25

CHƯƠNG 3

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 3.1 Khái niệm, đặc điểm của kinh tế nông hộ

3.1.1 3.1.1 Khái niệm

Hộ nông dân vừa là đơn vị sản xuất, vừa là đơn vị tiêu dùng với quy mô sản xuấtnhỏ, phân tán Sử dụng lao động nhiều, trang thiết bị kỹ thuật thô sơ, quy mô vốn sảnxuất thấp

3.1.2 Đặc điểm

Kinh tế nông hộ là một tổ chức kinh tế nông nghiệp Trong sản xuất, kinh tế nông

hộ có khả năng thích ứng cao nên có sức cạnh tranh với các tô chức kinh tế khác Tuynhiên, do nằm trong khuôn khổ gia đình nên có nhiều hạn chế về thiếu vốn, kỹ thuậtthô sơ, sản phẩm làm ra tự tìm nơi tiêu thụ, thương lái ép giá, không có công lao động.Những hạn chế của kinh tế nông hộ nếu được các cấp chính quyền địa phương tácđộng và tổ chức một cách hợp lý thì nó sẽ mang lại hiệu qua cao hơn

3.2 Khái niệm về kết quả và hiệu quả kinh tế

3.2.1 Khái niệm về hiệu quả kinh tế trong nông nghiệp

Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế nhằm phản ánh mối quan hệ giữa kếtqua thu được và phan chi phí bỏ ra trong quá trình sản xuất Và lúc đó người ta quantâm đến kết quả sản xuất với mong muốn với những đầu vào hữu hạn mà vẫn thu đượckết quả hay năng suất cao

Kết quả sản xuất là một phạm trù quan trọng, nó thé hiện kết quả thu hoạch đượcsau những năm dau tư về vật chat, lao động cũng như chi phí vô hình khác vào quátrình sản xuất kinh doanh Kết quả sản xuất phản ánh khái quát được về quá trình đầu

tư đầu vào như là chi phí và đầu ra là doanh thu cũng như phản ánh được thu nhập saumột quá trình sản xuất kinh doanh (Thái Anh Hòa, 2005)

13

Trang 26

3.2.2 Các chỉ tiêu đo lường kết quả và hiêu quả sản xuất

Doanh thu = sản lượng * gia ban trung bình

Sản lượng: là lượng sản phẩm thu hoạch hay sản xuất trong quá trình sản xuất

kinh doanh.

Giá bán: Là giá đầu ra của sản phẩm mà người tiêu dùng sẵn lòng trả khi mua

hàng hóa hay một loại dịch vụ.

Doanh thu: Doanh thu là chỉ tiêu quan trọng dé xác định kết quả sản xuất kinhdoanh, là giá trị được thu bằng tiền khi bán hàng hóa, nó được xác định bằng tổng sản

lượng thu được nhân với giá bán.

Chi phí vật chất (CPVC): Trong sản xuất nông nghiệp, CPVC bao gồm chi phíphân bón, thuốc BVTV, công cụ lao động, máy móc thiết bị

Chỉ phí lao động (CPLĐ): Bao gồm lao động nhà và lao động thuê

Chi phí khấu hao (CPKH): Các tài sản đầu tư cho việc sản xuất phải được khấu

hao.

Tổng chi phi=CPVC+CPLD +CPKH

Lợi nhuận: Là chỉ tiêu quan trọng trong sản xuất, là khoản chênh lệch giữa các

khoản thu và chi phí bỏ ra.

Thu nhập: là phan thu nhập từ việc bán tất cả sản phẩm làm ra trừ đi CPVC vaCPLD thuê Do đặc thù của nông nghiệp nên thu nhập được tính bằng khoản lợi nhuận

cộng với chi phí lao động nhà.

Các chỉ tiêu đo đường hiệu quả hàng năm:

Doanh thu/chi phí: Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng chi phí bỏ ra trong quatrình sản xuất kinh doanh sẽ thu được bao nhiêu đồng doanh thu

Thu nhập/chi phi: Chỉ tiêu này phản ánh một đồng chi phi dau tư thì chủ đầu tư

sẽ thu được bao nhiêu đồng thu nhập Nếu chỉ số này nhỏ hơn một thì sản xuất bị lỗ,bằng một hòa vốn và lớn hơn một là có lợi nhuận

Lợi nhuan/chi phí: Chỉ tiêu nay nay phan ánh kha năng sinh lợi từ chi phí san

xuất đã bỏ ra Nếu chỉ số này càng cao càng có hiệu quả

3.3 Khái niệm rủi ro

Định nghĩa về “rủi ro” được đưa ra dưới nhiều góc nhìn khác nhau Theo FrankKnight (1964): “Rui ro là sự bat trắc có thể đo lường được” hay “Rui ro là tổng hợp

14

Trang 27

những sự ngẫu nhiên có thể đo lường được bằng xác suất” (Irving Preffer, 1956) TheoAllan Willett (1951): “Rủi ro là sự bất trắc cụ thể liên quan đến việc xuất hiện mộtbiến có không mong đợi” Đó là sự ton thất về tài sản hay là sự giảm sút lợi nhuậnthực tế so với lợi nhuận dự kiến.

Rui ro còn được hiểu là những bat trắc ngoài ý muốn xảy ra trong quá trình kinhdoanh, sản xuất của doanh nghiệp, tác động xấu đến sự tổn tại và phát triển của mộtdoanh nghiệp Rui ro có thé xuất hiện trong hầu hết những hoạt động của con người.Rui ro có thé mang đến những tốn thất mất mát cho con người nhưng cũng có thémang lại những lợi ích, những cơ hội Nếu tích cực nghiên cứu rủi ro, người ta có thểtìm ra những biện pháp phòng ngừa, hạn chế những rủi ro tiêu cực, đón nhận những cơhội mang lại kết quả tốt đẹp cho tương lai.Rủi ro vừa mang tính tích cực vừa mang

tính tiêu cực.

Rui ro trong kinh tế học được định nghĩa là giá trị lệch đi so với kì vọng đặt raban đầu được ước tính ban đầu được dự đoán

3.3.1 Các loại rủi ro trong nông nghiệp

Trong nông nghiệp, rủi ro được thé qua sự biến về thời tiết và giá không theomong muốn Các yếu tố này bao gồm sự thất thường của tự nhiên (ví dụ như sâu hại,dịch bệnh) hay thời tiết không nằm trong sự kiểm soát của sản xuất nông nghiệp Rủi

ro nông nghiệp cũng bao gồm các biến động bat lợi về giá cả đầu vào và đầu ra (WorldBank, 2005) Như vậy, rủi ro nông nghiệp là những bat trắc, ton thất xảy ra cho ngườisản xuất nông nghiệp gây ra bởi nhiều nguyên nhân như: thời tiết, thiên tai, dịch bệnh,giá cả, giống Có nhiều cách để phân loại rủi ro trong nông nghiệp, tuy nhiên nhiềunhà nghiên cứu cho rằng nó gồm 5 nhóm rủi ro sau: Rui ro sản xuất (production risk),rủi ro giá (price or marketing risk), rủi ro thé chế (institutional risk), rủi ro do con

người (individual risk) và rủi ro tai chính (financial risk) (George R Patrick va ctv,

1985; Gudbrand Lien va ctv, 2003; James Hanson va ctv, 2004; World Bank, 2005).

a Rủi ro sản xuất

Trong nông nghiệp có rủi ro sản xuất là vì nông nghiệp chịu ảnh hưởng của nhiềuyếu tô không kiểm soát được đó là thời tiết (mưa quá ít hoặc quá nhiều, mưa đá, sươngmuối, nhiệt độ bat thường), sâu bệnh, co dai, giống xấu, thoái hóa đất Do tác động củacác yêu tô không kiêm soát được nên hàng năm sử dụng cùng sô lượng và là một yêu

15

Trang 28

tố gây ra rủi ro cho người sản xuất, vì đưa giống mới không phải lúc nào cũng đạtđược hiệu quả như mong muốn.

Yếu tố xuất khẩu quan trọng với nhiều loại nông sản, đặc biệt là gạo và cà phê.Hiện nay nước ta đứng thứ 2 về xuất khẩu cà phê và đứng thứ 3 về xuất khẩu gạonhưng giá lại hoàn toàn phụ thuộc và tỉ giá ngoại tệ, hoặc dựa vào sự mất mùa hay

được mùa của các nước khác.

Biến động về giá luôn làm ảnh hưởng đến thu nhập của người nông dân

Nghiên cứu từ lý thuyết các yếu rủi ro trong nông nghiệp: đầu vào sản xuất, điềukiện tự nhiên, thị trường tiêu thụ, các nhân tố hỗ trợ, các yếu tố về sâu bệnh.Tác gia dé

xuât mô hình nghiên cứu đê xuât các yêu tô rủi ro như sau:

16

Trang 29

Nguồn: Điều tra tính toán và tổng hợp 12/2022

Đầu vào sản xuất bao gồm các yếu tố như giống cây, chất lượng và giá bán của

phân bón.

Giống cà phê:

Cà phê Robuste (hay còn gọi là cà phê Vối, cà phê Rô) là cây quan trọng thứ haitrong các loài cà phê Khoảng 39% các sản phẩm cà phê được sản xuất từ loại cà phênày.Nước xuất khâu cà phê Robusta lớn nhất thế giới là Việt Nam

Ở Việt Nam, Các tỉnh Daklak, Gia Lai, Kom Tum là những vùng chuyên canh cà

phê Robusta.

Cây cà phê với 3 - 4 tuôi có thé bắt đầu thu hoạch Cây cho hạt trong khoảng từ

20 đến 30 năm Cà phê vôi ưa sống ở vùng nhiệt đới, độ cao thích hợp đề trồng cây là

dưới 1000 m Nhiệt độ ưa thích của cây khoảng 24 - 29°C, lượng mưa khoảng trên

1000 mm Cây cà phê vối cần nhiều ánh sáng mặt trời hơn so với cây cà phê chè

Chất lượng phân bón

Phân bón là thứ thiết yếu trong nông nghiệp với mục đích chính là cung cấp chấtdinh dưỡng cho cây trồng nhắm giúp chúng sinh trưởng, phát triển và cho năng suấtcao Ngoài ra còn giúp cho đất không bị thoái hóa

Có 2 loại phân bón: phân bón vô cơ và phân bón hữu cơ.

17

Trang 30

Vai trò các chất dinh dưỡng với cây cà phê

Cà phê có thê đưa lại năng suất cao khi được đáp ứng đầy đủ chế độ dinh dưỡng.Các nguyên tố đa lượng như đạm, lân kali là 3 yếu tố quan trọng cho sinh trưởng vàphát triển cũng như kiến tạo năng suất

Dam là một nguyên tô quan trọng bậc nhất đối với cây cà phê Dam thúc day quátrình quang hợp, khả năng phân cành, phát triển hệ rễ, hoa và quả sau này Thiếu đạmcây có biểu hiện sinh trưởng còi cọc, lá toàn thân biến vàng

Lân có vai trò trong quá trình quang hợp, tích lũy các chất khô Cây thiếu lân lá

bị nhỏ lại và bản lá bị hẹp và có xu hướng dựng đứng Thiếu lân cây sinh trưởng chậm

và quá trình chín cũng bi kéo dai.

Kali có vai trò tăng cường tính chống chịu của cây, tăng cường khả năng tổnghợp các hợp chất hydratcarbon Khi thiếu kali, trái nhỏ, trái bị rụng nhiều, năng suấtthấp, tỷ lệ nhân trên quả thấp Thiếu kali thường biểu hiện rõ ở giai đoạn cuối mùamưa vì lúc này cà phê tập trung dinh dưỡng nuôi trái, nhu cầu kali của cà phê tăng cao

trong khi lượng bón kali thường không đủ.

Thuốc bảo vệ thực vật

Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nhằm diệt trừ một số loại sâu bệnh, cỏ dại gây hại

và làm giảm năng suất cây cà phê

Giả thiết 1: đầu vào sản xuất là một trong những yếu tô gây ra rủi ro trong sảnxuất cà phê

b Gia thiết 2: Điều kiện tự nhiên

Điều kiện này bao gồm vị trí địa lý, địa hình thổ nhượng, khí hậu, thời tiết, hệsinh thái, tài nguyên đất, nước, Các điều kiện này có ảnh hưởng quan trọng đối vớinông nghiệp nói chung và cà phê nói riêng Trong quá trình sản xuất, người nông dânkhông thê ngăn cản quy luật tự nhiên

Khí hậu: là một nhân tố tác động đến quá trình sản xuất khí hậu thay đổi thatthường ( thời tiết khô hạn, mưa quá sớm, mưa quá muộn, gió bão ) cũng làm cũng làmảnh hưởng tới năng suất của cây cà phê

Tài nguyên đất, nước: đất và nước là cơ sở để trồng và sản xuất cây nông nghiệp.Giả thiết 2: Điều kiện tự nhiên là là một trong những yếu tô gây ra rủi ro trong

sản xuât ca phê.

18

Trang 31

c Giả thiết 3: Dịch bệnh, sâu hại

Sâu bệnh hại là tác nhân ảnh hưởng xấu đến cây trồng (sinh trưởng, phát triển vànăng suất).

Một số loại sâu bệnh điển hình trên cây cà phê như : rệp, mọt đục quả, mọt đụccành, sâu đục thân, bệnh thối rễ

Giả thiết 3: dịch bệnh là một trong những yếu tô gây ra rủi ro trong sản xuất cà

phê.

d Giả thiết 4: Thị trường tiêu thụ

Thị trường tiêu thụ nông sản có vai trò đặc biệt quan trọng, vừa là điều kiện, vừa

là môi trường của nông nghiệp; nó vừa thừa nhận giá trị và giá trị sử dụng, khối nôngsản hàng hóa tiêu thụ trên thị trường, nó điều tiết các mối quan hệ kinh tế của cả ngườisản xuất, người tiêu dùng và nhà quản lý, thông qua tín hiệu giá cả nông sản trên thị

Trang 32

Các chính sách

Theo Frank Ellis: Hàm ý cơ bản nhất của một chính sách vận dụng từ học thuyết

về người nông dân tối đa hóa lợi nhuận là các hộ gia đình nông nghiệp là thực hiện cácđiều chỉnh có thé dự đoán được sự thay déi của giá cả của nguồn lực nông nghiệp vasản phẩm nông nghiệp

Các chính sách mà người ta tìm kiếm để làm tăng sản lượng của khu vực nôngdân là tăng giá sản phẩm hoặc giảm nguồn nhân lực và thay đổi công nghệ kĩ thuật củanông dân (chương trình phát triển nông thôn, thay đổi kĩ thuật sản xuắt, )

Giả thiết 5: các nhân tố hỗ trợ (tài chính, chính sách) là một trong những yếu tốgây ra rủi ro trong sản xuất cà phê

3.4 Phương pháp nghiên cứu

3.4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu

a Dữ liệu sơ cấp

Khái niệm: Dữ liệu sơ cấp được phỏng van trực tiếp người nông dân qua bangcâu hỏi được thiết lập sẵn Thu thập từ phỏng vấn thông qua bảng câu hỏi 60 nông hộtrồng cà phê tại huyện Lâm Hà tỉnh Lâm Đồng bằng phương pháp chọn mẫu phi xácsuất

b Dữ liệu thứ cấp

Khái niệm: là loại dữ liệu được sưu tập sẵn, đã công bố nên dễ thu thập, ít tốnthời gian, tiền bạc trong quá trình thu thập Sử dụng số liệu thứ cấp thu nhập từ cácbáo cáo của phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Lâm Hà, tổng cụcthống kê, có liên quan đến tình hình sản xuất cà phê tại huyện Phương pháp xử lý

dữ liệu Số liệu thu thập được tổng hợp và đưa vào xử lý bằng các phần mềm Excel,Eviews, và các phần mềm liên quan Số liệu phải được kiêm tra kỹ dé đảm bảo phùhợp, đồng nhất về đơn vị và có tính chính xác Kết quả được đưa ra sau khi xử lý giúpchúng ta đưa ra kết luận về rủi ro trong sản xuất cà phê của các hộ nông dan trên địabàn Huyện Lâm Hà, Tỉnh Lâm Đồng

20

Trang 33

3.4.2 Phương pháp phân tích

a Phương pháp thống kê mô tả

Định nghĩa: Thống kê mô tả là phương pháp khoa học liên quan đến việc thuthập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán và mô tả các đặc trưng khác nhau để phản ánhmột cách tổng quát đối tượng nghiên cứu

Phân loại thống kê mô tả: Bao gồm thống kê mô tả khuynh hướng tập trung vàthông kê mô tả tính phân tán

Thống kê mô tả khuynh hướng tập trung: Có thé là trung bình (mean), trung

vị (median) Những thống kê này cho biết giá trị tiêu biểu của số liệu

Thống kê mô tả tính phân tán: Có 3 loại thống kê mô tả tính phân tán là độ lệchchuẩn, phương sai và khoảng tứ phân vị

Xử lý số liệu: Số liệu được chọn lọc và xử lý bằng các phần mềm Word, Excel

va Eviews.

b Phương pháp phân tích hồi quy tuyến tính

Phương pháp ước lượng hồi quy tuyến tính nghiên cứu mối quan hệ giữa một

biến phụ thuộc với một hoặc nhiều biến độc lập Hàm hồi quy có nhiều dạng khác

nhau, nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau Đề tài sử dụng phương pháp ướclượng hồi quy tuyến tính bằng phương pháp bình phương bé nhất (OLS) để ước lượng

sự ảnh hưởng của các biến độc lập (phân bón, nước, lao động gia đình tham gia sảnxuất cà phê, kinh nghiệm sản xuất, trình độ học van, diện tích sản xuất) đến biến phụthuộc (Sản lượng) của nông hộ sản xuất cà phê tại huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng.Giả thuyết:

- Mối quan hệ giữa Y và Xi là tuyến tính, không có sự tương quan giữa các biến

- Xi là biến số không ngẫu nhiên và các giá trị của nó không đi

- Phương sai sai số có giá trị kỳ vọng là 0 và không thay đôi

- Các biến số ngẫu nhiên và độc lập về mặt thống kê

- Sai số có phân phối chuẩn

- Đề tài nghiên cứu thông qua số liệu được thu thập từ 60 hộ tại huyện Lâm Hà.Hàm tuyến tính hiệu qua sản xuất được biểu diễn dưới dạng Log - Log như sau:

LOG(Y)=0+1LOG(X1)+2LOG(X2)+3LOG(X3)+4LOG(X4)+5LOG(X5)+ 6 LOG(X6)

21

Trang 34

Trong đó:

- Y: Sản lượng (kg)

- i: Hệ số của phương trình hồi quy cần ước lượng, các hệ số này phan ánh mức

độ ảnh hưởng của rủi ro trong sản xuất cà phê

- X6: Diện tích sản xuất (ha)

Kiểm định mức ý nghĩa, mức độ giải thích của mô hình: Kiểm định các vi phạmgiả thiết của mô hình như: các hiện tượng tự tương quan, hiện tượng đa cộng tuyến,hiện tượng phương sai sai số thay đối

Phân tích mô hình hồi quy: Sau khi đã thực hiện hồi quy thì chúng tôi sử dụnghàm hồi quy mà cụ thé dé xác định các rủi ro trong sản xuất cà phê

Bảng 3.1 Kỳ Vọng Dấu Của Mô Hình Phân Tích Các Rủi Ro Trong Sản Xuất Cà

Phê Của Nông Hộ

Tên biên ¬ Mô tả vọng

hiệu h

dầu Sản lượng Y Sản lượng trong một năm (kg) (+) Phan bon XI Lượng phân bón (kg) (+)

Lao động X2 Số công lao động tham gia sản xuất cà phê (công) (+)Nước X3 Lượng nước (lần) (+)

Kinhnghiém X4 Kinh nghiệm sản xuất (năm) (+)Trình độ học Xs Trình độ học vấn (cấp) (4)

van

Dién tich X6 Diện tích sản xuất (ha) (+)

22

Trang 35

CHƯƠNG 4

KET QUA VÀ THẢO LUẬN

4.1 Thực trạng sản xuất cà phê của nông hộ tại huyện Lâm Hà

4.1.1 Tình hình nhân khảo và lao động

Nguôn: Điều tra tính toán và tông hợp 12/2022

Qua điều tra trong tong 60 người thì chênh lệch giới tính không quá nhiều Trong

đó giới tính nam là 37 người chiếm tỉ lỉ lệ 61,67%, còn lại 23 giới tính nữ và có tỉ lệ là

38,33% Như vậy, cho thấy giới tính nam thích hợp cho việc ra quyết định sản xuất, ra

quyết định quyết đoán, và điều kiện sức khỏe lao động tốt

40 là 17 người có tỉ lệ 28,33% và còn lại trên 60 tuổi có 4 người và tỉ lệ 6,67% Nhìnchung người dân nơi đây đều đang trong độ tuôi lao động và vẫn đảm bảo có thể tham

gia được các hoạt động sản xuât.

23

Trang 36

Bang 4.3 Đặc Điểm Dân Tộc

Dân tộc Số hộ Tỷ lệ (%)

Kinh 48 80

Khác 12 20

Tổng 60 100

Nguồn: Điều tra tính toán và tông hợp 12/2022

Khảo sát tình hình phân loại dân tộc tại huyện Lâm Hà, những người tham gia

sản xuất và sinh sống nơi đây hầu hết là người Kinh chiếm đến 80%, bên cạnh đó còn

có một thành phần nhỏ dân tộc K’Ho chiếm 20%

có thể nhận biết được những rủi ro trong sản xuất cà phê

Ngày đăng: 10/02/2025, 01:45

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN